Nh ững nô lệ da đen

Một phần của tài liệu Chiến tranh nam bắc mỹ trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell (Trang 58 - 63)

2.2. Chiến tranh Nam - Bắc Mĩ qua ngòi bút của Margaret Mitchell

2.3.2. Con người trong chiến tranh trong tiểu thuyết "Cuốn theo chiều gió"

2.3.2.4. Nh ững nô lệ da đen

Vấn đề lớn nhất, nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh chính là vấn đề nô lệ da đen - nguồn nhân công chủ yếu, rẻ mạt của những đồn điền bông bát ngát, là nguồn gốc giàu có của miền Nam. Chính Scarlett đã thừa nhận

...Không có bọn nô lệ da đen, giỏi lắm chúng ta cũng chỉ có thể giữ cho hồn còn trong xác là cùng. Không ai có thể điều khiển một đồn điền lớn mà không có nô lệ da đen, thiếu chúng, hành loạt cánh đồng sẽ không được cày cấy và rừng sẽ lại lấn hết đồng... [45, tr291].

Dưới ngòi bút của Margaret Mitchell, trước chiến tranh, những nô lệ da đen sống trong vô tư, đầy đủ và thỏa mãn với sự chăm lo ân cần của các chủ nhân da trắng, trung thành một cách tuyệt đối và không hề mảy may có một tư tưởng phản kháng hay một ý thức về sự tự do nào. Khôn ngoan đáng tin cậy như Mammy, vợ chồng quản gia Pork - Dilcey, lão Peter; lanh chanh và ngu ngốc như Prissy... họ tạo thành một bộ phận những nhân vật, một bộ phận không thể thiếu của bức tranh miền nam đa sắc. Họ là quản gia trung thành, là nhũ mẫu, kẻ hầu... tóm lại vừa là công cụ sản xuất, vừa là của cải sở hữu, là hàng hóa, là cảnh

vật trang trí và cũng là những đối tượng cần được chăm sóc, bảo bọc, che chở của những chủ nhân da trắng. Trên quan điểm này dường như có một sự cách biệt tương đối lớn giữa Margaret Mitchell với một số nhà văn đương thời khác viết về những nhân vật da màu bị xem là nô lệ. Trong lúc một số tác giả khác lên tiếng vạch trần những thủ đoạn bỉ ổi của những người cầm đầu nước Mĩ bị bọn đại địa chủ thao túng, ép buộc cho phép sự bành trướng của chế độ nô lệ thì Margaret Mitchell lại nghiêng về việc duy trì chế độ này, xem việc những nô lệ được cho ăn no, mặc ấm, có một chỗ ngủ trong khu gia nô là những đặc ân mà họ được hưởng. Tác giả triệt tiêu tinh thần ham muốn bình đẳng, tự do, dân chủ mà chỉ mô tả những người da đen với tình cảm chân chất, đơn thuần như lòng trung thành mộc mạc mà sâu sắc, trọng danh dự, ý thức trách nhiệm cao... nhưng họ cũng bộc lộ điểm yếu của những kẻ mông muội ưa nghe lỏm chuyện, lười biếng và ngu dốt...

Tình cảm của những người chủ miền Nam đối với các nô lệ dưới ngòi bút của tác giả cũng hết sức tốt đẹp : Ông Hara, bà Tarleton, gia đình Wilks. Bà 0'Hara đã dạy Scarlett: "...hãy luôn nhớ rằng con phải chịu trách nhiệm về sự an lạc tinh thần cũng như vật chất của những người da đen mà Chúa đã giao phó cho con trông nom. Con phải hiểu rằng họ giống như trẻ con, và cũng như trẻ con, họ cần được bảo vệ chống lại chính bản thân mình... " [45, tr.259]. Lời dạy đã thể hiện một tinh thần Cơ đốc giáo sâu sắc song cũng hạ thấp người da đen, ngụ ý sự coi thường và đồng thời cũng chứng tỏ họ -những điền chủ miền Nam - cho mình là những chủ nhân đích thực và chân chính. Vì thế, hình ảnh của người da đen đôi lúc đã hiện lên một cách thui chột, méo mó, và việc họ sống khốn đốn, hay phải thể hiện lòng trung thành hơn nữa trong chiến tranh được cho là điều đương nhiên:

Các gia nhân của những điền chủ láng giềng son sắt một lòng với chủ da trắng, bảo vệ các nữ chủ trong khi chồng con họ ở ngoài mặt trận, đưa họ đi lánh nạn qua những khủng khiếp của chiến tranh, săn sóc người bị thương, chôn

cất người người chết, an ủi kẻ bơ vơ lạc loài, làm lụng, xin xỏ, thậm chí ăn trộm để cung cấp thức ăn từng bữa. Và ngay cả bây giờ, mặc dầu Phòng Phóng thích hứa hẹn đủ điều hay ho tuyệt diệu, họ vẫn không chịu rời những người da trắng của mình và làm việc còn căng hơn nhiều so với thời kì nô lệ [47,tr.231].

Thật lạ lùng vì theo Margaret Mitchell, chính những người da đen giàu lòng tự trọng, đã có một đời sống tự do khoáng đạt trong quá khứ lại từ chối được phóng thích, từ chối tự do mà để đổi lấy nó bao thế hệ nô lệ da đen khát khao mãnh liệt đã phải đổ bao mồ hôi, nước mắt và cả máu để giành lấy. Sự hạn chế về nhận thức lịch sử, chính trị của tác giả thể hiện rõ nhất ở điểm này. Dù bà đã từng cho nhân vật Ashley thể hiện sự mong muốn sẽ phóng thích tất cả các nô lệ trước chiến tranh, song nhìn chung từ chủ nhân đến những nô lệ trong tác phẩm dường như đều bằng lòng với hiện thực. Và theo quan điểm của những người da đen, là một "nhọ" chân chính là phải tuyệt đối trung thành với chủ nhân, tuyệt đối chống lại việc giải phóng nô lệ, họ rên rỉ, chối từ tự do "Nạy chúa tôi chán ớn cái tự ro này rồi". Còn những kẻ thực sự ưa chuộng tự do lại là những tên lưu manh, trộm cướp, cưỡng hiếp phụ nữ da trắng.

Bà còn kết tội người da đen như những kẻ trực tiếp gây ra tình cảnh khốn đốn của miền Nam như những kẻ tiếp tay một cách mù quáng, ngu ngốc với bọn

"xâm lược" "Nhờ những phiếu bầu của người da đen, Đảng Cộng Hòa cùng các đồng minh của họ chốt chặt vững vàng ở những vị trí cầm quyền và phũ phàng giày xẻo lên đám thiểu sổ bất lực" [48, tr.130]; bà mỉa mai "Yên vị trong những cơ quan lập pháp, những người da đen này phần lớn thời gian chỉ ngồi an lạc, hết rứt đồi chân không quen gò bó ra khỏi đôi giày mới rồi lại xỏ vào. Ít người trong bọn họ biết đọc, biết viết" [48, tr.130] mà không nhận thức được rằng để vươn đến tự do đích thực, người Mĩ da đen đã phải bền bỉ đấu tranh với nạn phân biệt chủng tộc trong suốt một thời gian rất dài, mãi đến năm 1863 mới được bãi bỏ, mở ra một trang mới trong lịch sử của người Mĩ gốc Phi.

Khác với "Cội rễ" của Alex Haley, "Túp lều bác Tom" của Harriet Beecher Stowe... Với hình ảnh những người da đen trong tác phẩm, Margaret Mitchell đã phản ánh phiến diện cuộc sống, tâm tư nguyện vọng của những người Mĩ gốc Phi ở miền Nam nói chung. Điều này chứng tỏ tầm nhìn hạn chế, chủ quan của bà đối với một vấn đề hết sức cơ bản của xã hội Mĩ, một xã hội đa chủng tộc song cũng nặng nề tư tưởng phân biệt chủng tộc. Nhìn rộng hơn nó cũng phản ánh tư tưởng của một bộ phận dân chúng Hoa Kì bấy giờ nói chung, thói tự kiêu cho mình là thượng đẳng, bề trên, ban phát tình cảm thương hại, che chở, bao bọc cho bộ phận còn lại của thế giới.

Một phần của tài liệu Chiến tranh nam bắc mỹ trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)