Th ể hiện trong tư tưởng phản chiến

Một phần của tài liệu Chiến tranh nam bắc mỹ trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell (Trang 65 - 68)

Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT TRONG "CUỐN THEO

3.1. Bút pháp hi ện thực trong tác phẩm

3.1.3. Bút pháp hi ện thực trong "Cuốn theo chiều gió"

3.1.3.1. Th ể hiện trong tư tưởng phản chiến

Điểm chung lớn nhất giữa các nhân vật mà Margaret Mitchell xây dựng trong tác phẩm không chỉ vì họ đều là người miền Nam, thuộc tầng lớp thượng lưu, mà họ chính là những đại diện của tư tưởng phản chiến, những người không hề hưởng ứng cuộc chiến tranh Nam - Bắc Mĩ tuy con đường đi đến nhận thức không hề giống nhau. Tư tưởng này là sự biểu hiện rõ nhất của chủ nghĩa hiện thực chi phối quan điểm lịch sử của tác giả để đi đến một sáng tác …. nhân bản đối với thân phận con người trong chiến tranh.

Trong cái không khí hiếu chiến tràn ngập miền Nam, bên cạnh những kẻ cuồng tín, sẵn sàng hi sinh, là những người đã nhận chân hiện thực tàn nhẫn của cuộc chiến, chán ghét cuộc chiến và phản đối nó bằng cách này hay cách khác tuy thuộc vào địa vị xã hội, hoàn cảnh xuất thân của mình. Lí do đầu tiên của tư tưởng này là sự ý thức về quyền lợi cụ thể, trực tiếp của bản thân bị cuộc chiến xâm hại chứ chưa hẳn từ lòng ái quốc chân chính nhưng cũng không từ lòng ái quốc chung chung.

Trước tiên là Scarlett - bông hoa xinh đẹp của miền Nam. Cuộc chiến xuất hiện trong đời cô vào ngay lúc nhân vật đang tìm mọi cách để có được người mình tôn sùng - Ashley. Mọi toan tính và cả tinh lực nàng chỉ tập trung vào chuyện bẫy người mình yêu như thế nào. Vì nàng quan niệm "cuộc đời vui thú đến nỗi thất bại là điều không thể quan niệm được và một chiếc áo dài đẹp với nước da tươi sáng là vũ khíđể chiến thắng số phận" [45, tr. 109].

Chiến tranh ập đến như một kẻ phá đám, góp phần cùng số phận đưa Ashley ra khỏi tầm tay nàng mãi mãi. Ngay tò đầu nhân vật đã căm ghét chiến tranh - sự căm ghét hết sức bản năng - vì chiến tranh thu hút hết sự chú ý của những người đàn ông, chiến tranh đã cạnh tranh với nàng về phương diện được

quan tâm, săn đón. Scarlett căm ghét chiến tranh, vì nó mà Ashley phải xông pha vào nơi nguy hiểm, tính mạng bị đe dọa, vì nó mang đi các chàng trai ái mộ nàng, vì nó mà chính nàng phải chăm sóc thương binh, phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu ở bệnh viện dưới sự xét đoán khe khắt của những phu nhân khó tính nghiệt ngã. Với nàng, tinh thần phản chiến nảy sinh ban đầu chỉ là vì cuộc sống bình yên, đầy đủ tiện nghi của mình bị xáo trộn - một tinh thần phản chiến xuất phát chủ yếu vì sự vị kỉ - một trong những nét tính cách nổi bật của nhân vật "...Theo nàng, chiến tranh phải dừng lại để ai về nhà người nấy chăm lo trồng bông, để khắp nơi lại thấy những cuộc vui tưng bừng, các cô gái lại có những chàng trai theo đuổi và nhiều áo dài đẹp màu xanh nhạt... " [45, tr.242]

Tư tưởng phản chiến ban đầu nơi Scalett là như thế, giản dị như chính con người cô, song lại phản ánh một khát vọng đơn giản và chân chính của mỗi con người về cuộc sống thanh bình đầy niềm vui và cái đẹp.

Nhưng càng đi sâu vào cuộc chiến, trở thành một nạn nhân trực tiếp của nó, nàng căm thù chiến tranh sâu sắc. Mẹ chết, cha bị mất trí, tài sản mất sạch, bạn bè, người thân bị giết, bị đày đọa, huy hoại, danh sách các chàng trai quen biết không trở về ngày một dài thêm, bản thân nàng phải lao động cật lực để kiếm sống và cưu mang gia đình... tất cả mộng mơ đẹp đẽ của tuổi thanh xuân bị hiện thực phũ phàng chà đạp, ngay cả bản thân của nhân vật cũng thay đổi khốc liệt.

Cùng với chiến tranh, tuổi thanh xuân vui tươi và ngắn ngủi của nhân vật đã bị cáo chung một cách cay đắng. Scarlett thực sự trở thành kẻ phản chiến bằng tất cả tâm hồn, máu thịt của nàng. Sự phản chiến ấy ở giai đoạn sau này nơi Scarlett là kết quả những trải nghiệm đớn đau, là dấu hiệu chứng tỏ sự trưởng thành của nhân vật. Khác với Scarlett - đứa con cưng của miền Nam, Rhett - đứa con hoang, lại là kẻ phản chiến ngay từ trong bản chất. Bằng sự nhạy cảm chính trị mang màu sắc con buôn, bằng lí trí sắc sảo và với sự thấu hiểu sâu sắc bản chất của miền nam, bằng cả sự căm hận miền Nam vì nó ruồng rẫy mình, Rhett đã

nhìn ra mục đích và kết quả cuộc chiến ngay từ khi nó chưa bắt đầu "... Chao, chúng ta chẳng có gì ngoài bông, một bọn nô lệ và sự kiêu kì ngạo mạn... " [45, tr.160].

Chàng không ngại ngần nêu lên sự thật và cảm nhận của mình về cuộc chiến như sự thất bại tất yếu của miền Nam, châm chọc, thách thức những người miền Nam điên cuồng tôn thờ Chính nghĩa, sự nghiệp một cách thích thú như một hình thức phản chiến, và hơn thế nữa, chàng đã lợi dụng cuộc chiến ấy làm giàu cho bản thân mình như một cách chối bỏ và xúc phạm chính nghĩa

Cái cơ đồ nơi chúng ta đang sống đây - miền Nam - liên bang - cái vương quốc của bông này - nó đang tan rã dưới chân ta đấy thôi. Chỉ có những kẻ ngu dại nhất mới không thấy điều đó mà lợi dụng tình hình tạo nên bởi sự đổ vỡ.

Còn tôi đang làm giàu từ sự sụp đổ [45, tr.273].

Đối với Ashley và Melanie Wilsk, những con người ưu tú, với những phẩm chất tinh hoa của giới quý tộc, tinh thần phản chiến cũng là một phản ứng rất bản năng khi họ biết chiến tranh sẽ làm đảo lộn nếp sóng êm ả, khuấy động thế giới tâm linh bằng lặng và dễ chịu của mình. Họ linh cảm và biết trước những đổi thay khốc liệt mà chiến tranh sẽ đem lại, nó sẽ làm thay đổi tất cả, sẽ lật nhào thế giới cũ nơi bản thân họ, gia đình họ và cả miền Nam đang sống một cách thoải mái và an phận

Vì anh đang chiến đấu cho những ngày xưa cũ, những phong tục xưa cũ mà anh xiết bao yêu mến, những thứ mà anh xiết bao yêu mến, những thứ mà anh e rằng giờ đây đã mất đi vĩnh viễn, bất cứ sự thể xoay vần ra thế nào. Vì dù thắng hay bại, chúng ta cũng vẫn mất mát thua thiệt... " [45, tr.298].

Họ đủ lí trí để nhận thấy rằng : "...Chẳng có gì trên đời bõ để chúng ta gánh chịu hậu quả của cuộc chiến tranh này... Vinh quang ấy là rỗng tuếch, chẳng có gì ngoài lầm than và nhơ nhớp... " [45, tr.328].

Họ đi vào cuộc chiến bằng sự mâu thuẫn sâu sắc giữa lí trí vốn nhạy cảm đã nhận thấy bản chất cuộc chiến và kết quả thất bại tất yếu với tinh thần ái quốc và lòng trung thành sâu sắc với những giá trị truyền thống của miền nam mà họ là một thành viên trung tín. Tâm hồn mong manh nhạy cảm của họ đã bị chiến tranh làm tổn thương mãi mãi.

Bên cạnh đó, tinh thần phản chiến còn được thể hiện ở những con người vô danh khác như ông lão Payetville khi chỉ ra chiến tranh không phải là một ngày hội với các anh hùng cưỡi chiến mã và các cô gái tung hoa đón chào người anh hùng trờ về. "Các chú ngựa non háu đá, đừng có muốn chiến tranh làm gì ...

Không, đó là nhịn đói, nhịn khát, ngủ bụi ngủ bờ, ướt át đến sưng phổi, mà nếu không sưng phổi thì đó là bệnh đường ruột [45, tr.158].

Và ngay cả ở những con người trung tín với miền Nam nhất như bà Mead khi nhận tin đứa con trai lớn chết, đứa con nhỏ đối diện với nguy cơ phải ra trận cũng bày tỏ sự phản kháng theo kiểu rất phụ nữ: tìm mọi cách ngăn không cho đứa con trai nhỏ đăng lính.

Xây dựng tinh thần phản chiến, những nhân vật phản chiến chứng tỏ Margaret Mitchell thấu hiểu bản chất của mọi cuộc chiến tranh là tàn bạo, vô luân, đồng thời cũng chứng tỏ sự cảm thông sâu sắc của bà với những con người bị cuốn vào cuộc chiến.

Một phần của tài liệu Chiến tranh nam bắc mỹ trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)