Ngh ệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật

Một phần của tài liệu Chiến tranh nam bắc mỹ trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell (Trang 79 - 101)

Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT TRONG "CUỐN THEO

3.3. Ngh ệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật

Đây là một thành công lớn của Margaret Mitchell trong "Cuốn theo chiều gió". Thế giới nhân vật của "Cuốn theo chiều gió" không nhiều, Margaret Mitchell chỉ đặc biệt tập trung vào các nhân vật chính chứ không khai thác sâu nội tâm của những nhân vật khác. Song nhà văn đã bộc lộ một tài năng khá tinh tế trong việc mổ xẻ tâm hồn, tư duy của nhân vật, đặc biệt là các nhân vật trung

tâm. Những Scarlett, Rhett, Ashley có đời sống tâm lí phong phú cùng diễn biến hợp lí, có sự phát triển logic tương ứng với một bối cảnh xã hội, thời đại cụ thể.

Đặc biệt, bà thành công khi miêu tả thế giới nội tâm và diễn biến tâm lí của hai nhân vật Scarlett và Ashley như là hai đối cực: một tượng trưng cho con người mơ mộng suy tư, chủ nghĩa hoài nghi, chối bỏ hiện thực ; một lại là con người thực dụng, sống thiên về bản năng và dễ dàng thích nghi với bất cứ hiện thực nào của đời sống. Nhưng giữa hai con người tưởng như đối lập với nhau về tính cách lại nảy sinh ra một mối tình, quan hệ của họ cùng những diễn biến phức tạp đó không chỉ tạo ra cho họ bi kịch sâu sác mà còn làm cho những nhân vật có liên quan đến họ cũng bị cuốn vòng xoáy, chi phối mọi hành động, ứng xử của họ, được lồng trong cái bi kịch lớn lao là cuộc chiến Nam - Bắc Mĩ đã tạo ra một sức hút mạnh mẽ cho tác phẩm.

Xây dựng nhân vật Scarlett với đới sống tâm lí phong phú, nhưng Scarlett như đã nói là biểu trưng cho chủ nghĩa thực dụng nên dù khôn ngoan, sắc sảo nhưng cũng là một nhân vật chỉ chú ý và quan tâm đến "...mái che trên đầu và thức ăn trong chạn... " chứ "...chẳng mấy nghĩ đến những gì đang diễn ra trong đầu óc bất kì ai... chẳng quan tâm nhiều đến những gì người khác suy nghĩ" [47, tr.257].

Niềm tin mãnh liệt của người miền Nam cũng là một thủ pháp của tác giả trong xây dựng tâm lí các nhân vật. Cả miền Nam như lên cơn sốt chiến tranh, chìm trong niềm tin mãnh liệt vào chính nghĩa, vào chiến thắng tất yếu trước miền Bắc. "Cuốn theo chiều gió" đã phản ánh rất sâu sắc thái độ của giới điền chủ quý tộc miền Nam đối với cuộc chiến, lòng ái quốc mãnh liệt, sự can đảm, tinh thần dũng cảm cũng như sự trung thành sắt đá của họ đối với Chính nghĩa (chính nghĩa ở đây chính là việc duy trì chế độ nô lệ, duy trì phương thức sản xuất phong kiến kiểu cũ).

Không khí chiến tranh tràn ngập tác phẩm ngay từ những trang đầu, dòng đầu. Những người miền Nam đã hào hứng trông đợi cuộc chiến như trông đợi

một cơ hội lớn trong đời để chứng tỏ lòng ái quốc và tinh thần dũng cảm của mình. Nhưng tại sao họ lại có một niềm tin mãnh liệt đến thế?

Nguồn gốc đích thực của niềm tin mù quáng của họ được Rhett Buttler và Ashley chỉ ra với vẻ của kẻ nhạo báng đầy cay nghiệt, còn người thì đượm vẻ cay đắng xót xa, đó là "...cái bản ngã miền Nam cao ngạo... ", phản ánh nguồn gốc xuất thân của họ. Niềm tin ấy tràn ngập và là tình cảm chủ đạo trong tâm thức của người miền Nam, từ những con người mộc mạc giản dị như ông 0'Hara, anh em Tarleton... đến những con người nhạy cảm, tinh tế như Ashley, Melanie...

và niềm tin ấy có lúc còn mang màu sắc tôn giáo sâu sắc. Ta có thể hình dung ra trữ lượng của lòng sùng mộ, tôn kính của họ đối với những vị lãnh tụ, ở đây có thể ví với niềm sùng kính Chúa

Trên bức tường này, treo hai bức ảnh lớn, một của tổng thống Davis, một của Stephens (Alex bé), người gốc Georgia, phó tổng thống Liên bang. Bàn trên là một lá cờ to tưowsng và bên dưới, trên những bàn dài, là những thức vơ vét từ những vườn trong thành phố... Giữa đám hoa những cây nến cháy thanh sạch như trên bàn thờ [45, tr.234].

Ngay trong những giờ phút bi thảm nhất, khi quân miền Nam càng lún sâu vào thất bại, niềm tin ấy vẫn tồn tại một cách phi lí trí, phi hiện thực

Chính lúc này đây có thể những người đàn ông của họ đang hấp hối trên lớp cỏ cháy nắng của những ngọn đồi Pennsylvania. Lúc này đây, có thể những toán quân miền Nam đang rụng xuống như những hạt lúa dưới một trận mưa đá, như sự nghiệp vì nó mà họ chiến đấu không thể rơi rụng. Họ có thể chết tới hàng nghìn, nhưng hàng nghìn người khác trong quân phục xám, lời hô quật khởi trên môi, lại từ đất vọt lên thay thế họ. Không ai biết những người đó từ đâu ra. Họ chỉ biết có một điều, và điều đó họ đinh ninh trong dạ như vẫn luôn luôn đinh ninh rằng có một đấng Thượng đế công minh trên trời: Lee là thần diệu và đạo quân Virginialà vô địch [45, tr.359].

Trong suốt cuộc chiến tranh, niềm tin ấy không hề phai nhạt như một sự cố chấp dai dẳng. Trái tim người miền Nam rung lên những nhịp hạnh phúc, hân hoan, cuồng nộ, khổ đau, tuyệt vọng theo những diễn biến trên chiến trường.

Nhưng chính tình cảm này đã giúp họ vượt lên trên mất mát, đau thương của thời khắc lịch sử. Và cũng chính nó đã bị thực tế tàn nhẫn làm đổ vỡ để rồi họ bị tổn thương bởi chính những tình cảm của mình, tạo nên một thái độ lẩn tránh hiện thực, bất họp tác với thời cuộc, không tin vào quy luật của đấu tranh.

Margaret Mitchell đã miêu tả một cách sinh động, chân thực mà cũng mang đầy sự đắng cay trong thái độ trốn tránh thực tại của họ giai đoạn đầu của thời kì tái thiết mà đỉnh cao là đám cưới của Fanny, khi cả giới thượng lưu Atlanta quây quần trong một tinh thần vui vẻ giả tạo, khi họ cố khơi lại không khí tưng bừng, niềm kiêu hãnh của những vũ hội xa hoa ngày xưa, lúc chiến tranh chưa xuất hiện. Và cái tâm trạng tiếc nuối da diết vầng hào quang của chiến tranh "Bất cứ khi nào hai người cũ của liên bang gặp nhau ở bất cứ nơi nào, cũng chỉ có một đầu đề nói chuyện duy nhất ... những kỉ niệm chiến trận lại trở nên sống động và bao giờ chữ " nếu" cũng chiếm ngôi thượng đảng trong câu chuyện" [47, tr.323], đã tố cáo thái độ trốn tránh thực tại mạnh mẽ, quyết liệt của họ.

Nhưng như Rhett Butler đã nhận định "Họ sẽ trở lại. Tôi biết rõ những người dân miền Nam... Họ sừng sỏ và cứng đầu cứng cổ lắm. Dù có phải tiến hành một cuộc chiến tranh nữa để trở lại, họ cũng làm...'" [48, tr.83]. Những người miền Nam, cụ thể ở bang Georgia, sau những choáng váng, những đổ vỡ, những tuyệt vọng và cay đắng, sau những giờ phút trốn tránh thực tại bằng cách duy trì nếp sinh hoạt xưa cũ trong thiếu thốn, thảm thương, đã dấy lên sự phản kháng. Lòng thù hận của họ cháy âm ỉ khôn nguôi, bắt đầu từ thái độ xa lánh, tẩy chay, thù nghịch đối với bọn chiếm đóng đến việc thành lập đảng 3K, thành lập đảng Dân chủ ròi thắng lợi lớn trong việc đòi được những quyền tự do rộng rãi hơn cho bang, lật đổ được thống đốc Bullock... tất cả những diễn biến ấy của thời hậu chiến đều được miêu tả qua thái độ và tâm lí của giới quý tộc thượng

lưu cũ của bang Atlanta. Cái cách họ cố tạo dựng một cuộc sống vật chất và tinh thần mới từ đống tro tàn đổ nát của chiến tranh, chứng tỏ một sức sống mãnh liệt nhưng cũng chứng minh rằng không ai cưỡng lại được hiện thực.

Có những giá trị là chân lí của quá khứ rất có thể trở thành vật cản của hiện tại, can đảm phá bỏ nó mới chính là thử thách và là chiến thắng vẻ vang của con người. Ở phương diện này, người dân miền Nam trong "Cuốn theo chiều gió" có vẻ đã thành công. Họ bất chấp những quy tắc xử sự đã thành nguyên tắc như lòng trung thực, tinh thần mã thượng để sẵn sàng gian lận trong bầu cử, sẵn sàng giết chết những người không có tấc sắt tự vệ trong tay nhằm bảo vệ sự tôn nghiêm của miền Nam (Đảng 3K) ... Miêu tả tâm lí của đám đông là một thử thách, nó rất dễ biến ngòi bút nhà văn thành minh họa, hoặc là sự liệt kê đơn thuần, một con số cộng thô thiển. Song Margaret Mitchell đã thành công khi nắm bắt được cái tinh thần chính yếu, chủ đạo của tâm lí ấy và phát triển nó một cách chân thực, họp lí, có chọn lọc để tạo nên diện mạo chung của người miền Nam trong cuộc nội chiến, tức là phản ánh được không khí chung của thời đại.

Mô típ giấc mơ không phải là một thủ pháp nghệ thuật xuyên suốt tác phẩm, song tác giả cũng tạo được những điểm nhấn khá sâu sắc trong xây dựng tâm lí nhân vật. Cụ thể là cơn ác mộng thường trực của Scarlett. Giấc mơ là việc khái quát hóa những cú shock trong quá khứ, nỗi bất an, mặc cảm và sự ám ảnh triền miên của nhân vật, một động lực thầm kín cải biến tính cách của họ. Giấc mơ của Scarlett là một dạng tiềm thức, nó quy định mọi cách hành xử của nàng trong cuộc sống để tìm lấy sự ổn định, để thoát khỏi nó. Mô típ giấc mơ tuy không mới, song ở trường họp Scarlett, Margaret Mitchell đã sử dụng nó một cách họp lí để tô đậm sự khốc liệt của chiến tranh, hậu quả của nó kéo dài và làm biến cải sâu sắc số phận, tâm tính của nhân vật.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng thủ pháp đối lập, một thủ pháp quen thuộc trong xây dựng kết cấu tiểu thuyết. Trong "Cuốn theo chiều gió" Margaret Mitchell đã sử dụng triệt để thủ pháp này để nhấn sâu thêm sự thay đổi to lớn

của xã hội miền Nam sau chiến tranh. Xuyên suốt tác phẩm, thủ pháp này được thể hiện trong sự đối lập về tư duy, cách sống của những nhân vật trước và sau chiến tranh ; sự đối lập giữa cuộc sống bình yên và mất mát, chết chóc ; sự đối lập giữa cái huy hoàng của quá khứ với sự hoang tàn của hiện tại. Song có lẽ Margaret Mitchell đã đẩy sự đối lập lên một đỉnh cao khi mở đầu tác phẩm là lễ đính hôn của Ashley và Melanie như những dấu ấn huy hoàng cuối cùng của thời bình, của một thời đại vàng son, một nếp sống của một giai cấp, niềm kiêu hãnh tự tin phơi phới của người miền Nam với hôn lễ của Fanny sau chiến tranh như một đối cực lầm than, đói rách, cảm giác bất an vào tương lai, sự suy tàn của một thời đại, cơn hấp hối kéo quá dài của một quá khứ. Cái không khí vui vẻ giả tạo, sự kiêu hãnh mang tính tàn dư trong buổi lễ sau ấy không thể nào khỏa lấp một hiện thực rằng miền Nam đã hoàn toàn chiến bại.

KẾT LUẬN

Tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" đã đem lại cho độc giả sự tiếp nhận đôi lúc trái ngược nhau. Có người đã ca ngợi hết lời và xem như đó là hiện tượng văn học, một sự mở đường cho tiểu thuyết về chiến tranh một cách mới mẻ, đầy lãng mạn mà vẫn chuyển tải được hết sự khốc liệt của nó. Ngược lại cũng có ý kiến phủ nhận, lên án những nhận định trên. Thực ra ở đây có những vấn đề hết sức tế nhị về sự nhìn nhận và đánh giá quá khứ trong những điều kiện của cuộc sống hiện tại, vì vậy tác phẩm đã được soi rọi ở nhiều góc độ, nhiều quan điểm nên việc có những tranh cãi là điều khó tránh khỏi

Có những tác phẩm khi viết về chiến tranh đã miêu tả chiến trận lấn át nhân vật, hoặc ngược lại, nhưng "Cuốn theo chiều gió" may thay đều được cả hai yếu tố. Trong tác phẩm, bên cạnh những vấn đề của lịch sử xã hội, tác giả còn đề cập đến chiến tranh với những xung đột văn hóa ở góc độ chủng tộc và giới tính. Sự thay đổi cái cũ bằng một cái mới tiến bộ hơn tất yếu sẽ dẫn đến chiến tranh, kết quả ấy dĩ nhiên không dễ dàng đạt được và phải trải qua những trăn trở, xót xa, nhưng với "Cuốn theo chiều gió" Margaret Mitchell đã rất khéo léo hướng tác phẩm của mình theo một quá trình nhận thức gắn liền với một thời kỳ lịch sử quan trọng của nước Mĩ. Sự xuất hiện của những người da trắng nghèo khổ, phụ nữ đã trở thành những người chủ, làm lụng cực nhọc nuôi gia đình, sự thay đổi vai trò của những nô lệ da đen tự do... chính là hệ quả tất yếu của tiến trình thay đổi ấy. Chủ nghĩa hiện thực là một trong những nguyên nhân chính tạo nên thành công của "Cuốn theo chiều gió", đặc biệt là nó giúp chính bản thân tác giả vượt lên trên những thiên kiến để tái hiện cuộc chiến tranh một cách chân thực, kể cả khi miêu tả chân dung của kẻ thù. Vì thế mặc dù tác phẩm còn nhiều thiếu sót về mặt quan điểm lịch sử và chính trị, dù có những sai lầm nghiêm trọng trong nhận thức đối với đảng 3K, chúng ta vẫn không phủ nhận cống hiến của Magaret Mitchell đối với kho tàng văn học thế giới.

Có thể nói một cách chung nhất tư tưởng sáng tác của các nhà văn viết về chiến tranh là gắn cuộc chiến tranh đó với số phận con người, Magaret Mitchell cũng không phải là ngoại lệ. Chiến tranh được miêu tả trong quan hệ với con người ở những bi kịch mất mát, nỗi bất hạnh và sự cô đơn của những cá nhân..., từ đó tác giả khái quát lên thành những bi kịch của đời sống con người trong chiến tranh như: bi kịch của sự ngộ nhận, bi kịch tình yêu, gia đình... là những bi kịch rất đời thường nhưng phản ánh sâu sắc những vấn đề nhức nhối của thời nội chiến, những ngọn nguồn tạo nên đau khổ, bất hạnh. Từ xuất phát điểm đó, bức họa đời sống trong chiến tranh trong tác phẩm hiện lên đa sắc màu và phức tạp hơn, số phận nhân vật cũng được soi xét từ nhiều mối quan hệ và tác động, qua đó Margaret Mitchell thể hiện sự trăn trở nhiều hơn về con người trong chiến tranh. Ở góc độ này tác phẩm đã có những thành công nhất định.

Để tác phẩm đi vào lòng người, có sức sống mãnh liệt, việc xây dựng được những nhân vật chuyển tải toàn bộ biến cố và hơi thở thời đại là vấn đề cơ bản.

Vì thế, một đặc điểm phổ biến, tuy không phải là tất cả, nhưng phần lớn các tác phẩm văn học viết về chiến tranh các tác giả phương Tây ít nói đến chiến trường, đến những chiến binh giữa trận đánh tơi bời khói lửa, mà thương đi vào những con người bình thường, những con người không vũ khí, không quen chống đỡ, không quyết định được điều gì đáng kể, và một sớm, chiến tranh đổ ập xuống đầu họ, nhưng cũng chính vì thế mà chiến tranh đối với số phận của họ đã đi đến tận cùng tai họa. Về phương diện xây dựng nhân vật điển hình, trong "Cuốn theo chiều gió", Scarlett chưa hẳn là nhân vật chính diện, nàng cũng còn xa mới là người phụ nữ Mĩ mẫu mực. Nhưng Scarlett và "Cuốn theo chiều gió" sống đến tận ngày nay trong lòng người đọc là vì qua tâm tư của nàng, qua cuộc đời chìm nổi của nàng, người ta thấy nàng là một con người cụ thể chứ không phải phản ánh mờ nhạt, số đông. Có thể gọi nàng là anh hùng không, một thứ anh hùng ngẫu nhiên, không chủ định, một sản phẩm của thời đại, kiên cường vượt qua mọi thử thách của chiến tranh?. Song Margaret Mitchell không để nàng trở thành một anh hùng hoàn hảo, những khiếm khuyết trong tính cách nhân vật, có

lúc khiến ta xếp nàng vào loại người phản diện làm cho nàng sống động hơn, chân thực hơn vì thế được yêu mến hơn là một Melanie "thánh nữ". Bởi bản chất cơ bản của con người là sự thiếu hoàn hảo. Họ, vì khao khát vươn đến cái chân - thiện - Mĩ, trân trọng những nhân vật chính diện tuyệt đối hoàn hảo song vẫn thấy gần gũi những nhân vật rất con người như Scarlett với đầy đủ những ưu, nhược điểm trong tâm hồn, trong tính cách. Trong quá trình sáng tác, Margaret Mitchell dường như không chủ ý áp đặt sẵn cho Scarlett một tính cách nào, mà bằng một cách hết sức tự nhiên bà đã đặt nhân vật của mình vào những hoàn cảnh cụ thể, điển hình và chính từ bối cảnh ấy buộc nhân vật bộc lộ hết bản ngã, những thay đổi để thích nghi, những trưởng thành về nhận thức. Sự phát triển của tâm lí nhân vật hết sức tự nhiên và họp lí, nó phản ánh sự tôn trọng hiện thực khách quan và một bút pháp tinh tế của tác giả. Xây dựng nhân vật Scarlett như một nhân vật trung tâm của tác phẩm, chính là Margaret Mitchell muốn xây dựng một con người tuy không phổ biến, không tiêu biểu cho bất cứ giai tầng nào trong xã hội Hoa Kì đương thời, nhưng nàng lại mang tất cả những nét tính cách rất đặc trưng cho con người nói chung kể cả mặt tốt lẫn mặt xấu, mạnh mẽ, kiên cường mà yếu đuối, mong manh, thực dụng đến trắng trợn song cũng mù quáng đến đáng thương. Với Scarlett, ta không thể phê phán, lên án, ca ngợi hay thương hại nàng. Bởi nàng đã sống, đã hành xử theo đúng bản năng mình mách bảo và theo đúng chiều hướng của thời đại. Từ Scarlett, âu cũng có thể rút ra một bài học không nhỏ trong việc xây dựng nhân vật trung tâm, điển hình cho các tác phẩm văn học.

Từ những vấn đề trên, ta nhận thấy trong một số tác phẩm văn học Việt Nam viết về đề tài chiến tranh, và chủ nghĩa hiện thực còn mang tính phiến diện, một chiều, diễn tả, chứng minh "ta thắng - địch thua", còn nặng tính minh họa, thiếu hẳn những tác phẩm có tầm vóc và sức sống. Hạn chế lớn nhất là thiếu sự khách quan khi miêu tả kẻ thù, tránh né những vấn đề mang tính thân phận con người. Một số tác phẩm văn học gần đây đã tập trung khai thác vấn đề này như

"Vòng tròn bội bạc" của Chu Lai; "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh... song

Một phần của tài liệu Chiến tranh nam bắc mỹ trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell (Trang 79 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)