Margaret Mitchell không sống trong thời đại đó, nhưng tài năng và trái tim của người phụ nữ đã mách bảo bà viết những trang hết sức chân thực về sự vươn lên bằng sức mạnh ý chí của những
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
… …
PHƯƠNG DIỄM HƯƠNG
Thành ph ố Hồ Chí Minh 2007
Trang 5M Ở ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Văn học Mĩ là một nền văn học còn non trẻ, nhưng đã gặt hái nhiều thành
tựu rực rỡ và có cả một kho tàng đồ sộ những tác giả và tác phẩm lớn so với
những nền văn học có truyền thống lâu đời khác Đặc biệt, nó luôn ở mũi nhọn
của nhiều cuộc cách tân, có ảnh hưởng rất nhiều đến diện mạo của văn học thế
giới Bên cạnh đó, với sự hình thành quốc gia khá muộn và dân Mĩ là một hỗn
hợp nhiều cộng đồng dân cư, nên văn học Mĩ có nhiều nét độc đáo mà không
nền văn học nào có được
Văn học Mĩ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm, tác phẩm văn học Mĩ dược
dịch đầu tiên ở Việt Nam là bài thơ Con Quạ của Edgar Alan Poe (Nguyễn Giang dịch qua bản tiếng Pháp năm 1936) và sau đó là những truyện ngắn kinh
dị của ông Đến thời kì chiến tranh chống đế quốc Mĩ, ở miền Bắc, với tình
trạng bị phong tỏa kéo dài, việc tiếp cận và giao lưu với nền văn hóa của Hoa Kì qua các tác phẩm văn học lúc bấy giờ không nhiều, tuy nhiên bản dịch của
những tác giả và tác phẩm nổi tiếng vẫn được lưu hành như : Thơ của Whittman,
Túp lều bác Tom của Hariette Beecher Stowe ; Cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer
của Mark Twain; Muờỉ ngày rung chuyển thế giới của John Reed, Gót sắt của
Jack London, truyện ngắn của O.Henry và đặc biệt là các tác phẩm của E Hemingway Nhưng chỉ có "Mark Twain, Jack London, E.Hemingway được
gi ảng dạy ở một vài trường đại học với một số giờ ít ỏi" [39, tr.457] Trong suốt
20 năm tồn tại của chủ nghĩa thực dân mới, bên cạnh việc Mĩ hóa văn hóa và giáo dục thì văn học ở Sài Gòn cũng không nằm ngoài mục đích ấy Chỉ nói riêng về văn học dịch "Số lượng sách dịch nhiều gấp mười lần số sách được sáng tác và in ra t ại chỗ" [26, tr 280] và theo thống kê của tác giả Phong Hiền
[26], các sách dịch tập trung ở những loại sách chống cộng, các tạp chí khiêu dâm, sách đồi truỵ, sách nghiên cứu về tính dục, truyện "chưởng" hơn là các tác
Trang 6phẩm văn học đúng đắn, có lẽ vì bản chất của chế độ Sài Gòn đã quy định tính
chất tiêu cực của việc du nhập văn hóa này Xét riêng về văn học Mĩ
Ở miền Nam, trước năm 1975, văn học Mĩ đã từng xếp ở vị trí hàng đầu trong dãy văn học nước ngoài được phổ cập và tiếp nhận Ước tính có khoảng
m ột nghìn tác phẩm văn học Mĩ đã được dịch sang tiếng Việt trong đó một nửa
đã được xuất bản Đồng thời nhiều bài nghiên cứu và giới thiệu về văn học Mĩ
đã được đăng tải trên các báo và tạp chí" [39, tr.474]
Văn học Mĩ đã được dạy trong các trường đại học ở Sài Gòn và Huế song tình tr ạng chung còn khá sơ lược không tìm thấy một chuyên luận sâu
s ắc và nghiêm túc nào về văn học Mĩ do tác giả Sài Gòn viết vào thời kì này"
Cho đến nay, khi cuộc chiến tranh kháng chiến chống đế quốc Mĩ đã đi qua
gần 1/3 thế kỉ, tầm vóc và dấu ấn văn học Mĩ đối với Việt Nam vẫn là mảnh đất còn nhiều mới mẻ Theo nhận định của tác giả Nguyễn Liên và Nguyễn Bá
Thành "Trong th ị trường sách ở Việt Nam hiện nay, các tiểu thuyết trinh thám, hình s ự và tình dục của Mĩ và phương tây chiếm trên 95%, trong khi bản dịch các tác ph ẩm văn học chân chính của Mĩ chỉ chiếm khoảng dưới 5%" [39, tr.21],
thì việc tìm hiểu sâu về những tác phẩm văn học Mĩ ở Việt Nam cũng sẽ góp
phần tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa hai nước Việt - Mĩ, nhất là trong bối cảnh quan hệ quốc tế của Việt Nam đang được mở rộng, nước ta đã tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Quốc hội Mĩ đã thông qua Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam
Sự bình đẳng cho phụ nữ Mĩ trong lịch sử là cuộc đấu tranh lâu dài và gian
khổ Những năm 60 thế kỉ XIX ở Mĩ là một bước đường gay go trong quá trình
Trang 7đấu tranh vì nam nữ bình quyền Cũng do tình hình đó, văn học thời kì này tập trung vào các đề tài về tệ phân biệt chủng tộc, những vấn đề phụ nữ, vấn đề giai
cấp lúc này, giới phê bình bắt đầu thừa nhận vai trò của những tác gia nữ, điển hình như trường họp của H.E.Beecher Stowe Margaret Mitchell không sống trong thời đại đó, nhưng tài năng và trái tim của người phụ nữ đã mách bảo bà
viết những trang hết sức chân thực về sự vươn lên bằng sức mạnh ý chí của
những nhân vật "chân yếu tay mềm", vượt qua nghịch cảnh giao tranh lửa đạn
của thời nội chiến, khẳng định vai trò của họ trong việc góp phần xây dựng một nước Mĩ tự do, bình đẳng qua tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" để đời của mình
"Cuốn theo chiều gió" (Gone with the wind) là một cuốn tiểu thuyết được đông đảo bạn đọc trên thế giới yêu thích và say mê, thuộc loại best seller book (sách bán chạy), đặc biệt là khi có điện ảnh tác động, số lượng tiêu thụ của cuốn
tiểu thuyết này chỉ đặt sau hai cuốn "Kinh thánh" và tuyển tập "Mao Trạch
Đông" Nói như Muldom "Hầu hết mọi người đều không cảm thấy bằng lòng với
nh ững gì mình viết Ngược lại họ thấy buồn phiền Do vậy, nếu có tác phẩm nào
t ốt vừa phải, được ai đó còn muốn đọc sau 30 năm thì đã là rất tuyệt vời" [93],
ấy thế mà "Cuốn theo chiều gió" của Margaret Mitchell từ khi xuất bản năm
1937 đến nay vẫn thu hút một lượng rất lớn độc giả trên thế giới, được dịch ra nhiều thứ tiếng và tái bản nhiều lần Vừa qua, tạp chí Time (Mĩ) đã công bố 100
cuốn tiểu thuyết hay nhất kể từ năm 1923 mà "Cuốn theo chiều gió" vinh dự là
một trong số đó Ở Việt Nam, đây là tác phẩm nước ngoài rất phổ biến, được
bạn đọc hoan nghênh kể cả thời gian trước và sau khi thống nhất đất nước Hiện nay có ba bản dịch đang được lưu hành là bản dịch của Dương Tường, bản dịch
của Vũ Kim Thư và bản dịch của Mai Thế Sang Chỉ tính riêng bản dịch của Dương Tường, vào năm 1987 đã có 60.000 cuốn được in và tiêu thụ Mới đây
nhất, trong thư viện điện tử "Việt Nam thư quán" (tính từ ngày 17/2/2005 đến tháng 02/2007) đã có 211.755 lượt người truy cập vào tác phẩm này
Trang 8Lấy bối cảnh từ cuộc nội chiến khốc liệt giữa Bắc và Nam Mĩ, "Cuốn theo chiều gió" với cốt truyện rõ ràng, logic, dễ hiểu, đã khắc họa những chân dung, tâm trạng, tính cách, thân phận của nhiều lớp người trong chiến tranh và hậu chiến Không chỉ có tình yêu trai gái, cuốn tiểu thuyết còn là bài ca về tình yêu quê hương xứ sở, chính tình yêu này đã tiếp thêm nghị lực và lòng kiên nhẫn, giúp họ vượt qua mọi đau thương gian khổ mà chiến tranh đã mang lại cho con người Hơn nữa, tác giả đã xây dựng được những nhân vật khá điển hình khó lòng quên được, những nhân vật mà cuộc chiến tranh Nam - Bắc Mĩ đã đổi thay
tận gốc số phận, tương lai của họ, đã khiến cho họ phải bộc lộ tất cả cá tính, bản ngã của mình để sống còn trong cơn bão tố vĩ đại của lịch sử Họ là nạn nhân
của cuộc chiến tranh, đồng thời cuộc chiến ấy lại khiến họ được sống một cuộc
sống thực sự có ý nghĩa, làm cho họ hiểu được giá trị thiêng liêng của những khái niệm tưởng chừng như rất sách vở: lòng ái quốc, sự dũng cảm, tinh thần hi sinh Sống động, chân thực, đầy day dứt và mặc cảm cùng những khát vọng
sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt, những Scarlett, Rhett, Ashley, Melanie mang trong mình những tiếng vang của một thời đại và phản ánh khát vọng muôn thuở của nhân loại: khát vọng hoa bình
Kí ức, như ta đã biết, là một bộ phận không thể tách rời trong ý thức của con người, nó chứa đựng những trầm tích văn hóa - lịch sử của dân tộc Kí ức về chiến tranh bao giờ cũng đáng sợ, kí ức chiến tranh đối với người phụ nữ còn đáng sợ hơn Với phụ nữ Việt Nam
nh ững ai đã sống qua thập kỉ 60 - 70 có lẽ không thể quên chiếc áo lót -
"th ời trang và hơn thế nữa" - của người phụ nữ ngày ấy Nó cứng như chiếc mo cau vì được trần bằng nhiều lớp vải với chỉ chít những đường chỉ chạy vòng quanh Chi ếc áo lót lẽ ra phải rất mềm mại gợi cảm, thì vì thời cuộc, nỏ đã thức tỉnh "kẻ xâm lược" trong những pha đụng chạm vô tình Nó cũng là vũ khí bó
ch ặt lại khát khao của nữ chủ nhân Ai cũng biết, người lính sẵn sàng xung trận
vì ở phía sau họ có một hậu phương vững chắc, có một tấm lòng nhất mực thủy
Trang 9chung ch ờ đợi Nhưng có ai đong được nỗi đau lặng lẽ của một đời đàn bà?!
ấm cúng trở thành chỗ nương náu của những kẻ xa lạ? " [47, tr.136] Bỏ qua
những khác biệt về những tập quán văn hóa, thì tựu trung lại những mất mát,
những nỗi đau của người phụ nữ trong chiến tranh ở bất cứ đất nước nào, thời đại nào cũng giống nhau
Từ những lí do và những mối liên hệ trên, chúng tôi đặt ra hướng nghiên
cứu tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" của Margaret Mitchell, nhằm đánh giá đúng
tầm vóc, sức hấp dẫn bền vững của tác phẩm Và ở góc độ là một phụ nữ, người
viết cũng muốn tìm hiểu những nét văn hóa qua tính cách của phụ nữ Mĩ với hình ảnh một Scarlett xinh đẹp và ngỗ ngược, một Melanie đằm thắm dịu dàng,
để chia sẻ, thông cảm với số phận của họ, và cũng để trả lời tại sao một tác
phẩm nước ngoài lại có sức sống mãnh liệt, được nhiều tầng lớp độc giả Việt Nam yêu thích đến vậy
2 L ịch sử vấn đề
Tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" với giải thưởng Pulitzer đã thu hút sự quan tâm không chỉ của hàng triệu độc giả mà còn nhận được nhiều ý kiến đánh giá khác nhau của giới phê bình nghiên cứu Có ý kiến cho rằng đây là một bức tranh rộng lớn về cuộc chiến tranh li khai ở Hoa kì, nhưng có ý kiến đánh giá
"Cuốn theo chiều gió" ở một mức độ giá trị khiêm tốn hơn so với những tác giả khác đã đưa cuộc nội chiến vào văn học như "Huy hiệu đỏ anh dũng" của Stephen Crane chẳng hạn Trong quá trình sưu tầm tài liệu, chúng tôi nhận thấy
những tài liệu nước ngoài nghiên cứu về cuộc đời của Margaret Mitchell và tác
phẩm của bà rất đa dạng, đặc biệt là ở Mĩ Ở đây, trong khuôn khổ của luận văn,
Trang 10chúng tôi xin được đề cập đến những tài liệu có liên quan đến hướng nghiên cứu
của chúng tôi là những nội dung tư tưởng về chiến tranh Nam - Bắc Mĩ và con người trong chiến tranh trong sáng tác của Margaret Mitchell cùng một số tư
liệu về cuộc đời của tác giả Những tài liệu nghiên cứu về tác phẩm của Margaret Mitchell nói chung có thể chia thành hai xu hướng Thứ nhất, tập trung vào tư tưởng sáng tác của nhà văn bao gồm các chủ đề lớn như lịch sử, xã hội,
bản sắc văn hoa Mĩ, vấn đề nữ quyền, chủng tộc Thứ hai, là đi sâu vào bản sắc
của văn hóa miền Nam nước Mĩ, tính cách của người Mĩ thông qua những nhân
vật chính như Scarlett, Ashley, Melanie, Rhett, cuộc sống của con người nói chung trong bối cảnh của nội chiến và công cuộc tái thiết nước Mĩ Tuy nhiên,
sự phân chia của chúng tôi như trên cũng chỉ mang tính tương đối, vì phần nhiều các công trình đều lồng ghép nhiều vấn đề để làm nội bật nội dung trọng tâm mà các nhà nghiên cứu muốn thể hiện
Một cách tập trung nhất phải kể đến công trình của Gail Rae Rosensfit
"Cu ốn theo chiều gió của Margaret Mitchell”[99] Công trình này phân tích
nhiều khía cạnh của tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" như: lịch sử của nội chiến, phê bình một cách khái quát về chủ đề tư tưởng, so sánh và đối chiếu với một vài tác phẩm cùng viết về nội chiến, đưa ra những gợi ý về các hướng nghiên
cứu tác phẩm theo nhiều cách tiếp cận khác nhau cho sinh viên Trong nghiên
cứu của mình, Gail Rác Rosensfit nhấn mạnh đến mặt trái của những chiến công chói lọi trong chiến tranh là cuộc sống đau khổ, thiếu thốn của con người, là sự thiệt hại của quân lính, là những giá trị sống đã bị mất đi Nghiên cứu của
Pyron Dardend Asbury "Cu ốn theo chiều gió trong văn hóa Mĩ" [106] [107] thì
lại đề cập đến giá trị của "Cuốn theo chiều gió" trong văn hóa của nước Mĩ một cách rộng lớn Tác phẩm là một tập họp nhiều bài viết về tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" với các góc độ khác nhau: chiến tranh, tình yêu, giới tính, những giá
trị mới của thời hậu chiến, sự gay gắt và đa dạng của cạnh tranh tư bản chủ
nghĩa Những nghiên cứu sâu hơn về "Cuốn theo chiều gió" như "Bài học từ
Trang 11vật Scarlett ở bài viết của Helen Taylor [101] đều tập trung phân tích hình ảnh người phụ nữ Mĩ mà đại diện là nhân vật Scarlet đã vượt lên nghịch cảnh để tồn
tại Nữ nhân vật mạnh mẽ này tiêu biểu cho sự thay đổi trật tự xã hội của lịch sử nước Mĩ, đặc biệt là ở vùng đất phía Nam, nơi còn lưu giữ những truyền thống xưa cũ, phân biệt chủng tộc và vai trò phụ nữ chưa được coi trọng Theo hai nhà nghiên cứu trên thì vấn đề nữ quyền cũng là một trong những quan điểm sáng tác của Margaret Mitchell, vì thế mà tác giả đã chọn một nhân vật trung tâm là
nữ trong bối cảnh lúc bấy giờ, và như vậy Margaret Mitchell đã có những đóng góp to lớn về hình ảnh người phụ nữ trong bức tranh hiện thực của cuộc chiến tranh Nếu xét theo trường phái phê bình Mác xít của tác giả Phương Lựu [41] thì bài viết "Phụ nữ: những nô lệ nhỏ đáng yêu" của C.Wright Min [95] và
"Da đen và da trắng" của Harold R.Isaacs đã đề cập sâu sắc đến vấn đề phân
biệt giới và phân biệt chủng tộc nhất là với phụ nữ da đen Tuy nhiên, liên hệ
với tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" vấn đề này không được Margaret Mitchell phân tích theo hiện thực khách quan mà ảnh hưởng nhiều từ nhận thức chủ quan
của tác giả Bà chưa mổ xẻ tâm lý của những người nô lệ như những nhà văn khác, chưa chỉ cho họ nguyên nhân của cuộc đấu tranh và sự vô giá của tự do, đồng thời bà chưa đề cập đến bản sắc văn hóa của người Mĩ gốc Phi mà sự thực văn hóa của họ là một di sản to lớn Bên cạnh đó tác giả Roberts Greg [108] lại
đề cập đến những vấn đề khá mới mẻ là tiếp cận tác phẩm ở góc độ "Làm sáng
đó là tác phẩm vĩ đại của nền văn học Mĩ hay không?, thiên đường đã mất trong tác phẩm là gì? Nhưng tựu trung lại các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng đó
là một tác phẩm đẹp, nhất là trong thời điểm của những năm khủng hoảng
"Cuốn theo chiều gió" đã tạo nên luồng sinh khí mới cho nền văn học của miền Nam vốn đang mất dần định hướng [104] Về cuộc đời của nữ văn sĩ, trong tư
liệu nước ngoài cũng có rất nhiều bài viết, trong luận văn của mình, chúng tôi xin sử dụng một số bài viết sau để làm tư liệu tham khảo tạm dịch như sau
Trang 12"Đường về Tara: đường đời của Margaret Mitchell” [94] của Anne Edwards,
"Cu ốn theo chiều gió của Margaret Mitchell của Gail Rae Rosensfit” [99]
Ở Việt Nam, công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" đã có "Chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Cuốn theo chiều gió"
[59] của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nga Công trình này đi sâu nghiên cứu về
những phương pháp sáng tác của Margaret Mitchell như nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình; nghệ thuật xây dựng cốt truyện; nghệ thuật xây dựng bối
cảnh thông qua hệ thống các nhân vật, các tình tiết, sự kiện cũng như mối tương quan giữa không gian và thời gian của tác phẩm Ngoài ra chúng tôi chưa tìm thêm được công trình nghiên cứu nào khác về những vấn đề trong nội dung của tác phẩm ngoài những bài phê bình được đăng trên các báo và tạp chí như: "Vấn
đề phụ nữ qua Cuốn theo chiều gió" [38] của tác giả Đặng Thanh Lê nhấn
mạnh về hai nhân vật nữ tiêu biểu của tác phẩm với hai tính cách khác nhau
nhưng bổ sung cho nhau đã làm nên sự hấp dẫn của tác phẩm; "Cuốn theo chiều
nhân vật Scarlett với những tính cách nổi loạn của nàng [61, tr.633] của tác giả
Hữu Ngọc; "Hình tượng văn học đậm nét về đàn bà Dương Cưu là Scarlett
0'Hara trong tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell” phân
tích sự thành công của những mẫu phụ nữ có tính cách mạnh mẽ và quyến rũ mà Scarlett 0'Hara trong tiểu thuyết "Cuốn theo chiều gió" là một đại diện tiêu biểu
của tác giả Sơn Dương (http://ngoisao.net)
Về tác giả Margaret Mitchell có nhiều bài báo giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của bà như "Margaret Mitchell một tác phẩm đủ làm nên bất
Tuấn [90] Chỉ tính riêng về báo điện tử tiếng Việt, có khoảng 377 website và
diễn đàn viết và bàn luận về Margaret Mitchell cùng tác phẩm của bà Một số bài viết cũng xem xét yêu tố "thiên thời - địa lợi" của tác giả và tác phẩm rằng
Trang 13được phát hiện và xuất bản trong bối cảnh của những cuộc đại khủng hoảng
những năm 30, những chuyện tình éo le lãng mạn đã được điện ảnh khai thác rất thành công đã phần nào xoa dịu những áp lực của thời đại, tạo nên một làn sóng
phấn khích về một ngày mai tươi sáng trong đông đảo các tầng lớp dân chúng, giúp tô đậm thêm tên tuổi của nữ văn sĩ
Cũng đã có những so sánh rằng, so với nhiều tác phẩm đạt giải thưởng khác,
phải công tâm mà nhìn nhận "Cuốn theo chiều gió" chưa phải là một tác phẩm vĩ đại viết về chiến tranh, song không thể phủ nhận được những đóng góp của Margaret Mitchell trong việc tái hiện lại một giai đoạn lịch sử của Hiệp chủng
quốc Hoa Kì Cuộc nội chiến thống nhất đất nước thông qua số phận thăng trầm
của các nhân vật, giúp bạn đọc có cái nhìn nhân bản hơn, sâu sắc hơn vào tầng sâu của những sự kiện lịch sử, đó là xem xét vấn đề tiến triển của mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và xã hội được phản ánh trong chiến tranh với tất cả suy tư, tình cảm, và những khát vọng rất cụ thể
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Giới thiệu về tên đề tài
Đề tài chiến tranh là một đề tài lớn xuyên suốt chặng đường dài lịch sử văn
học của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là số phận của những con người trong chiến tranh Dù ở bên này hay bên kia chiến tuyến, dù ở ngoài mặt trận hay ở
hậu phương thì con người vẫn là những nạn nhân đầu tiên và trực tiếp của những làn tên, mũi đạn ; là nạn nhân của đói rét, mất mát, đau thương, của mọi sự đổ
vỡ, điêu tàn Nhưng vượt lên số phận hay chịu cúi đầu chấp nhận lại là cách hành xử của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc Cuộc nội chiến trong lòng nước Mĩ đến nay đã trên một thế kỉ, những dư âm của nó cũng đã mờ phai bởi những thay đổi quá nhanh chóng của một cường quốc bước vào thiên niên kỉ mới Đã từ lâu người dân Mĩ có lẽ đã cố quên đi cuộc chiến ấy, các nhà văn Mĩ cũng thôi viết
về đề tài chiến tranh, nhưng một trong những chức năng của văn học là nhắc
nhở, khơi dậy trong người đọc về những hiểm họa chiến tranh, về những khát
Trang 14vọng hòa bình " Ôi, tại sao họ không thể quên được nhỉ? Tại sao họ không thể nhìn v ề phía trước và đừng ngoái lại? Chúng ta thật ngu dại mới lao vào cuộc chi ến tranh ấy Chúng ta càng sớm quên nó đi càng tốt " [47, tr.324] Trong
bối cảnh trên, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu "Chiến tranh Nam - Bắc Mĩ
cách đề cập đến tình yêu và số phận con người trong và sau chiến tranh Nam -
Bắc, một cuộc chiến tranh đặc biệt xảy ra ngay trong lòng của một cường quốc thích can thiệp vào sự an nguy của các quốc gia khác Cuộc nội chiến của họp
chủng quốc đã thay đổi tận gốc lịch sử Hoa Kì, là tiền đề để đưa quốc gia này nhanh chóng trở thành một cường quốc, đồng thời cũng là biểu tượng của tinh
thần tiến bộ, tự do, bình đẳng, hòa họp như trong diễn văn của Tổng thống
Lincoln khi đến làm lễ tưởng niệm các binh sĩ đã chết trong nội chiến "Một chính ph ủ của dân, do dân cai trị, do dân thụ hưởng, sẽ vĩnh viễn không bao giờ
bi ến mất trên mặt địa cầu này" [7, tr.83]
3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
nội dung sau :
Cuộc nội chiến Nam - Bắc Mĩ (1861 - 1865);
Trang 15Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Margaret Mitchell
4 Mục đích nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
Khảo sát tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" của Margaret Mitchell dưới góc
độ chiến tranh và con người trong nội chiến, nhất là những nhân vật nữ, luận văn hướng đến việc tìm hiểu sự sáng tạo cá nhân của nhà văn, cách nhìn của một tác
giả nữ đối với thế giới và con người, những thông điệp của bà với cuộc sống
nhằm góp thêm sự hiểu biết về đất nước và con người Mĩ nói chung, về tính cách, phong tục tập quán của những người miền Nam Mĩ nói riêng Từ đó mạnh
dạn lí giải những thành công và hạn chế của tiểu thuyết "Cuốn theo chiều gió" trong phạm vi đề tài Nghiên cứu về "Chiến tranh Nam - Bắc Mĩ trong tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell" chúng tôi cố gắng làm rõ
những vấn đề chính sau:
- Cuộc nội chiến, thời kỳ đen tối của nước Mĩ trong lịch sử
- Bức tranh nội chiến dưới cái nhìn nhân bản của Margaret Mitchell
- Hệ quả của chiến tranh: sự thay đổi các mối quan hệ xã hội như giàu và nghèo; vai trò của phụ nữ và đàn ông; chủ nô và nô lệ
- Những chấn thương tinh thần do cuộc chiến để lại và sự nỗ lực vượt lên
những thiên kiến để hòa nhập
5 Phương pháp nghiên cứu
1 Phương pháp tiếp cận lịch sử văn hoá
2 Phương pháp tiếp cận và so sánh đối chiếu văn bản
6 C ấu trúc luận văn
Trang 164 Mục đích nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Cấu trúc luận văn
N ội dung
Chương 1: Margaret Mitchell - quá khứ và hiện thực
1.1 Cuộc nội chiến Nam - Bắc Mĩ trong lịch sử (1861 -1865)
2.1 Cuộc sống thanh bình nơi miền đất hứa
2.2 Chiến tranh Nam - Bắc Mĩ qua ngòi bút của Margaret Mitchell 2.3 Con người trong chiến tranh trong tiểu thuyết "Cuốn theo chiều gió"
Chương 3: Một số vấn đề nghệ thuật trong "Cuốn theo chiều gió"
3.1 Bút pháp hiện thực trong tiểu thuyết "Cuốn theo chiều gió"
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.3 Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật
Kết luận
Tài li ệu tham khảo
Ph ụ lục: Tóm tắt tác phẩm "Cuốn theo chiều gió"
Trang 17Chương 1: MARGARET MITCHELL QUÁ KHỨ VÀ HIỆN THỰC 1.1 Cuộc nội chiến Nam - Bắc Mĩ trong lịch sử (1861 - 1865)
Trong nửa đầu thế kỉ XIX, dưới thời tổng thống Washington, nước Mĩ đang
bắt đàu quá trình phát triển kinh tế, mở rộng biên cương Tiến trình này khai thác rất nhanh nhờ phát triển hệ thống giao thông, công nghiệp phát triển mạnh
do chính sách bảo hộ quan thuế, nhân công nô lệ tăng mau Chính vì thế cuộc
di cư Tây tiến đến bờ biển Thái Bình Dương với cảnh ào ạt ngả rừng, biến đồng
cỏ thành ruộng nương, làm nhà, dựng phố, tấn công người da đỏ để chiếm đất, săn thú, buôn lông da thú hay đổ dồn đi kiếm vàng đã tạo nên nhiều cuộc xung đột đẫm máu, trong đó không ít cuộc xung đột xảy ra vì vấn đề chiếm hữu nô lệ ngày một cam go Trong khi miền Bắc với chủ trương cấm nuôi nô lệ da đen,
muốn thuế quan cao để bảo vệ nền công nghiệp trẻ tuổi và hạn chế nhập nguyên
liệu đang phất lên nhờ khai thác những cánh đồng mới, các thị trấn, thành phố công nghiệp thi nhau mọc lên cùng nghề sợi và nghề dệt chiếm ưu thế Ngược
lại, miền Nam nông nghiệp, con số nô lệ bao giờ cũng đi đôi với sự tăng trưởng
của bông và thuốc lá Nô lệ da đen chiếm 40% dân số các bang miền Nam, còn bông chiếm 2/3 hàng xuất của Hoa Kì và là nguồn thịnh vượng chính của họ
Với sự phát minh ra máy cán bông năm 1792, hiệu quả làm việc của nô lệ tăng
mạnh Chẳng bao lâu vấn đề nô lệ ban đầu là vấn đề kinh tế đã trở thành vấn đề chính trị Các cuộc nổi dậy liên tiếp diễn ra Năm 1854, đảng Cộng Hoa được thành lập ở miền Bắc và đưa vấn đề chống nô lệ vào chương trình, Abraham Lincoln của đảng Cộng Hòa được bầu, sáu bang miền Nam li khai, lấy cớ là
miền Bắc âm mưu bầu một tổng thống chống chế độ nô lệ, nên bầu cho mình
một tổng thống riêng Do mâu thuẫn về việc chống và nuôi nô lệ da đen ở nước
Mĩ ngày cảng gay gắt, nên cuối cùng đã bùng nổ thành một cuộc chiến tranh
Trang 18Chiên tranh li khai Nam -
cả hai bên đều không xem đó
là một cuộc chiến tranh quan
trọng Các tiểu bang ở miền Nam cho rằng, đây chẳng qua là một cuộc tranh thủ quyền độc lập tự chủ, bình đẳng, cũng như quyền được nuôi nô lệ da đen Riêng
ở niền Bắc, thì cho rằng, cần phải cứu vãn cho sự toàn vẹn của liên bang, phải
dạy cho những kẻ nổi loạn một bài học và cũng nhân đó kết thúc luôn chế độ nuôi nô lệ da đen Đồng thời với suy nghĩ đó là cuộc chiến tranh của quốc gia người da trắng dẹp yên quân phiến loạn, ban đầu những người lính miền Bắc tham chiến với tâm trạng như những kẻ đi dã ngoại, mặc y phục cuối tuần, đem theo đồ nấu nướng và từ chối người da đen tình nguyện đăng lính Thế nhưng, càng về sau chiến tranh càng quyết liệt, binh sĩ hai bên chịu rất nhiều tổn thất Năm 1862, Tổng thống Lincoln với tôn chỉ "nhân đạo, tự do" dã công bố "Tuyên ngôn giải phóng nô lệ da đen" và ra lệnh cho quân đội miền Nam phải chấm dứt
cuộc phản loạn vào ngày 01 tháng giêng năm 1863, bằng không "Chúng tôi sẽ
l ấy tư cách là Tổng tư lệnh quân đội Mĩ, để giải phỏng tất cả các nô lệ da đen
c ủa các người và kể từ đó trở đi, toàn bộ nô lệ da đen sẽ trở thành người tự do"
[7, tr.81] Từ đó trở đi, cuộc nội chiến đã chuyển biến thành chiến tranh kết thúc nuôi nô lệ da đen (người Mĩ da đen đã xem ngày 01/01/1863 là ngày quốc khánh (04/7) thứ hai của mình) Trong suốt bốn năm trời, các vùng Virginia, lưu vực sông Mississipi và các bang gần biển bị chìm ngập trong lửa đạn và sống cảnh điêu tàn, đói rét, bệnh hoạn Cuộc nội chiến Mĩ là cuộc chiến tranh hiện đại đầu
Trang 19tiên trên thế giới về tầm quan trọng của lực lượng quân sự, vũ khí hiện đại, về phương tiện công nghiệp và cả về sự thiệt hại nhân mạng (chết 617.000 người)
1.2 Tác gi ả
1.2.1 Cu ộc đời (1900-1949)
Margaret Munnerlin Mitchell sinh ngày 08 tháng 11 năm 1900, con gái của một gia đình danh giá tại Atlanta thủ phủ bang Georgia, là thế hệ cư dân thứ năm của thành phố rất trẻ này Bà mang trong người sự pha trộn của dòng máu Pháp bên ngoại và dòng máu Scotland của bên nội Cha bà là
một luật sư nổi tiếng, chủ tịch hội nghiên cứu lịch
sử Atlanta Mẹ và anh trai của bà cũng rất thích
lịch sử Sống trong một bầu không khí như thế trong trang viên ở khu Jackson Hin, được bao bọc
bởi những công viên trồng những cây sồi già, tuổi thơ của Magarett thấm đẫm những truyện kể dân gian, và cô cũng say mê nghe
kể những câu chuyện về cuộc chiến tranh li khai Nam - Bắc, những khúc hát bi tráng của những người ra đi không hẹn ngày trở lại Sau khi tốt nghiệp trung học
từ trường Washington Seminary (bây giờ là trường Westminster) tại Atlanta, Magarett theo học y khoa tại trường đại học Smith (Smith College) ở Massachusetts Lúc này cô gặp Clifford West Henry, người mà sau này trở thành hình mẫu để cô xây dựng nhân vật lí tưởng Ashley Đại chiến thế giới lần
thứ nhất bùng nổ (1914 - 1918) mang lại cho Margaret những kinh nghiệm đớn đau về sự tang tóc và nỗi thống khổ bởi chiến tranh đã cướp mất người đã cầu hôn cô Không lâu sau đó, mẹ cô đột ngột qua đời, đây là biến cố ảnh hưởng đến toàn bộ hướng đi của Margaret Cô trở về quê hương sống cùng với cha và anh, kéo dài những năm tháng tìm quên bằng khói thuốc, hớt tóc ngắn như một gã con trai Năm 1922, cô lấy người chồng đầu tiên là Berrien Kinnard Upshaw tự
Trang 20"Red" Upshaw, một kẻ phiêu lưu trong thời đại của mình ,với bản chất của một
kẻ vũ phu bài bạc và nát rượu, cuộc hôn nhân kết thúc bằng li dị, (tính cách nhân
vật Rhett Butler trong tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" cũng được xây dựng từ người chồng của bà Tuy nhiên, cần phải nói rõ thêm nhân vật Rhett là sự trộn
lẫn giữa tính cách của người thực và hư cấu lịch sử) Sau đó, cô bắt đầu nghề báo dưới bút danh Peggy Mitchell cùng với sự giúp đỡ của một biên tập viên là John March -người mà cô kết hôn lần thứ hai vào năm 1925, nhưng không may
một tai nạn đã làm cô bị giập nát mắt cá chân và đành phải từ bỏ nghề này
Trước đó, Margaret Mitchell đã nhiều lần thử viết một số truyện ngắn, tuy nhiên bà chưa có duyên với nghề viết lách nên lần nào bản thảo cũng bị gửi trả
với những lời từ chối lịch sự Không nản chí, bà vẫn kiên trì sáng tác Năm 1932, chuyến viếng thăm của người chồng cũ Red Upshaw chính là nguyên nhân Margaret Mitchell trốn đến Gainesville bang Georgia, trong suốt thời gian này,
bà xem và sửa chữa tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" để chuẩn bị xuất bản Đến năm 1935, Harold Latham, ông chủ nhà xuất bản Mac Millan - một nhà xuất bản
lớn của Mĩ - đến Atlanta và đươc đọc qua bản thảo của bà Với kinh nghiệm của mình ông nhận thấy đây là một tác phẩm sẽ có một sức hấp dẫn lớn liền đề nghị
bà kí họp đồng xuất bản Đến tháng 6 năm 1936, tác phẩm hoàn thành và ra mắt độc giả Đúng như dự đoán, tác phẩm đã gây được tiếng vang, thu được thắng
lợi rực rỡ Margaret Mitchell trở thành ngôi sao, một hào quang mà bà không tìm kiểm và cũng không ham muốn Người hâm mộ đến chật nhà, gọi điện thoại
tới tấp với những lời ngợi khen nồng nhiệt làm bà hoảng sợ và cố thu mình lại cho dù tiền bạc bắt đầu tuôn chảy vào nhà Năm 1937, một thành công khác đến
với Margaret Mitchell đó là bà được nhận giải thưởng Puliteer Năm 1949, sau khi rời câu lạc bộ Atlanta Women's Club, trong lúc cùng chồng băng ngang qua đường Peachtree bà bị một tài xế say rượu gây tai nạn Năm ngày sau bà mất tại
bệnh viện "Grady Memorial" tại Atlanta, để lại muôn vàn tiếc thương của hàng triệu độc giả hâm mộ bà trên toàn thế giới
Trang 211.2.2 S ự nghiệp sáng tác
Trong nhiều thập niên, người ta thường tin rằng Margaret Mitchell chỉ viết
một cuốn truyện Nhưng vào năm 1990, con trai một người bạn của bà đã khám phá ra trong các bức thư bà gửi cho cha mình có bản thảo "Lost Laysen" một quyển tiểu thuyết ngắn (novella), được viết trong thập niên 1920 Đây là tác
phẩm có nội dung về một chuyện tình say đắm nhưng không hạnh phúc của Bill Duncan và Courtney Ross nhà truyền giáo trên hòn đảo nhỏ Laysen - một hòn đảo nhỏ ở Nam Thái Bình Dương Đây là một phát hiện quan trọng về sự nghiệp sáng tác của nữ văn sĩ Khi phát hiện bản thảo của "Lost Laysen", rất nhiều nhà
xuất bản đã tranh nhau mua bản quyền, hi vọng nó sẽ tạo được sức hút như quyển "Gone with the wind" Năm 1996, trùng hợp vói 60 năm ngày ra đời của
"Gone with the wind" và thế vận hội Atlanta, nhà xuất bản Simon & Schuster đã cho phát hành rộng rãi "Lost Laysen" với những chiến dịch quảng cáo rầm rộ, song không như họ mong đợi, tác phẩm chẳng gây một tiếng vang nào
1.3 Quan điểm lịch sử - chiến tranh và quan điểm sáng tác của Margaret Mitchell
1.3.1 Quan điểm của nhà văn với lịch sử và chiến tranh
Trong "Cuốn theo chiều gió", rõ ràng là Margaret Mitchell đã đứng trên quan điểm của giới điền chủ miền Nam để phản ánh cuộc chiến Từ mục đích,
diễn biến của cuộc chiến đến kết quả và nhất là thời kì hậu chiến, tác giả đã miêu tả bằng ngòi bút hiện thực tài tình, chân thực song cũng phản ánh rất nhiều
cảm nhận chủ quan của bà, một người miền Nam điển hình Nói một cách chung
nhất, dù tác giả có viết về cuộc chiến tranh nào đi nữa thì đọc tác phẩm của họ, người đọc sẽ thấy rõ chỗ đứng, cách nhìn và quan điểm về cuộc chiến tranh mà
họ tái hiện là rất dứt khoát Margaret Mitchell ca ngợi những chiến binh miền Nam, phê phán và lên án cuộc chiến tranh mặc dầu nó đem lại sự bình đẳng cho con người, là rõ ràng tác giả có chính kiến và đã chân thực với lịch sử
Trang 22Margaret Mitchell không đơn thuần miêu tả chiến tranh bằng chiến tranh,
mà những yếu tố xã hội, lịch sử trong tác phẩm được khai thác để tạo nên chủ đề
tư tưởng Tác giả đã không hoàn toàn tô hồng, thi vị và né tránh những vấn đề gay cấn như tổn thất, chết chóc, đói nghèo để nhìn thẳng vào sự thật, thấy được những sai lầm, thất bại cũng như kết quả tất yếu với trách nhiệm và lương tâm của một nhà văn Cái khó nhất, phức tạp nhất không phải ở chỗ Margaret Mitchell sống sau cuộc nội chiến đến nửa thế kỉ để viết về giai đoạn vô cùng quan trọng của nước Mĩ, mà là cách tiếp cận biện chứng về vấn đề này May
mắn là tác giả với "độ lùi thời gian" đã không tách rời phiến diện mảng hiện
thực cuộc sống trước và sau chiến tranh, để phản ánh chiến tranh trong tính trọn
vẹn của nó theo tiến trình lịch sử, giúp người đọc không cảm thấy sự gián cách
thời gian của thời đại bà đang sống và cái "ngày xưa" mà bà miêu tả Chỉ khi đọc những trang viết về những thất bại cay đắng của liên quân, những cuộc rút lui tuyệt vọng và nhục nha, những mất mát lớn lao của giai cấp quý tộc khi phải nhường lại những trang trại, ruộng vườn, hay con người phải chịu đựng như thế nào, chiến tranh đã rượt đuổi họ, bất hạnh và mất mát đổ lên đầu các số phận ra sao là người đọc nhận ra Margaret Mitchell đã vẽ đúng khuôn mặt của cuộc chiến đã qua Đây chính là câu trả lời cho những tiêu chí để có thể đánh giá quan điểm của Margaret Mitchell đối với lịch sử và chiến tranh hay nói chính xác hơn
là đối với cuộc chiến li khai Nam - Bắc Nói như vậy cũng có nghĩa rằng khi xem xét quan điểm của tác giả chúng ta không thể chỉ căn cứ vào những sự kiện thuần tuy được miêu tả, mà phải chú ý đến mức độ khai thác bản chất của các sự
kiện ấy trong mối quan hệ biện chứng với nhau cùng với trình độ tư duy lịch sử
của nhà văn
Không chỉ cuộc chiến tranh Nam - Bắc Mĩ dưới ngòi bút của Margaret Mitchell hiện lên một cách sinh động với tất cả khốc liệt, mất mát, mà quá trình tái thiết đất nước cũng được phản ánh tinh tế Sự đổ vỡ, chia rẽ sâu sắc trong lòng nước Mĩ sau cuộc chiến thông qua số phận các nhân vật xuất thân từ giai
cấp điền chủ quý tộc cũng chính là một cách lí giải khéo léo về quan điểm chính
Trang 23trị trong mối quan hệ cá nhân và xã hội Ở đây chính là Margaret Mitchell đã
bộc lộ những nhìn nhận sai lệch về quá trình vận động của lịch sử mà trong phần
những hạn chế về quan điểm chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn
1.3.2 Quan điểm sáng tác
Các nhà văn khi viết về chiến tranh thực chất là đưa ra một cách lí giải
bằng nghệ thuật mối quan hệ giữa con người và chiến tranh Qua các thủ pháp nghệ thuật của tác giả, ta không chỉ hiểu được bản thân đối tượng mà còn nhận
ra quan điểm sáng tác của nhà văn, lí tưởng thẩm Mĩ của họ, mà tác phẩm là một kênh thông tin đầy đủ nhất Với Margaret Mitchell, viết về nội chiến, về cái giá
để đi đến thống nhất đất nước trong đó không ít những vật vã về tư tưởng, không
ít những nuối tiếc, không ít những đớn đau để tìm kiếm sự thật và chấp nhận sự
thật thì thực chất quan điểm sáng tác của bà cũng dựa trên chủ nghĩa hiện thực sâu sắc mà ra
1.3.3 Nh ững hạn chế trong quan điểm lịch sử và quan điểm sáng tác của Margaret Mitchell
Hạn chế lớn nhất của Magaret Mitchell trong "Cuốn theo chiều gió" chính
là ở chỗ tuy nhận thức được bản chất thực sự của cuộc chiến, phản ánh nó bằng
một bút pháp hiện thực sâu sắc song Margaret Mitchell vẫn để tình cảm chủ quan của mình chi phối tác phẩm Bà đã bộc lộ nhiều hạn chế cơ bản trong các quan điểm về lịch sử, chính trị Trong tác phẩm bà không vận dụng học thuyết đấu tranh giai cấp như chìa khóa tư tưởng - lí luận để đánh giá, giải đáp, phản ánh sức mạnh lớn lao của quần chúng nhân dân trong cuộc chiến Nam - Bắc Mĩ Chính họ mới là động lực, là nhân tố, là lực lượng chủ yếu trong chiến tranh
Tập trung vào miêu tả vai trò của giới quý tộc miền Nam trong nội chiến, một
mặt nhà văn chỉ ra được những kẻ thuộc tầng lớp thống trị đại diện cho phương
thức sản xuất phong kiến, bằng vào sự phản động, sự ngạo mạn, sự bảo thủ không bắt kịp bước tiến của lịch sử, là những nguyên nhân sâu xa gây ra cuộc chiến Nam - Bắc này, nhưng đồng thời cũng bằng vào việc ca ngợi lòng dũng
Trang 24cảm, tinh thần ái quốc, lòng tự trọng, sự kiên trì của giai cấp trên, nhà văn lại
khẳng định họ mới là vai trò chính trong tấn bi kịch lịch sử : cuộc nội chiến, đó
là mâu thuẫn của tác giả
Trên hết là vấn đề bãi nô, nguyên nhân trực tiếp của cuộc nội chiến Margaret Mitchell đã thể hiện một cái nhìn thiếu khách quan về người nô lệ Dưới ngòi bút của bà trong "Cuốn theo chiều gió", tuy những người da đen tiêu
biểu như Mammy, Pork, Dilcey, Prissy, Big Sam được bà ưu ái ngợi ca lòng trung thành, sự tận tụy song họ vẫn chỉ là những nô lệ, những công cụ sản xuất
sống để phục vụ những chủ nhân da trắng Magaret Mitchell đã không nhìn nhận
họ như những con người thực thụ với đời sống, tâm hồn, tình cảm, trí tuệ riêng
Họ không thể sống một cuộc sống tự lập nếu thiếu sự chăn dắt của những chủ nhân da trắng, họ là những kẻ đầu óc thô sơ, chỉ thích rình nghe chuyện của chủ nhân, không biết phản kháng Họ mãi mãi là một phần tài sản mà miền Nam khăng khăng giữ lấy không muốn buông Họ cũng trung thành với miền Nam nghĩa là trung thành với ngọn roi đã đánh họ - y như chủ nhân
"Tui ch ả đời nào để cái hạng dác dưởi ban phát tự ro cho vui Bác Pitơ công ph ẫn nói Tui vẫn thuộc về Miss Pitty và khi nào tôi chết cô í xê đặt tui vào nghĩa chang da đình Hamơltơn là đúng chỗ của tui." [47, tr 231], một gia nô da
đen trung thành đã nói như vậy, cam chịu số phận nô lệ như một bổn phận và tệ hơn là một niềm vinh dự cao quý Họ, qua ngòi bút của Margaret Mitchell đã
chối bỏ quyền làm chủ bản thân mình, cái quyền cơ bản thiêng liêng nhất của con người Đây là quan điểm chủ quan, thậm chí có thể coi là phản động của Magaret Mitchell, nó đi ngược lại chân lí có áp bức là có đấu tranh, chân lí tạo nên những cuộc đấu tranh giai cấp vốn là một động lực thúc đẩy sự phát triển
của lịch sử
Qua ngòi bút của Magaret Mitchell, ta có thể hình dung những chủ đồn điền miền Nam là những kẻ đối xử tốt với nô lệ da đen Không có sự ngược đãi, không có sự bóc lột Chỉ có những chủ nhân tận tụy, hết lòng thương yêu chăm
Trang 25sóc, bảo bọc nô lệ quên cả thân mình như ông bà 0'Hara luôn thương yêu nô lệ như con đẻ, không bao giờ đánh đập hành hạ nô lệ
Thực sự thì sao? Ta có thể thấy trong tác phẩm "Túp lều chú Tom" Beecher Stowe với dụng ý khắc họa hình tượng những con những người quý phái tốt
bụng miền Nam, kính trọng và ca ngợi họ Những người chủ miền Nam là
những người ân cần, tử tế, nhưng nhân vật Tom trớ trêu thay cũng không thể thoát khỏi thực tế của thân phận một nô lệ đó là bị bán đi, bị một tên chủ da
trắng người miền Bắc đói xử tàn tệ, bị đánh cho đến chết Chính những người da
trắng thống trị đã xuyên tạc nhân vật chú Tom - một người trung thành trở nên
một điển hình "người da đen tốt" biết chịu đựng, phục vụ chủ và đẩy lên thành
một quan điểm "Uncle Tomism" có nghĩa là sự phục tùng vô điều kiện của người da đen đối với người da trắng Chế độ nô lệ được vẽ lên với tất cả sự tàn
ác không phải vì những lí do chính trị hay triết học mà chủ yếu bởi nó đã phân li gia đình, hủy hoại tình yêu tự nhiên của con người và bản chất không hề mang tinh thần Thiên Chúa giáo
Vì vậy, chúng ta có thể thấy với vấn đề bãi nô, Magaret Mitchell đã có cái nhìn đầy định kiến
Đánh nô lệ cũ giờ đây trở thành các đấng sáng thế được sự giúp đỡ của
b ọn đại bợm vô lương tâm nắm quyền điều khiển, phòng Phóng thích và thúc đẩy bởi một nỗi căm thù mãnh liệt lây từ người miền Bắc, gần như đến mức
cu ồng tín tôn giáo, đám tá điền đột nhiên thấy mình được đưa lên địa vị của
nh ững kẻ có uy quyền Thế là chúng ứng xử như đương nhiên ta có thể chờ đợi ở
nh ững sinh vật kém thông minh Như những con khỉ hoặc những đứa trẻ được
th ả lỏng giữa những báu vật mà chúng không hiểu được giá trị, chúng giở các trò r ồ dại hoặc để tìm sự thích thú tai ác trong phá hoại, hoặc đơn giản vì ngu dốt [47, tr.202-203]
Đây chính là quan điểm cực kì hạn chế có thể nói đi đến phản động của tác
giả về vấn đề bãi nô
Trang 26Về Đảng KKK (Ku Klux Klan) :
Phân biệt chủng tộc là căn bệnh trầm kha
của nước Mĩ, đỉnh cao là sự ra đời của
Đảng 3K Bằng vào sự tàn nhẫn, bằng vào
sự vô lương tâm và đầu óc phân biệt chủng
tộc sâu sắc, tự cho mình là đại diện cho
trắng trợn, phi lí những người dân da màu
Thế nhưng, trong "Cuốn theo chiều gió", Magaret Mitchell đã ca ngợi 3K như những con người tượng trưng cho công lí, những hiệp sĩ trừ gian, diệt bạo,
thực thi công lí bằng ý thức trách nhiệm và lương tri cùng các thành viên là
những con người ưu tú nhất của miền Nam Sự ngộ nhận về vai trò của Đảng 3K trong lịch sử chứng tỏ một lần nữa tình yêu miền Nam và thái độ chủ quan của Magaret Mitchell khi đề cập đến vấn đề nhạy cảm của chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc Tuy nhiên, ta cũng phải thừa nhận rằng việc miêu tả sự hình thành và
những hành động của Đảng 3K ngay từ buổi sơ khai cũng phản ánh một sự thật,
vì ban đầu 3K cũng có một tôn chỉ khá họp lí là trừng phạt những nô lệ da đen
có hành động xúc phạm phụ nữ mà đặc biệt là phụ nữ da trắng Nhưng cái chiêu bài ấy, ngay trong "Cuốn theo chiều gió" khi miêu tả đoạn 3K đi giết tên da đen
đã xúc phạm Scarlett, đã lộ mặt trái rằng bằng hành động ấy họ đã trút nỗi đau
thất trận, sự căm hận, bất mãn với thực tại, nỗi cay đắng bị mất đi vai trò trung tâm của lịch sử, mất đi địa vị xã hội, tài sản, những đặc quyền, đặc lợi trên đầu người da đen Theo họ chính vì lí do bãi nô cuộc chiến Nam - Bắc Mĩ mới bùng
Trang 27nổ, như vậy, qua vấn đề này ta còn thấy một thực trạng đó chính là sự phân biệt
chủng tộc đã trở thành một phần trong bản năng của người miền Nam
1.4 Tác ph ẩm
Gone with the wind xuất phát từ một thành ngữ quen thuộc của người Mĩ
"To be gone with the wind" có nghĩa là :
1 Chuy ện như gió cuốn đi;
2 Chuy ện định làm lại thôi, hão huyền
Ở đây, ý nghĩa của tác phẩm gần với nghĩa thứ nhất của thành ngữ Đặt tên cho tác phẩm là "Gone with the wind", phải chăng Margaret Mitchell muốn tô đậm hệ quả của con người và thời đại trong cơn gió lốc dữ dội - cuộc nội chiến tàn khốc Cuộc nội chiến Nam - Bắc Mĩ là sản phẩm của lịch sử, tuy do chính con người phát động song chính họ lại là những nạn nhân đầu tiên và trực tiếp
của nó Trong cơn gió cuồng bạo ấy, bất cứ ai cũng bị cuốn đi không có cách gì cưỡng lại được Tuy nhiên, trong tình thế trên các nhân vật của Margaret Mitchell lại chia ra nhiều tuyến ứng xử :
tộc miền Nam) Tác giả đã mô tả một sự bám víu một cách tuyệt vọng vào niềm kiêu hãnh về quá khứ vàng son, bất chấp thực tại, một thực tại hiển nhiên và phũ phàng đó là : sự thất bại của liên quân miền Nam, sự đổ vỡ của chính nghĩa, sự
hà khắc của thời tái thiết, sự mất hết những đặc quyền đặc lợi Ta có thể cảm
phục niềm kiêu hãnh và sự tự chủ, thái độ đối mặt một cách dũng cảm của họ trước thực tại, song không thể đồng cảm với những hành động đi ngược lại quy
luật của lịch sử đấu tranh cho một xã hội công bằng, trả lại tự do cho những người nô lệ da đen
Cho dù nhiều người trong giới quý tộc miền Nam đã tồn tại được trong cơn gió lốc, nhưng thực sự nội tâm của họ bị chấn động mạnh mẽ chính vì thế mà
Trang 28mọi hình thức bám víu vào hào quang quá khứ diễn tả sự yếu đuối và trốn tránh
thực tại
vật ở tuyến này chính là nhân vật trung tâm Scarlett Sự mất mát, đau thương
của nàng không hề thua kém bất cứ ai song Scarlett nhìn thẳng vào thời cuộc, không dùng bất cứ liệu pháp tinh thần nào để lừa dối mình Sự phản kháng trước cơn gió lốc ấy chính là hành động rời bỏ Atlanta về lại Tara để tìm lại sự che
chở của người mẹ, nhưng cũng chính hành động này đã chấm dứt mọi ảo tưởng
né tránh thực tế của nàng và từ đó nhân vật bước sâu vào tâm cơn bão để dũng
cảm đối mặt với nó Bên cạnh nhân vật này có Melanie - một kiểu thích nghi hoàn toàn khác Bởi với Melanie, cho dù gió có thổi chiều nào đi chăng nữa thì Melanie vẫn tồn tại và giữ nguyên những phẩm giá, những nguyên tắc sống
Scarlett đánh giá rất chính xác về Melanie " loại người mà chiến tranh không
m ảy may làm thay đổi cứ tiếp tục suy nghĩ và hành động như không có chuyện
gì x ảy ra " [46, tr 297]
con người thực dụng, biến cuộc chiến thành cơ hội trực lợi lớn lao ; là Ashley - tuy hiểu rất rõ kết cục của cuộc chiến, biết xu hướng tất yếu của thời đại song
vẫn không tìm cách cưỡng lại hoặc thích nghi mà để cuộc chiến cuốn đi một cách mạnh mẽ và rồi chính mình bị hủy diệt một cách triệt để Là bà Pontaine
với phương châm
Đừng la hét, hãy mỉm cười và chờ thời ấy là vì bọn ta biết uốn mình theo cái t ất yếu, bọn ta không phải là lúa yến mạch mà là kiều mạch! Khi có giông t ố, lúa yến mạch chín bị đánh rạp xuống đất vì nó khô, không thể uốn mình theo chi ều gió, nhưng kiều mạch chín thì đầy nhựa trong thân và biết uốn mình, và khi cơn gió qua đi, nó lại bật dậy, thẳng và khỏe gần như trước Dòng
gi ống ta không cứng ngắt Chúng ta rất mềm mại dễ uốn khi có gió lớn, bởi vì
Trang 29chúng ta bi ết mềm mại là có lợi Khi tình hình khó khăn gay go, chúng ta phục tùng cái t ất yếu không hề hes răng kêu rên [47, tr 292]
Suy cho cùng dù hành động một cách tích cực hay tiêu cực trước cơn gió
lốc cuồng bạo - cuộc nội chiến - thì tất thảy ít nhiều đều trở thành nạn nhân của
nó Nhưng điều mà chúng ta không thể phủ nhận là cơn gió lốc vĩ đại ấy đã khơi
dậy một tinh thần quật cường mạnh mẽ, lòng dũng cảm, lòng nhiệt tình với chính nghĩa, tinh thần cộng đồng cùng sự phản kháng dữ dội Có thể nói, ở một khía cạnh nào đó, cuộc chiến là một cơ hội để thử thách họ - những con người
miền Nam - nhào nặn, tôi luyện tính cách họ làm thành một tính cách miền Nam kiêu hãnh, bất khuất, bảo thủ đầy định kiến song cũng rất giàu tinh thần cao thượng
"Cuốn theo chiều gió" bằng việc thông qua diễn biến số phận con người trong chiến tranh, còn đề cập đến những câu chuyện văn hóa rộng lớn như nếp
sống, tập quán, thể chế, thời đại của một miền Nam hoàng kim với giai cấp địa
chủ quý tộc sở hữu những đồn điền trù phú, những nô lệ da đen mạnh khỏe chăm chỉ, trung thành, và phản ánh những biến chuyển xã hội do hậu quả của chiến tranh gây nên
Đặt tên tác phẩm là "Gone with the wind", phải chăng Margaret Mitchell còn muốn diễn tả sự bất lực của bản thân và cả xã hội Mĩ trước những cơn đại
khủng hoảng kinh tế khủng khiếp vào những năm 30 - thời đại mà bà đang sống
- khi vầng hào quang của chủ nghĩa tư bản đã mờ phai bởi những cơn khủng
hoảng nối tiếp, phơi bày tất cả những mặt trái của một xã hội tư bản đầy rẫy
những bất công, lật đổ mọi giấc mơ Mĩ Có lẽ vì thế mà tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" ngay từ khi mới xuất bản đã trở thành một hiện tượng, thu hút sự quan tâm, được độc giả Mĩ nói riêng đang lao đao trong những cuộc khủng
hoảng kinh tế và bóng ma chiến tranh thế giới thứ II đang lảng vảng ở Châu Âu tìm thấy sự đồng cảm, niềm tin cần thiết để lãng quên hiện thực đau khổ Tác
phẩm gợi lên hình bóng của một thời đại vàng son vang bóng đã xa mờ nhưng
Trang 30luôn để lại trong tâm khảm một sự tiếc nuối, một nỗi mơ mòng êm ái về những ngày tháng qua, xoa dịu đi thực tại tàn nhẫn hoặc những nỗi đắng cay do những ước mơ bất thành đem lại
Khái quát và giàu sức gợi, tên của tác phẩm bao hàm một thời đại, một thể
chế cùng những số phận con người bị cuốn theo chiều gió một cách tàn nhẫn Cơn gió lốc ấy tuy đã hủy diệt một quá khứ tươi đẹp nhưng đã sản sinh ra một
chế độ mới tiến bộ hơn, nhân văn hơn, và quá trình tái thiết của chế độ mới này
diễn ra trong đớn đau, trong máu lửa, trong hận thù sâu sắc cùng với cuộc đấu tranh khốc liệt để sinh tồn, để hòa nhập là một tất yếu của lịch sử đấu tranh Như
vậy không phải chỉ đơn thuần cho gió cuốn đi mà nó phản ánh nguyên nhân, kết
quả phù hợp với quy luật của đấu tranh xã hội
Trang 31C hương 2: CHIẾN TRANH VÀ CON NGƯỜI TRONG CHIẾN TRANH
TRONG TIỂU THUYẾT "CUỐN THEO CHIỀU GIÓ"
2.1 Cu ộc sống thanh bình nơi miền đất hứa
2.1.1 Thiên nhiên
Cuộc sống của miền Nam mà cụ thể là Hạt Clayton - Nam bang Giorgia trước khi cuộc chiến nổ ra được Margaret Mitchell miêu tả trong một bối cảnh thanh bình với nếp sống xa hoa, hội hè triền miên ; con người tràn trề sức sống
và sự thỏa mãn (kể cả những nô lệ da đen)
Đó là một vùng đất hoang sơ, mưa nhiều thì như màu máu, hạn hán thì như
b ụi gạch, vùng đất trồng bông tốt nhất thế giới Đó là một miền dễ chịu với
nh ững ngôi nhà trắng, những cánh đồng cày thanh bình và những dòng sông màu vàng đục lờ mờ xuôi chảy, song lại là một miền đất của những tương phẩn,
c ủa ánh nắng chói chang nhất và bóng râm đậm đặc nhất Những khoảng rừng thưa trong trong khuôn vực đồn điền và những cánh đồng bông trải dài hàng
d ặm mỉm cười với một mặt trời ấm áp, bình thản và tự mãn Xung quanh sừng
s ững những cánh rừng già tối thẩm, ngay cả những buổi trưa nóng nực nhất cũng vẫn mát mẻ, những cánh rừng huyền bí có phần hơn hắc ám, ở đó có
nh ững cây thông rì rào dường như kiên trì chờ đợi hàng thế kỉ và cất lời đe dọa trong nh ững tiếng thở dài se sẽ: "cẩn thận đấy! cẩn thận đấy! Bọn ta đã từng
th ắng các ngươi Bọn ta có thể lại thu phục các ngươi lần nữa" [45, tr.20]
Đoạn văn tập trung miêu tả vẻ đẹp mạnh mẽ thơ mộng mà không kém phần
mạnh mẽ và sự trù phú của thiên nhiên vùng Nam Georgia Nhà văn cũng dành nhiều trang viết để miêu tả trang trại Tara của gia đình 0'Hara với cánh đồng bông trải rộng đến chân trời, đất đỏ cuồn cuộn như những lớp sóng màu đỏ, vẻ đẹp thanh bình, sự tịch mịch của Tara trong những buổi hoàng hôn, trong những
buổi sáng mùa xuân tươi đẹp, Tara như hiện diện ở tất thảy, trong không gian thơ mộng, trong nếp sống, trong suy tư của các nhân vật biểu hiện một không khí đặc trưng của miền Nam trù phú, một miền đất mới được khai phá
Trang 32Đặc trưng ấy được đẩy lên cao trào ở buổi lễ đính hôn của Ashley và Melanie, nơi tập trung toàn bộ tinh hoa của giới điền chủ miền Nam Margaret Mitchell miêu tả không khí của lễ đính hôn đến từng tiểu tiết để nhấn mạnh một sinh hoạt đặc trưng của giới điền chủ quý tộc, bộ phận chính của giai cấp thượng lưu miền Nam ; sự sang trọng hào nhoáng, tinh thần hiếu khách, mã thượng, tính
cộng đồng mạnh mẽ
2.1.2 Con người
Những miêu tả tập trung ở tầng lớp thượng lưu đô thị và điền chủ ở nông thôn trong hạt Clayton và thành phố Atlanta Những nhân vật này hiện lên dưới ngòi bút của Margaret Mitchell như là những con người mạnh mẽ, cương trực, lương thiện, ưa thích cuộc sống xa hoa, đầy lễ hội Họ rộng rãi, cao thượng,
trọng danh dự, hiếu khách song cũng rất khắt khe, tuân thủ nghiêm nhặt cái gọi
là nhũng quy tắc xã hội Đàn ông, nhất là giới trẻ chỉ quan tâm đến những thú vui như ngựa, rượu, những ván bài, một cô gái lẳng lơ để vui chơi và một cô gái nhà lành để tìm hiểu, các thiếu nữ thì lo tìm được một người chồng ưng ý, môn đăng hộ đối, những váy áo đẹp, những tiểu xảo để săn chồng Đàn bà lớn tuổi thì
lo chuyện con cái, gia đình, những lễ nghi, những khuôn phép của giới quý tộc
Đa số điền chủ miền Nam có nguồn gốc xuất thân từ những kỵ sĩ, quý tộc trung thành với chế độ quân chủ, vì thế ngay trong máu thịt của mình họ đã mang tính bảo thủ đặc trưng của giai cấp phong kiến Họ còn là những người khám phá và chinh phục thành công một lục địa, chiến thắng thiên nhiên xa lạ,
khắc nghiệt và đầy bất trắc, chiến thắng một chủng tộc (người da đỏ), một thuộc địa nổi loạn và thành công vẻ vang trong cuộc chiến chống lại mẫu quốc (vương
quốc Anh) Họ tự tin vì sự giàu có, trù phú của những đồi bông bạt ngàn, vì hàng triệu nô lệ da đen mà cả phần xác lẫn phần hồn thuộc quyền sở hữu của mình Tất cả đã tạo nên cho người miền Nam một niềm kiêu hãnh, một niềm tin mãnh liệt vào cái gọi là chính nghĩa (thực chất đó chính là quyền lợi của bản
Trang 33thân họ khi duy trì chế độ nô lệ), vào sức mạnh, vào chiến thắng tất yếu của
miền Nam
Tình yêu mạnh mẽ của người miền Nam đối với đất đai, đồn điền của họ
" ru ộng đất là cái duy nhất trên đời có một ý nghĩa nào đó đó là cái duy nhất
t ồn tại trên đời này đáng để cho ta làm việc vì nó, đấu tranh vì nó đáng để cho ta ch ết vì nó " [45, tr.59], đã giải thích tại sao họ lao vào cuộc chiến tranh
không cân sức với miền Bắc với tất cả niềm tin, lòng nhiệt tình và lòng dũng
cảm Một tổng kết chưa đầy đủ nhưng khá khái quát rằng những đề tài về chiến tranh đặc biệt là những cuộc chiến để xóa bỏ chế độ phong kiến không thể tách
rời nông thôn và ruộng đất Điều này cũng đúng với tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" dù ta tách phạm trù đất đai riêng hay gộp chung trong phạm trù rộng lớn là đất nước
Không phải ngẫu nhiên mà Margaret Mitchell chọn hạt Clayton và những nhân vật điền chủ từ gia đình 0'Hara, gia đình Tarleton, gia đình Wilks, gia đình Monroe, Calvert là hình ảnh điển hình của con người miền Nam trước chiến tranh Nam - Bắc Mĩ với cuộc sống sung túc no ấm, phẳng lặng không phải lo nghĩ nhiều đến tương lai Nhưng ngay trong sự bình yên phồn thịnh ấy lại đang chuẩn bị dấy lên một cơn bão tố dữ dội, cuộc nội chiến sắp bùng nổ Không khí tưng bừng, háo hức đón chờ chiến tranh tràn ngập nơi nơi, từ câu chuyện phiếm
của anh em Tarleton với Scarlett; trong bữa cơm tối nhà 0'Hara ; trong buổi lễ đính hôn của Ashley và Melanie, trong những buổi gặp mặt, hội họp của giới thượng lưu ở hạt Dường như cả miền Nam chìm đắm trong cơn say chiến tranh Làn gió mới mẻ ấy bắt đầu lan truyền trong các sinh hoạt của người miền Nam, đầy kích động và hấp dẫn
2.2 Chiến tranh Nam - Bắc Mĩ qua ngòi bút của Margaret Mitchell
Đề tài về chiến tranh cho đến nay vẫn còn là đề tài nhạy cảm "Viết về chiến tranh M ấy tiếng đó không chỉ đơn thuần là một đề tài văn chương mà còn có
gì đây? Có máu thịt của mình, kẻ còn sống và người đã chết " [33] Chiến
Trang 34tranh Nam - Bắc Mĩ đã trở thành đề tài cho nhiều nhà văn Mĩ phản ánh một biến
cố tồn vong đầy thử thách của đất nước
Margaret Mitchell không sống trong hoàn cảnh thực tế của nội chiến, bà tái
hiện những hình ảnh về chiến tranh hoang tàn lửa đạn đã chôn vùi một miền Nam không phải bằng kí ức chính mình mà bằng những lời kể của cha, anh, thế
hệ đi trước, và rất có thể bằng những hiện vật im lặng trong bảo tàng, nơi lưu
giữ những quá khứ cua cuộc chiến Nhưng không phải vì thế mà tác phẩm kém
đi phần hấp dẫn, đặc biệt là những trang viết về các nhân vật Điều này chứng tỏ Margaret Mitchell đặc biệt hứng thú và quan tâm đến cuộc chiến tranh Nam -
Bắc Mĩ, đồng thời cũng chứng tỏ tài năng của bà trong việc miêu tả chân thực,
sống động một quá khứ rất xa xôi với bản thân bằng một tâm hồn nhạy cảm tinh
tế
Không khí chiến tranh tràn ngập trong "Cuốn theo chiều gió" ngay từ
những trang đầu, dòng đầu Người miền Nam đã hào hứng trông đợi cuộc chiến như trông đợi một cơ hội lớn để chứng tỏ lòng ái quốc và tinh thần dũng cảm Chiến tranh đến với họ như một lễ hội lớn mà sắc máu, tử trận, thương vong là
những gia vị tô điểm thêm cho hào quang của chiến thắng Nhưng khác với một
số tác phẩm khác khi viết về chiến tranh, cuộc chiến trong tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" không có nhiều diễn tiến của trận địa, không có bóng dáng nhân vật anh hùng, mà lột tả cuộc sống với những mất mát đau thương cùng cái chết của
những con người hết sức bình thường Từng chương của tác phẩm như những
bức họa màu xám mang không khí chết chóc của chiến tranh với những người đàn bà ngóng tin chồng, những thiếu niên chưa kịp yêu đã từ giã cõi đời, những
cụ già hom hem vẫn đòi ra chiến trận, những thương bệnh binh đầy thương tích không kịp cứu chữa, những dòng người dáo dác chạy loạn Chủ định của tác
giả chính là muốn phơi bày sự bi thảm của chiến tranh bằng không gian của
những xóm làng bị cày xới, tiêu điều và cuộc sống của con người trong guồng quay của cuộc chiến
Trang 35Xuyên suốt những trang viết là một không khí chủ đạo của sự bi tráng lẫn
niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng của Chính nghĩa với sự khốc liệt tất yếu cùng
những mất mát đau thương
Nếu không khí ban đầu của chiến tranh được tập trung ở hạt Clayton -một điển hình cho nông thôn miền Nam trước chiến tranh, thì Atlanta - thành phố trẻ trung, ngỗ ngược tượng trưng cho sức sống mới, cho xu hướng phát triển hợp
thời đại của miền Nam được tập trung cho giai đoạn trong và sau cuộc chiến Khác hẳn với Auguster, Charleston, Suvenner những đô thị cổ, nơi tập trung
những gia tộc xuất thân từ giới quý tộc Châu Âu - cựu lục địa -với nhịp sống
chậm chạp, tác phong và tư duy bảo thủ, cố duy trì một cách ngoan cố chế độ phong kiến cùng hệ tư tưởng của nó với óc thủ cựu quá nặng nề về dòng dõi
biểu thị của một miền Nam cũ kĩ, thiếu sức sống đang lim dim ngủ trong sự thỏa mãn, bình yên, Atlanta được mô tả không chỉ là một trong những thành trì ngoan
cường của miền Nam trong cuộc nội chiến " Một trung tâm chế tạo, một cơ sở
b ệnh viện và một trong những kho chính của miền Nam để tập trung lương thực
và quân nhu cho m ặt trận " [45, tr.205] mà còn là hiện thân cho một đô thị của tương lai "… Cũng như nàng (Scarlet), thành phố (Atlanta) này là một hỗn hợp
gi ữa cái cữ và cái mới ở Georgia, trong đó cái cũ thường chịu lép vế hơn trong
nh ững xung đột với cái mới bướng bỉnh và cường tráng " [45, tr.201] Atlanta
đã được Margaret Mitchell dành cho tình cảm ưu ái sâu sắc không chỉ vì những
lí do trên mà còn vì đó là đô thị quê hương của bà Địa danh đó hiện lên trước
mắt người đọc với tất cả sức sống trẻ trung, mãnh liệt, một không khí tưng bừng, hân hoan đón chờ chiến thắng của liên quân
Trang 36….Người ta có thể cảm thấy mạch tim đập của thành phố đang làm việc ngày đêm, bơm nguyên vật liệu chiến tranh vào những mạch máu đường sắt chuy ển tới hai mặt trận Các đoàn tàu rầm rập ra, vào thành phổ suốt ngày đêm
Mu ội khói từ các nhà máy mới xây đổ như mưa rào xuống những ngôi nhà trắng Ban đêm các lò luyện rực đỏ và búa máy còn xình xịch mãi [45, tr.206]
Cuộc sống ở Atlanta trong cuộc chiến còn mang lại một không khí tưng
bừng, náo nhiệt
Tu ần nào cũng có tiệc tùng, vũ hội, bán hàng phúc thiện, và vô số đám cưới thời chiến đêm đến những phố tối có cây trồng hai bên rộn tiếng bước chân khiêu vũ và từ những phòng khách nhỏ, vẳng ra tiếng dương cầm, những
gi ọng nữ cao quyện với giọng những khách nhà binh trong điệu buồn êm ái của
nh ững khúc ca như "Kèn ngưng chiến" và "Thư em có đến, nhưng đến quả
ch ậm", những bài hát não nề làm rưng rưng lệ những đôi mắt đẹp vốn chưa hề
bi ết đến những giọt nước mắt của sầu đau thực sự [45, tr.208]
Cuộc chiến tranh bơm cho thành phố mới này một sức sống mạnh mẽ, hối
hả, thúc đẩy nó lớn lên và trưởng thành nhanh chóng Nhưng cuộc chiến càng lúc càng khốc liệt, không khí Atlanta càng lúc càng chìm trong đau thương và tang tóc Niềm tin và ý chí của những người miền Nam đôi lúc đã mòn đi, chao đảo với sự khó khăn của đời sống thường nhật, với những danh sách thương
Trang 37vong từ các mặt trận gửi về, với những tin thua trận của liên quân Margaret Mitchell không chỉ tập trung miêu tả những trận đánh lớn, công cuộc cướp phá các đồn điền mà còn tập trung miêu tả sự đau thương mất mát của những gia đình quý tộc, từ các điền chủ ở hạt Clayton đến những gia đình thượng lưu ở Atlanta Sự khốc liệt của chiến tranh được phản ánh qua tâm trạng và sinh hoạt
của người dân miền Nam " họ đã chăm sóc thương binh, đã khép mắt cho
nh ững người hấp hối, đã chịu đựng những đau khổ của chiến tranh, lửa đạn và tàn phá, đã biết thế nào là kinh hoàng, là trốn chạy, là đói khát " [47, tr.135]
Thất bại của liên quân miền Nam tập trung ở hình ảnh Atlanta thất thủ được xây dựng một cách vừa hùng tráng, vừa bi thảm như buổi hoàng hôn của
một đế chế, sự cáo chung của một thế giới vàng son giống như một ngày tận thế
Nh ững quầng sáng đỏ gớm ghiếc trên bầu trời lờ mờ xuyên qua vòm lá dày
và nh ững vệt bóng đuổi nhau trên đường như những hồn ma điên loạn Mùi khói
ph ả tới mỗi lúc một nồng và cánh gió nóng vận tải từ trung tâm thành phố đến
m ột mớ âm thanh hoảng loạn, tiếng gào thét la rú, tiếng xe nhà binh chạy ầm
ầm, tiếng bước chân hành quân rộn rịch [46, tr.138]
Với ngòi bút hiện thực, Magaret Mitchell đã lột tả được sự tàn nhẫn của chiến tranh bằng sự chân thực song lại rất giàu nữ tính, giàu cảm xúc, diễn tả rất tinh tế, sâu sắc nỗi khổ đau của con người trong chiến tranh
N ằm dưới ánh mặt trời phủ, vai sát vai, đầu người nọ giáp chân người kia, hàng trăm thương binh
ng ổn ngang ngay trên đường sắt, trên hè ph ố xếp thành từng dãy dài b ất tận dưới lán toa xe Một
số nằm cứng dơ và im lặng, nhưng rỉ dưới nắng nóng Khắp
Trang 38nơi từng đàn ruồi nhâu nhâu, vo vo và bò trên mặt họ, chỗ nào cũng thấy máu, bông băng bẩn, chỗ nào cũng thấy rên la, chửi thề vì đau mỗi khi các nhân viên tái thương nhấc cáng lên Mùi mồ hôi, mùi máu, mùi những thân thể không được
t ắm rửa, mùi phân bóc lên thành những sóng nhiệt lượng cho đến khi hơi xú uế khi ến nàng suýt lộn mửa Nhân viên cứu thương chạy lăng xăng giữa những hình người phủ phục, luôn giẫm phải các thương binh vì các dãy quá sít nhau
Nh ững người bị giẫm lên thản nhiên giương mắt nhìn, đợi đến lượt mình được cáng đi [46, tr.107]
Hiện thực tàn khốc, phi luân lí của chiến tranh được lột tả một cách chân
thực Nhưng có lẽ lay động sâu sắc lòng người là sự khổ đau mà đặc biệt là của
những người phụ nữ
Ở vòng ngoài, những phụ nữ đi bộ hoặc đi xe tới mỗi lúc một nhiều thêm, hơi nóng bốc ra từ những thân người chen chúc và bụi bay lên từ những bàn chân không ng ừng giậm giựt làm không khí trở nên ngột ngạt Đám phụ nữ không nói gì, nhưng những bộ mặt tái nhợt, bất động của họ biểu đạt tình cảm câm l ặng một cách hùng hồn hơn cả những tiếng rên rỉ, than vãn
Ch ẳng mấy nhà trong thành phố không có một con trai, một anh trai hay
em trai, m ột người cha hay một người chồng tham gia trận đánh này Tất cả
nh ững phụ nữ kia đang đợi nghe tin thần chết đã đáo lại nhà mình Họ đón chờ cái ch ết Họ không đón chờ thất bại [45, tr.359]
Họ luôn luôn là những nạn nhân trực tiếp của chiến tranh, tuy không phải lăn xả ra chiến trường, song khó mà tính hết nỗi khổ đau mà những người phụ
nữ phải chịu đựng do chiến tranh mang lại Cái chết của những người thân, trụ
cột trong gia đình là một mất mát có thể đo lường được, song sự tiêu tán một
nếp sống, sự diệt vọng của một thế giới êm ấm nơi họ luôn tìm thấy sự chở che,
sự an toàn, còn tác động mạnh mẽ gấp bội lần đến những thân phận phụ nữ mà tiêu biểu là Scarlett và những nhân vật nữ khác trong "Cuốn theo chiều gió"
Bức tranh về sự diệt vong ấy được diễn tả ở nhiều khía cạnh của nội tâm: bị
Trang 39đánh gục bởi cái chết của bốn đứa con như bà Tarleton; biến chất và muốn đầu hàng miền Bắc vì miếng ăn như Suelen; phải đánh đổi danh dự của bản thân và gia đình khi kết hôn với kẻ thù như Cathleen Calvert Ngòi bút của Margaret Mitchell đặc biệt thông cảm chân thành với những nỗi khổ đau của phụ nữ trong
một niềm đồng cảm sâu xa, song cũng không thể vượt thoát khỏi chủ nghĩa hiện
Vâng t ất cả chúng ta đều là những nạn nhân ở các mức độ khác nhau
Nh ững người này thì đóng đinh câu rút một kẻ vô tội, và trả giá bằng việc chịu khinh r ẻ từ hai ngàn năm nay của những ai là đệ tử của kẻ đó, những người khác thì nhân lên gấp sáu triệu lần tội ác này Chúng ta hay chiến tranh, cũng
v ậy thôi" (Cô bé ăn xin - St Phalle)
Hay trong tác phẩm "Dịch hạch" của Albert Camus
Tai h ọa là một chuyện chung cho mọi người, nhưng người ta lại khó tin vào tai h ọa khi nó rơi đúng đầu mìmh Trên thế giới này, những trận dịch hạch cũng nhiều như số những cuộc chiến tranh Song dịch hạch cũng như chiến tranh, đều đến với người ta hầu như rất bất ngờ Tai họa không hợp với con người Người ta tự nhủ rằng tai họa không có thật, đấy là một cơn ác mộng sẽ
m ất đi Nhưng nó không bao giờ mất đi, và từ cơn ác mộng này qua cơn ác mộng khác, chính là những con người phải mất đi
Trang 40Văn học Mĩ cũng đã đề cập vấn đề này từ rất sớm với đỉnh cao là tác phẩm
"Giã từ vũ khí", "Chuông nguyện hồn ai" của Hemingway và còn nhiều tác
phẩm nữa Song ta phải nhìn nhận, với đặc trưng là cường quốc, với bản chất thích đi sâu can thiệp vào nội bộ những quốc gia khác, Hoa Kì không chỉ là nạn nhân của chiến tranh mà còn là kẻ gây chiến, là thủ phạm, trực tiếp hay kẻ tiếp tay giấu mặt của biết bao cuộc chiến khu vực, những cuộc xung đột như chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, các chiến dịch chống Iraq, Afganistan, Nam Tư Ở khía cạnh ấy, việc nói đến thân phận con người trong chiến tranh, ngoài cảm giác bi thương và chủ nghĩa nhân đạo, không khỏi có cái mặc cảm
của những kẻ chủ mưu vì thế mới có những khái niệm "Hội chứng chiến tranh
Vi ệt Nam", "Hội chứng vùng vịnh"
Trong "Cuốn theo chiều gió", cuộc chiến tranh Nam - Bắc Mĩ được phản ánh chủ yếu thông qua thân phận các nhân vật mà trung tâm là Scarlet, Rhett, Ashley và Melanie Vấn đề thân phận con người trong chiến tranh ở đây chính là
trọng tâm của tác phẩm và là chủ đề xuyên suốt tác phẩm Margaret Mitchell thông qua các nhân vật của mình để tái hiện một giai đoạn lịch sử sôi động của Hoa Kì, song đồng thời cũng dùng chính số phận các nhân vật mình trong và sau
cuộc chiến để nêu bật lên một vấn đề, cho dù là chính nghĩa hay phi nghĩa, bản
chất của chiến tranh trước hết vẫn là tàn bạo và vô luân Và con người, trong con
cuồng phong chiến tranh, là kẻ thắng hay người thua, có khoác lên mình vòng nguyệt quế vinh quang hay đắm chìm trong trong thất bại đắng cay, là kẻ dũng
cảm hay tên hèn nhát, anh hùng hay thường dân, khôn ngoan hay khờ dại, tất
thảy đều là nạn nhân của chiến tranh
2.3.2 Con người trong chiến tranh trong tiểu thuyết "Cuốn theo chiều gió"
Tác giả tập trung phản ánh cuộc chiến Nam - Bắc Mĩ thông qua số phận
của các nhân vật chính, hay nói một cách khác bà dùng chiến tranh như một phép thử: thử lòng dũng cảm và thử tình cảm của các nhân vật Cuộc nội chiến,