Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Trà Bắc tỉnh Trà Vinh
Trang 1CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay trong xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, ngoạithương đã trở thành một hoạt động được đặc biệt chú trọng đối với mỗi quốc giabởi nó mang lại cho nền kinh tế - xã hội những bước thay đổi rõ rệt, là động lựcđể thúc đẩy và mở rộng sản xuất, mang lại nguồn thu nhập cho cá nhân và cộngđồng Cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam coi xuấtkhẩu là hướng ưu tiên, là trọng điểm của kinh tế đối ngoại bởi vì nó có ý nghĩachiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắccho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Ngoài ra, với đặc điểm khíhậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nôngnghiệp và có hơn 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực này Do đó, nước ta đãxác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu chiến lược và làm nền tảng thu ngoại tệcho phát triển kinh tế trong nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống chongười dân
Với Trà Vinh, một miền đất nằm ở hạ lưu sông Mê Kông được bao bọcbởi sông Tiền và sông Hậu, được thiên nhiên mang đến nhiều ưu đãi thuận lợicho sự phát triển kinh tế xã hội Với lợi thế sản xuất và kinh doanh các sản phẩmchế biến từ thiên nhiên đạt được hiệu quả trong đó phải kể đến cây dừa, một loạicây dễ trồng, ít chăm sóc nhưng lại có giá trị kinh tế cao Hiện nay, Trà Vinh làđịa phương có diện tích dừa nhiều đứng thứ hai chỉ sau Bến Tre, khoảng 14.301ha tương đương gần 3,6 triệu cây Với sản lượng mỗi năm hơn 142 triệu trái, câydừa thật sự là một cây trồng có thế mạnh trong khu vực kinh tế nông nghiệp.
Toàn bộ quả dừa đều có thể sử dụng để chế biến thành nhiều sản phẩm đadạng và phong phú Trong đó, các mặt hàng than gáo dừa, thảm xơ dừa, cơm dừanạo sấy, mùn dừa,… đang được chú trọng sản xuất, góp phần giải quyết việc làmnhất là lao động dư thừa ở nông thôn Nhận thức được giá trị từ cây dừa và tiềmnăng phát triển của thị trường, Công ty cổ phần Trà Bắc (Trabaco) đã quyết địnhhoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cây dừa Tính đến nay, sản phẩmcủa công ty có mặt ở khoảng 20 quốc gia trên khắp các châu lục Trong đó, cơm
Trang 2dừa sấy khô và than hoạt tính là hai sản phẩm chủ lực của công ty mang lạidoanh thu xuất khẩu hàng năm gần 200 tỷ đồng Riêng than hoạt tính, dù công tyđã gia tăng sản xuất với sản lượng 3.500- 4.000 tấn/ năm nhưng vẫn không đủ đểxuất khẩu sang các thị trường đang có nhu cầu rất lớn như Châu Âu và Nhật Bản.Thêm vào đó, bên cạnh những thành công đã đạt được công ty còn gặp không ítkhó khăn trong hoạt động kinh doanh gây ra những hạn chế không nhỏ cho sựphát triển lĩnh vực xuất khẩu của mình Chính vì những lý do trên, trong quá
trình tìm hiểu thực tế tại công ty, em quyết định thực hiện đề tài “Giải pháp đẩymạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Trà Bắc tỉnh Trà Vinh” Em
mong rằng thông qua việc ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn có thểcùng công ty giải quyết những vấn đề khó khăn trong hoạt động xuất khẩu vànhất là xuất khẩu sang các thị trường đang có nhu cầu lớn về các sản phẩm từdừa Từ đó, góp phần nâng cao giá trị của cây dừa cũng như phát triển bền vữngnghành công nghiệp chế biến dừa của tỉnh nhà.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty Trà Bắc từ năm 2008 đến 6tháng đầu năm 2011 Từ đó, đề ra giải pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuấtkhẩu hàng hoá của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty Trà Bắc từ năm
2008 đến 6 tháng đầu năm 2011.
Mục tiêu 2: Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh của công ty để tìm
ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất
khẩu hàng hoá tại công ty cổ phần Trà Bắc.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại công ty cổ phần Trà Bắc
Địa chỉ: số 216, Bạch Đằng, phường 4, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
Trang 31.3.2 Phạm vi về thời gian
Thời gian của số liệu được sử dụng trong đề tài là năm 2008, 2009, 2010và 6 tháng đầu năm 2011.
Luận văn được thực hiện từ ngày 18/09/2011 đến ngày 22/11/2011.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu về tình hình xuất khẩu sản phẩm được chế biến từcủa công ty Trà Bắc gồm: than hoạt tính, xơ dừa, cơm dừa sấy khô.
1.4 TÀI LIỆU THAM KHẢO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
“Chiến lược Marketing của công ty Dừa Việt nhằm xuất khẩu gạch menlàm từ gáo dừa sang thị trường Hàn Quốc” của tác giả Nguyễn Minh Trí
(2008) Nội dung của đề tài là đánh giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạchmen sang thị trường Hàn Quốc từ năm 2005 đến năm 2007 Tác giả còn đưa ranhững thông tin có ảnh hưởng đến hoat động xuất khẩu tại thị trường này nhưmôi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường văn hoá và các tiêu chuẩnvề sản phẩm nhập khẩu Cuối cùng, thông qua xây dựng và đánh giá các yếu tốtrong ma trận SWOT tác giả đề ra chiến lược marketing nhằn giúp công ty đẩymạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu gạch men làm từ gáo dừa sang thị trườngHàn Quốc trong thời gian tới.
“Chiến lược xuất khẩu thủ công mỹ nghệ từ dừa của công ty TNHH TMThanh Long sang Canada” của tác giả Trần Bảo Như (2009) Nội dung của đề
tài là phân tích tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa của công tysang thị trường Canada từ năm 2006 đến năm 2009 Tác giả còn tập trung phântích những tác động từ môi trường bên trong và bên ngoài công ty Từ đó, quaviệc xây dựng ma trận SWOT, tác giả đề ra cho công ty những chiến lược đẩymạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được chế biến từ dừasang thị trường Canada nói chung và hướng đến toàn bộ khu vực Bắc Mỹ trongthời gian tới.
Trang 4CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các vấn đề cơ bản về thị trường2.1.1.1 Khái niệm thị trường:
Thị trường được mô tả là một hay nhiều nhóm khách hàng tiềm năng vớinhững nhu cầu tương tự nhau và những người bán cụ thể nào đó mà doanhnghiệp với những tiềm năng của mình có thể mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãnnhu cầu trên của khách hàng
2.1.1.2 Vai trò của thị trường đối với doanh nghiệp
Thị trường là trung tâm của các hoạt động kinh doanh, vừa là mục tiêu vừalà đối tượng phục vụ của doanh nghiệp Tất cả các hoạt động của doanh nghiệpđều hướng vào thị trường.
Thị trường hướng dẫn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Căn cứ vàocác kết quả điều tra, thu thập thông tin thị trường để quyết định kinh doanh mặthàng gì? Cho ai? Bằng phương thức kinh doanh nào?
Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa khách hàng vớidoanh nghiệp, là nơi quan trọng để đánh giá, kiểm nghiệm các chủ trương, chínhsách của mình Thông qua doanh thu bán hàng, tốc độ phát triển thị trường, phánứng của khách hàng, doanh nghiệp sẽ có quyết sách phù hợp.
Trong cơ chế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh là điều tấtyếu, thị trường được chia sẽ cho nhiều doanh nghiệp Đòi hỏi các doanh nghiệpphải không ngừng tìm kiếm cơ hội mở rộng và phát triển thị trường.
2.1.1.3 Khái niệm về thị trường xuất khẩu hàng hóa
Thị trường xuất khẩu hàng hoá là tập hợp những người mua và người bán ởcác quốc gia khác nhau hoạt động với nhau để xác định giá cả, sản lượng hànghoá mua bán, chất lượng hàng hoá và các điều kiện khác theo hợp đồng, thanhtoán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới.
Thị trường xuất khẩu (hay còn gọi là thị trường của thế giới) là tập hợp những khách hàng tiềm năng của công ty hay một doanh nghiệp ở nước ngoài
Trang 52.1.2 Các vấn đề cơ bản của xuất khẩu2.1.2.1 Khái niệm
Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu lợi bằng cách bán sản phẩmhoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyểnra khỏi biên giới của một quốc gia, trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanhtoán Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốcgia.
Mục đích của hoạt động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơsở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu
Là một phần của hoạt động thương mại quốc tế nên cũng có những đặctrưng của hoạt động thương mại quốc tế và nó liên quan đến hoạt động thươngmại quốc tế khác như bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế, vận tải quốc tế,…
Không giống như hoạt động buôn bán trong nước ở đặc điểm là có sựtham gia buôn bán của đối tác nước ngoài, hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêudùng ở phạm vi nước ngoài.
Diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuấtkhẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc, hàng hóa thiết bị côngnghệ cao Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốcgia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng.
Hình thức xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Mỗihình thức có những ưu điểm và khuyết điểm riêng biệt, tùy theo tình hình củatừng đơn vị mà có sự lựa chọn phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình Đốivới Công ty cổ phần Trà Bắc, do có bộ phận riêng biệt để nghiên cứu thị trườngcũng như kinh nghiệm và uy tín trên thương trường, nên công ty đã chọn hìnhthức trực tiếp xuất khẩu cho hàng hóa của mình Đây là hình thức mà hàng hóađược bán trực tiếp ra nước ngoài không qua trung gian Theo hình thức này đơnvị kinh doanh trực tiếp ký hợp đồng ngoại thương Các doanh nghiệp ngoạithương tự bỏ vốn ra mua các sản phẩm từ các đơn vị sản xuất trong nước sau đóbán các sản phẩm cho khách hàng nước ngoài, có thể qua một số công đoạn giacông chế biến.
Trang 6 Ưu điểm:
- Tận dụng được hết tiềm năng, lợi thế để sản xuất hàng xuất khẩu.
- Giá cả, phương tiện vận chuyển, thời gian giao hàng, phương thức thanhtoán, do hai bên (mua và bán) chủ động thoả thuận và quyết định.
- Lợi nhuận thu được không phải chia, giảm được chi phí trung gian.
- Có điều kiện thâm nhập, kịp thời tiếp thu được ý kiến trực tiếp từ kháchhàng, nhanh chóng khắc phục được sai sót.
- Chủ động trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nhất là trong điều kiệnthị trường biến động.
Vai trò của xuất khẩu
Đối với quốc gia
- Là một trong những nhân tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triểnkinh tế của mỗi quốc gia.
- Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sốngnhân dân.
- Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tếđối ngoại.
Trang 7 Đối với doanh nghiệp
-Là một cách để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, pháttriển, mở rộng thị trường của mình.
- Tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp qua đó nâng cao khả năng nhậpkhẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụcho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng củasản phẩm xuất khẩu, tiết kiệm các nguồn lực để hạ giá thành
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu2.1.2.1 Doanh thu
Doanh thu bán hàng của các công ty xuất nhập khẩu là toàn bộ giá trị hànghóa và dịch vụ đã bán, đã thu tiền và chưa thu tiền (do phương thức thanh toán)trong một kỳ kinh doanh nào đó.
D= ∑
Là phần doanh thu còn lại sau khi đã bù đắp các khoản chi phí hợp lý.Đây là chỉ tiêu kết quả tài chính cuối cùng, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phảnánh kết quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Lợi nhuận = Doanh thu bán hàng xuất nhập khẩu – Giá vốn hàng bán – Tổng chiphí bán hàng
2.1.4 Các tỷ số đánh giá nguồn tài chính 2.1.3.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS): là chỉ tiêu tương đối phản
ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh một phần hiệu quả tronghoạt động của doanh nghiệp và cho biết một đồng doanh thu tạo ra được baonhiêu lợi nhuận.
Trang 8x 100
=> Tỷ số này cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu hay cứ 100đồng doanh thu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.1.3.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA): tỷ số này phản ánh khả
năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty
x 100
=> Tỷ số ROA cho biết cứ 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận.
2.1.32 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): tỷ số này đo lường khả
năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ROE được xác định bằng cách chia lợi nhuận ròng cho bình quân vốn cổ phần thường
Số liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập từ:
- Các báo cáo thường niên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, hoạtđộng xuất khẩu từ năm 2008- 6/2011 tại phòng kế hoạch- thị trường của công tycổ phần Trà Bắc.
- Tạp chí, sách báo và các website (www.trabaco.com.vn,www.vinacorp.vn, www.rauquavietnam.vn,…).
- Thông tin trao đổi từ các anh chị và ban lãnh đạo phòng kế hoạch- thịtrường.
ROS =
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
Lợi nhuận ròng ROA =
Bình quân tổng tài sản
ROE =
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu
Trang 92.2.2 Phương pháp xử lý số liệu2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày,tính toán và mô tả các đặc trưng khác để phản ánh một cách tổng quát đối tượngnghiên cứu.
Số tương đối động thái (lần, %): là kết quả so sánh giữa 2 mức độ của
cùng một chỉ tiêu ở 2 thời kỳ hay 2 thời điểm để thấy được sự thay đổi của chỉtiêu nghiên cứu.
Số tương đối kết cấu (%): dùng để xác định tỷ trọng của từng bộ phận cấu thành nên một tổng thể
2.2.2.2 Phương pháp so sánh
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc sosánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
Phương pháp so sánh tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kỳ
phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc, chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kếhoạch hoặc giữa việc thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.
∆y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp so sánh tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phân
tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch của một công ty,hoặc tỷ lệ của số tuyệt đối so với chỉ tiêu kì gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
ti=yi / yi-1
Trong đó:
yi: là mức độ cần thiết nghiên cứu (mức độ kỳ báo cáo)
yi-1: Là mức độ kỳ trước (mức độ dùng làm cơ sở)
ti: Là tốc độ tăng trưởng
Trang 10Mục đích: so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê cùng loại hay khác loạinhưng có quan hệ với nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉtiêu nào đó qua thời gian.
2.2.2.3 Phương pháp xây dựng và phân tích ma trận SWOT
Phân tích ma trận SWOT là đưa ra những cơ hội và những nguy cơ của môitrường vĩ mô Đồng thời đưa ra các điểm mạnh, điểm yếu ảnh hưởng đến vị thếhiện tại và tương lại của doanh nghiệp trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau
Liệt kê các cơ hội từ bên ngoài công ty.
Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của công ty.
Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty.
Các chiến lược kết hợp
Chiến lược SO: tất cả các nhà quản trị đều mong muốn ở vào vị trí mà
những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng,cơ hội bên ngoài rất thuận lợi để phát triển và đạt hiệu quả cao.
Chiến lược WO: kết hợp các điểm yếu bên trong doanh nghiệp với các cơ
hội ở bên ngoài để cải thiện các điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội.
Chiến lược ST: kết hợp những điểm mạnh bên trong với những nguy cơ
bên ngoài để tránh khỏi hay làm giảm đi những đe dọa ảnh hưởng đến công ty.
Chiến lược WT: kết hợp những điểm yếu bên trong với những nguy cơ bên
ngoài Từ đó biết được công ty có những yếu kém nào để tránh và có biện phápphòng thủ hiệu quả
2.2.2.4 Phương pháp dùng biểu mẫu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị
Trang 11Bảng phân tích được thiết kế theo các dòng, các cột để ghi chép các chỉ tiêuvà số liệu phân tích Bảng phân tích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữacác chỉ tiêu kinh tế có mối quan hệ với nhau Số lượng các dòng, các cột tùy vàomục đích yêu cầu và nội dung phân tích Tùy theo nội dung phân tích mà biểuphân tích có tên gọi khác nhau và đơn vị tính khác nhau.
Sơ đồ, biểu đồ, đồ thị sử dụng trong phân tích kinh tế để phản ánh sự biếnđộng của các chỉ tiêu kinh tế trong những khoảng thời gian khác nhau hoặc mốiquan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu kinh tế mang tính chất hàm số.
CHƯƠNG 3
Trang 12GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ BẮC3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Giới thiệu về công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ BẮC
Tên tiếng Anh: TRABAC JOINT STOCK CORPORATIONTên viết tắt: TRABACO
Trụ sở chính: số 216, Bạch Đằng, phường 4, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà VinhĐiện thoại: (84.74) 2240495; 3852561
Ngày 22/12/1992 theo quyết định số 611/QĐ.UBT của chủ tịch UBND tỉnhTrà Vinh đổi tên Xí nghiệp Dầu Thực Vât Cửu Long thành Xí nghiệp Dầu ThựcVật Trà Vinh do tỉnh Cửu Long tách thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh.
Ngày 31/10/1995 liên doanh một phần với Công ty Phân Đạm và Hóa ChấtHà Bắc (thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam) thành lập công ty liên doanhTrà Bắc theo quyết định số 1173.QĐ/TCCBĐT ngày 30/10/1995 do Bộ trưởngcông nghiệp nặng ký ngày 11/01/2001 chủ tịch Hội đồng quản trị công ty quyếtđịnh đổi tên thành Công ty TNHH Than hoạt tính Trà Bắc, hoạt động theo LuậtDoanh nghiệp.
Ngày 20/7/1996 Xí nghiệp Dầu Thực Vật Trà Vinh đổi tên thành Công tyChế biến dừa Trà Vinh theo quyết định số 990/QĐ.UBT của Chủ tịch UBNDtỉnh Trà Vinh bổ sung kinh doanh thêm một số mặt hàng: xơ dừa, mùn dừa, nông
Trang 13Ngày 08/9/2002 sau khi thanh lý hợp đồng liên doanh và nhận chuyển giaovốn từ Tổng Công ty Hóa Chất Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh quyết định số 42/2002/QĐ.UBT về việc sáp nhậpCông ty TNHH Than hoạt tính Trà Bắc và đổi tên Công ty Chế biến dừa thànhCông ty Trà Bắc tỉnh Trà Vinh.
Ngày 12/4/2005 và ngày 03/12/2005 thực hiện quyết định số 523.QĐ-CTTvà quyết định số 2509/QĐ-UBT của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh về việc cổphần hóa và phê duyệt phương án Cổ phần hóa Công ty Trà Bắc tỉnh Trà Vinh.
Ngày 19/4/2006 tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty Cổphần Trà Bắc đã thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án sản xuấtkinh doanh các năm tới, bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát công ty
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 5803000026, dophòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà Vinh cấp ngày27/4/2006.
Công ty cổ phần Trà Bắc có quyền lợi và trách nhiệm kế thừa toàn bộ hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty Trà Bắc tỉnh Trà Vinh và chính thức đi vàohoạt động kể từ ngày 16/5/2006.
3.1.2 Cơ sở vật chất và qui mô hoạt động
Tổng diện tích: 73.738,70 m2, trong đó:- Diện tích sản xuất: 50.937,57 m2
- Diện tích khu văn phòng: 1.485,94 m2
- Diện tích nhà xưởng: 21.325,19 m2
Hiện nay, Công ty cổ phần Trà Bắc có bốn đơn vị trực thuộc bao gồm:
Nhà máy than hoạt tính
Địa chỉ: số 216, Bạch Đằng, phường 4, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.Điện thoại: (074)3852523- 3852561- 2240495/ Fax: (074)3854857
Trang 14Điện thoại: (074)3636054/ Fax: (074)3636054
Xí nghiệp Đức Mỹ
Địa chỉ: Ấp Hiệp Mỹ, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà VinhĐiện thoại: (074)3589002/ Fax: (074)3589002
3.1.3 Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất và chế biến các sản phẩm từ trái dừa.
- Kinh doanh trong nước và xuất khẩu các sản phẩm: than hoạt tính, xơ dừa,thảm xơ dừa, cơm dừa sấy khô và một vài sản phẩm khác.
- Nhập khẩu các thiết bị máy móc, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho quá trìnhsản xuất, chế biến.
- Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ,…
3.1.4 Chức năng và mục tiêu hoạt động của công ty
Mục tiêu hoạt động
Công ty tập trung huy động các nguồn lực về vốn, công nghệ, nhân lực mộtcách cao nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường để thu lợi nhuậntối đa, tạo uy tín, đưa thương hiệu TRABACO thành một thương hiệu quenthuộc, đáng tin cậy trong lòng khách hàng trong và ngoài nước bằng chính sách
chất lượng của công ty “Chất lượng sản phẩm là giá trị của TRABACO, đầu tưnguồn lực và cải tiến liên tục là động lực của sự phát triển bền vững” Đồng
thời công ty còn quan tâm đến chất lượng cuộc sống của nhân viên cũng nhưngười lao động, nâng cao thu nhập từ việc khai thác giá trị từ cây dừa làm tănghiệu quả nền kinh tế tỉnh nhà nói riêng và đẩy mạnh nền kinh tế đất nước nóichung
Trang 153.2 BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘPHẬN TRONG CÔNG TY
3.2.1 Bộ máy tổ chức (phụ lục 1)
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty,có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty ĐHĐCĐ có nhiệm vụthông qua định hướng phát triển của công ty, quyết định mức cổ tức hàng nămcủa từng loại cổ phiếu, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị,Ban kiểm soát và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ công ty.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị (HĐQT) là tổ chức quản lý cao nhất của công ty doĐHĐCĐ bầu ra gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ là 05 (năm) năm Các thành viênHĐQT nhóm họp và bầu Chủ tịch HĐQT HĐQT có đầy đủ quyền hạn để thựchiện tất cả các quyền nhân danh công ty, trừ những quyền thuộc về ĐHĐCĐ.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát có nhiệm vụ giám sát HĐQT, Tổng giám đốc trong việcquản lý và điều hành công ty Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực trongquản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thốngkê, lập báo cáo tài chính, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm và 6 tháng củacông ty, báo cáo công tác quản lý của HĐQT.
Ban lãnh đạo điều hành
Ban lãnh đạo điều hành của công ty gồm có một Tổng giám đốc, hai PhóTổng giám đốc, Kế toán trưởng, các Trưởng Phòng nghiệp vụ, Quản đốc cácphân xưởng và Giám đốc các xí nghiệp trực thuộc
Ban giám đốc là nơi lãnh đạo trực tiếp các phòng ban, tổ chức điều hành, tổchức lao động, phụ trách mọi công tác đối nội, đối ngoại và chịu trách nhiệmquyết định mọi hoạt động của công ty.
Phòng Tổ chức- hành chính
Trang 16Quản lý và tổ chức bộ máy nhân sự trong công ty sao cho phù hợp với nhucầu của công ty.
Quản lý tiền lương, tổ chức công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật.Theo dõi chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Phòng Kế hoạch- thị trường
Hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch cùng với Ban giám đốc, theo dõi việc hoànthành sản phẩm và các chiến lược kinh doanh, điều hành trực tiếp hoạt động xuấtnhập khẩu, thu mua nguyên liệu, tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, theo dõisự biến động về giá cả, tỷ giá cũng như các hợp đồng ký kết.
Phòng Kế toán- tài chính
Thống kê, phân tích, đánh giá và nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh Tổchức quản lý việc chấp hành pháp lệnh thống kê, kế toán của Nhà nước, thammưu cho Tổng giám đốc về công tác tài chính và kế hoạch sản xuất kinh doanhcủa công ty.
Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ tổng hợp tính giá thànhsản phẩm, phân tích hoạt động kinh doanh báo cáo lên Ban lãnh đạo.
Tính toán và trích nộp đúng, đầy đủ các khoản phải nộp cho Nhà nước,thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay.
Thực hiện việc chi trả tiền lương và các khoản phụ cấp cho công nhân viêntheo đúng hợp đồng lao động.
Phòng Kỹ thuật- công nghệ
Điều hành việc đầu tư các trang thiết bị, máy móc và cơ sở hạ tầng của côngty như bảo quản và sửa chữa tài sản nội bộ, các máy móc phân xưởng, cải tiếnmáy móc cũ, lạc hậu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp thu và ứng dụngcác thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất.
Phòng Hóa nghiệm
Tham mưu cho Ban lãnh đạo điều hành trong công tác thí nghiệm hóa học,có nhiệm vụ phối hợp với phòng Kỹ thuật- công nghệ thực hiện thí nghiệm cácsản phẩm của công ty trước khi xuất bán cho thị trường trong và ngoài nước, đảmbảo cho sản xuất ổn định về số lượng và chất lượng.
Các phân xưởng sản xuất và xí nghiệp
Trang 17Thực hiện nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng của công ty như than hoạt tính,thảm xơ dừa, cơm dừa sấy khô, mùn dừa,…
Nhận xét: cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty khá hoàn thiện, linh hoạt và
phối hợp với nhau một cách hiệu quả Tuy nhiên, hiện nay công ty chưa có phòngMarketing riêng để có nghiệp vụ chuyên sâu cho hoạt động marketing nhất làmarketing quốc tế Hiện tại, các nhiệm vụ cơ bản này do phòng Kế hoạch- thịtrường đảm nhận.
3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY3.3.1 Kết quả hoạt động từ năm 2008- 2010
Bảng 2: TÓM TẮT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦACÔNG TY TRÀ BẮC TỪ 2008- 2010
Đơn vị: triệu đồng
Doanh thu 217.427,152 227.352,731 241.988,523Chi phí 204.234,571 209.047,525 222.769,207LN sau thuế 12.022,062 17.023,842 17.283,745
(Nguồn: Phòng kế hoạch- thị trường)
Doanh thuChi phíLợi nhuận sau thuế
Hình 1: Biểu đồ thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của côngty Trà Bắc từ 2008 đến 2010
Trang 18Bảng 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ BẮC TỪ 2008- 2010
Đơn vị: triệu đồng
Trang 193.3.1.1 Doanh thu
Qua biểu đồ trên, ta thấy doanh thu của công ty trong 3 năm có chiều hướngtăng dần Năm 2008, doanh thu của công ty đạt 217.427,152 triệu đồng Sangnăm 2009, doanh thu là 227.352,731 triệu, tăng 4,57% so với năm trước, tươngđương với số tiền là 9.925,579 triệu Nguyên nhân chính giúp tổng doanh thu củacông ty tăng là do công ty mở rộng hoạt động kinh doanh từ đó làm thu nhập từhoạt động bán hàng tăng 8.270,415 triệu và thu nhập từ hoạt động tài chính củacông ty tăng 1.944,181 triệu Phần lớn doanh thu từ hoạt động tài chính của côngty năm 2009 tăng là từ việc công ty được hưởng lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái,tiền gửi ngân hàng và lãi trong thanh toán chậm.Tuy nhiên, trong năm này côngty chỉ tập trung vào hoạt động sản xuất nên thu nhập từ các hoạt động khác củacông ty không cao, chỉ có 374,890 triệu, giảm 289,107 triệu so với năm 2008
Sang năm 2010, tổng doanh thu của công ty lại tiếp tục tăng, ước đạt241.988,523 triệu So với năm 2009, doanh thu đã tăng 6,44% về giá trị là14.635,793 triệu đồng Trong đó, doanh thu từ hoạt động bán hàng tăng16.623,027 triệu, gần 7,45% so với năm trước Ngược lại, doanh thu từ hoạt độngtài chính và các hoạt động khác lại giảm mạnh Cụ thể là doanh thu từ hoạt độngtài chính chỉ đạt 1.958,863 triệu đồng, đã giảm 1.810,12 triệu so với năm 2009 vìcông ty đã giảm các hoạt động tài chính để tập trung đầu tư vào dự án mở rộng lòhoạt hoá số 3 và cũng làm cho doanh thu từ các hoạt động khác cũng giảm197,775 triệu đồng Trong năm 2010, mặc dù công ty đã gặp rất nhiều khó khăntrong hoạt động kinh doanh, thu nhập từ các hoạt động ngoài sản xuất rất thấpnhưng tổng doanh thu của công ty có thể đạt được kết quả cao như thế là do sựđóng góp của doanh thu bán hàng Cụ thể là trong năm này, sau khi trùng tu vàsửa chữa, công ty đã kịp thời đưa vào khai thác sản xuất than hoạt tính cùng 3 lòhoạt hoá, đáp ứng kịp thời nhu cầu tăng đột biến về than hoạt tính cho thị trườngtrong nước và thế giới Thêm vào đó, lượng than hoạt tính thành phẩm tồn khodự trữ từ năm trước mang sang có giá trị bình quân thấp hơn giá trị tại thời điểmtừ 30- 40%, nên công ty đã hưởng được khoảng chênh lệch giá khi bán sản phẩm.Nguyên nhân cuối cùng là năm 2010, công ty đã có thêm nhiều khách hàng tiềmnăng, có uy tín thương hiệu trên thế giới, nên giá bán hàng không ngừng đượcđiều chỉnh phù hợp với giá thị trường của các nước trong khu vực.
Trang 203.3.1.2 Chi phí
Từ khi công ty bắt đầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi chi phíphát sinh đều tăng theo nhịp tăng của thu nhập có được Nếu như năm 2008 tổngchi phí của công ty ở mức 204.234,571 triệu đồng thì sang năm 2009 khoảng chiphí này là 209.047,525 triệu đồng, so với năm 2008, tổng chi phí này tăng 2,36%tức khoảng 4.812,954 triệu Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của tổngchi phí gồm sự gia tăng của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lýdoanh nghiệp cùng với sự sụt giảm của các khoảng giảm trừ doanh thu và chi phítài chính Năm 2009, giá vốn hàng bán tăng 2,69% so với năm trước, tương ứngvới số tiền là 5.074,326 triệu đồng Nguyên nhân chủ yếu là do giá cả nguyên vậtliệu trong thời kỳ này tăng mạnh vì hút hàng và cộng theo sự gia tăng trong cácchi phí sản xuất khác như giá nhân công, bốc vác và vận chuyển Ngoài ra, cácchi phí khác như chi phí bán hàng cũng tăng 2,06% do công ty gia tăng khai thácvà tìm thêm khách hàng xuất khẩu Về phần chi phí quản lý doanh nghiệp lạităng so với năm trước là 6,15%, khoảng 258,48 triệu đồng, chủ yếu là tăng từ chiphí đi lại của nhân viên và chi phí liên lạc như điện thoại, fax, internet Ngượclại, do sự kiểm soát và tiết giảm các khoản như giảm trừ doanh thu và chi phí tàichính đã góp phần làm giảm bớt sự gia tăng của tổng chi phí Cụ thể là năm2009, chi phí tài chính đã giảm 653,98 triệu so với năm 2008 do công ty đã quảnlý tốt các khoản lãi vay từ ngân hàng Đáng chú ý là năm 2009, các khoản giảmtrừ doanh thu đã giảm đáng kể, vào năm 2008 khoản mục này chiếm rất cao, đến148,5 triệu đồng Nguyên nhân là do các kho chứa hàng tại nhà máy than hoạttính chưa được sắp xếp ngăn nắp và bảo quản cẩn thận, còn để lẫn lộn nhiều loạihàng hoá, vật tư có kích cỡ hoặc chủng loại khác nhau dẫn đến trường hợp xuấtnhằm hàng gây tình trạng khiếu nại từ phía người mua Đến năm 2009, công tyđã có nhiều biện pháp khắc phục nên phần chi phí này chỉ còn 119 triệu, tức là đãgiảm được 19.87%, gần 29,5 triệu.
Năm 2010, tổng chi phí tiếp tục gia tăng đến 222.769,207 triệu đồng Consố này so với năm 2009 là đã nhiều hơn 13.721,682 triệu, tăng gần 6,56% Kếtquả này là sự tổng hợp gia tăng của tất cả các khoản mục của chi phí Trong đó,giá vốn hàng bán tăng 4,83%, tương ứng 9.367,606 triệu so với năm 2009, chủyếu là do chi phí vật liệu đầu vào biến động lớn hoạt động sản xuất Thêm vào
Trang 21đó, tình trạng thiếu điện liên tục trong 6 tháng mùa khô 2010 còn làm tăng chiphí vận hành cho nhà máy Dù công ty đã chủ động tiết giảm tối đa chi phí sảnxuất đặc biệt là điện, nước, nguyên liệu nhưng chưa thật sự hiệu quả Cũng trongnăm 2010 công ty còn thực hiện tăng 24,2% tiền lương cho công nhân viên theomức xu hướng tăng của lương cơ bản, nhằm giảm thiểu những tác động của lạmphát, ổn định cuộc sống cho lao động trong công ty Tất cả các yếu tố trên đã làmcho giá thành sản xuất của năm 2010 tăng nhiều so với các năm trước Khoảnmục chi phí tài chính cũng tăng đột biến, tăng hơn năm 2009 là 1.217,424 triệu,số tương đối là 130,05%, bởi vì trong năm này công ty phải chi trả nhiều tiền lãivay tín dụng để vay vốn đầu tư cho các hạng mục nhà xưởng, máy móc để tăngnăng lực sản xuất, đáp ứng sản lượng hàng hoá cho nhu cầu thị trường Ngoài ra,một khoản chi phí khác mà công ty không kiểm soát hiệu quả là khoản giảm trừdoanh thu Dù năm 2009, khoản này công ty đã được kiểm soát chặt chẽ nhưngđến năm 2010 lại tăng lên rất cao đến 381 triệu Con số này tăng 220,17% so vớinăm trước, về số tuyệt đối là 262 triệu đồng Nguyên nhân là năm nay công ty kýđược nhiều hợp đồng xuất khẩu, liên tục nhận được nhiều đơn đặt hàng tại cùngmột thời điểm trong khi nguyên liệu đầu vào bị khan hiếm làm trì hoãn hoạt độngsản xuất, công suất sản suất không tăng nhiều nên không công ty không thể giaohàng đúng hạn, phải bồi thường cho khách hàng Bên cạnh đó, các kho bãi côngty lại rơi vào tình trạng cũ kỹ, chật hẹp, gây nhiều hạn chế trong công tác sắpxếp, bảo quản Đối với các khách hàng khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản thìnhững vấn đề này càng nên được quan tâm hơn nữa Trong quá trình thực hiệnhợp đồng nếu có sai sót như chậm ngày giao hàng, hàng không đạt tiêu chuẩnnhư đã ký, sai quy cách đóng gói, chủng loại thì công ty sẽ bị trả lại hàng Đây sẽlà thiệt thòi rất lớn cho công ty cả về doanh thu lẫn uy tín Do đó, trong thời giantới công ty cần có các biện pháp tích cực để kiểm soát tốt hơn nữa khoản giảmtrừ này Cuối cùng, các khoản chi phí khác của công ty trong năm 2010 cũng làmgia tăng tổng chi phí của công ty như: chi phí bán hàng tăng 1.387,451 triệu vàchi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.292,079 triệu, về số tương đối lần lượt là14,21% và 28,96% Ngoài việc tăng do mở rộng hoạt động sản xuất và bán hàng,các chi phí này còn tăng do xuất hiện sự nhầm lẫn trong công tác xuất hàng dẫn
Trang 22đến khiếu nại từ khách hàng, công ty phải tốn nhiều chi phí để khắc phục, kèmtheo đó là chi phí sửa chữa tài sản và nhân viên quản lý tăng lên.
Hình 2: Lợi nhuận sau thuế của công ty Trà Bắc từ 2008 đến 2010
Bất kỳ doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức nào thì mục tiêu cuối cùngcủa họ cũng là lợi nhuận, bởi vì nó chính là thước đo hiệu quả sau một kỳ hoạtđộng kinh doanh Trong 3 năm qua, dù tình hình khủng hoảng và suy thoái kinhtế thế giới diễn biến phức tạp, nền kinh tế vĩ mô không ổn định, tác động tiêu cựcđến các mặt hoạt động của công ty Nhưng công ty cổ phần Trà Bắc vẫn khôngngừng khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực vươn lên trong hoạt động sản xuất kinhdoanh Chính vì sự cố gắng đó mà trong những năm qua tình hình hoạt động kinhdoanh của công ty luôn tăng trưởng, lợi nhuận không ngừng tăng lên Cụ thể lànăm 2008, lợi nhuận sau thuế của công ty là 12.002,062 triệu đồng, sang năm2009, lợi nhuận trước thuế đã tăng mạnh, đạt mức 17.023,842 triệu Giá trị nàytăng hơn năm 2008 là 5.001,778 triệu, về số tương đối là 41,16% Trong đó, lợinhuận thuần tăng 42,74%, số tiền là 5.368,468 triệu đồng, hoạt động khác thua lỗ255,843 triệu đồng và thuế TNDN tăng 110,845 triệu Năm 2010 lợi nhuận tiếptục ở mức ổn định là 17.283,774 triệu đồng, tăng 1,53% so với năm trước, tươngứng giá trị là 259,902 triệu Tuy nhiên, lợi nhuận ròng của công ty năm 2010 tănglà do mức gia tăng của lợi nhuận thuần là 1.286,347 triệu đồng còn các hoạt động
Trang 23ra là 195,122 triệu) và phần thuế TNDN tăng 654,027 triệu đồng Như vậy, lợinhuận hàng năm luôn tăng cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp là thật sự hiệu quả Ngoài việc giữ ổn định mức gia tăng doanh thu thìchính sách sử dụng chi phí hợp lý cũng chính là nguyên nhân làm cho doanh thuvà lợi nhuận tỉ lệ thuận với nhau Bên cạnh đó, lợi nhuận ròng của công ty giatăng còn do công ty đã tạo được uy tín trên thị trường, tạo lập nhiều kênh phânphối, có nhiều khách hàng mới, quan hệ bền vững với các đối tác cũng như nhàcung cấp
Đánh giá: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Trà Bắc qua
3 năm 2008- 2010 cho thấy công ty hoạt động của công ty đang có hiệu quả vìtổng doanh thu và lợi nhuận ròng liên tục tăng Ngoài những nguyên nhân đãphân tích ở trên, một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng góp phầnđẩy nhanh tốc độ tăng trưởng đó là sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh củacông ty là chuyển từ thị trường tiêu thụ nội địa sang tập trung và hướng về thịtrường xuất khẩu Tuy nhiên, một vấn đề cần phải nhìn lại là hoạt động khácngoài sản xuất kinh doanh của công ty đang xuất hiện những dấu hiệu xấu, cụ thểlà lợi nhuận từ hoạt động này trên đã giảm liên tục qua các năm, thậm chí đếntình trạng thua lỗ Trong thời gian tới, công ty nên xem xét và đưa ra biện phápkhắc phục để các hoạt động này không ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận ròng củacông ty.
3.3.2 Kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2011
Từ đầu năm 2011 đến tháng 6 tháng đầu năm 2011, tổng doanh thu củacông ty đạt 128.891,733 triệu đồng, tăng 7,65% so với cùng kỳ năm trước, về giátrị là 9.162,754 triệu đồng Trong đó, doanh thu bán hàng đạt mức tăng 9.219,009triệu, số tương đối là 7,75% còn doanh thu từ hoạt động tài chính và hoạt độngkhác đều giảm lần lượt là 50,514 triệu và 5,741 triệu Như vậy, doanh thu 6 thángđầu 2011 tăng hơn 6 tháng đầu 2010 là do sự gia tăng của doanh thu từ hoạt độngbán Có được kết quả này là do từ đầu năm đến nay, công ty luôn cố gắng phấnđấu sản xuất theo đúng kế hoạch, giữ vững và phát triển thêm thị trường tiêu thụtrong nước và các nước xuất khẩu như Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu,… Bêncạnh đó, sang năm 2011 giá than hoạt tính và cơm dừa sấy khô đang có chiềuhướng tăng cao do hiện nay nhu cầu về các sản phẩm này là rất lớn, từ đó góp
Trang 24phần làm tăng giá bán hàng hoá của công ty Tuy nhiên, ngược lại với chiềuhướng trên, hoạt động tài chính và hoạt động khác lại không đạt hiệu quả cao.Nguyên nhân là do thị trường tài chính đang bị chính phủ thắt chặt để kiềm chếlạm phát, thêm vào đó nền kinh tế gặp nhiều biến động làm cho thu nhập từ cáchoạt động này suy giảm.
Bảng 4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÀBẮC TỪ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
6 thángđầu 2010
6 tháng đầu 2011
7 Chi phí tài chính 1.072,169 1.209,066 136,897 12,778 Chi phí bán hàng 5.360,958 5.537,655 176,697 3,39 Chi phí quản lý doanh
10 Lợi nhuận thuần 9.798,737 10.146,944 348,207 3,511 Thu nhập khác 111,441 105,700 (5,741) (5,15)12 Chi phí khác 123,443 93,502 (29,941) (8,05)13 Lợi nhận khác (12,002) 12,198 24,2 201,6314 Lợi nhuận trước thuế 9.786,735 10.159,142 372,407 3,8115 Thuế thu nhập DN 868,335 1.063,785 85,115 8,716 Lợi nhuận sau thuế 8.808,065 9.095,357 287,292 3,26
(Nguồn: Phòng kế hoạch- thị trường)
Cùng với chiều hướng tăng của tổng doanh thu thì tổng chi phí 6tháng đầunăm 2011 cũng tăng lên đáng kể là 8.790,347 triệu đồng, so với cùng thời điểmnăm 2010 là cao hơn 8%, đưa tổng chi phí lên mức 118.732,591 triệu đồng.Chiếm phần lớn trong mức gia tăng của chi phí là sự gia tăng của giá vốn hàngbán Luỹ kế từ đầu năm đến 6 tháng đầu 2011, khoản mục này là 109.335,226triệu đồng, tăng 8,18% so với cùng thời điểm năm trước Nguyên nhân là kể từ
Trang 25dừa nước ta hiện nay đang dần lão hoá, ảnh hưởng đến sản lượng trái thu hoạch.Từ đầu năm đến nay, tiếp tục xuất hiện tình trạng khan hiếm dẫn đến việc tranhgiá thu mua giữa các công ty và thậm chí với cả Trung Quốc, Campuchia, TháiLan Thêm vào đó, giá nhiên liệu như dầu, điện cũng đã được điều chỉnh gia tăngnhiều lần làm tăng chi phí vận hành sản xuất Ngoài ra, tình hình lạm phát tăngcao và kéo dài cũng đã ảnh hưởng đến các khoản mục chi phí khác bao gồm chiphí bán hàng tăng 3,3% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 7,17% so với 6tháng đầu 2010 Đối với chi phí tài chính thì sự gia tăng này cũng khá nhiều, cụthể là nếu như 6 tháng đầu 2010 khoản chi phí này là 1.072,169 triệu đồng thìđến thời điểm năm nay đã là 1.209,066 triệu đồng, tương ứng 12,77% Sở dĩkhoản chi phí này nhiều hơn năm trước là vì công ty đã vay vốn tín dụng để bắtđầu thực hiện kế hoạch đại tu lò hoạt hoá số 1, xây dựng hệ thống băng tải trấunhằm gia tăng hiệu quả sản xuất Trong khi đó, lãi suất vay vốn lại đang đượcduy trì ở mức cao làm cho khoản chi phí trả lãi nhiều hơn năm trước Tuy nhiên,điều đáng mừng là ngay từ đầu năm, công ty đã có kế hoạch chủ động tiết giảmtối đa các chi phí khác để có thể hoạt động hiệu quả trong bối cảnh kinh tế nhưhiện nay, cụ thể là chi phí từ hoạt động khác đã giảm từ 123,443 triệu đồng vàothời điểm 6 tháng đầu 2010 xuống còn 93,502 triệu đồng Như vậy, khoản chi phínày đã giảm được 29,941 triệu, số tương đối là 24.25%
Trong 6 tháng đầu của năm 2011, lợi nhuận của công ty đạt 9.095,357 triệuđồng, tăng 3,26% so với cùng kỳ năm trước Nguyên nhân chủ yếu là do đầu nămnay công ty nhận được đơn đặt hàng xuất khẩu than hoạt tính và cơm dừa từ cáckhách hàng mới góp phần làm tăng doanh thu Cũng trong thời gian này, công tycòn thực hiện nhiều biện pháp tiết giảm tối đa chi phí để giá thành, tăng sức cạnhtranh nhằm đạt được những chỉ tiêu đã đề ra.
3.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦACÔNG TY
3.4.1 Những kết quả công ty đạt được
Hoạt động sản xuất kinh doanh: trong những năm qua công ty luôn duy trìhiệu quả hoạt động ở mức ổn định Cụ thể là lợi nhuận luôn tăng qua các nămmặc dù nền kinh tế đang trong giai đoạn biến động Năm 2010, lợi nhuận tăng44% so với năm 2008, tăng 1,53% so với năm 2009 và đạt 104,95% so với kế
Trang 26hoạch đề ra Trong 6 tháng đầu năm 2011, dù tình hình sản xuất đang bị tác độngbởi nhiều yếu tố nhưng công ty vẫn duy trì hiệu quả hoạt động, lợi nhuận đạtđược cao hơn 3,26% so với cùng kỳ năm trước Có được những kết quả khả quannhư trên là do công ty thường xuyên trao đổi, phân tích, đánh giá kênh thông tinvề giá cả nguyên liệu, thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ dừa trong và ngoàinước, kịp thời đưa ra những chính sách đúng đắn, phù hợp với hoạt động sảnxuất kinh doanh trong từng thời kỳ, góp phần hạn chế rủi ro, gia tăng hiệu quảtrong kinh doanh.
Nguồn nhân lực: trong quá trình hình thành và phát triển, đội ngũ cán bộ,công nhân viên trong công ty luôn đoàn kết nhất trí hoàn thành các nhiệm vụđược giao cũng như những mục tiêu chung đã đề ra Công ty luôn qua tâm đếnchính sách thu nhập và đãi ngộ đối với người lao động Hàng năm, công ty đềuxem xét điều chỉnh tiền lương, tăng mức thu nhập để phù hợp với chi phí cuộcsống trong thời kỳ lạm phát như hiện nay Từ đó, thúc đẩy người lao động ra sứccống hiến, phát huy hết khả năng của mình
Ngoài ra, công ty đã chú trọng hơn vào việc phát triển các kỹ năng, ý thứclàm việc của đội ngũ cán bộ, người lao động và nhất là đội ngũ quản lý và giámsát Công tác đào tạo luôn được công ty quan tâm trong chiến lược phát triểnnhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lợi thế cạnh tranh và gia tăng chấtlượng sản phẩm Công ty còn thường xuyên tổ chức các chương trình huấn luyện,đào tạo tại chổ và các khoá đào tạo kỹ năng ngắn hạn cho đội ngũ nhân viên, cánbộ quản lý trung cấp, cán bộ chủ chốt của công ty.
Công tác đầu tư phát triển: từ một doanh nghiệp nhỏ trước đây chỉ có mộtnhà máy với một lò hoạt hoá thì đến nay công ty đã có 3 lò than với công suấttrên 4.000 tấn/năm Công ty còn mở rộng thêm bốn nhà máy khác tại các vùngnguyên liệu để sản xuất, xơ chế nguyên liệu Hàng năm, công ty đều tu sửa các lòhoạt hóa nhằm gia tăng sản phẩm tạo ra cho thị trường Công ty còn đầu tư xâydựng kho than hoạt tính trên 1.000 m2 để chứa sản phẩm và cơ giới hoá hệ thốngđóng gói, xuất hàng bao Jumbo 500kg Bên cạnh đó, công ty còn kịp thời đầu tưđổi mới thiết bị, mở rộng, cải tạo lại nhà xưởng cơm dừa sấy khô nhằm đảm bảoan toàn vệ sinh, cải tiến quy trình công nghệ theo hướng sử dụng nhiên liệu từ vỏ
Trang 27trấu để chạy lò hơi 8 tấn/h, đây là loại vật liệu rẻ tiền có thể tái tạo, thân thiện vớimôi trường và có sẵn tại địa phương.
Sản phẩm: công ty luôn chú trọng nên cao chất lượng các sản phẩm đượcchế biến từ trái dừa nhất là than hoạt tính, cơm dừa sấy khô Sản phẩm nhiều nămđược người tiêu dùng bình chọn chất lượng cao và được ưa chuộng, tạo đượcniềm tin với khách hàng Công ty còn xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chấtlượng ISO 22000: 2005 nhằm đảm bảo vệ sinh cho cơm dừa sấy khô Việc ápdụng các tiêu chuẩn chất lượng giúp công ty thực hiện tốt hơn nữa cam kết củamình với khách hàng và cộng đồng.
3.4.2 Những mặt hạn chế của công ty
Hoạt động thu mua nguyên liệu: hiện nay tình trạng khan hiếm nguồn dừanguyên liệu, sự cạnh tranh thu mua với các nước lân cận, đã làm giá nguyên liệuđầu vào tăng cao làm tăng giá thành sản xuất, sản phẩm mất khả năng cạnh tranhtrên thị trường Đối với địa bàn tỉnh nhà, công ty đang gặp nhiều khó khăn tronghoạt động thu mua, do giá cả diễn biến thất thường, các nhà cung cấp luôn trongtâm trạng giá giảm thì gìm hàng chờ giá, đến khi giá tăng thì chỉ bán cầm chừngđể chờ tăng thêm Tình trạng này khiến cho công ty gặp hạn chế trong sản xuấtnhất là khi tiếp nhận cùng một lúc nhiều đơn đặt hàng có khối lượng lớn
Năng lực quản lý: công tác bảo quản, sắp xếp hàng hoá, vật tư trong cáckho chưa ngăn nắp, còn để lẫn lộn nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau Do điềukiện thiếu kho bãi nên việc sắp xếp hàng trong kho đôi khi không đúng quy định,lối thoát hiểm chật hẹp, ảnh hưởng đến công tác kiểm tra hàng hoá Tình trạngnày đã xảy ra từ các năm trước nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục triệt để,dẫn đến tình trạng khiếu nại từ khách hàng cũng như làm giảm doanh thu bánhàng Bên cạnh đó, công tác huấn luyện công nhân khi tham gia vận hành thiết bịsản xuất còn chưa tốt, chưa có đầy đủ những bảng, biểu chỉ dẫn cảnh báo an toànkhi lao động, đi lại hoặc làm việc ở những nơi nguy hiểm
Nguồn lao động: chất lượng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên khá tốt sovới trước đây song chưa cao, chưa theo kịp yêu cầu phát triển chung của công tyvề qui mô và chất lượng, hiệu quả công việc Bên cạnh đó, người lao động đôikhi chưa phối hợp đồng bộ với các đơn vị trong công ty và còn thiếu tính sángtạo trong công việc.
Trang 28Hoạt động sản xuất: tình trạng thiếu điện liên tục vào mùa khô trong nhữngnăm qua đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của các nhà máy, làm giảmsản lượng và tăng chi phí vận hành Bên cạnh đó, công ty còn đề ra biện pháp tiếtgiảm chi phí sản xuất nhất là nguyên liệu, nhiên liệu, điện, nước nhưng chưađược thực hiện tốt.
Hiện nay công ty chưa có kinh nghiệm và cơ hội nghiên cứu, khai thác cácbước sóng của giá cả thị trường để chủ động phát huy các lợi thế có thể sinh lợiđột biến, làm tăng hiệu quả kinh tế cho công ty.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨUCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ BẮC4.1 TÌNH HÌNH THU MUA VÀ SẢN XUẤT
4.1.1 Nguồn nguyên liệu
Trang 29Việt nam là một quốc gia có điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi cho sựphát triển của cây dừa Theo thống kê của Viện nghiên cứu Dầu và cây có Dầuthì hiện nay nước ta có khoảng 180.000 ha dừa, trong đó được trồng tập trungchủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL (hơn 75%) và Duyên hải Nam Trung Bộ (20%).
Bảng 5: DIỆN TÍCH TRỒNG DỪA CỦA MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM
(Nguồn: Báo cáo của Viện nghiên cứu Dầu và cây có Dầu)
Qua bảng trên, ta thấy rằng Đồng bằng Sông Cửu Long chính là vùng dừalớn nhất của cả nước có tổng diện tích là 110.000 ha với sản lượng hàng năm là600- 800 triệu trái (khoảng 600 nghìn tấn), trong đó Bến Tre, Trà Vinh và TiềnGiang là 3 tỉnh có diện tích dừa hàng đầu Riêng đối với Trà Vinh, đây là tỉnh códiện tích trồng dừa và sản lượng dừa đứng thứ hai tại ĐBSCL sau Bến Tre, vớitrên 14.301 ha tương đương gần 3,6 triệu cây dừa, chiếm 7,95% diện tích của cảnước Hàng năm cây dừa của tỉnh cho sản lượng 142,85 triệu trái và giá trị kimngạch xuất khẩu từ trái dừa tính đến quý II năm 2011 là 9,20 triệu USD Cây dừachủ yếu được trồng tập trung ở các huyện Càng Long khoảng 4.500 ha và hàngnăm cho sản lượng khoảng 62 triệu trái, kế đến là huyện Tiểu Cần khoảng 2.540ha với sản lượng khoảng 25 triệu trái, huyện Cầu Kè đứng thứ ba với 1.200 havới sản lượng ước đạt 24 triệu trái Còn lại các huyện khác như Châu Thành, CầuNgang, Duyên Hải cũng trồng rải rác Theo dự báo đến năm 2015, diện tích dừacủa tỉnh sẽ gia tăng ước đạt 15.000 ha với sản lượng ước đạt 190,5 triệu trái
Như vậy, với trụ sở hoạt động nằm ngay tỉnh Trà Vinh, công ty cổ phần TràBắc đã có một lợi thế lớn về nguồn nguyên liệu tại chổ, đáp ứng cho nhu cầu sảnxuất hàng năm của công ty Đến nay, công ty đã có số lượng vệ tinh cung cấpnguyên liệu khá dồi dào gồm: 35 vệ tinh cung cấp xơ dừa thô, 14 vệ tinh cungcấp cơm dừa sữa và 3 vệ tinh cung cấp than gáo dừa Các vệ tinh này chủ yếu tập
Trang 30trung ở các huyện có trồng nhiều dừa như huyện Càng Long, huyện Tiểu Cần.Bên cạnh đó, để có thể cắt giảm chi phí và thời gian vận chuyển, sơ chế nguyênliệu, công ty còn xây dựng các cơ sở tại vùng nguyên liệu như xí nghiệp PhúVinh chuyên sản xuất thảm xơ dừa, xí nghiệp Đức Mỹ chuyên sản xuất xơ dừađặt tại huyện Càng Long, xí nghiệp Rạch Lợp chuyên sản xuất xơ dừa và cơmdừa sấy khô tại huyện Tiểu Cần.
Thành phẩm từ trái dừa cung cấp cho công ty Trà Bắc là ở dạng tinh chếcho nên nguyên liệu đầu vào cần phải được qua sơ chế, vì thế mà sản phẩm thôcủa quả dừa được các vệ tinh là cơ sở gia công chế biến tại hộ gia đình qua cáccông đoạn sản xuất than gáo dừa, tách nước dừa, xơ dừa, cơm dừa,… Như vậy,chỉ tính riêng lượng nguyên liệu thô, công ty đã phải xây dựng 30 điểm sơ chế đểcó thể cung cấp thường xuyên cho công ty Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu trongtỉnh có được cũng chỉ có thể đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu nguyên liệu đầuvào, còn lại công ty phải mua từ các tỉnh khác
Sơ đồ dưới đây cho thấy công ty có vị trí rất thuận lợi trong việc thu muanguồn nguyên liệu không chỉ ở trong tỉnh Trà Vinh mà còn sang các tỉnh khácnhư Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre Đặc biệt, khoảng cách từ Vàm Trà Vinhđến địa bàn tỉnh Bến Tre là rất gần chỉ khoảng 5km, nếu tăng cường khai tháccông tác thu mua ở khu vực này công ty sẽ có thể tiết kiệm được nhiều chi phívận chuyển so với các khu vực khác Bên cạnh đó, tỉnh Bến Tre còn là vựa dừalớn nhất tại ĐBSCL với tổng diện tích trồng dừa là 50.640 ha, chiếm 28,13% sovới cả nước Trong đó tỉnh này hiện có trên 40.500 ha dừa đang cho trái, ước sảnlượng thu hoạch hàng năm trên 410 triệu trái Cây dừa của tỉnh được trồng phổbiến ở huyện Châu Thành, Mỏ Cày, Giồng Trôm với đa số là giống dừa cao chonăng suất cao như dừa ta, dừa lửa, dừa Tam Quan Ngoài Bến Tre, công ty cònsang cả Vĩnh Long để thu mua chủ yếu ở các huyện Vũng Liêm, Tam Bình vàTrà Ôn Đây là 3 huyện có diện tích trồng dừa nhiều của tỉnh với tổng diện tích là5.640 ha, chiếm 76,25% diện tích dừa của tỉnh
Tỉnh Vĩnh Long 60kmTP Cần Thơ 80km
H Càng Long 17km
Trang 31Hình 3: Sơ đồ thu mua nguyên liệu của công ty Trà Bắc
(Nguồn: Phòng kế hoạch- thị trường)
Tuy nhiên, từ nhiều năm nay cây dừa của tỉnh Trà Vinh cũng như các tỉnh ởĐBSCL đang ở trong giai đoạn già cỏi, chất lượng không đồng đều do giá dừaluôn biến động nên việc đầu tư chăm sóc, cải tạo vườn dừa chưa được chú trọng.Bên cạnh đó, cây dừa hiện nay còn đối mặt với tình trạng sâu bệnh tấn công nhấtlà dịch bọ dừa Đây là nguy cơ làm cho dừa giảm năng suất, chết cây, đe dọanghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của cây dừa Ngoài ra, do biến đổi khíhậu, nhiều năm qua nước biển xâm nhập sâu vào các vùng trồng dừa kéo dàinhiều tháng liên tục trong mùa khô cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinhtrưởng, ra hoa kết trái của cây dừa Như vậy, năm 2011 khả năng tiếp diễn tìnhtrạng khan hiếm nguồn dừa là chắc chắn xảy ra
4.1.2 Giá nguyên liệu
Hiện nay, diện tích trồng dừa trong tỉnh có sự phát triển so với trước nhưngnăng suất cho trái chưa được cải thiện nên sản lượng dừa nguyên liệu không đáp
H Cầu Ngang 27kmH Cầu Kè 14km
H Tiểu Cần 25kmTP Sóc Trăng 88km
H Trà Cú 32km
H Mỏ Cày 18kmVàm Trà Vinh
Tỉnh Bến Tre 5km 5km5kmH Thạnh Phú 16kmH Long Phú 46km
Trang 32cho giá dừa tăng đột biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất củacông ty trong các năm qua.
Hình 4: Tình hình biến động giá dừa nguyên liệu trung bình từ năm 2008đến 6 tháng đầu năm 2011
(Nguồn: Phòng kế hoạch- thị trường)
Từ biểu đồ ta thấy mức giá thu mua dừa nguyên liệu trung bình qua cácnăm đều biến động theo hướng tăng dần Năm 2008 giá dừa chỉ vào khoảng54.000 đồng/chục (12 trái) thì năm 2009 mức giá này trung bình tăng 16.000đồng/ chục, so với năm trước là cao hơn 29,63% Những tháng đầu năm 2010,giá dừa lại sụt giảm mạnh chỉ bằng 50- 60% của 2009 Tuy nhiên bắt đầu kể từcuối tháng 8 và đầu tháng 9/2010 giá dừa lại tăng mạnh trở lại, nhiều lúc thángsau tăng gần 20.000 đồng/chục so với tháng trước Giá dừa trung bình của năm2010 là 87.000 đồng/ chục cho trái dừa từ 0,8kg trở lên, tăng 17.000 so với năm2009.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến động giá trong vài năm qua là thôngthường vào thời điểm nghịch vụ cây dừa cho ít trái không đáp ứng đủ nhu cầucủa thị trường Trong khi nhu cầu dừa nguyên liệu phục vụ cho ngành côngnghiệp chế biến dừa trong tỉnh như sản xuất cơm dừa nạo sấy, sản xuất dầu dừa,chỉ xơ dừa, than hoạt tính, làm bánh kẹo, mứt phục vụ dịp Tết Nguyên Đán hàngnăm lại tăng cao Kèm theo đó, nhiều thương lái từ các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long,Tiền Giang,… đến tận các nhà vườn ở Trà Vinh để gom mua dừa xô (không phânloại) với giá bình quân 60.000/chục từ đó làm đẩy mạnh giá dừa loại I của tỉnh
Trang 33Theo thực trạng đã phân tích ở trên là cây dừa nhiều năm qua đã dần bị lãohoá, nên nguồn cung trái dừa trên thị trường có dấu hiệu giảm mạnh do dừa chotrái ít, nhất là thời điểm nghịch vụ cũng làm cho giá dừa tăng cao Ngược lại, vàothời điểm vào vụ thu hoạch dừa từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch hàng năm, giádừa lại có xu hướng giảm xuống đáng kể Trong 6 tháng đầu năm 2011 tình hìnhgiá dừa vẫn diễn biến phức tạp, có những thời điểm giá tăng lên mức 105.000đồng/chục Sở dĩ giá dừa leo thang đến mức hơn 100.000 đồng/chục là do hiệnđang là thời điểm nghịch vụ dừa không cho trái nhiều Thêm vào đó, thương lái ởcác tỉnh lân cận tiếp tục đến Trà Vinh tranh mua từ 40- 50 triệu trái dừa để báncho các tàu của các doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan, SriLanka thuê sang vớigiá hơn 128.000 đồng/chục vì hiện nay các nước này cũng đang thiếu hụt nguồndừa nguyên liệu Do đó, để có thể cạnh tranh với các thương lái nước ngoài bắtbuộc các cơ sở chế biến dừa trong nước phải chấp nhận tăng giá thu mua nhằmduy trì hoạt động sản xuất
Với tình trạng như hiện nay, khả năng dừa lại tăng giá đột biến trong thờigian tới là rất cao Vấn đề này không chỉ khiến cho các doanh nghiệp trong tỉnhnói chung cũng như công ty Trà Bắc nói riêng gặp nhiều khó khăn trong thu muanguyên liệu mà còn làm cho tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành đầu ra gây ảnhhưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
Trang 34(Nguồn: Phòng kế hoạch- thị trường)
Từ bảng tổng hợp số liệu trên, để có thể đánh giá cụ thể được mức độ chênh lệch của các mặt hàng qua từng năm ta sẽ xem bảng chi tiết sau:
Bảng 7: CHÊNH LỆCH SỰ BIẾN ĐỘNG SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG
Về than hoạt tính: năm 2008 công ty sản xuất được 3.513,751 tấn nhưngđến năm 2009 thì sản lượng này đã giảm đi 28,25% tức là còn 2.521,106 tấn.Nguyên nhân là thời điểm giữa năm, lò hoạt hoá số 2 tạm ngưng hoạt động trongmột thời gian ngắn để công ty thực hiện công tác tu bổ, nâng cao công suất sảnxuất Đến năm 2010, sản lượng than hoạt tính đã tăng trở lại với con số3.935,191 tấn, so với năm trước là tăng 1.414,085 tấn, về số tương đối là 58,09%.Có được mức gia tăng mạnh như thế là do lò hoạt hoá số 2 sau khi được nâng cấpvào năm 2009 đã tăng năng suất sản xuất từ 2.500 tấn/năm lên 3.200 tấn/năm.Bên cạnh đó, cuối tháng 5/2010 công ty đã kịp thời đưa vào khai thác cùng lúc 3lò hoạt hoá nhằm đáp ứng nhu cầu than hoạt tính cho thị trường và xuất khẩu.Chính vì thế mà năm 2010, sản lượng than hoạt tính không những tăng hơn nămtrước 58,09% mà còn tăng 20% so với chỉ tiêu kế hoạch
Trong 6 tháng đầu năm 2011, dù nhu cầu về than hoạt tính đang còn rất lớnở các thị trường Nhật Bản, Châu Âu nhưng công ty chỉ sản xuất được 1.750,000tấn, giảm 110,595 tấn so với cùng kỳ năm trước, về số tương đối là giảm 5,94%.Sản lượng than hoạt tính bị giảm là vì từ cuối năm 2010 đến 6 tháng đầu năm2011, công ty gặp phải tình trạng thiếu hụt nguyên liệu gáo dừa khô vì hiện naydừa đang có giá, nông dân tranh thủ thu hoạch dừa tươi để bán do lo ngại giá
Trang 35tham gia vào lĩnh vực sản xuất than hoạt tính với vốn đầu tư cao và công suất khálớn, nên công ty không thể cạnh tranh lại trong hoạt động thu mua than gáo dừavà dừa nguyên liệu.
Đối với các sản phẩm còn lại như cơm dừa, xơ dừa và thảm xơ dừa năm2009 đều gia tăng sản lượng Cụ thể là cơm dừa sấy khô 42,85% so với năm2008, tương ứng với số lượng là 864,929 tấn, còn xơ dừa thì tăng 573,9 tấn, về sốtương đối là 3,62% nâng giá trị sản lượng lên 16.409,600 tấn Thảm xơ dừa cũngtăng lên 12,38% so với năm 2008 với con số là 1.404,200m2 Năm 2009, công tygia tăng sản xuất các mặt hàng này là do chúng đang có đầu ra khá tốt, đượcnhiều đối tác nước ngoài ký hợp động thu mua Tại thời điểm đó, mặt hàng xơdừa đang có giá khá cao 17.000- 18.000 đồng/kg so với các năm trước chỉ có5.000- 6.000 đồng/kg Tuy nhiên qua năm 2010 thì các mặt hàng trên đều giảmsản lượng đáng kể, trong đó giảm nhiều nhất vẫn là cơm dừa sấy khô với sốtương đối là 33,79% tức khoảng 974,373 tấn so với năm trước, đứng thứ hai làxơ dừa với lượng giảm là 4.240,6 tấn, số tương đối là 25,84% và giảm ít nhất làthảm xơ dừa chỉ khoảng 9,87%
Những tháng đầu năm 2011, tình trạng sụt giảm sản lượng trên vẫn tiếpdiễn so với cùng thời điểm năm trước Trong đó, cơm dừa chỉ sản xuất được925,120 tấn, giảm 2,68% so với cùng kỳ năm trước, ước khoảng 25,508 tấn Mặthàng xơ dừa và thảm xơ dừa cũng không nằm ngoài khó khăn trên khi sản lượngchỉ đạt lần lượt là 4.582,420 tấn và 592,850 m2 Tại thời điểm 6 tháng năm 2010,con số này đối với xơ dừa là 5.884,500 tấn và đối với thảm xơ dừa là 675,500 m2.Như vậy, xơ dừa đã giảm mạnh với khoảng 22,13% và thảm xơ dừa giảm12,24%
Nguyên nhân chung dẫn đến tình trạng giảm sản lượng hàng hoá sản xuất từnăm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2011 là do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu kéodài từ nhiều yếu tố như năng suất cho trái của cây dừa giảm vì bị già cỗi, bị sâubệnh tấn công và chưa được quan tâm chăm sóc đúng cách Kết quả là dẫn đếnchất lượng của trái dừa nguyên liệu không đồng đều, khả năng cho chỉ xơ và cơmsữa của trái dừa giảm đi rõ rệt Một yếu tố khác khiến hoạt động sản xuất bị hạnchế là công ty gặp phải tình trạng thiếu hụt điện liên tục từ 2- 3 tỷ kWh, nhất làvào mùa khô thì sự thiếu hụt điện lại càng trầm trọng Trong khi đó, công ty chỉ
Trang 36mới đầu tư mua mới máy phát điện dự phòng khoảng 1,59 tỷ đồng dành cho nhàmáy sản xuất than hoạt tính còn các xí nghiệp sản xuất cơm dừa sấy, xơ dừa,thảm xơ dừa thì vẫn nằm trong tình trạng hoạt động cầm chừng
Nhìn chung, trong thời gian qua hoạt động sản xuất của công ty chưa thậtsự ổn định, còn bị tác động mạnh mẽ bởi sự biến động của nguồn nguyên liệu cụthể là hoạt động sản xuất gia tăng vào thời điểm nguồn dừa vào vụ thu hoạch vàphải hoạt động cầm chừng khi nguyên liệu vào nghịch mùa Như vậy, năng lựcsản xuất hiện nay của công ty là chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường nộiđịa cũng như xuất khẩu Do đó, trong thời gian tới công ty cần khẩn trương đẩynhanh tiến độ thu mua, tăng cường dự trữ nguyên liệu để tránh khỏi tình trạngthừa thiếu như hiện nay Chủ động hơn nữa trong công tác đầu tư các thiết bị dựphòng nhằm duy trì ổn định hoạt động sản xuất của mình từ đó tiến đến đảm bảovà gia tăng cả về số lượng và chất lượng của sản phẩm.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ BẮC TỪ NĂM 2008 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011
4.2.1 Phân tích chung về tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần Trà Bắc
Từ khi thành lập đến nay, công ty cổ phần Trà Bắc luôn đề ra chính sáchhoạt động là hướng mạnh vào xuất khẩu Công ty đã và đang từng bước đa dạnghoá các mối quan hệ làm ăn với nhiều khách hàng trên khắp thế giới Bên cạnhđó, công ty còn cố gắng hoàn thiện mọi công việc có liên quan đến ngiệp vụ xuấtkhẩu như các thủ tục hải quan, phương thức thanh toán, vận tải Dù đã có nhiềulúc gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhưng với những nỗ lực khôngngừng, cho đến nay công ty đã có quan hệ làm ăn với trên 20 quốc gia ở khắp cácchâu lục Các mặt hàng của công ty đặc biệt là than hoạt tính được khách hàngtrên thế giới ưa chuộng, được đánh giá là sản phẩm có chất lượng với sản lượngxuất khẩu ổn định qua nhiều năm nhất là các đối tác từ Nhật Bản, Châu Âu.
Trang 37(Nguồn: Phòng kế hoạch- thị trường)
Qua biểu đồ trên ta thấy tình hình xuất khẩu của công ty trong những nămqua có nhiều biến đổi theo từng giai đoạn khác nhau Cụ thể là:
- Giai đoạn năm 2008- 2009: năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của công tyđạt được là 8.387,747 nghìn USD Sang năm 2009 do lượng hàng xuất khẩu giảmnên dẫn đến kim ngạch cũng giảm theo, cụ thể là giảm gần 2%, tương ứng với sốtiền là 151,865 nghìn USD Ngoài tình hình biến động chung của nền kinh tế thếgiới thì nguyên nhân chính làm kim ngạch xuất khẩu đều suy giảm chủ yếu là dosản lượng chủ lực của công ty (than hoạt tính) tạo ra không bằng năm 2008 vì lòhoạt hoạt hoá số 2 phải tạm dừng hoạt động để bảo trì, nâng cấp Trái lại, mặthàng xơ dừa và cơm dừa sấy lại có sản lượng và đầu ra khá tốt, đều tăng so vớinăm trước tuy nhiên giá trị của hai sản phẩm trên vẫn không thể bù đắp nổi chosự sụt giảm giá trị than hoạt tính do đây không phải là sản phẩm thế mạnh củacông ty trong giai đoạn này.
- Giai đoạn 2009-2010: ngược lại với giai đoạn trước, năm 2010 giá trị kimngạch xuất khẩu lại tăng lên đáng kể, so với năm 2009 là đã gia tăng15,1%, đưakim ngạch năm 2010 lên đến 9.478,902 nghìn USD Sở dĩ có được kết quả này làvì năm nay sản lượng than hoạt tính sản xuất và xuất khẩu đều tăng mạnh docông ty đã gia tăng năng suất hoạt động của các lò hoạt hoá và lượng cầu thế giới
Trang 38về sản phẩm này vẫn đang rất lớn Thêm vào đó, giá thế giới các mặt hàng đềutăng lên nên tổng kim ngạch thu từ xuất khẩu của năm nay khả quan hơn nămtrước khá nhiều
- Trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt5.080,240 nghìn USD, tăng 814,740 nghìn USD so với cùng kỳ năm 2010 Cóđược kết quả gia tăng này là do từ đầu năm đến nay, giá than hoạt tính cũng nhưxơ dừa, cơm dừa không ngừng được công ty đều chỉnh tăng lên phù hợp với giáthế giới Mặc dù công ty đang gặp phải khó khăn trong hoạt động sản xuất,nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng như hiện nay là một tin đáng phấn khởi, gópphần làm tăng doanh thu của công ty và gián tiếp góp phần gia tăng lợi nhuận.
Bảng 8: DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TYTRÀ BẮC TỪ NĂM 2008 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU 2011
Đơn vị: triệuđồng
Doanh thu XK 137.139,664 142.381,928 175.094,278 102.062,225Doanh thu TN 77.650,279 80.707,930 64.356,607 26.068,652Doanh thu thuần 214.789,943 223.089,858 239.450,885 128.130,877
(Nguồn: Phòng kế hoạch- thị trường, XK: xuất khẩu, TN: trong nước)
2008200920106 tháng năm 2011
Hình 6:Cơ cấu doanh thu bán hàng của công ty Trà Bắc từ năm 2008 đến 6
Trang 39Từ biểu đồ trên ta thấy rằng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu chiếm phần
lớn trong tổng doanh thu bán hàng của công ty và có xu hướng gia tăng qua từngnăm Năm 2008, 2009 doanh thu xuất khẩu đều chiếm trên 60% tổng doanh thuthuần từ hoạt động bán hàng Sang năm 2010, tỷ trọng này đã chiếm đến 73,12%và tính đến sáu tháng đầu 2011, doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng gần 80%trong tổng doanh thu thuần Nguyên nhân là từ đầu năm 2010, công ty đã tậptrung đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm vào thị trường nước ngoài khi màgiá và nhu cầu thế giới đang tăng cao, dẫn đến giá trị hàng hoá cung cấp cho nộiđịa giảm 17,6% so với năm trước
Mặc dù từ năm 2010 đến nay, do yếu tố hạn chế nguyên liệu trong sản xuấtlàm cho sản lượng xuất khẩu có giảm đi nhưng ngược lại kim ngạch thu về lạităng đáng kể Đây cũng là một nguyên nhân làm tăng tỷ trọng đóng góp củadoanh thu xuất khẩu Như vậy, rõ ràng từ vài năm trở lại đây xuất khẩu đượccông ty xác định là hoạt động kinh doanh chiến lược bên cạnh gia tăng phát triểnthêm thị trường nội địa Do đó trong thời gian sắp tới, công ty cần có những biệnpháp chủ động nhằm giữ vững và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra thị trường thếgiới
4.2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo cơ cấu mặt hàng
Các mặt hàng từ trái dừa do công ty sản xuất tương đối nhiều và xuất khẩutheo yêu cầu của khách hàng Tuy nhiên từ năm 2008 đến nay, ba mặt hàng chủyếu được công ty quan tâm và chú trọng xuất khẩu gồm than hoạt tính, cơm dừasấy khô và xơ dừa.
Nhật Bản 1.923,865 1.469,714 2.269,984 1.090,422 1.137,920Châu Âu 1.034,209 1.038,070 2.046,167 673,490 872,686
Tổng3.759,019 2.507,784 4.359,585 2.179,7932.458,748
(Nguồn: Phòng kế hoạch- thị trường)
Trang 40Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình xuất khẩu than hoạt tính của công tytrong giai đoạn 2008- 2010 có sự tăng giảm liên tục Cụ thể là năm 2008 kimngạch xuất khẩu của mặt hàng này 3.759,019 nghìn USD, tương đương với sảnlượng 3.970,56 tấn Sang năm 2009, giá trị kim ngạch chỉ ở mức 2.507,784 nghìnUSD, giảm 33,29% so với năm trước, về số tuyệt đối là 1.251,235 nghìn USD.Nguyên nhân chính khiến cho kim ngạch thay đổi theo chiều hướng xấu là vì sảnlượng sản xuất trong năm 2009 bị hạn chế nên công ty đã phải bỏ lỡ một vài đơnđặt hàng của vài đối tác không thường xuyên đến từ Singapore, Ấn Độ Bên cạnhđó, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu, bắt đầu hạn chế hoạt động sảnxuất cho nên một vài khách hàng truyền thống từ Nhật Bản đã giảm khoảng23,61% lượng cầu nhập khẩu Sự việc trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tổngkim ngạch xuất khẩu than hoạt tính của năm 2009 do Nhật Bản chính là thịtrường chủ lực ở mặt hàng này Chính vì thế, cả năm 2009 công ty chỉ xuất được1.841 tấn than hoạt tính, giảm khoảng 53,63% so với năm trước.
Đến năm 2010 dù tình hình sản xuất của công ty vẫn chưa thể phục hồi theođúng kế hoạch nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã có sự chuyển biếnmạnh mẽ Cụ thể là năm 2010, hoạt động xuất khẩu than hoạt tính mang về kimngạch là 4.359,585 nghìn USD, tương ứng với sản lượng 1.760,96 tấn Giá trịkim ngạch năm 2010 đã tăng đến 73,84% so với năm 2009 Sở dĩ công ty đạtđược kết quả này là do các thị trường chủ lực là Nhật Bản và châu Âu đã gia tănglượng cầu trở lại Tại thị trường Nhật, công ty đã xuất được 1.736,7 tấn với giá trịlà 2.269,984 nghìn USD và thị trường Châu Âu là 1.038,070 tấn với giá trị2.046,167 nghìn USD Nếu so với năm trước thì nhu cầu than hoạt tính của kháchhàng Nhật Bản tăng gần 61% và Châu Âu tăng 142% Một yếu tố khác giúp kimngạch tăng nhiều như vậy là do năm 2010 giá mặt hàng này trên thị trường thếgiới tăng nhanh do lượng cung không đủ lượng cầu hiện tại, vì thế công ty đãnhiều lần điều chỉnh giá phù hợp với giá thế giới Hiện nay giá trung bình củamặt hàng này 1.200 USD/tấn, mức giá này vẫn còn thấp so với các nước như SriLanka (1.330 USD/tấn), Indonesia (1.255 USD/tấn) và Philippines (1.650USD/tấn)
Trong 6 tháng đầu năm 2011, hoạt động xuất khẩu than hoạt tính của côngty cũng nằm trong xu hướng tích cực trên bởi nhu cầu than hoạt tính của các thị