Tô Thùy Quyên DIỄN NGÔN VỀ CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ KHÂM – PHAN TỨ: MỘT CÁI NHÌN LỊCH ĐẠI Chuyên ngành : Văn học Việt Nam LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚ
Trang 1Tô Thùy Quyên
DIỄN NGÔN VỀ CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ KHÂM – PHAN TỨ:
MỘT CÁI NHÌN LỊCH ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
Trang 2Tô Thùy Quyên
DIỄN NGÔN VỀ CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ KHÂM – PHAN TỨ:
MỘT CÁI NHÌN LỊCH ĐẠI
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Người thực hiện
Tô Thùy Quyên
Trang 4Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
với đề tài “Diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết của Lê
Khâm – Phan Tứ: Một cái nhìn lịch đại”, tôi đã nhận được sự quan tâm của
Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, của quý thầy cô giảng dạy chuyên ngành Văn học Việt Nam (Cao học khóa 23 – Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh) Đặc biệt, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình và nhiệt thành của Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin kính gửi lời cảm ơn đến Phó Giáo Sư Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, quý thầy cô, các phòng ban của trường Đại học
Sư phạm Tp Hồ Chí Minh (Phòng Sau đại học, Thư viện trường), cơ quan, gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian qua
Xin chân thành cảm ơn!
Tô Thùy Quyên
Trang 5Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU……… 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 11
1.1 Tiểu thuyết như một loại hình diễn ngôn 11
1.1.1 Tiểu thuyết và đặc trưng thi pháp của tiểu thuyết hiện đại 11
1.1.2 Tiếp cận tiểu thuyết từ góc độ diễn ngôn 13
1.2 Bối cảnh tâm lí – xã hội, “trường văn học”, và nội dung, cảm hứng sáng tác về đề tài chiến tranh dưới hình thức diễn ngôn 16
1.2.1 Bối cảnh tâm lí – xã hội của sự ra đời nền văn học chiến tranh 16
1.2.2 “Trường văn học” và nội dung, cảm hứng sáng tác dưới hình thức diễn ngôn chiến tranh và hòa bình 18
1.3 Các mô thức diễn ngôn 21
1.3.1 Diễn ngôn tiểu thuyết sử thi 21
1.3.2 Diễn ngôn cá nhân – cộng đồng 24
1.4 Diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết thời chiến và thời hậu chiến 25
1.4.1 Diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết thời chiến 25
1.4.2 Diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết thời hậu chiến 27
1.5 Hai bút danh – Hai chặng đường tiểu thuyết của nhà văn Lê Khâm – Phan Tứ 29
1.5.1 Những khởi đầu với bút danh Lê Khâm 30
1.5.2 Từ Lê Khâm đến Phan Tứ: không chỉ là sự thay đổi bút danh 31
Trang 6TRƯỜNG CỦA CHỦ THỂ DIỄN NGÔN 34
2.1 Diễn ngôn chiến tranh và hòa bình nhìn từ lập trường, ý thức hệ cộng đồng 34 2.1.1 Khẳng định chính nghĩa cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc 34 2.1.2 Kháng chiến là trường kì, là dữ dội, khốc liệt và sự thấu cảm về
mất mát, hi sinh 47 2.1.3 Chiến tranh là môi trường để rèn luyện con người 50 2.1.4 Tôn vinh người anh hùng thời chiến 56 2.2 Diễn ngôn chiến tranh và hòa bình nhìn từ lập trường, quan điểm cá nhân 62 2.3 Diễn ngôn chiến tranh và hòa bình nhìn từ lập trường, quan điểm của tác giả 65 2.3.1 Chiến tranh là môi trường “lửa thử vàng”, sàng lọc và phân hóa
nhân cách con người 68 2.3.2 Người anh hùng cũng là con người đời thường 72 2.3.3 Cái nhìn đa diện về con người và cuộc chiến 75
Chương 3 CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG TIỂU THUYẾT LÊ KHÂM –
PHAN TỨ NHÌN TỪ CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG THỨC KIẾN TẠO DIỄN NGÔN 81
3.1 Diễn ngôn người kể chuyện – những phát ngôn nhân danh cộng đồng 81 3.1.1 Vấn đề điểm nhìn, ngôi kể trong diễn ngôn người kể chuyện 81 3.1.2 Diễn ngôn kể là thời gian lịch sử – sự kiện được kết cấu theo mô
hình thời gian chiến dịch 85 3.1.3 Diễn ngôn tả được kết cấu theo mô hình không gian mặt trận 91 3.1.4 Diễn ngôn bình luận thông qua phát ngôn của người kể chuyện 97 3.2 Diễn ngôn nhân vật – những phát ngôn của con người thời đại được cá tính hóa 102
Trang 73.3 Sự chuyển đổi về diễn ngôn chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết
của Lê Khâm – Phan Tứ 112
3.3.1 Bước chuyển về quan điểm, tư tưởng 112
3.3.2 Bước chuyển về hình thức nghệ thuật 122
KẾT LUẬN 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO 133
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài – Mục đích nghiên cứu
Sống trong hào khí hơn ba mươi năm kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, nhà văn không chỉ là những văn nghệ sĩ mà còn là những chiến sĩ trên chiến trường Xuất phát từ thực tế đó đã hình thành nên một bộ phận văn học với cảm hứng về chiến tranh cách mạng Có thể nói bộ phận văn học này đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học cách mạng nói riêng và văn học Việt Nam nói chung Vì thế trong những năm qua có rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị
về văn học chiến tranh cách mạng
Cùng với sự trưởng thành của cách mạng, của kháng chiến thì đội ngũ tác giả, tác phẩm cũng ngày càng lớn mạnh Nhìn lại chặng đường văn học những năm kháng chiến, chúng tôi nhận thấy những năm 60 của thế kỉ XX, việc thay đổi bút danh dường như trở thành một hiện tượng phổ biến trong lực lượng sáng tác đương thời: Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi, Nguyễn Văn Bổng – Trần Hiếu Minh, Bùi Minh Quốc – Dương Hương Ly, Nguyên Ngọc – Nguyễn Trung Thành, Lê Khâm – Phan Tứ,… Việc thay đổi bút danh ấy không phải là ngẫu nhiên, cũng không phải do điều kiện hoạt động công khai hay bí mật mà đó là một bước chuyển trong sáng tác Thiết nghĩ tìm hiểu bước chuyển trong sáng tác của nhà văn là một điều cần thiết
Lê Khâm – Phan Tứ được đánh giá là một trong những cây bút xuất sắc của thế hệ nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Cả cuộc đời gắn bó, tận tụy, hết lòng, hết mực đối với đất nước, với Đảng và cách mạng, Lê Khâm – Phan Tứ đặt tất cả những thứ đó vào hàng ngàn trang viết của mình Tất cả công trình ấy của Lê Khâm – Phan Tứ, nói như nhà văn Phạm Hổ
là có cả máu thịt, “cả cái sống của ông trong đó” Xem xét cảm hứng, nội dung
là phương pháp truyền thống nhưng nghiên cứu vấn đề cốt tử trong tiểu thuyết của Phan Tứ từ quan niệm góc nhìn diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình là một hướng nghiên cứu mới giúp nhìn nhận, đánh giá sâu sắc hơn giá trị nội dung, tư
Trang 9tưởng, nghệ thuật của tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ cũng như bước chuyển
của nhà văn trong quá trình sáng tác Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài: “Diễn
ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ: Một cái nhìn lịch đại”
Đây cũng chính là mục đích nghiên cứu của luận văn
Trong luận án Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ diễn ngôn
(Nguyễn Thị Hải Phương, luận án Tiến sĩ Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2012), Nguyễn Hải Phương cho rằng diễn ngôn trong tiểu thuyết đương đại
có hai khuynh hướng chính: diễn ngôn thế tục và diễn ngôn chấn thương Cơ chế văn hóa – xã hội chi phối việc hình thành các khuynh hướng diễn ngôn đó và mỗi khuynh hướng diễn ngôn có một hệ thống nhân vật tương ứng
Trong bài nghiên cứu Diễn ngôn về tính dục trong văn xuôi hư cấu Việt
Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 của Trần Văn Toàn (Tham luận tại Hội thảo
Diễn ngôn, Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010), tác giả ứng dụng lý thuyết diễn ngôn theo quan niệm của Foucault tìm hiểu sự hình thành của diễn ngôn khoa học về tính dục trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam đầu thế kỉ XX đến năm 1945 Trần Văn Toàn nhận định, tình dục và sự cám dỗ sắc dục đã xuất hiện ngay từ buổi đầu phôi thai của nền văn học mới; đồng thời nó có sự biến đổi phức tạp, sự quyến rũ nhục dục đi từ diễn ngôn đạo đức sang diễn ngôn khoa
học tính dục Tác giả đã chứng minh điều đó qua ba tác phẩm: Truyện nàng Hà
Trang 10Hương (Hà Hương phong nguyệt) của Lê Hoằng Mưu, Hà Hương hoa nguyệt
của Nam Tùng Tử, Đời mưa gió của Nhất Linh và Khái Hưng
Trong bài nghiên cứu Diễn ngôn về xứ thuộc địa trong tác phẩm “Người
tình” của M.Duras (đăng trên trang web: http://vanhoanghean.com.vn ngày 14/07/2011) của Nguyễn Thị Ngọc Minh, tác giả đã vận dụng khái niệm diễn ngôn để nghiên cứu về quan hệ nước đôi giữa diễn ngôn thực dân và thuộc địa, đồng thời nói đến diễn ngôn về giới nhằm khẳng định quyền bình đẳng của
người phụ nữ trong tiểu thuyết Người tình của M.Duras
2.2 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề diễn ngôn chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ
Lê Khâm – Phan Tứ có đóng góp không nhỏ trong nền văn học Việt Nam, nhất là ở mảng đề tài viết về chiến tranh cách mạng Thực tế có nhiều công trình nghiên cứu đề cập hoặc ít hoặc nhiều đến sáng tác của Lê Khâm – Phan Tứ Tuy nhiên, khi xem xét tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ ở góc độ diễn ngôn, chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến vấn đề trên Ở đây chúng tôi chỉ điểm qua những công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình (từ cái nhìn lịch đại) trong tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ ở phương diện nghệ thuật tiểu thuyết viết về
đề tài chiến tranh cách mạng và thông điệp về chiến tranh và hòa bình mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm
Phan Tứ với những tiểu thuyết viết về chiến tranh (Tạp chí Văn nghệ
quân đội, số 9/1983) của Trần Đăng Xuyền là bài viết đề cập trực tiếp nhất đến
đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Phan Tứ Trong bài viết, Trần Đăng Xuyền
khẳng định: “Hạt nhân cơ bản chi phối toàn bộ sáng tác của Phan Tứ là quan
niệm của anh về chiến tranh, về con người trong chiến tranh cách mạng Với Phan Tứ, chiến tranh không chỉ là điều kiện để con người bộc lộ phẩm chất tốt đẹp, anh hùng mà còn là môi trường sàng lọc, phân hóa con người” [115].Tác giả bài viết nhận định, tiểu thuyết Phan Tứ chú ý đến sự trưởng thành của con
Trang 11người trong chiến tranh Bên cạnh đó, tiểu thuyết của Phan Tứ có sự nối kết, kết thúc một tác phẩm cũng là hé mở sự ra đời của một tác phẩm tiếp theo:
Phan Tứ luôn có ý thức đổi mới cách viết, cách thể hiện, bộc lộ một khả năng sáng tạo dồi dào của ngòi bút Dường như qua mỗi cuốn sách, Phan
Tứ lại hé mở những vấn đề sẽ đặt ra ở tác phẩm sau […] Từ Gia đình má
Bảy đến Mẫn và tôi và đến Trại S.T.18, tôi ngờ rằng Phan Tứ có ý đồ
muốn xây dựng một bộ tranh liên hoàn bằng tiểu thuyết về những chặng đường cách mạng miền Nam [115]
Bên cạnh đó cũng có một số bài viết gián tiếp đề cập đến những bước phát triển của tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng của Lê Khâm – Phan Tứ từ cái nhìn lịch đại:
Trong bài viết Đọc “Trước giờ nổ súng” của Lê Khâm (Tạp chí Văn học,
số 9/1962), Hữu Hồng nhận định, mặc dù còn những hạn chế, “nhưng với Trước
giờ nổ súng, Lê Khâm đã tỏ ra có năng lực khái quát và xây dựng nhân vật khá
đều tay, có lối văn chặt chẽ trong sáng, có nhiều tìm tòi trong cách thể hiện”
[33] Trước giờ nổ súng được xếp vào một trong những tác phẩm mở màn cho
sự thành công của mùa tiểu thuyết đầu tiên viết về chiến tranh cách mạng
Bài viết “Gia đình má Bảy” và cách mạng miền Nam trong bước ngoặt
lịch sử những năm 1960 – 1961 (Tạp chí Văn học, số 7/1969) của Trần Trọng
Đăng Đàn đã khẳng định giá trị của Gia đình má Bảy đối với tiểu thuyết cách mạng miền Nam trong cái nhìn đối sánh với Hòn Đất của Anh Đức Gia đình
má Bảy như một ngôi sao sáng giữa bầu trời Văn học Giải phóng miền Nam
Trần Trọng Đăng Đàn còn nhấn mạnh: thể loại truyện ngắn chỉ là chiếc đòn bẩy đưa tài năng tiểu thuyết của Phan Tứ tiến xa hơn Với thể loại tiểu thuyết, bức tranh về hiện thực và con người miền Nam trong cuộc đấu tranh giành và giữ chính quyền trong những năm 1960 – 1961 mới thật sự trở nên hoàn chỉnh hơn dưới ngòi bút của Phan Tứ
Trang 12Trong bài viết Tiểu thuyết “Mẫn và tôi” của Phan Tứ (Tác phẩm mới, số
25/1973), Phan Cự Đệ đã thấy được những tiếp nối trong con đường tiểu thuyết
viết về chiến tranh cách mạng của Phan Tứ từ sau Gia đình má Bảy: “Tiểu
thuyết Mẫn và tôi sẽ tiếp tục giải quyết một số vấn đề mà trong Gia đình má
Bảy, Phan Tứ chưa có điều kiện đề cập tới” Phan Cự Đệ cho rằng Mẫn và tôi
là một trong những tiểu thuyết thành công nhất của Phan Tứ, đồng thời đánh giá
cao những tìm tòi sáng tạo của nhà văn trong quá trình sáng tác Ở Mẫn và Tôi,
Phan Tứ đã phát huy những mặt mạnh trước đây trong phong cách, mở rộng tầm bao quát sử thi và đi sâu vào thế giới nội tâm và quá trình phát triển của những tính cách anh hùng
Cũng nhận định về tiểu thuyết Mẫn và tôi, bài viết “Mẫn và tôi”, một bước
phát triển mới của Phan Tứ (Tạp chí Văn học, số 2/1974) của Nguyễn Nghiệp
lại khẳng định thành công của Phan Tứ trong tiến trình tiểu thuyết chiến tranh
cách mạng bằng sự đối sánh với những tiểu thuyết của chính tác giả:“Mẫn và
tôi chứng tỏ một bước tự vượt mình đáng kể của Phan Tứ” [67]
Năm 2002, Mai Hương sưu tầm và tuyển chọn Phan Tứ toàn tập (4 tập, Nxb Văn học, Tp HCM, 2002), có đưa vào tuyển tập bài viết Lê Khâm – Phan
Tứ – Nhà văn chiến sĩ như là một lời giới thiệu về tuyển tập các sáng tác của
Phan Tứ Mai Hương đã đưa ra những nhận định bao quát về quá trình sáng tác của Phan Tứ ở để tài chiến tranh cách mạng Tác giả bài viết cũng đã nhiều lần nói đến vấn đề chuyển biến trong nghệ thuật sáng tác của Phan Tứ từ cái nhìn lịch đại
Nguyễn Hòa trong bài viết Về văn xuôi, và không chỉ về văn xuôi (đăng
trên trang web: www.viet-studies.info ngày 19/10/2008) nhấn mạnh sự thành
công của Mẫn và tôi trong danh sách những tác phẩm văn chương viết về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang Theo Nguyễn Hòa, từ Bên kia
biên giới, Trước giờ nổ súng đến Mẫn và tôi, Phan Tứ đã đi qua một đời sáng
Trang 13tác, chính vì vậy, tác phẩm là sự đan bện, hòa quyện từ thực tế cuộc sống và tài
năng của nhà văn, đó là những sáng tạo nghệ thuật đích thực
Ngoài ra còn có các bài viết, công trình nghiên cứu khác như: Phan Tứ từ
“ Về làng” đến “Mẫn và tôi” của Lê Thị Đức Hạnh (Tạp chí Văn học, số
2/1975); Hình ảnh người phụ nữ miền Nam trong chống Mỹ qua truyện của Phan Tứ (Tạp chí Văn học, số 1/1978); Không gian – thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết “Trước giờ nổ súng” của Phan Tứ của Phạm Ngọc Hiền
(đăng ngày 05/12/2011 trên trang web: http://tapchinhavan.vn) cũng đã đi sâu tìm hiểu sự thành công trong sáng tác của Phan Tứ
Đứng trên lập trường cá nhân yêu thích sáng tác của Lê Khâm – Phan Tứ, một số luận văn, khóa luận nghiên cứu văn học cũng chọn tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ để tìm hiểu: Bước đầu tìm hiểu sự thể hiện con người trong
sáng tác của Phan Tứ (Luận văn của Huỳnh Văn Hoa, Đại học Sư phạm Hà
Nội, 1983); Đóng góp của Phan Tứ trong lĩnh vực văn xuôi cách mạng Miền
Nam (1954 – 1975), (Luận văn của Nguyễn Đình Kiền, Đại học Sư phạm Hà
Nội, 1997); Đặc điểm tiểu thuyết Phan Tứ, (Luận văn của Nguyễn Thị Hoài
An, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005); Yếu tố sử thi trong sáng tác của Phan Tứ (Khóa luận tốt nghiệp của Tào Thị Hải trường Đại học Vinh, 2006), Sự đổi mới
cách nhì n về con người trong tiểu thuyết “Người cùng quê” của Phan Tứ
(Luận văn của Nguyễn Thị Minh Phượng, Trường Đại học Sư phạm Tp HCM, 2013)
Nhìn chung, các công trình, các bài viết nghiên cứu được đề cập ở trên đã ít nhiều đi vào tìm hiểu và bước đầu đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ Mặc dù chưa đi sâu vào tiếp cận nhưng các tác giả cũng đã đặt ra vấn đề về bước chuyển – tức sự phát triển trong quá trình sáng tác tiểu thuyết chiến tranh cách mạng của Lê Khâm – Phan Tứ Tuy nhiên, để hiểu một cách đầy đủ hơn về quan niệm, tư tưởng trong tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ, chúng ta cần có một cái nhìn toàn diện, đa chiều hơn bằng cách đặt
Trang 14tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ trong sự vận động mang tính lịch đại và đi sâu vào tìm hiểu những đặc trưng chủ yếu của tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ Như đã điểm qua, chưa có công trình nào tiếp cận tiểu thuyết của nhà văn
Lê Khâm – Phan Tứ từ góc độ diễn ngôn chiến tranh và hòa bình nên chúng tôi
hoàn toàn có cơ sở để tiến hành nghiên cứu đề tài “Diễn ngôn về chiến tranh và
hòa bình trong tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ: Một cái nhìn lịch đại”
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu tiểu thuyết Lê Khâm – Phan
Tứ dưới góc nhìn diễn ngôn để tìm hiểu vấn đề “Diễn ngôn về chiến tranh và
hòa bình trong tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ: Một cái nhìn lịch đại”
Và từ đó hướng đến tìm hiểu những bước chuyển về quan niệm, tư tưởng về chiến tranh và hòa bình cũng như nghệ thuật trong tiến trình tiểu thuyết của nhà văn Lê Khâm – Phan Tứ Cụ thể phạm vi nghiên cứu của luận văn sẽ tập trung
vào các tiểu thuyết sau:
Bên kia biên giới (1958)
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tiếp cận hệ thống: Để triển khai luận văn, chúng tôi đặt tiểu
thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ trong hệ thống tiểu thuyết viết đề tài chiến tranh cách mạng của Việt Nam Điều này giúp chúng tôi tìm hiểu và làm rõ các đặc điểm riêng, độc đáo trong quan niệm, tư tưởng, phong cách của Lê Khâm – Phan
Tứ cũng như những chuyển biến trong tiểu thuyết của nhà văn
Trang 15Phương pháp loại hình: Phương pháp loại hình giúp chúng tôi xem xét
sáng tác của nhà văn từ góc độ loại hình thể tài, loại hình văn xuôi nghệ thuật
Cụ thể khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi luôn quan tâm đến những đặc trưng nghệ thuật của thể loại tiểu thuyết để tìm ra đặc điểm cấu trúc, quy trình kiến tạo diễn ngôn trong tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ
Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh để thấy sự tương
quan giữa tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ với tiểu thuyết của các nhà văn khác cùng viết về đề tài chiến tranh để chỉ những đặc trưng riêng trong diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ Đồng thời, so sánh hai giai đoạn tiểu thuyết với hai bút danh Lê Khâm và Phan
Tứ để thấy sự chuyển biến trong tiểu thuyết của chính nhà văn
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Tiếp cận tiểu thuyết của Lê Khâm –
Phan Tứ từ góc độ diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình từ cái nhìn lịch đại, chúng tôi đặt tiểu thuyết của nhà văn trong mối quan hệ với ngôn ngữ học và lịch sử (bối cảnh văn hóa, xã hội thời chiến và thời hậu chiến) để thấy được những tác nhân tạo nên sự chuyển biến trong tiểu thuyết của ông từ giai đoạn này sang giai đoạn khác
Phương pháp phân tích diễn ngôn: Vận dụng lý thuyết diễn ngôn để phân
tích diễn ngôn tiểu thuyết Với việc sử dụng phương pháp phân tích hình thức văn bản trong ngôn ngữ chúng tôi có thể phân tích tác phẩm thành các đơn vị nhỏ hơn Từ đó đặt ngôn ngữ trong hành động nói, trong bối cảnh giao tiếp để giải quyết nội dung và yêu cầu của luận văn
Ngoài ra, các thao tác phân tích, tổng hợp,… cũng được thường xuyên sử dụng trong quá trình nghiên cứu
5 Đóng góp của luận văn
Hầu hết các nhà nghiên cứu đi trước đã chỉ ra được những đặc trưng nghệ thuật, những đóng góp cũng như những điểm hạn chế của tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ Nhưng đa phần các công trình nghiên cứu đều chú ý tác phẩm dưới
Trang 16góc độ: phản ánh hiện thực, thể loại lịch sử, loại hình văn học Trên cơ sở kế thừa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm khẳng định giá trị các tác phẩm của Lê Khâm – Phan Tứ cũng như vị trí, vai trò của ông trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Có thể nói, hướng tiếp cận tiểu thuyết từ góc độ diễn ngôn là một hướng tiếp cận mới đối với tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ Từ góc nhìn diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình cho phép khám phá, đi sâu tác phẩm trên phương diện nội dung tư tưởng, lập trường, quan điểm cũng như nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn Đồng thời mở rộng khả năng đối sánh tiểu thuyết từ thời
Lê Khâm đến thời Phan Tứ có những bước chuyển mang tính lịch đại
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Lê Khâm – Phan Tứ
Chương 2 Thông điệp về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ nhìn từ lập trường của chủ thể diễn ngôn
Từ chương 2, chúng tôi đi vào vấn đề chính mà luận văn đặt ra Từ lập trường chủ thể diễn ngôn, chúng tôi triển khai vấn đề thông điệp về chiến tranh
và hòa bình trong tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ thành ba cái nhìn: nhìn từ lập trường, ý thức hệ cộng đồng; nhìn từ lập trường cá nhân; và nhìn từ lập trường,
quan điểm nghệ thuật của tác giả để thấy được đặc trưng riêng của tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ trong nền văn học chiến tranh cách mạng
Trang 17Chương 3 Diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ nhìn từ cấu trúc và phương thức kiến tạo ngôn từ
Ở chương 3, chúng tôi triển khai vấn đề “Chiến tranh và hòa bình trong
tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ nhìn từ cấu trúc và phương thức kiến tạo ngôn từ” với ba luận điểm: Diễn ngôn người kể chuyện; Diễn ngôn nhân vật; Và cuối
chương 3 sẽ chốt lại vấn đề “Từ Lê Khâm đến Phan Tứ: Một bước chuyển mang
tính lịch đại” để thấy được những chuyển biến của diễn ngôn chiến tranh và hòa
bình trong tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ
Trang 18Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Tiểu thuyết như một loại hình diễn ngôn
1.1.1 Tiểu thuyết và đặc trưng thi pháp của tiểu thuyết hiện đại
Tiểu thuyết là một thể loại thuộc phương thức tự sự Thế kỉ XIX, tiểu
thuyết được coi là “hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ” Tiểu thuyết có
năng lực phản ánh những bức tranh hiện thực với quy mô lớn, bao quát và sinh động trên bình diện chiều rộng lẫn chiều sâu
1.1.1.1 Đặc trưng nổi bật nhất của tiểu thuyết là “chất văn xuôi” Tiểu
thuyết tái hiện một đời sống đa dạng với đầy đủ sắc thái thẩm mỹ Chúng ta có thể bắt gặp những sự trái ngược trong tiểu thuyết: từ những cuộc đời thật, xù xì, thô ráp, góc cạnh đến những tư tưởng thâm thúy, những suy nghĩ sâu xa về cuộc đời; từ những lí tưởng, tình cảm cao đẹp trong sáng đến những dục vọng ích kỉ thấp hèn Trong tiểu thuyết có cả cái vĩ đại lẫn cái tầm thường, cái nghiêm túc lẫn cái lố bịch, cái bi lẫn cái hài, cái thiện lẫn cái ác,… Không những thế, tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật Người viết tiểu thuyết có thể tỏ thái độ thân mật, thậm chí suồng sã với nhân vật của
mình, có thể bình phẩm, đánh giá nhân vật trên một trường giá trị đồng đẳng,… Theo Bakhtin, người viết tiểu thuyết “có thể xuất hiện trong trường miêu tả ở
bất cứ tư thế tác giả nào, có thể mô tả những sự việc có thật trong đời mình hoặc nói ám chỉ đến chúng, có thể can thiệp vào cuộc trò chuyện giữa các nhân vật, có thể bút chiến công khai với các địch thủ văn học của mình,…” [4, tr.36]
1.1.1.2 Tiểu thuyết xây dựng thế giới nghệ thuật, thế giới hình tượng ở
một tọa độ mới Tiểu thuyết luôn miêu tả thế giới như là một hiện tại đương thời,
đang dang dở, chưa hoàn thành Cũng chính vì là thời hiện tại dang dở, chưa phải là sự bất động nên tiểu thuyết luôn phải uyển chuyển để hợp với những
Trang 19biến động bất trắc của hiện tại Tiểu thuyết luôn kiếm tìm một hình hài mới để dung hợp tất cả những hiện thực sâu rộng Và chính đặc điểm này tạo nên khả năng biến đổi vô tận của tiểu thuyết, khả năng hoài nghi và phán xét quá khứ:
“Đặc điểm của nó là luôn nhận thức lại, kiến giải lại, đánh giá lại Cái trung tâm nơi xuất phát mọi hoạt động biện giải và biện hộ cho quá khứ được di chuyển vào tương lai” [4, tr.62]
1.1.1.3 Tiểu thuyết phản ánh, tái hiện cuộc sống từ cái nhìn thiên về góc
độ đời tư, khám phá thế giới tâm hồn và số phận của con người Trong tiểu
thuyết hiện đại, hình tượng con người không phải là con người hoàn tất và hoàn toàn trùng khít với chính mình, không phải là một con người theo những khuôn
mẫu của lịch sử – xã hội Con người “không tương hợp với số phận và vị thế của
nó Con người hoặc cao lớn hơn thân phận của mình hoặc nhỏ bé hơn tính người của mình Nó không thể hoàn toàn rốt cuộc chỉ là một viên chức, một địa chủ, một lái buôn, một vị hôn phu, một kẻ cả ghen, một người cha,…” [4] Con
người trong tiểu thuyết là những con người không lặp lại đang hiện diện trong thế giới thực
1.1.1.4 Ở tiểu thuyết có sự co giãn linh hoạt của cấu trúc tác phẩm Có tiểu thuyết chứa rất nhiều nhân vật (Chiến tranh và hòa bình, L.Tolstoy), có tiểu thuyết chỉ có một vài nhân vật (Ông già và biển cả, Hemingway), thậm chí
người ta còn nói đến sự biến mất của nhân vật Không gian, thời gian trong tiểu thuyết không có sự giới hạn Tiểu thuyết có thể miêu tả cả một trăm năm cũng
có thể miêu tả chỉ có một ngày Độ dài của tiểu thuyết cũng linh hoạt, có thể rất dài cũng có thể ngắn Đôi khi là hàng nghìn trang, đôi khi trên dưới một trăm trang Vì thế mà tiểu thuyết có khả năng tái hiện tất cả mọi phương diện của đời sống luôn biến động
1.1.1.5 Ngôn ngữ của tiểu thuyết là ngôn ngữ đa thanh Theo Bakhtin:
“Tiểu thuyết đó là những tiếng nói xã hội khác nhau, đôi khi là những ngôn ngữ
xã hội khác nhau và những tiếng nói cá nhân khác nhau được tổ chức lại một
Trang 20cách nghệ thuật” [4, tr.116] Nghĩa là trong tiểu thuyết cùng một lúc có thể vang
lên nhiều giọng của nhiều chủ thể và hướng vào nhau tạo nên một cuộc đối thoại nhiều giọng, đa thanh Đây là đặc điểm trái ngược với giọng trong thơ trữ tình Tóm lại, tiểu thuyết là một thể loại thường xuyên biến đổi Nó không bị bó hẹp trong bất kì khuôn khổ nào mà nó luôn có xu hướng kiếm tìm cho mình những hình thức mới để có thể khái quát và tổng hợp cao nhất mọi hiện tượng của đời sống
1.1.2 Tiếp cận tiểu thuyết từ góc độ diễn ngôn
Lúc mới ra đời, diễn ngôn chủ yếu là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ
học và thường được hiểu theo nghĩa là tu từ học Bắt đầu từ những năm sáu mươi của thế kỉ XX, trong bối cảnh sự chuyển hướng mạnh mẽ của hệ hình lý
thuyết (hay còn gọi là khúc ngoặt ngôn ngữ), thuật ngữ diễn ngôn đã được bổ
sung thêm những hàm nghĩa mới với phạm vi phủ sóng rất rộng Nhưng nhìn chung, có thể khái quát thành ba khuynh hướng tiếp cận diễn ngôn với sự ảnh hưởng tư tưởng từ ba nhà nghiên cứu của thế kỉ XX: F.de Saussure, M.Bakhtin
và M.Foucault
Công trình nghiên cứu Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn của Nguyễn
Thị Ngọc Minh đã tóm tắt ba cách tiếp cận diễn ngôn từ ngôn ngữ học (diễn ngôn như là cấu trúc của ngôn ngữ/lời nói), phong cách học (diễn ngôn như là lời nói – tư tưởng hệ) và xã hội học (diễn ngôn như là công cụ để kiến tạo tri thức và thực hành quyền lực) Do nền tảng xuất phát cũng như cách cắt nghĩa khác nhau về bản chất, vai trò của ngôn ngữ đã hình thành nên ba quan niệm
khác nhau về thuật ngữ diễn ngôn Saussure nhấn mạnh đến tính chất hệ thống,
khép kín, tĩnh tại của diễn ngôn; M.Bakhtin, M.Foucault lại khẳng định tính chất sinh thành, đa dạng, năng sản của diễn ngôn Nếu như diễn ngôn của Saussure nhằm chỉ ra những mô hình bất biến của văn học và ngôn ngữ, Bakhtin tìm bản chất đối thoại của ý thức hệ bên trong mỗi diễn ngôn; thì Foucault chú ý đến
Trang 21những cơ chế quyền lực tiềm ẩn bên trong ngôn ngữ cũng như mọi tri thức của nhân loại
Từ khi được mở rộng phạm vi cách hiểu thuật ngữ thì quá trình nghiên cứu diễn ngôn đã phát triển sang giai đoạn mới cùng với những bước chuyển mới trong nghiên cứu văn học: từ các yếu tố nội văn bản đến các yếu tố ngoại văn bản, từ nghiên cứu cấu trúc đến nghiên cứu giải cấu trúc, từ nghiên cứu văn học như một lĩnh vực biệt lập và khép kín đến nghiên cứu văn học như một diễn ngôn đồng tồn tại trong một mạng lưới chằng chịt các diễn ngôn khác
Nhìn chung, có thể hiểu diễn ngôn là một ngôn ngữ/lời nói trong giao tiếp
Vai trò của diễn ngôn là thiết lập nên mối quan hệ giữa người nói và người nghe, giữa thông tin và kí hiệu Do đó, muốn quá trình giao tiếp được thông suốt, người
ta phải giải mã diễn ngôn, nghĩa là phải tìm ra được những cấu trúc bề sâu trong diễn ngôn trên cơ sở nắm được hệ thống những đơn vị và cấu trúc chi phối việc vận hành của diễn ngôn đó
Song, khi nói đến hệ thống những đơn vị cấu trúc chi phối sự tạo lập và vận hành của diễn ngôn, các học giả lại có những lí giải khác nhau G.Genette, R.Barthes, T.Todorov, A.J.Greimas phân tích diễn ngôn dựa trên cấu trúc ngôn ngữ (ngôi, thời, thể, thức, giọng) Bakhtin chú trọng các phát ngôn (lời nói) M.Foucault cho rằng chi phối sự tạo lập và vận hành diễn ngôn không chỉ có những cấu trúc bên trong mà còn có cấu trúc bên ngoài Cấu trúc bên trong gồm tri thức hệ, nhận định, diễn ngôn/các diễn ngôn, thư khố, sự loại trừ bên trong diễn ngôn Các cấu trúc bên ngoài của diễn ngôn bao gồm: bình luận, những nghi thức, tác giả
Diễn ngôn tồn tại trong mối liên hệ và tác động qua lại với các diễn ngôn khác Xét trên trục lịch đại, diễn ngôn chịu ảnh hưởng bởi các truyền thống (thể loại, ngôn ngữ, văn hóa) Xét trên chiều đồng đại, diễn ngôn chịu ảnh hưởng bởi
tư tưởng hệ, tri thức hệ của thời đại Nói cách khác, diễn ngôn là một nguyên tắc kiến tạo văn bản chịu sự chi phối của những mã văn hóa
Trang 22Tóm lại, khúc ngoặt ngôn ngữ nửa đầu thế kỉ XX đã tạo tiền đề cho một
mô hình mới trong nghiên cứu văn học đã xuất hiện Khoa học nghiên cứu về diễn ngôn lật ngược vấn đề cho rằng văn chương miêu tả thực tại Những học giả cho rằng, mọi thực tại đều được tạo nên bởi ngôn từ, và văn học chẳng qua
chỉ là một sự trích dẫn, hấp thụ và biến hóa những văn bản khác mà “văn hóa và
các cá nhân được kiến tạo thông qua mạng lưới của những cách sử dụng ngôn ngữ, biểu tượng và diễn ngôn liên kết với nhau” [54, tr.149]
Tiểu thuyết là một trong những thể loại của văn học với nhiệm vụ tái hiện muôn vẻ của đời sống với khả năng hư cấu hiện thực bằng nghệ thuật xây dựng ngôn từ của nhà văn để thể hiện tư tưởng, quan niệm của nhà văn về con người
và cuộc đời Mỗi tác phẩm văn học nói chung và mỗi tiểu thuyết nói riêng đều
ẩn chứa những thông điệp mà nhà văn (người phát ngôn) muốn gửi gắm đến độc giả (người tiếp nhận) Hoạt động sáng tác một tác phẩm nghệ thuật của nhà tiểu thuyết nói riêng cũng như mọi hoạt động diễn ngôn nói chung, không đơn thuần
là một hoạt động tự do, hoàn toàn mang tính chất cá nhân, mà thực chất bị qui ước bởi những mã thể loại có sẵn trong kho tàng văn học và ngôn ngữ Chủ thể sáng tác chỉ có thể tự do trong những khuôn khổ khá hạn hẹp của ngôn từ Quá trình sáng tác và tiếp nhận tác phẩm vì thế cũng là một quá trình hình thành và giải mã diễn ngôn Với tiểu thuyết, quá trình ấy được gắn liền với việc đi tìm đặc trưng thi pháp của tiểu thuyết
Không chỉ chịu sự chi phối của khuôn khổ ngôn từ, nhà tiểu thuyết còn phải chịu sự chi phối của tư tưởng hệ Những yếu tố văn hóa, xã hội, thời đại, dân tộc,… của cộng đồng chi phối tư tưởng của nhà văn cũng như quyết định giá trị thẩm mĩ của tác phẩm Chủ thể sáng tạo nghệ thuật ngôn từ tưởng chừng là một chủ thể tự do, hóa ra, lại chịu sự chế định một cách vô thức của những áp lực văn hóa, những cấu trúc diễn ngôn
Lịch sử Việt Nam gắn liền với lịch sử của những cuộc chiến tranh vệ quốc Nhất là cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp và chống Mỹ, hoàn cảnh chiến
Trang 23tranh chi phối mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có văn học Điều đó có nghĩa là trong ba mươi năm (1945 – 1975), tiểu thuyết Việt Nam chịu sự chi phối, tác động chung của những yếu tố về tư tưởng của xã hội Việt Nam thời chiến Và từ đó đã hình thành nên diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng Viết về chiến tranh, mỗi nhà tiểu thuyết là một chủ thể sáng tạo nhưng chịu sự chế định của cái nhìn của con người và xã hội Việt Nam thời chiến
1.2 Bối cảnh tâm lí – xã hội, “trường văn học”, và nội dung, cảm hứng sáng tác về đề tài chiến tranh dưới hình thức diễn ngôn
1.2.1 Bối cảnh tâm lí – xã hội của sự ra đời nền văn học chiến tranh
Tiến trình lịch sử của nhân loại gắn liền với những cuộc chiến tranh Vì thế nguồn cảm hứng về chiến tranh trở thành một đề tài quen thuộc trong văn
chương thế giới nói chung Và đề tài chiến tranh lại càng trở thành một nỗi ám ảnh trên nhiều trang viết của những nhà văn Việt Nam, bởi lịch sử nước ta gắn liền với lịch sử của những cuộc chiến tranh khốc liệt giành hơi thở của độc lập,
tự do Cảm hứng anh hùng ca, cảm hứng lịch sử dân tộc qua những cuộc chiến tranh đi từ truyền thuyết, sử thi cổ đại trong nền văn học dân gian đến văn học trung đại, nhưng chỉ đến khi văn học chuyển mình sang một bước tiến mới, văn học hiện đại hình thành và phát triển thì nền văn học yêu nước viết về đề tài chiến tranh với cảm hứng anh hùng ca mới thật sự đánh một mốc son đậm trong lịch sử văn học Việt Nam
Cách mạng tháng Tám 1945 đã phá bỏ xiềng xích nô lệ cho cả một dân tộc,
mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: độc lập, tự do Những tiền đề
xã hội – chính trị ấy đã tác động mạnh mẽ đến văn học Nó mở ra một giai đoạn mới, một cái nhìn mới, một hướng đi đúng đắn cho thế hệ các nhà văn Suốt ba mươi năm (1945 – 1975), nước ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp và chống Mỹ Đến năm 1978 và 1979, Việt Nam lại phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây – Nam và biên giới phía Bắc
Trang 24Khoảng thời gian ấy, nước ta không ngơi tiếng súng, tiếng bom rơi và cả tiếng khóc đau thương Những nỗi đau, những mất mát ấy càng làm dâng lên lòng căm thù, lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam Văn học cách mạng ra đời phát triển trong điều kiện bất thường ấy với tốc độ vượt bậc với sứ mệnh tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu Văn học cách mạng khẳng định chính nghĩa dân tộc, khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, củng cố niềm tin
và vực dậy ý chí quyết tâm, lòng yêu nước cho cả dân tộc Đề tài chiến tranh là một trong những đề tài then chốt của nền văn học cách mạng Viết về hiện thực chiến tranh: những trận chiến cam go, tội ác, nỗi đau, sự sống và cái chết,…; văn học chiến tranh là những diễn ngôn về chiến tranh: diễn ngôn về ý thức hệ, diễn ngôn về lòng tự hào dân tộc,…
Sống và chiến đấu trong những năm tháng bom rơi, đạn xéo, những nhà văn – chiến sĩ đã hòa mình vào cái không khí khốc liệt ấy Chu Cẩm Phong viết
trong nhật kí: “Chưa có lần nào ngồi viết và làm tạp chí lại vất vả và cực khổ
như lần này Đói Mệt Thiếu thời gian Và bị chi phối nhiều chuyện khác của cơ quan Ăn ngày hai bữa 0,8 lon gạo với thân cây dớn, bụng sôi sùng sục, cồn cào Mấy đêm liền, mỗi đêm chỉ ngủ hai tiếng đồng hồ…” [49] Chiến trường là nơi
đã mang đến cho tác phẩm của họ những trang viết sinh động về hiện thực kháng chiến Rồi khi hòa bình lập lại, chiến tranh đã lùi về dĩ vãng nhưng vết thương thời chiến vẫn như viên đạn còn nằm sâu trong cơ thể của những người bước qua cuộc chiến Mỗi khi trái gió trở trời, vết thương cũ lại nhói lên Dư âm
về thời chiến mãi vẫn là những kí ức mãi không thể quên của những con người từng sống trong khói lửa Đề tài chiến tranh vẫn là một đề tài mà các nhà văn đã dành nhiều trang viết tâm huyết Từ độ lùi hiện thực, điểm nhìn về chiến tranh cũng đã có những thay đổi Diễn ngôn về chiến tranh không chỉ là diễn ngôn về
ý thức hệ, diễn ngôn về lòng tự hào dân tộc mà còn chú trọng đi sâu vào những khuất lấp phía sau: nhân tính, tính dục, hạnh phúc cá nhân,…
Trang 251.2.2 “Trường văn học” và nội dung, cảm hứng sáng tác dưới hình thức diễn ngôn chiến tranh và hòa bình
Nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu (1930 – 2002) là người khai sinh ra lý thuyết về trường (champ), một trong những phát hiện quan trọng của
xã hội học văn học trong thế kỷ XX
Trường ở đây được hiểu là trường vực có nghĩa lĩnh vực có hấp lực Theo
P Bourdieu, trường vực bao gồm một tập hợp nhiều người, và xã hội chính là gắn kết nhiều quan hệ giữa các trường vực với nhau Mỗi trường vực là một không gian đặc biệt, có những quy tắc và quy luật khác nhau, nhưng giữa chúng
có mối liên hệ tương đối thống nhất Theo cách hiểu của Phạm Xuân Thạch:
Trường là một không gian xã hội có tính tự trị một cách tương đối (văn học, nghệ thuật, triết học, chính trị – quyền lực…) xuất hiện dọc theo lịch
sử Nó là một thứ thiết chế (l’institution) nhưng không hữu hình như hệ thống giáo dục hay luật pháp mà là một thứ thiết chế “ảo” với tư cách là một cấu hình (configuration) những mối quan hệ giữa các tác nhân (l’agent) tham gia vào trường [134]
P Bourdieu cho rằng: Cũng giống với với tất cả trường khác, trường văn học cũng liên đới với quyền lực (ví như quyền được phát biểu hoặc từ chối xuất bản), cũng liên quan với tư bản được xác nhận của nhà văn, Từ đây, cũng như với các trường khác, người ta có thể thấy những quan hệ, sách lược của quyền
lực và lợi ích, Trường văn học là một trường của sức mạnh, cũng là một
trường tranh đấu (Các khái niệm cơ bản về xã hội học văn hóa của P Bourdieu)
Có thể nói, những cuộc đấu tranh giữa những hệ thống thứ bậc trong một trường là cơ sở để xác lập quyền ấn định giá trị của một trường Với lịch sử nghiên cứu văn học, lý thuyết về trường văn học có thể mang đến hai đóng góp
cơ bản: Sự hình thành của trường văn học có thể được xem như một dấu hiệu của quá trình hiện đại hóa văn học, là cơ sở để phân kì lịch sử văn học; Sự hình
Trang 26thành của trường văn học được xem như sợi dây liên kết lịch sử văn học để thấy được sự tiếp nối lẫn nhau về mặt lịch sử của các tác phẩm văn học
Trở lại vấn đề văn học cách mạng Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám, chúng ta có thể nhận thấy tiến trình phát triển của nền văn học cách mạng với những sáng tác dưới hình thức diễn ngôn chiến tranh và hòa bình như một trường văn học Bởi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc kéo dài đến mấy chục năm đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam dù được sinh ra trong thời bình hay thời chiến
Thời chiến, đề tài chiến tranh giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong văn học
với sứ mệnh tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu “Nếu tính từ năm 1954 đến 1975, thì
đề tài chiến tranh được đề cập đến ở một số lượng tác phẩm khá lớn so với các mảng đề tài khác: 115 tập truyện kí, 74 tập tiểu thuyết trong tổng số 397 tập truyện kí, 173 tập tiểu thuyết đã in…” [74, tr.108]
Giai đoạn 1945 đến 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp được tái hiện trong mọi thể loại văn xuôi Trong đó, kí, tùy bút và truyện ngắn đạt được mùa bội thu trong việc tái hiện hiện thực chiến tranh Song, tiểu thuyết còn rất hiếm
hoi, tiêu biểu chỉ có Xung kích (1951) của Nguyễn Đình Thi
Giai đoạn 1955 – 1964 là thời kì phát triển chín muồi của tiểu thuyết với nhiều mảng đề tài Có nhà văn đi ngược về quá khứ, tái hiện lại bức tranh lịch sử trước cách mạng tháng Tám 1945, có người lại hướng vào sự đổi thay của đất nước, của con người trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, đề tài chiến tranh vẫn được là đề tài có vị trí quan trọng hơn cả Số lượng lẫn chất
lượng tác phẩm đều vượt trội Tiêu biểu là những tiểu thuyết: Đất nước đứng lên (1954) của Nguyên Ngọc, Vượt Côn Đảo (1955) của Phùng Quán, Mùa hoa dẻ (1957) của Văn Linh, Một truyện chép ở bệnh viện (1958) của Bùi Đức Ái, Bên
kia biên giới (1958) và Trước giờ nổ súng (1960) của Lê Khâm, Cao điểm cuối cùng (1960) của Hữu Mai, Sống mãi với thủ đô (1961) của Nguyễn Huy Tưởng,
Phá vây (1961) của Phù Thăng, Đất lửa (1963) của Nguyễn Quang Sáng,…
Trang 27Giai đoạn 1965 – 1975, cả nước nổi dậy kháng chiến chống Mỹ, tiểu thuyết viết về chiến tranh thêm một lần bội thu Nhiều nhà văn xông pha trên chiến trường, khói lửa chiến tranh đã giúp họ trưởng thành hơn và có một cái nhìn chính chắn hơn về hiện thực cũng như độ chín trên trang viết Tiêu biểu là
những tiểu thuyết: Hòn đất (1966) của Anh Đức, Rừng U Minh (1966) của Trần Hiếu Minh, Gia đình Má Bảy (1968) và Mẫn và tôi (1972) của Phan Tứ, Vào lửa
(1966) và Mặt trận trên cao (1967) của Nguyễn Đình Thi, Cửa sông (1967) và Dấu chân người lính (1972) của Nguyễn Minh Châu, Đất Quảng (1970) của
Nguyễn Trung Thành, Đường trong mây và Chiến sĩ (1973) của Nguyễn Khải,
Dưới đám mây màu cánh vạc (1973) của Thu Bồn, Những tầm cao (tập 1 –
1973) của Hồ Phương, Dòng sông phẳng lặng (tập 1 – 1974) của Tô Nhuận Vĩ,
Sao Mai (tập 1 – 1974) của Dũng Hà, Vùng trời (tập 1 – 1772, tập 2 – 1974) của
Hữu Mai,…
Sau chiến tranh, dù đất nước đã im tiếng súng nhưng dư âm và hậu quả của hai cuộc kháng chiến trường kì có thể nói vẫn là nỗi ám ảnh với người Việt Nam Khi cuộc chiến đã lùi xa, đề tài chiến tranh không còn là mối quan tâm hàng đầu của người nghệ sĩ nhưng văn xuôi về chiến tranh vẫn có vị trí đáng kể trong nền văn học đương đại Tuy nhiên, cách xử lí đề tài chiến tranh trong tác phẩm của các nhà văn đã linh hoạt hơn Có tác phẩm trực tiếp viết về đề tài chiến tranh nhưng cũng có khi chiến tranh lại được lồng vào các đề tài khác, thậm chí hiện diện thấp thoáng trong tiểu thuyết mà thôi
Những năm 1980, văn học bước vào giai đoạn đầu của quá trình đổi mới
với những tác phẩm tiêu biểu: Miền cháy (1977), Lửa từ những ngôi nhà (1977),
Những người đi từ trong rừng ra (1978), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành
(1983) của Nguyễn Minh Châu, Mùa lá rụng trong vườn (1985) của Ma Văn
Kháng, Thời xa vắng (1986) của Lê Lựu,…
Từ năm 1988 đến 1993, quá trình đổi mới trong văn học diễn ra càng đa
dạng và phức tạp hơn Có người đã nói đến một giai đoạn “văn học bước qua lời
Trang 28nguyền” Đa dạng về đề tài cũng như cách thể hiện Những tác phẩm đáng chú
ý: Những mảnh đời đen trắng (Nguyễn Quang Lập), Chim én bay (Nguyễn Trí
Huân), Vòng tròn bội bạc, Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Góc tăm tối cuối cùng
(Khuất Quang Thụy), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người
nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh),… Trong
đó, sự ra đời của Nỗi buồn chiến tranh đã dậy lên làn sóng dư luận trái chiều
Từ cái nhìn khái quát trên, ta thấy mảng tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh là một bộ phận quan trọng và của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến nay
Có thể nói, văn học chiến tranh như một trường văn học kéo dài suốt mấy mươi
năm trong lịch sử văn học Việt Nam Và từ khi hình thành đến nay, văn học chiến tranh đã trải qua những chặng đường khác nhau với cùng với những sự biến đổi của văn hóa – lịch sử như một trường văn học Viết về con người cũng như hiện thực trong chiến tranh Vấn đề đặt ra không thể thiếu trong tiểu thuyết chiến tranh là vấn đề chiến tranh và hòa bình Dù nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp thì vấn đề chiến tranh và hòa bình luôn được các nhà tiểu thuyết hướng đến trong tác phẩm của mình dưới hình thức diễn ngôn Quá trình giao tiếp giữa người phát ngôn và người tiếp nhận diễn ra thông qua cách nhà văn xây dựng hình tượng con người và thế giới quan bằng ngôn ngữ miêu tả, trần thuật, đối thoại, độc thoại,
1.3 Các mô thức diễn ngôn
1.3.1 Diễn ngôn tiểu thuyết sử thi
1.3.1.1 Khái quát về sử thi
Thuật ngữ sử thi có nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ (épos) Theo nghĩa rộng, sử thi là tự sự, một trong ba loại hình cơ bản của văn học (theo phân loại của Aristotle: tự sự, trữ tình, kịch) Còn theo nghĩa hẹp, sử thi là thể loại truyền miệng hoặc thành văn
Trong nghiên cứu văn học hiện nay, có hai cách hiểu về sử thi:
Trang 29Thứ nhất, sử thi là thể loại văn ra đời từ rất sớm Sử thi chỉ xuất hiện ở thời
điểm gọi là “thế kỉ của những anh hùng” Nó chỉ tồn tại trong xã hội cổ đại, kéo
dài đến thời kì trung cổ và thực sự biến mất trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo Bakhtin xác định rất rõ ba đặc trưng của sử thi cổ đại: Đối tượng của sử thi là
quá khứ sử thi của dân tộc, cái “quá khứ tuyệt đối”; Cội nguồn của sử thi là
truyền thuyết dân tộc; Thế giới sử thi cách biệt với thời hiện tại bằng một khoảng cách sử thi tuyệt đối Như vậy, theo cách hiểu thứ nhất thì sử thi chính là
những tác phẩm đã đạt đến trình độ cổ điển mẫu mực kiểu như: Iliad, Odyssey
(Hy Lạp), Mahabharata, Ramayana (Ấn Độ), Đam San, Xinh Nhã (Việt
Nam),…
Thứ hai, theo cách hiểu của G.N Poxpelov, sử thi là một loại hình thuộc thể tài lịch sử dân tộc tồn tại trong suốt tiến trình văn học Cùng với tiến trình
của lịch sử – xã hội, sử thi từ dạng nguyên hợp kiểu Iliad, Odyssey, Ramayana,
Mahabharata,… đã phát triển thành những tác phẩm sử thi tiếp nối sử thi cổ đại thuộc các thể loại khác nhau như tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, thơ, trường ca Có nghĩa là các tác phẩm dù thuộc thể loại nào chăng nữa, nếu chúng mang nội dung lịch sử dân tộc và có hình thức biểu đạt tương ứng thì vẫn có thể
coi là có tính chất sử thi Những tiểu thuyết sử thi tiêu biểu như: Chiến tranh và
hòa bình (L Tolstoy), Con đường đau khổ (A Tolstoy), Người mẹ (M Gorky), Sông đông êm đềm (Sholokhov), Thép đã tôi thế đấy (N Ostrovsky), Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Cửa biển (Nguyên Hồng), Vỡ bờ (Nguyễn
Đình Thi), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Trước giờ nổ súng (Lê Khâm),…
Đây là cách hiểu phổ biến và phù hợp với nghiên cứu văn học hiện nay
Sử thi ưu tiên cho chủ đề dân tộc, mâu thuẫn địch ta, xây dựng những con người tiêu biểu cho ý chí phẩm chất cao quý của dân tộc Mọi tác phẩm sử thi đều bộc lộ ý chí mạnh mẽ của cộng đồng và mục đích lớn lao mang tinh thần của con người trong cộng đồng đó Nếu như sử thi cổ đại, ý thức sử thi được thể hiện trong các cuộc tranh chấp ranh giới, đất đai, tranh giành người đẹp dẫn đến
Trang 30chiến tranh ác liệt giữa các cộng đồng để khẳng định sự tồn tại của chính tập thể cộng đồng cũng như sự gắn kết giữa cá nhân với cộng đồng; thì ở các tác phẩm
sử thi hiện đại ý thức sử thi được mở rộng tới nhiều vấn đề lịch sử – dân tộc và thời đại đó là việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn độc lập hòa bình cho từng dân tộc, là ý thức trách nhiệm trước xã hội, trước lịch sử, trước thời đại mình Mâu thuẫn, xung đột cộng đồng là cái nền để làm nổi bật hình ảnh người anh hùng cộng đồng trong sử thi Người anh hùng trong sử thi cổ đại mang vẻ đẹp của phẩm chất, của tài năng phi thường Đó là vẻ đẹp kì vĩ, hào hùng tiêu biểu cho cả cộng đồng dân tộc theo quan điểm thẩm mĩ, chuẩn mực riêng của nội bộ cộng đồng Trong sử thi hiện đại, người anh hùng vừa mang vóc dáng lớn lao vừa hết sức bình dị, đời thường, vẻ đẹp có chiều sâu tư tưởng
Chính vì xây dựng những nội dung lịch sử dân tộc nên diễn ngôn sử thi luôn có sự khác biệt với các diễn ngôn khác Hình tượng con người và thế giới được xây dựng bởi một hệ thống hình ảnh, từ ngữ đẹp, rực rỡ và gắn liền với thủ pháp cường điệu, phóng đại Sử thi thiên về miêu tả hành động nên gắn liền với nhịp điệu nhanh, mạnh mẽ, dồn dập và giọng điệu ngợi ca, tôn kính, tự hào
1.3.1.2 Diễn ngôn tiểu thuyết sử thi
Tiểu thuyết sử thi cũng giống như mọi tiểu thuyết khác, để trở thành tiểu thuyết nó cũng sử dụng những phương thức xây dựng thế giới nghệ thuật đặc thù của thể loại tiểu thuyết Từ phương thức xây dựng hình tượng nhân vật, mô hình không gian và thời gian đến tổ chức lời văn nghệ thuật của tiểu thuyết sử thi hiện đại, tất cả được xây dựng xuất phát từ những nguyên tắc thi pháp bao trùm của thể loại tiểu thuyết Nhưng cái làm nên sự khác biệt của tiểu thuyết sử
thi so với cái loại tiểu thuyết khác là “dấu ấn sử thi” bởi tiểu thuyết sử thi hiện
đại vẫn chịu ảnh hưởng của tư duy nghệ thuật sử thi Hiểu đơn giản, tiểu thuyết
sử thi là những tác phẩm mang các đặc trưng của thể loại tiểu thuyết nhưng lại lấy nội dung lịch sử – dân tộc làm đề tài sáng tạo nghệ thuật với cảm hứng chủ yếu là cảm hứng anh hùng ca, ngợi ca sự nghiệp và con người của dân tộc
Trang 31Để thể hiện những vấn đề mang tính lịch sử – dân tộc và có tính chất thời đại thì nội dung phản ánh trong tiểu thuyết sử thi là những vấn đề lớn liên quan đến số phận của dân tộc và cộng đồng Hiện thực trong tiểu thuyết sử thi bao giờ cũng là lịch sử hoành tráng đặt trong một không gian rộng, một thời gian lớn Cái nhìn của nhà tiểu thuyết về lịch sử là cái nhìn chiêm ngưỡng trùng khít với cái nhìn của dân tộc Tiểu thuyết sử thi là bài ca về lịch sử, về những con người mang vóc dáng huyền thoại ngay trong thời hiện đại với ngôn ngữ trang trọng xen lẫn chất trữ tình Bản chất của sử thi là cái đẹp hùng vĩ, hoành tráng, cao cả mang tính thời đại Tiểu thuyết sử thi thường có dung lượng lớn nhưng đôi khi cũng có sự ngoại lệ
Tóm lại, trong tiểu thuyết sử thi, diễn ngôn tiểu thuyết sử thi mà nhà tiểu thuyết xây dựng để gửi gắm những thông điệp, những quan niệm đến đối tượng tiếp nhận mang những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ tiểu thuyết nhưng cái làm
nên đặc thù của diễn ngôn tiểu thuyết sử thi chính là “dấu ấn sử thi” trong tác
phẩm
1.3.2 Diễn ngôn cá nhân – cộng đồng
Người anh hùng là nhân vật trung tâm của tác phẩm sử thi cũng như tiểu thuyết sử thi Người anh hùng luôn được xây dựng trên cái nền của tập thể cộng đồng, của dân tộc Cộng đồng giữ vai trò quy tụ làm sáng tỏ vẻ đẹp của người anh hùng
Người anh hùng trong tiểu thuyết sử thi luôn hiện diện với tổng hòa các vẻ đẹp về sức mạnh thể chất và tinh thần siêu phàm, kì vĩ, phi thường nhưng đồng thời cũng bình dị, bình thường, gần gũi trong cái nhìn tôn kính thiêng liêng của tập thể cộng đồng
Trong tiểu thuyết sử thi còn tồn tại một tập thể cộng đồng, tập thể nhân dân
có sức sống bền bỉ, sức mạnh hòa hợp luôn tiếp sức cho người anh hùng làm nên những chiến công hiển hách Đó là hình ảnh của những nhân vật người già, nhân vật phụ nữ và nhân vật số đông Đó là những nhân vật có tên hoặc không tên
Trang 32nhưng họ luôn là những tập hợp làm chỗ dựa vững chắc cho người anh hùng Tập thể ấy luôn thống nhất và phục tùng nghĩa vụ đối với người anh hùng đại diện của họ Cộng đồng chính là nguồn cội, là nền tảng, là điểm tựa để người anh hùng có thể thực thi lí tưởng cao cả và lập nên những chiến công hiển hách đem lại vinh quang cho chính con người – số đông ấy
Tiểu thuyết sử thi xây dựng người anh hùng cá nhân trên nền tảng của cộng đồng, song diễn ngôn cá nhân lại mang tính chất đại diện cho cộng đồng Bởi những ước mơ, lí tưởng cao cả và những chiến công làm nên phẩm chất của người anh hùng thực chất có nền tảng là phục vụ cho lợi ích của tập thể cộng đồng
1.4 Di ễn ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết thời chiến và thời hậu chiến
1.4.1 Diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết thời chiến
Đất nước Việt Nam trải qua ba mươi năm kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ Giữa dòng thác của lịch sử, dân tộc ta phải đương đầu với những thử thách khốc liệt trong cuộc chiến không cân sức Không những thế, sự du nhập của chủ nghĩa Mác – Lê và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng mở ra một viễn cảnh chưa từng có trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Chiến tranh lan đến mọi miền của đất nước, gõ cửa đến từng căn nhà Chiến tranh đánh thức truyền thống bốn nghìn năm lịch sử cũng như xây dựng nên những giá trị tinh thần mới cho người Việt Nam Trong các thể loại văn xuôi viết về chiến tranh, tiểu thuyết đạt được nhiều thành tựu hơn cả, nó góp phần không nhỏ vào việc thay đổi diện mạo văn học Việt Nam hiện đại Viết về đề tài chiến tranh cách mạng, các nhà tiểu thuyết phản ánh tích cực và sinh động những bước đường đi lớn của dân tộc, đồng thời lí giải được sự biến chuyển trong tính cách của những người con đất Việt đã được tôi luyện trong khói lửa
Tiểu thuyết được mùa cả về số lượng lẫn chất lượng: Xung kích, Đất nước đứng
lên, Một truyện chép ở bệnh viện, Trước giờ nổ súng, Sống mãi với thủ đô, Cao
Trang 33điểm cuối cùng, Dấu chân người lính, Chiến sĩ, Vùng trời, Rừng U Minh, Mẫn
và tôi, Đất Quảng,… Có thể nói, từ năm 1945 đến 1975, hiện thực cách mạng và
đời sống lịch sử dân tộc là đối tượng phản ánh chủ yếu của nhà văn Nhà văn không chỉ là những chiến sĩ trên trang viết mà còn là những chiến sĩ thực thụ
trên chiến trường
Trong hoàn cảnh bất bình thường ấy, con người phải gồng mình để sống và chiến đấu Điều kì diệu gì đã tạo nên sức mạnh để một dân tộc nhỏ bé có thể chiến thắng kẻ thù hùng mạnh? Những hi sinh, mất mát, đau thương,… của hiện thực chiến tranh cùng với truyền thống yêu nước của dân tộc đã hun đúc nên
những con người phi thường của thời đại Cả nước chung một lòng “quyết tử
cho tổ quốc quyết sinh” Muốn độc lập tự do, muốn hòa bình chỉ có một con
đường là chiến đấu và chiến thắng Chủ nghĩa anh hùng lấp lánh từ hậu phương đến tiền tuyến, đi từ thực tiễn đến trang văn Tư tưởng của thời đại của cả dân tộc, từ người trẻ đến người già đều sẵn sàng cầm súng ra chiến trường Diễn
ngôn của thời chiến là “sống để chiến đấu” Nhiều câu nói bất hủ đã trở thành
kim chỉ nam cho hành động của những lớp người sống dưới gót giày ngoại xâm
Anh hùng Lê Mã Lương từng nêu cao lí tưởng của thanh niên thời chiến: “Cuộc
đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”; Nguyễn Viết Xuân mạnh mẽ hô
to: “Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn”; anh Nguyễn Văn Trỗi khẳng định con
đường tìm đến hạnh phúc là phải chiến đấu: “Còn thằng Mỹ thì không ai có
hạnh phúc cả”,… Ngay cả những người phụ nữ cũng bước khỏi cái bếp hàng
ngày để cầm súng chiến đấu Họ cũng mạnh mẽ không kém những nam nhân:
“Còn cái lai quần cũng đánh” (Người mẹ cầm súng, Nguyễn Thi) Vấn đề
chiến tranh không chỉ là vấn đề chính trị được bàn đến ở những nơi tôn nghiêm
mà ngay cả trong cuộc trò chuyện hàng ngày của mỗi gia đình:
- Bố cho là binh chủng nào hơn hả bố?
Ông bố – một đảng viên già, cán bộ quân giới vừa về hưu – trả lời con trai:
Trang 34- Ở đâu đánh Mỹ nhiều, binh chủng ấy là tốt nhất
(Tiếng mưa, Nguyễn Thị Như Trang)
Trong hoàn cảnh chiến tranh, con người luôn được nhìn nhận từ tầm vóc sử thi Và khuynh hướng sử thi là khuynh hướng gắn liền với các cuộc chiến tranh
vệ quốc, là đặc điểm bao trùm cả nền văn học Việt Nam 1945 – 1975 Chính thế
mà hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết chiến tranh, những người anh hùng và
cả quần chúng đều là hình ảnh của nhân dân Tư tưởng của nhân vật, diễn ngôn của nhân vật cũng là diễn ngôn của thời đại, của quần chúng cách mạng
1.4.2 Diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết thời hậu chiến
Chiến tranh kết thúc nhưng những dư âm về thời chiến vẫn là nỗi ám ảnh với con người khi bước qua cuộc chiến Nhiều nhà văn vẫn tiếp tục viết về chiến tranh trên lập trường giai cấp, dân tộc, song, quan niệm về chiến tranh cũng như cách thể hiện đề tài chiến tranh đa dạng hơn Xuất phát từ lợi ích dân tộc, nhiều
nhà văn tâm niệm viết về chiến tranh trước hết cần phân biệt rõ “chiến tranh
nào” và nhất thiết phải tôn trọng sự thật lịch sử, “thiên chức của nhà văn là viết
về chiến tranh để chống chiến tranh nhưng cần phân biệt đó là cuộc chiến nào”
[84, tr.13]
Phản ánh cuộc chiến vĩ đại, khẳng định chính nghĩa, khẳng định phẩm giá dân tộc vẫn là những vấn đề được xem trọng trong văn học chiến tranh nhưng
sau 1975, nhà văn nhấn mạnh hơn vào yêu cầu “chân thực” Họ không chỉ nói
đến thắng lợi mà còn nói đến tổn thất, hi sinh, không chỉ nói đến niềm vui mà còn nói đến nỗi đau khổ do quân thù gây nên Chu Lai là một trong những nhà văn Việt Nam đầu tiên nói về bản chất của chiến tranh khác hẳn với quan niệm
truyền thống: “Bằng những kiểm nghiệm bản thân, tôi hiểu ra rằng chiến tranh
quả thật không vui vẻ gì, đối với bất cứ dân tộc nào, dù là tự vệ hay xâm lược,
chiến tranh đều mang ý nghĩa bi kịch” [43, tr.115] Đọc Nỗi buồn chiến tranh,
Cao Tiến Lê từng phát biểu: “chiến tranh có nhiều con đường, con đường nào
Trang 35cũng nhằm mục đích mang lại hạnh phúc cho mọi người và bao giờ cũng phải trả giá rất đắt” Nguyễn Duy cũng thể hiện một suy ngẫm đầy tính nhân bản:
Nghĩ cho cùng Mọi cuộc chiến tranh Phe nào thắng thì nhân dân đều bại…
(Đá ơi)
Thời chiến, văn học là một vũ khí tinh thần đắc lực phục vụ kháng chiến Khi cuộc chiến đã đi qua, văn học trở về đúng vị trí của nó Mỗi tác phẩm văn học cần khẳng định giá trị thực thụ của mình trong hiện thực mới Nhiều nhà
văn băn khoăn chọn lựa đối tượng chủ yếu trong tác phẩm của mình: “con người
hay sự kiện?” Nhà phê bình Hồng Diệu khẳng định, cái mà nhà văn cần là “viết
về thân phận con người trong cuộc chiến, còn các sự kiện thì hãy dành phần cho các nhà sử học và các nhà quân sự” [85, tr.159] Và khi lấy con người làm hệ
quy chiếu trên trang viết, diễn ngôn chiến tranh và hòa bình không chỉ là những con đường vui của những chiến thắng thần thánh, mà điều nhận thấy nhiều nhất trong văn học viết về đề tài chiến tranh thời hậu chiến là nỗi đau, là hi sinh, mất mát: “Chiến tranh làm người ta hư đi hơn là làm người ta tốt hơn” [8, tr.504];
“Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người” [80, tr.33]
Quan niệm ta – địch từng tồn tại nhất quán trong dòng văn học cách mạng mang khuynh hướng sử thi khá lâu giờ cũng có những thay đổi Nhà văn Nguyên Ngữ (Hội Văn nghệ Bình Thuận) đã kể lại câu chuyện sau:
Tôi có quen biết một bà cụ có năm người con đi lính Ngụy thì cả năm đều chết Bà cụ nói với tôi: “Chú ơi! Tôi không dạy con tôi đi lính bắn vào bà con chòm xóm mình, tôi không biểu nó đi đánh các chú cộng sản Con tôi, đứa đang đi chăn trâu thì bị bắt lính Đứa đang giong thuyền đánh cá thì
bị bắt lính Đứa đang đi học thì bị xung lính ngay ở sân trường Chú ơi!
Trang 36Chú không biết đẻ ra một đứa con, không may nó bị chết, đau như thế nào đâu? Vậy mà tôi những năm đứa chết [63, tr.6]
Những tiểu thuyết thời hậu chiến như: Ông cố vấn – Hồ sơ một điệp viên (Hữu Mai), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Những
mảnh đời đen trắng (Nguyễn Quang Lập), Đám cưới không có giấy giá thú (Ma
Văn Kháng), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Góc tăm tối cuối cùng (Khuất Quang Thụy), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma
(Nguyễn Khắc Trường),… nhà văn đã chọn chất liệu quen thuộc để chuyển tải cái nhìn mới nhưng cũng đem đến tinh thần đối thoại về những vấn đề tưởng như đã trở thành chân lí bất di bất dịch: lí tưởng – lẽ sống, chính nghĩa – phi nghĩa, ta – địch, bạn – thù,…
Nguyễn Khải từng nhận xét: “Chiến tranh ồn ào náo động mà lại có cái
yên tĩnh giản dị của nó, hòa bình mà lại chất chứa những sóng ngầm, những gió xoáy ở trong” [39, tr.104]
1.5 Hai bút danh – H ai chặng đường tiểu thuyết của nhà văn Lê Khâm – Phan Tứ
Phan Tứ tên thật là Lê Khâm, con thứ 4 trong gia đình, nguyên quán xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Ông sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước Cha là Lê Ấm, từng làm Đốc học ở trường Quốc học Huế, mẹ là Phan Thị Châu Liên – con gái đầu của nhà Chí sĩ Phan Châu Trinh Tuy sinh ra
ở Bình Định nhưng suốt thời gian niên thiếu, Lê Khâm – Phan Tứ lại sống ở quê cha, xã Quế Phong, Quế Sơn, Quảng Nam Bản thân ông từ nhỏ đã giỏi về môn văn và tiếng Pháp
Lê Khâm – Phan Tứ là một trong những nhà văn trưởng thành từ dòng sữa của cách mạng Tài năng và đóng góp của ông gắn liền với công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước Thực tế hiếm có nhà văn nào trung thành với một
đề tài thống nhất như Lê Khâm – Phan Tứ Từ khi bước vào văn đàn đến khi qua đời, Lê Khâm – Phan Tứ chỉ duy nhất viết về đề tài chiến tranh cách mạng Cái
Trang 37khó nhất của mỗi nhà văn là không lặp lại chính mình trong mỗi tác phẩm Với
Lê Khâm – Phan Tứ, lại càng khó hơn khi những tác phẩm của ông chỉ gói gọn trong đề tài chiến tranh cách mạng với khuynh hướng sử thi là chủ yếu Song, sau mỗi tác phẩm, ta lại bắt gặp một Lê Khâm – Phan Tứ chững chạc hơn trên trang viết, cũng như có thể cảm nhận được những góc độ khác nhau về con người và hiện thực chiến tranh
1.5.1 Những khởi đầu với bút danh Lê Khâm
Mười lăm tuổi, Lê Khâm đã sớm đón nhận ánh sáng của cách mạng, hăng hái tham gia liên lạc Việt minh bí mật, làm cán bộ thiếu nhi, làm tuyên truyền xung phong mặt trận Đà Nẵng, rồi học trường lục quân Trần Quốc Tuấn, làm trung đội phó xung kích Hạ Lào, trợ chiến biên phòng, trợ lí văn hóa đoàn 80 thuộc Bộ tổng tư lệnh Tháng 8/1958 vào học trường Đại học Tổng hợp, khoa Ngữ văn, đồng thời viết văn
Những trải nghiệm gian khổ, khốc liệt từ thực tế kháng chiến cùng với niềm say mê viết văn đã đưa Lê Khâm đến với văn đàn Việt Nam bằng những trang viết về đề tài chiến tranh cách mạng Lê Khâm bước vào văn đàn với tác
phẩm đầu tay Một ngày bên đồn địch (1957) và sáng tác không ít truyện ngắn
Nhưng khi nhắc đến Lê Khâm, người ta lại nghĩ đến một Lê Khâm – một nhà
tiểu thuyết Có thể nói:“Từ truyện ngắn đến tiểu thuyết là một quá trình vật lộn
nghiêm túc, vất vả với Lê Khâm” [25, tr.318] Bắt đầu chấp bút viết Bên kia
biê n giới từ năm 1955, nhưng phải viết đi viết lại đến 5 lần và đến tháng
10/1957 quyển tiểu thuyết đầu tiên của Lê Khâm mới hoàn thành và được xuất
bản vào năm 1958 Tiếp sau sự thành công của Bên kia biên giới, là tiếng vang của quyển tiểu thuyết Trước giờ nổ súng (1960) Từ đó, cái tên Lê Khâm đã trở
nên quen thuộc trên văn đàn Ba năm công tác trên chiến trường Hạ Lào đã đi vào những trang viết của Lê Khâm sống động, chân thật và sâu sắc Nhà văn đã tái hiện những người, những việc, những tình huống gay go với tinh thần hi sinh, dũng cảm của bộ đội tình nguyện Việt Nam bên cạnh tinh thần bất khuất, kiên
Trang 38cường của quân dân Lào Những tác phẩm đầu tay ấy đã vinh danh tinh thần quốc tế vô sản chân chính cao đẹp, giữa hai dân tộc anh em Việt – Lào trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung; đồng thời được đánh giá là những tác phẩm
có giá trị trong nền văn học cách mạng thời chống Pháp mà theo cách nói của Lê
Thị Đức Hạnh: “Có thể nói, Lê Khâm là người duy nhất có nhiều đóng góp đặc
sắc, có giá trị trong việc phản ánh một giai đoạn đấu tranh cách mạng trong lịch sử dân tộc Lào anh em” [25, tr.319]
1.5.2 Từ Lê Khâm đến Phan Tứ: không chỉ là sự thay đổi bút danh
Mười chín tuổi, Lê Khâm rời miền Nam (Trung Trung bộ) yêu thương đến với mặt trận biên giới Việt – Lào Những ngày làm nhiệm vụ của người chiến sĩ quốc tế trên chiến trường Hạ Lào, cũng là những ngày chiến trường miền Nam diễn ra khốc liệt nhất, người con đất Việt ấy đau đáu khát vọng được trở về
chiến đấu trên chính quê hương mình, lao “vào trong kia”, vào chỗ khó khăn nhất: “Lội bùn và vượt suối lũ Làm nhà, nhổ cỏ sắn và suốt lúa rẫy… sốt rét,
lạc rừng đói meo… Liên miên bị địch phục kích, tập kích, bắn pháo, ném bom”
[110, tr.81] với mong muốn viết được một cuốn tiểu thuyết về miền Nam đấu tranh
Giữa năm 1961, Lê Khâm trở về công tác tại chiến trường miền Nam với
bút danh mới là Phan Tứ Trong không khí rực lửa, “quanh năm không ra khỏi
tầm đại bác của địch”, Phan Tứ hòa mình với quân dân miền Nam:
Tôi không băn khoăn gì trước những khó khăn ấy, bởi thực tế cách mạng miền Nam cuốn hút tôi hết sức dữ dội Tôi đang sống lại những năm tháng vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở ở Hạ Lào hồi chống Pháp, nhưng sung sướng hơn trước nhiều là tôi đang hoạt động ngay trên đất quê hương mà tôi luôn thương nhớ [110, tr.82]
Sống trong khói lửa ác liệt, “nhà văn đã chắt chiu thời gian, sức lực để
sáng tác” [34, tr.17] Khi chưa có điều kiện để sáng tác những tác phẩm dài hơi,
Phan Tứ viết truyện ngắn Tập truyện ngắn Về làng (1964) của Phan Tứ ra đời
Trang 39với bút pháp hiện thực được đánh giá là già dặn hơn, sắc sảo hơn, là một bước tiến mới trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Năm 1968, quyển tiểu
thuyết đầu tiên với bút danh Phan Tứ được xuất bản, Gia đình má Bảy là một
bức tranh toàn diện và sâu sắc về cuộc đấu tranh giành và giữ chính quyền gay
go và quyết liệt của nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng
Và đến khi cuốn tiểu thuyết Mẫn và tôi (1972) ra mắt độc giả, ngòi bút của Phan
Tứ đã thật sự chín muồi: “Nếu như trong Về làng, hình ảnh người cán bộ còn
chưa đậm nét, thì tới Gia đình má Bảy đã sâu sắc, sinh động hơn Nhưng phải đến Mẫn và tôi, Phan Tứ mới có những đóng góp xuất sắc về mặt này” [25,
tr.323] Không chỉ xây dựng thành công hình tượng con người Việt Nam anh hùng trong kháng chiến với ngòi bút mang khuynh hướng sử thi, năm 1974,
cuốn tiểu thuyết Trại S.T.18 của Phan Tứ được viết dưới hình thức nhật kí lại
mang đến cho độc giả một cái nhìn sâu sắc hơn về hình ảnh những người lính
Mỹ trên đất Việt Gắn bó cuộc đời với chiến tranh cách mạng, Phan Tứ ấp ủ viết một bộ tiểu thuyết đồ sộ từ những trải nghiệm của mình Nhưng đau buồn thay,
tâm huyết của nhà văn không thể hoàn thành Bộ tiểu thuyết Người cùng quê
mới chỉ hoàn thành được 3 tập, Phan Tứ ra đi trên giường bệnh và tập 4 vẫn còn mãi dang dở
Là một trong số ít những nhà văn gắn bó đời mình với đề tài chiến tranh
cách mạng với nhiệt huyết say mê cháy bỏng Từ truyện ngắn đầu tay (Một ngày
bên đồn địch) đến bộ tiểu thuyết cuối đời (Người cùng quê), từ bút danh Lê
Khâm đến Phan Tứ, con người và hiện thực kháng chiến đi vào trang viết của nhà văn với giọng văn ngày càng già dặn, sâu sắc, tinh tế hơn Có thể nói, trên từng trang văn có cả mồ hôi, máu thịt của nhà văn Chính điều đó đã làm nên sức sống cho tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ qua bước chân thời gian
Trang 40Tiểu kết chương 1
Tiểu thuyết là một thể loại văn học có sự vận động phức tạp, nội dung phản ánh hiện thực rộng Trước đây, tiểu thuyết thường được nghiên cứu dưới góc độ: phản ánh hiện thực, thể loại lịch sử, loại hình văn học Hướng tiếp cận tiểu thuyết như một hình thức diễn ngôn là một hướng tiếp cận mới mẻ trong nghiên cứu tiểu thuyết ở Việt Nam
Trong nền văn học Việt Nam, văn học chiến tranh cách mạng có một vị trí rất quan trọng Kéo dài suốt thời chiến đến thời hậu chiến, chiến tranh vẫn là vấn
đề nhức nhối trên từng trang viết của các nhà văn Tiểu thuyết sử thi trở thành hình thức phản ánh thích hợp nhất đối với những trang sử hào hùng của dân tộc trong thời chiến Tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách mạng có sự thống
nhất của cái nhìn từ quan điểm, lập trường của dân tộc nhưng chỉ đến sau chiến tranh, cái nhìn và khả năng phản ánh hiện thực chiến tranh trong văn học mới thật sự bao quát và nhân văn Diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình thời hậu chiến trở nên toàn diện hơn
Trong số nhiều những nhà văn thành công với đề tài chiến tranh cách mạng như: Nguyên Ngọc, Nguyễn Thi, Anh Đức, Nguyễn Văn Bổng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu,… Lê Khâm – Phan Tứ vẫn tạo cho mình một chỗ đứng riêng, một dấu ấn riêng trong nền văn học Việt Nam Con đường văn chương của Lê Khâm – Phan Tứ nói chung và con đường tiểu thuyết nói riêng có những biến chuyển rõ rệt qua từng tác phẩm Những trang viết của nhà văn chiến sĩ ấy ngày càng chững chạc, sâu sắc hơn từ tiểu thuyết đầu tay đến tiểu thuyết cuối đời