Tình hình lao động và tổ chức bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 28 - 30)

Việc giảm biên chế lao động từ những năm 90 được thực hiện do lâm trường áp dụng rộng rãi việc ký kết hợp đồng với các hộ gia đình sống ở đất Lâm trường quốc doanh. Việc thay đổi về tổ chức và cơ chế quản lý, nên số lượng cán bộ, công nhân, viên chức đã giảm đi rất nhiều và thay vào đó là lực lượng lao động nhận khoán thông qua hợp đồng với lâm trường.

Ở thời điểm 31/6/1996 tổng số cán bộ, công nhân viên trong danh sách của các lâm trường là 56.615 người, đến năm 2001 chỉ còn 26.843 người (giảm 52,6%), trong đó nhân viên lao động trực tiếp có 20.132 người, chiếm 75%; cán bộ quản lý và nhân viên là 6.711 người, chiếm 25%. Bình quân mỗi lâm trường là 73 người.

Đến năm 2003 chỉ còn 25.882 người (giảm 54,3% so với thời điểm năm 1996), trong đó lao động trực tiếp có 19.402 người, chiếm 75%, cán bộ quản lý và nhân viên có 6.480 người, chiếm 25%. Bình quân 1 lâm trường là 70 người.

Về chính sách đối với người lao động: Tổng số 25.882 người trong danh sách lao động của lâm trường có 18.195 người có việc làm và hưởng lương từ lâm trường, chiếm 70,3%, có 6.580 người trong danh sách chuyển sang nhận khoán và có thu nhập từ kết quả nhận khoán, chiếm tỷ lệ 25,4%, có 1.107 người trong danh sách không có việc làm và không hưởng lương, chiếm tỷ lệ 4,3% số lao động trong danh sách của lâm trường.

Thu nhập bình quân của các lâm trường năm 2001 là 525.000 đ/người/ tháng. Công nhân lâm trường ở các tỉnh có thu nhập cao là Đồng Nai: 790.000 đ, Ninh Thuận: 720.000đ, Lâm Đồng: 661.000đ,… và một số lâm trường có thu nhập thấp như ở tỉnh Sóc Trăng: 127.000 đ, Cần Thơ: 173.000đ, Lai Châu: 250.000,…

Theo báo cáo của Bộ Tài Chính, năm 2001 lương bình quân của lâm trường là 500.000 đ/người/ tháng.

Về đóng bảo hiểm xã hội: Trong tổng số cán bộ, công nhân viên trong danh sách của lâm trường có 15.844 người được lâm trường đóng bảo hiểm xã hộ (chiếm 61,3%), 5.146 người nhận khoán tự đóng bảo hiểm xã hội (chiếm 19,8%), còn lại 4.892 người không đóng bảo hiểm (chiếm 18,9%).

Đối với lao động nhận khoán: Hiện tại có 84.505 hộ dân ký hợp đồng nhận khoán trồng rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng với các lâm trường bằng các hình thức nêu trên. Lực lượng lao động này đang ngày càng tăng nhanh về số lượng nhận khoán trong lâm trường.

Do số lượng lao động trong lâm trường giảm cùng với thay đổi về cơ chế quản lý nên bộ máy quản lý của lâm trường cũng thay đổi. Số phòng, ban của lâm trường giảm, có nơi không còn phòng, ban. Giám đốc lâm trường sử dụng một số nhân viên quản lý kinh tế, kỹ thuật giúp việc; nhiều lâm trường ban giám đốc chỉ còn giám đốc và 1 phó giám đốc. Việc điều hành sản xuất thông qua các phòng, ban hoặc trực tiếp xuống các đơn vị cơ sở.

Các đơn vị sản xuất của lâm trường có thể là đội sản xuất hoặc tổ sản xuất, biên chế gián tiếp của đội sản xuất chỉ có đội trưởng và cán bộ kỹ thuật kiêm thống kê để giúp việc.

Sau khi Quyết định số 178/ 2001/ QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về quyền lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình và cá nhân được giao, cho thuê và nhận khoán bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp, Bên nhận khoán được nhận tiền công thực hiện hợp đồng khoán; được hưởng và bán sản phẩm cho lâm trường theo giá thoả thuận dựa trên giá thị trường. Do vậy mà số người nhận khoán tự đóng bảo hiểm xã hội ngày càng tăng (chiếm 19,8%), còn lại 4.892 người không đóng bảo hiểm (chiếm 18,9%). Việc ký kết hợp đồng nhận khoán giữa

người lao động với lâm trường đã đem lại một phần thu nhập cho người lao động, do vậy thu nhập và đời sống của công nhân từng bước được nâng lên.

Theo bảng 8 thì thu nhập của người lao động lâm trường đang ngày càng tăng lên thể hiện sự cố gắng trong việc từng bước chuyển đổi hướng sản xuất kinh doanh.

Bảng 7: Thu nhập bình quân của 1 lao động Lâm trường quốc doanh trước và sau khi khoán.

Chỉ tiêu Trước khi khoán Sau khi khoán

1990 1995 1999 2000 2001

Thu nhập bình quân

(đ/ người) 230.000 280.000 470.000 500.000 525.000

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 28 - 30)