1.3. Quan điểm lịch sử - chiến tranh và quan điểm sáng tác của Margaret Mitchell
1.3.3. Nh ững hạn chế trong quan điểm lịch sử và quan điểm sáng tác của Margaret Mitchell
Hạn chế lớn nhất của Magaret Mitchell trong "Cuốn theo chiều gió" chính là ở chỗ tuy nhận thức được bản chất thực sự của cuộc chiến, phản ánh nó bằng một bút pháp hiện thực sâu sắc song Margaret Mitchell vẫn để tình cảm chủ quan của mình chi phối tác phẩm. Bà đã bộc lộ nhiều hạn chế cơ bản trong các quan điểm về lịch sử, chính trị. Trong tác phẩm bà không vận dụng học thuyết đấu tranh giai cấp như chìa khóa tư tưởng - lí luận để đánh giá, giải đáp, phản ánh sức mạnh lớn lao của quần chúng nhân dân trong cuộc chiến Nam - Bắc Mĩ.
Chính họ mới là động lực, là nhân tố, là lực lượng chủ yếu trong chiến tranh.
Tập trung vào miêu tả vai trò của giới quý tộc miền Nam trong nội chiến, một mặt nhà văn chỉ ra được những kẻ thuộc tầng lớp thống trị đại diện cho phương thức sản xuất phong kiến, bằng vào sự phản động, sự ngạo mạn, sự bảo thủ không bắt kịp bước tiến của lịch sử, là những nguyên nhân sâu xa gây ra cuộc chiến Nam - Bắc này, nhưng đồng thời cũng bằng vào việc ca ngợi lòng dũng
cảm, tinh thần ái quốc, lòng tự trọng, sự kiên trì của giai cấp trên, nhà văn lại khẳng định họ mới là vai trò chính trong tấn bi kịch lịch sử : cuộc nội chiến, đó là mâu thuẫn của tác giả.
Trên hết là vấn đề bãi nô, nguyên nhân trực tiếp của cuộc nội chiến.
Margaret Mitchell đã thể hiện một cái nhìn thiếu khách quan về người nô lệ.
Dưới ngòi bút của bà trong "Cuốn theo chiều gió", tuy những người da đen tiêu biểu như Mammy, Pork, Dilcey, Prissy, Big Sam... được bà ưu ái ngợi ca lòng trung thành, sự tận tụy... song họ vẫn chỉ là những nô lệ, những công cụ sản xuất sống để phục vụ những chủ nhân da trắng. Magaret Mitchell đã không nhìn nhận họ như những con người thực thụ với đời sống, tâm hồn, tình cảm, trí tuệ riêng.
Họ không thể sống một cuộc sống tự lập nếu thiếu sự chăn dắt của những chủ nhân da trắng, họ là những kẻ đầu óc thô sơ, chỉ thích rình nghe chuyện của chủ nhân, không biết phản kháng. Họ mãi mãi là một phần tài sản mà miền Nam khăng khăng giữ lấy không muốn buông. Họ cũng trung thành với miền Nam nghĩa là trung thành với ngọn roi đã đánh họ - y như chủ nhân.
"Tui chả đời nào để cái hạng dác dưởi ban phát tự ro cho vui. Bác Pitơ công phẫn nói. Tui vẫn thuộc về Miss Pitty và khi nào tôi chết cô í xê đặt tui vào nghĩa chang da đình Hamơltơn là đúng chỗ của tui." [47, tr 231], một gia nô da đen trung thành đã nói như vậy, cam chịu số phận nô lệ như một bổn phận và tệ hơn là một niềm vinh dự cao quý. Họ, qua ngòi bút của Margaret Mitchell đã chối bỏ quyền làm chủ bản thân mình, cái quyền cơ bản thiêng liêng nhất của con người. Đây là quan điểm chủ quan, thậm chí có thể coi là phản động của Magaret Mitchell, nó đi ngược lại chân lí có áp bức là có đấu tranh, chân lí tạo nên những cuộc đấu tranh giai cấp vốn là một động lực thúc đẩy sự phát triển của lịch sử.
Qua ngòi bút của Magaret Mitchell, ta có thể hình dung những chủ đồn điền miền Nam là những kẻ đối xử tốt với nô lệ da đen. Không có sự ngược đãi, không có sự bóc lột. Chỉ có những chủ nhân tận tụy, hết lòng thương yêu chăm
sóc, bảo bọc nô lệ quên cả thân mình như ông bà 0'Hara luôn thương yêu nô lệ như con đẻ, không bao giờ đánh đập hành hạ nô lệ.
Thực sự thì sao? Ta có thể thấy trong tác phẩm "Túp lều chú Tom" Beecher Stowe với dụng ý khắc họa hình tượng những con những người quý phái tốt bụng miền Nam, kính trọng và ca ngợi họ. Những người chủ miền Nam là những người ân cần, tử tế, nhưng nhân vật Tom trớ trêu thay cũng không thể thoát khỏi thực tế của thân phận một nô lệ đó là bị bán đi, bị một tên chủ da trắng người miền Bắc đói xử tàn tệ, bị đánh cho đến chết. Chính những người da trắng thống trị đã xuyên tạc nhân vật chú Tom - một người trung thành trở nên một điển hình "người da đen tốt" biết chịu đựng, phục vụ chủ và đẩy lên thành một quan điểm "Uncle Tomism" có nghĩa là sự phục tùng vô điều kiện của người da đen đối với người da trắng. Chế độ nô lệ được vẽ lên với tất cả sự tàn ác không phải vì những lí do chính trị hay triết học mà chủ yếu bởi nó đã phân li gia đình, hủy hoại tình yêu tự nhiên của con người và bản chất không hề mang tinh thần Thiên Chúa giáo.
Vì vậy, chúng ta có thể thấy với vấn đề bãi nô, Magaret Mitchell đã có cái nhìn đầy định kiến
Đánh nô lệ cũ giờ đây trở thành các đấng sáng thế ... được sự giúp đỡ của bọn đại bợm vô lương tâm nắm quyền điều khiển, phòng Phóng thích và thúc đẩy bởi một nỗi căm thù mãnh liệt lây từ người miền Bắc, gần như đến mức cuồng tín tôn giáo, đám tá điền đột nhiên thấy mình được đưa lên địa vị của những kẻ có uy quyền. Thế là chúng ứng xử như đương nhiên ta có thể chờ đợi ở những sinh vật kém thông minh. Như những con khỉ hoặc những đứa trẻ được thả lỏng giữa những báu vật mà chúng không hiểu được giá trị, chúng giở các trò rồ dại hoặc để tìm sự thích thú tai ác trong phá hoại, hoặc đơn giản vì ngu dốt... [47, tr.202-203].
Đây chính là quan điểm cực kì hạn chế có thể nói đi đến phản động của tác giả về vấn đề bãi nô.
Về Đảng KKK (Ku Klux Klan) : Phân biệt chủng tộc là căn bệnh trầm kha của nước Mĩ, đỉnh cao là sự ra đời của Đảng 3K. Bằng vào sự tàn nhẫn, bằng vào sự vô lương tâm và đầu óc phân biệt chủng tộc sâu sắc, tự cho mình là đại diện cho công lí, là thần báo thù, đảng 3K đã hành hình (trong sự đồng tình ngầm của Chính
quyền và sự tung hô của cư dân da trắng) hàng ngàn người da đen bằng những hình thức vô cùng dã man (Linch) từ treo cổ, tàng xẻo đến thiêu cháy mà không cần bất cứ lí do dù chính đáng hay không nào. 3K là vết nhơ của một xã hội Mĩ luôn tự hào về dân chủ, về nhân quyền, là một tổ chức đáng phỉ nhổ vì chà đạp trắng trợn, phi lí những người dân da màu.
Thế nhưng, trong "Cuốn theo chiều gió", Magaret Mitchell đã ca ngợi 3K như những con người tượng trưng cho công lí, những hiệp sĩ trừ gian, diệt bạo, thực thi công lí bằng ý thức trách nhiệm và lương tri cùng các thành viên là những con người ưu tú nhất của miền Nam. Sự ngộ nhận về vai trò của Đảng 3K trong lịch sử chứng tỏ một lần nữa tình yêu miền Nam và thái độ chủ quan của Magaret Mitchell khi đề cập đến vấn đề nhạy cảm của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, ta cũng phải thừa nhận rằng việc miêu tả sự hình thành và những hành động của Đảng 3K ngay từ buổi sơ khai cũng phản ánh một sự thật, vì ban đầu 3K cũng có một tôn chỉ khá họp lí là trừng phạt những nô lệ da đen có hành động xúc phạm phụ nữ mà đặc biệt là phụ nữ da trắng. Nhưng cái chiêu bài ấy, ngay trong "Cuốn theo chiều gió" khi miêu tả đoạn 3K đi giết tên da đen đã xúc phạm Scarlett, đã lộ mặt trái rằng bằng hành động ấy họ đã trút nỗi đau thất trận, sự căm hận, bất mãn với thực tại, nỗi cay đắng bị mất đi vai trò trung tâm của lịch sử, mất đi địa vị xã hội, tài sản, những đặc quyền, đặc lợi trên đầu người da đen. Theo họ chính vì lí do bãi nô cuộc chiến Nam - Bắc Mĩ mới bùng
nổ, như vậy, qua vấn đề này ta còn thấy một thực trạng đó chính là sự phân biệt chủng tộc đã trở thành một phần trong bản năng của người miền Nam.