Thể hiện trong hiện thực khốc liệt của cuộc nội chiến và công cuộc tái thiết đất nước

Một phần của tài liệu Chiến tranh nam bắc mỹ trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell (Trang 68 - 71)

Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT TRONG "CUỐN THEO

3.1. Bút pháp hi ện thực trong tác phẩm

3.1.3. Bút pháp hi ện thực trong "Cuốn theo chiều gió"

3.1.3.2. Thể hiện trong hiện thực khốc liệt của cuộc nội chiến và công cuộc tái thiết đất nước

Như lịch sử đã chứng minh, cuộc chiến tranh Nam - Bắc Mĩ thực chất là cuộc chiến giữa hai phương thức sản xuất; giữa miền Nam đại diện cho phương thức sản xuất phong kiến đã lạc hậu, và miền Bắc đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang trên đà phát triển. Mục đích tối cao của cuộc chiến là vấn đề lợi ích của mỗi miền. Miền Bắc muốn đẩy manh sự nghiệp công nghiệp hoa, hiện đại hoa. Miền Nam muốn duy trì chế độ nô lệ và phương thức sản xuất kiểu phong kiến. Thế nhưng, mục đích thực sự của cuộc chiến đã bị các nhà lãnh

đạo hai miền che lấp dưới hàng loạt khẩu hiệu ái quốc, tiến bộ... để mê hoặc và lôi kéo quần chúng. Bản chất của cuộc chiến tranh đã được tác giả miêu tả qua lời phát biểu của nhân vật Rhett Butler một cách thẳng thắn và vô cùng xác đáng:

Tất cả các cuộc chiến tranh đều thiêng liêng... đối với những người có nhiệm vụ chiến đấu. Nếu những kẻ gây ra chiến tranh không làm cho nó trở thành thiêng liêng thì ai dại gì mà đi đánh nhau? Nhưng cho dù các diễn thuyết hô hào những gì cao siêu để tập hợp bọn ngu đi đánh nhau, cho dù họ có gán cho chiến tranh những mục đích cao đẹp đến đâu đi chăng nữa, chiến tranh bao giờ cũng có một mục đích duy nhất. Đó là tiền. Trên thực tế, những cuộc chiến tranh đều là những cuộc chiến tranh vì tiền. Song xưa nay, chẳng mất ai hiểu ra điều đó. Tai họ đấy ắp tiếng kèn và trống trận và những lời lẽ hoa Mĩ của các ông diễn giả ru rú ở xó nhà. Khi khẩu hiệu tập hợp là "Hãy cứu mộ của Chúa Kirixitô khỏi tay bọn vô đạo!". Khi lại là "Đả đảo chế độ Giáo hoàng!" lúc lại

"Tự do!" hoặc "Bông, chế độ nô lệ và quyền các bang!" [45, tr.325].

Điều này đã phản ánh nhận thức rất tỉnh táo và lí trí của tác giả về mục đích cuối cùng của cuộc nội chiến Hoa Kì.

Sau nội chiến, hầu hết các thành phố thuộc miền Nam đều bị tàn phá. kinh tế lụn bại, ... những chủ đồn điền lòn di cư đến các thành phố miền Bắc, miền Tây hoặc ra nước ngoài, thay thế họ là những bần nông da trắng. Nhưng một vấn đề hết sức lớn lao đó là bốn triệu người da đen được giải phóng phải đối mặt với những khó khăn mới, những "đạo luật đen" cấm họ được bầu cử, cấm mang vũ khí, chế độ hà khắc của của chính quyền mới - những kẻ chiến thắng... đã làm thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ bộ mặt cũng như tính chất của miền Nam trong giai đoạn này. Đó là sự thay đổi sâu sắc nếp sống, chuẩn mực đạo đức, quan niệm... của người miền Nam.

Đặc biệt là sự hồi sinh của thành phố Atlanta "bất chấp chiến tranh, lửa thiêu và tái nhập, Atlanta lại trở nên một thành phố phát triển nhanh, về nhiều

mặt, nó giống như cái thành phố trẻ trung tấp nập trong những ngày đầu tiên của Liên Bang" [47, tr.206].

Sự hồi sinh ấy kéo theo nó là những hệ quả tất yếu : "Thành phố ầm ầm náo động như một làng biên giới... Tửu quản mọc lên như nấm... trộm cướp và gái mãi dâm thậm thụt ở những ngỏ không đèn và những phố tối. Những sòng bạc hoạt động rảo riết và không mấy đêm là không có ẩu đả đâm chém, bắn giết nhau " [47, tr.207]. Trên con đường hiện đại hóa, bất chấp mọi truyền thống lâu bền, mọi nỗ lực ngăn chặn của những cư dân trung tín, không một nơi nào thoát khỏi giai đoạn tranh tối tranh sáng, khi tệ nạn theo bước chân vội vã, ồn ào, không cưỡng được của công cuộc phát triển để tìm đất sống. Nhất là trong bối cảnh tái nhập, khi chính trị đan xen với thủ đoạn lưu manh, cướp bóc, chiếm đoạt, phi luật pháp, khi mà chân lí duy nhất được áp dụng : Quyền của kẻ mạnh và người chiến thắng.

Hiện thực ấy tác động mạnh mẽ lên tâm tư, tình cảm và đời sống của các nhân vật.

...Vào cái mùa xuân lạnh lẽo năm 1866 ấy, nhìn ra quanh mình, Scarlet nhận chân thấy những gì đang chờ đợi nàng và cả miền Nam. Tha hồ cho nàng bày mưu tính kế, tha hồ cho nàng làm lụng, nặng nhọc hơn mọi nô lệ của mình từ xưa đến nay, tha hồ cho nàng, bằng sức mạnh của quyết tâm, có thể giải quyết những vấn đề mà trước đây nàng không hề chuẩn bị để đối phó và bất chấp mọi công lao hi sinh cũng như tài tháo vát của nàng, đạt được bằng cái giá đắt như thế vẫn có thể bị giật khỏi tay nàng bất cứ lúc nào [47, tr.200].

Tác giả đã chứng minh và ca ngợi sức sống mãnh liệt của người miền Nam, sự trường tồn những chuẩn mực mang màu sắc quý tộc của họ. Đồng thời qua đó bộc lộ mâu thuẫn sâu sắc trong lòng xã hội Mĩ mà cuộc nội chiến mang lại đó là sự phân hóa Bắc Nam, cuộc đối đầu truyền kiếp giữa hai Đảng Cộng hòa - Dân chủ.

Các sự kiện bãi nô, sự ra đời của Đảng 3K, Đảng Dân chủ, là những sự kiện quan trọng trong lịch sử cận đại Hoa Kì được miêu tả rất sinh động. Nội chiến với ý nghĩa là một cuộc huynh đệ tương tàn đã tàn phá, chia rẽ đất nước Hoa Kì, đã khắc sâu hơn sự đổ vợ sâu sắc trong lòng xã hội Mĩ, để lại những di chứng nặng nề trong hiện tại, chủ nghĩa tự kiêu có nguồn gốc sâu sắc từ chính trong lịch sử cận đại, đặc biệt là từ cuộc nội chiến.

Sự đảo lộn trong cuộc sống gia đình Scarlett và các điền chủ miền Nam, những trang trại bị đốt phá, những bị mất đi người thân, tài sản, mất niềm kiêu hãnh, nạn đói, lao động khổ sai... là những minh chứng hùng hồn nhất của dấu hiệu suy vong một thời đại, một quá khứ hoàng kim không cách gì cứu vãn nổi, chỉ để lại trong tâm tưởng nỗi tiếc nhớ khôn nguôi cùng niềm kiêu hãnh dai dẳng đến mức cố chấp. Hiện thực ấy cũng đã lột tả những cố gắng vượt lên trên mọi định kiến để có thể chung sống hoà bình vượt qua thời tái thiết đen tối.

Một phần của tài liệu Chiến tranh nam bắc mỹ trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)