Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của lâm trường

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 30 - 35)

Phần lớn các Lâm trường quốc doanh thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tổng vốn kinh doanh là 677 tỷ đồng trong đó Vốn cố định: 445,6 tỷ đồng, Vốn lưu động: 231,4 tỷ đồng. Nếu phân theo nguồn vốn hình thành thì vốn ngân sách là 316,8 tỷ đồng (chiếm 46,8%), vốn tự có là 140,14 tỷ đồng (chiếm 20,7%), vốn vay 199,1 tỷ đồng (chiếm 29,5%), vốn khác là 20,3 tỷ đồng (3%). Trong đó số lâm trường có vốn sản xuất dưới 1 tỷ đồng chiếm tới 55%, số lâm trường có vốn sản xuất trên 5 tỷ đồng chỉ chiếm tới 7% tổng số lâm trường cả nước. Như vậy, vốn sản xuất của các lâm trường rất thấp, bình quân 1 lâm trường là 1.839 triệu đồng; nếu tính cả vốn trồng rừng bình quân mỗi lâm trường có 3.733 triệu đồng;

Theo báo cáo của các tỉnh, năm 2001 trong số 368 lâm trường, có 236 lâm trường, chiếm 62,5% số lâm trường kinh doanh có lãi với số tiền là 48.875 triệu đồng (207 triệu đồng/lâm trường). Mặc dù một số lâm trường không bị thua lỗ nhưng lợi nhuận tạo được rất thấp, như đối với các Lâm trường quốc doanh kinh doanh nguyên liệu giấy, nguyên liệu gỗ trụ mỏ, lợi

nhuận thu được 1 m3 gỗ nguyên liệu chỉ từ 15.000- 20.000 đ/m3, tức là rừng trồng chỉ đem lại lợi nhuận từ khoảng 1,2 đến 1,6 triệu đồng, trong khi đó thời gian từ lúc trồng rừng đến lúc khai thác phải mất từ 8-9 năm.

Trong đó số lâm trường có lãi từ 500 đến 1.000 triệu đồng chỉ chiếm 2,0% số lâm trường hiện có; có 36 lâm trường kinh doanh thua lỗ, chiếm tỷ lệ 8,9% số lâm trường với số tiền là 2.144 triệu đồng (59,5 triệu đồng/lâm trường); còn lại 96 lâm trường không phát sinh lỗ, lãi, chiếm tỷ lệ 36,1% vì các lâm trường này không tổ chức sản xuất mà làm chức năng chủ dự án.

Mức nộp ngân sách bình quân hàng năm của 1 lâm trường là 500 triệu đồng. Trong số 368 lâm trường, có 261 lâm trường, chiếm tỷ lệ 70,9% số lâm trường nộp ngân sách Nhà nước.

Về cơ sở vật chất của nhiều lâm trường còn rất yếu kém, hệ thống cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, điện, nước, y tế và các công trình kiến trúc được xây dựng từ nhiều năm trước đây và đã xuống cấp nay không có kinh phí để duy tu nên càng xuống cấp nặng nề hơn. Vì đa số các địa phương cho rằng lâm trường là doanh nghiệp nên phải tự đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng với cơ chế tài chính của các lâm trường hiện nay với nguồn thu hạn hẹp đặc biệt là các lâm trường quản lý rừng tự nhiên không được khai thác hoặc rừng trồng đang trong thời kỳ chăm sóc chưa thu hoạch nên cơ sở hạ tầng càng xuống cấp hơn.

Từ thực tế đó cho thấy, hầu hết các lâm trường đang tồn tại và phát triển là đã biết gắn hoạt động của lâm trường với vùng nguyên liệu, có thị trường tiêu thụ ổn định, từng bước đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất đất rừng, cải thiện giống cây trồng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa canh, mạnh dạn mở rộng chế biến lâm sản và có đội ngũ cán bộ năng động.

Qua các số liệu phân tích ở các phần trên ta có bảng 7: Tổng hợp tình hình đất đai, lao động, kết quả kinh doanh của các Lâm trường quốc doanh năm 2001, ta thấy:

- Trong số 368 Lâm trường quản lý hơn 5 triệu ha đất trong đó có 4.449.928 ha đất lâm nghiệp, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên chiếm 42% diện tích đất lâm nghiệp, Bắc Trung Bộ: 22,6%, Miền núi phía Bắc: 11,5%, …, ít nhất là Đồng bằng sông Hồng với 13.220 ha đất lâm nghiệp. Điều này chính do đặc điểm tự nhiên của từng vùng quy định và cũng giải thích tại sao Lâm trường quốc doanh chủ yếu hình thành ở các vùng miền núi, thưa dân, địa bàn hoạt động rất rộng.

- Tính đến năm 2001, cả nước hiện còn gần 3 triệu ha rừng tự nhiên trong đó Tây Nguyên là vùng có nhiều tài nguyên rừng tự nhiên nhất với 1.488.185 ha, chiếm 49,8% diện tích rừng tự nhiên của cả nước; sau đến là các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ,… ít nhất vẫn là đồng bằng sông Hồng. Về rừng trồng, thực hiện các Chương trình 135, Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cả nước đã trồng được 534.580 ha rừng trong đó các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc đang dẫn đầu cả nước về diện tích rừng trồng là 149.755 ha (chiếm 28% diện tích rừng trồng cả nước), Bắc Trung Bộ 115.340 ha ( chiếm 21,6%),…Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện giao đất, giao rừng đến năm 2001 cả nước vẫn còn 926.407 ha đất trống chưa có rừng, nhiều nhất vẫn là các tỉnh Tây Nguyên với 330.447 ha chiếm 35,7% diện tích đất trống cả nước, sau đến là Bắc Trung Bộ, Miền núi phía Bắc,…

- Về lao động, năm 2001 số lao động còn trong danh sách của lâm trường là 26.843 người, bình quân cả nước là 73 người/lâm trường, trong đó các lâm trường ở miền núi phía Bắc có 11.640 người (chiếm 43,36%) bình quân là 110 người/lâm trường, Bắc Trung Bộ: 6.166 người (22,97%),Tây nguyên: 3.038 (11,3%),…Như vậy ta có thể thấy, hầu hết các lâm trường ở

các tỉnh miền núi phía Bắc số lượng lao động trong danh sách của lâm trường lớn, thực hiện chậm việc giao khoán ổn định lâu dài.

- Tuy nhiên, về kết quả sản xuất kinh doanh của các lâm trường lãi 48.874 triệu đồng, lỗ 2.144 triệu đồng trong đó các tỉnh Tây nguyên lãi 14.431 triệu đồng (chiếm 29,5%), Đồng Bằng sông Cửu Long là 11.360 triệu đồng (chiếm 23,2%),… về lỗ Đồng bằng Sông Cửu Long lỗ nhiều nhất là 536 triệu đồng (chiếm25%), miền núi phía Bắc là 425 triệu đồng (chiếm 19,8%), …

Bảng 8: Tổng hợp tình hình đất đai, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh của các Lâm trường quốc doanh năm 2001

Tổng diện tích tự nhiên (ha) Diện tích đất lâm nghiệp (ha) Trong đó Lao động (người) Kết quả SXKD ( triệu đồng) Rừng tự nhiên Rừng trồng Đất trống Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Rừng sản xuất Rừng tự nhiên Rừng trồng Rừng tự nhiên Rừng trồng Rừng tự nhiên Rừng trồng Lãi Lỗ Cả nước 5.000.794 4.449..92 8 2.988.940 534580 926.407 1.113.326 202.107 92.787 12.192 1.782.827 320.281 26.843 48.874 2.144 Đồng bằng sông Hồng 13.616 13.220 2.311 10.514 395 2.311 6.492 0 2.577 0 1445 464 12 13 Miền núi phía Bắc 593.978 512695 230.465 149.755 132.475 127.660 41.342 339 1.008 102.465 107.405 11.640 2.753 425 Bắc Trung Bộ 1.061.474 1.005.744 654.209 115.340 236.195 402.198 64.631 23.344 6.752 228.667 43.958 6.166 8.651 326 Duyên Hải Nam Trung Bộ 608.478 506.089 334.990 43.345 127.754 141.903 21.765 2.274 558 190.813 21.022 1.947 10.042 342 Tây Nguyên 2.096.334 1.871.030 1.488.185 52.368 330.447 349.653 14.560 66.708 914 1.071.824 36.894 3.038 14.431 251 Đông Nam Bộ 515.959 461.388 278.476 91.271 91.641 89.296 49.519 122 0 189.058 41.752 2.805 1.626 242 Đồng bằng Sông Cửu Long 110.955 79.761 305 71.986 7.470 305 3.799 0 383 0 67.804 783 11.360 536

Ngoài các kết quả đạt được về mặt quản lý đất đai, quản lý rừng và đất lâm nghiệp, tạo lập được các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả từ đó làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống thì Lâm trường quốc doanh cũng có những đóng góp không nhỏ về mặt văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn. Một số lâm trường đã có đóng góp tích cực trong phát triển văn hoá,xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn, miền núi. Từ đó hình thành các tụ điểm văn hoá, trung tâm kinh tế- xã hội, thị trấn, thị tứ trên địa bàn, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế- xã hội, giải quyết việc làm cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc, góp phần ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w