Nhân v ật cô đơn

Một phần của tài liệu Chiến tranh nam bắc mỹ trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell (Trang 76 - 79)

Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT TRONG "CUỐN THEO

3.2. Ngh ệ thuật xây dựng nhân vật

3.2.3. Nhân v ật cô đơn

Sự cô đơn chính là ý thức của con người về tình trạng của mình trong quan hệ với đời sống xã hội cũng như môi trường. Nỗi cô đơn của con người đều có những nguyên nhân của nó. Sức tác động tàn khốc của chiến tranh lên đời sống tâm hồn, tâm linh của con người rất dai dẳng, trở thành gánh nặng tâm lí khó nguôi ngoai, giải tỏa. Trong đời sống đa dạng và phức tạp của chiến tranh, con người rơi vào sự cô đơn bởi nhiều lẽ, trước hết họ là nạn nhân của chiến tranh, chịu nhiều mất mát, đến thời hậu chiến thì không phải vết thương nào cũng được hàn gắn, gây nên sự đau đớn, nhức nhối về cả thể chất lẫn tinh thần, vì thế mà sự bất lực và cô đơn lại càng trở nên khủng khiếp.

Có thể nói rằng loại nhân vật này trong tác phẩm không thể hiện rõ trong khuynh hướng sáng tác của tác giả, nhưng nói như vậy không có nghĩa là bà không có dụng ý trong việc xây dựng nhân vật. Sự cô đơn của nhân vật Scarlett dường như chỉ là sự thoáng qua trong một tính cách mạnh mẽ nơi nàng nhưng nó là những trải nghiệm đau đớn trong cuộc đời cũng không lấy gì làm phẳng lặng của cô "... nhưng cũng như phần lớn những điều cô muốn,cách đó gắn liền với một hình phạt. Đó là sự cô đơn" [47, tr.238]. Hay là sự cô đơn của Ashley và vợ anh ta Melanie trong chính thế giới quý tộc của họ, Ashley đã bày tỏ "Suốt đời tôi đã tránh né mọi người, tôi đã thận trọng trong việc chọn lựa số bạn bè ít ỏi của tôi" [47, tr.23], nghe như có vẻ cô đơn với Ashley là một thái độ sống mà

chàng tự nguyện chọn. Nhưng thực sự họ cô đơn không phải vì bị cuộc đời chối bỏ mà họ cô đơn vì họ đã đi quá sâu, quá rộng vào cuộc đời này.

Họ cô đơn trong những suy nghĩ không phù hợp với quan điểm lịch sử của số đông, ngay trong những nhận thức về sự thật và kết quả của cuộc chiến và họ cô đơn trong chính nỗi đau số phận mà cuộc chiến bắt họ phải chịu đựng. Trong những bức thư của Ashley gửi cho vợ, chàng như đang sống ở thế giới của những "ngày xưa"

Thật cứ như là trong khi viết cho Melanie, Ashley cố không đếm xỉa gì đến chiến tranh và tìm cách vạch quanh hai vợ chồng một vòng tròn mầu nhiệm phi thời gian, gạt ra ngoài tất cả những gì đã diễn ra... Chàng nhắc đến những cuốn sách mà chàng và Melanie đã đọc, những bài hát mà họ đã hát... Xuyên suốt các bức thư là nỗi khao khát được trở về trang trại Mười hai cây sồi [45, tr.301].

Sự cô đơn ấy còn thể hiện ở việc ý thức về những mối quan hệ bền vững nào đó với thế giới hoặc những con người xung quanh, để cảm thấy tất cả sự trớ trêu khi rơi vào nỗi cô đơn

Nàng ngập ngừng mở đầu, xưa nay tôi vẫn cô đơn trong môi trường nữ giới. Không phải chỉ vì tôi làm ăn mà cánh phụ nữ Atlanta ghét tôi. Đơn giản là họ không ưa tôi, dù thế nào mặc lòng. Ngoài mẹ tôi không có người nào thực sự ưa tôi. Cả các em gái tôi cũng vậy. Tôi không biết tại sao, ngay cả trước chiến tranh, ngay cả trước khi tôi lấy Charles, cánh phụ nữ dường như đã chê bai bất cứ việc gì tôi làm... " [47, tr.239].

Như vậy, sự cô đơn trong ý nghĩa trực tiếp là sự bất lực trong nhận thức, lí giải hiện thực.

Tình yêu vốn được coi là cứu cánh của con người đứng trước trăm ngàn tai ương trong xã hội. Trong văn học thế giới - kể cả văn học phương Tây và đặc biệt văn học Mĩ - các nhà văn cũng đã xây dựng rất nhiều nhân vật ở đáy cùng của sự cô đơn và tuyệt vọng đã được vực dậy nhờ cứu cánh của những tình yêu

rất đời thường nhưng đôi khi cũng rất kì lạ trong dòng chảy của số phận. Trong tác phẩm "Cuốn theo chiều gió", tình yêu cũng mang một sứ mạng như thế, nhưng phải chăng lúc nào nó cũng xoa dịu được nỗi bất hạnh của nhân vật?

Sự cô đơn, sự lạc lõng một cách gần như không thể nhận ra của Scarlett ngay trong giai cấp mình trước chiến tranh xuất phát từ chính cái bản năng nổi loạn tiềm ẩn của nàng. Bất chấp việc vây quanh nàng là cả gia đình thương yêu, chiều chuộng vô bờ bến, là hàng đàn những chàng trai theo đuổi, Scarlett thực sự rất cô đơn vì những suy tư và mong muốn của nàng không đồng nhất với chuẩn mực xã hội đương thời.

Trong chiến tranh, nàng càng trở nên cô đơn sâu sắc. Nàng không tài nào hấp thu được cái tinh thần ái quốc cuồng nhiệt và chủ nghĩa lạc quan của đồng bào nàng. Nàng hưởng ứng những hoạt động của giới thượng lưu Atlanta như dạ hội, bán phúc thiện, thậm chí còn được chọn đóng vai "Tinh thần của liên bang"

đơn thuần chỉ vì nàng ham vui, muốn được nhảy nhót, muốn được vui chơi, nàng đến bệnh viện để chăm sóc thương binh cũng chỉ vì sợ bị các bà quý tộc phê phán. Không mảy may có chút nào lòng ái quốc và ước muốn cống hiến cho chính nghĩa. Không may cho Scarlett, nàng kinh sợ khi nhận thấy điều đó. Nghĩa là nàng hiểu sâu sắc sự lạc lõng của mình ngay trong lòng giai cấp mình.

Đến thời hậu chiến, cùng với sự tẩy chay của xã hội miền Nam dành cho nàng thì sự cô đơn của nàng mới trở thành nỗi ám ảnh. Khi cùng với giới thượng lưu miền Nam chịu những mất mát, đau thương, bị tước đoạt tất cả, nghĩa là cùng họ chung con thuyền hoạn nạn thì nàng vẫn là một thành viên của xã hội ấy. Nhưng khi nàng bằng nghị lực, ý chí của mình vượt lên khỏi hoàn cảnh tối tăm, phá bỏ mọi định kiến, mọi chuẩn mực của giai cấp mình và đặc biệt là khi thành công trong công việc, nàng lại bị chính giai cấp của mình tẩy chay. Sự cô đơn của nàng là cái giá cho việc biến mình thành một nhân vật tiên phong trên con đường chấp nhận thực tại và cùng nó tồn tại. Con đường nàng đang đi chính là con đường mà những người thuộc giới thượng lưu miền Nam cũng sẽ phải lựa

chọn, song họ sợ hãi khi nghĩ đến những gì phải mất mát, phải trả giá như Scarlett cho cái tương lai bất định ấy, vì vậy, họ lảng tránh Scarlett.

Liên hệ với nhân vật Gasby trong tiểu thuyết "Gasby vĩ đại" của Fizgerald, chàng cũng là một con người cô đơn đến tội nghiệp - sự cô đơn do chính mình tạo ra - dù chàng đang sống giữa thế giới phù hoa ồn ào, đó chính là nỗi cô đơn của những người Mĩ hiện đại... Những con người bị ám ảnh bởi sự cô đơn đâu phải là những kẻ yếu đuối, nhu nhược, họ có đủ dũng khí để vượt qua mọi thử thách, vượt qua định mệnh nhưng không vượt qua nổi định kiến của chính đồng loại. Sự cô đơn ấy còn là sản phẩm của chủ nghĩa vật chất, của chủ nghĩa thực dụng.

Vì thế, khi xây dựng những nhân vật cô đơn đặc biệt là Scarlett, Margaret Mitchell đã chứng tỏ một khả năng nhìn thấy trước tương lai, thấy được cái tất yếu của một xã hội vật chất, điều này chứng tỏ một sự nhạy cảm sâu sắc và phản ánh sự cô đơn lạc lõng của chính tác giả trong lòng một xã hội biến động mạnh mẽ đương thời.

Nhân vật cô đơn là một dạng nhân vật đặc biệt. Nó là sự tập trung mạnh mẽ nhất của cái tôi, của cái cá thể giữa đám đông, thời đại, đồng thời nó là một dạng nhân vật mang tính tiên cảm, bởi suy cho cùng, cô đơn là một cảm giác thường trực của con người, một cảm giác rất con người, rất nhân bản và nhân đạo. Xét ở khía cạnh ấy, có thể nói khi xây dựng con người cô đơn như Scarlett, Ashley, ...

nhà văn đã thành công khi diễn tả được sự khắc khoải khôn nguôi của con người trước mọi biến động của cuộc sống.

Một phần của tài liệu Chiến tranh nam bắc mỹ trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)