Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng sành sứ thủy tinh tại công ty xuất nhập khẩu sành sứ thủy tinh Việt Nam –Chi nhánh Hà Nội.doc

32 590 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng sành sứ thủy tinh tại công ty xuất nhập khẩu sành sứ thủy tinh Việt Nam –Chi nhánh Hà Nội.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng sành sứ thủy tinh tại công ty xuất nhập khẩu sành sứ thủy tinh Việt Nam –Chi nhánh Hà Nội

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trên bước đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Việt Nam đã và đang đạtđược những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực Góp phần không nhỏ vào nhữngthành công đó, ngoại thương Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí của mình.

Nếu như da giầy, may mặc, dầu thô, thuỷ sản hiện là những mặt hàngxuất khẩu mũi nhọn thì hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam lại làngành còn rất nhiều tiềm năng chưa khai thác hết Cũng như các loại hàng thủcông mỹ nghệ khác, sành sứ thuỷ tinh Việt Nam là mặt hàng sản xuất truyềnthống, mang đậm bản sắc dân tộc Thế mạnh của sản xuất hàng sành sứ thuỷtinh Việt Nam là dễ dàng hạ giá thành bởi nguồn nguyên liệu sẵn có, chi phí laođộng rẻ, giá trị trực thu ngoại tệ cao( 95%-97%), chi phí đầu tư thấp.

Xét tới những lợi ích như trên, nếu như được quan tâm đúng mức trongtương lai gần, hàng sành sứ thuỷ tinh Việt Nam sẽ trở thành ngành hàng xuấtkhẩu chủ lực của đất nước.

Với mục đích vận dụng những lý thuyết đã học để phân tích vấn đề kinh tế

cụ thể đồng thời nâng cao kiến thức thực tế, em xin chọn đề tài “ Thực trạng và

giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng sành sứ thủy tinh tại công tyxuất nhập khẩu sành sứ thuỷ tinh Việt Nam – chi nhánh Hà Nội”.

Nội dung của bản thu hoạch gồm 3 phần:

Chương I: Khái quát về mặt hàng sành sứ thuỷ tinh

Chương II: Thực trạng xuất khẩu các mặt hàng sành sứ thuỷ tinh của ViệtNam giai đoạn 1990 – 2002 tại công ty xuất nhập khẩu sành sứ thuỷ tinh ViệtNam – chi nhánh Hà Nội.

Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặthàng sành sứ thuỷ tinh của Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung phân tích thực trạng xuấtkhẩu của hàng sành sứ thuỷ tinh và kiến nghị một số giải pháp cơ bản Với kiến

Trang 2

thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong sựgóp ý từ phía thầy cô và các bạn học sinh, sinh viên.

Em xin được bày tỏ lòng biết ơn của minh đối với TS Nguyễn Như Tiến –

giảng viên khoa Kinh tế Ngoại thương – trường Đại học Ngoại thương và các

cán bộ của Công ty xuất nhập khẩu sành sứ thuỷ tinh Việt Nam đã hết lòng

giúp đỡ để em hoàn thành bản thu hoạch cuối khoá này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2002

Người thực hiện

Ngô Hải Vân

2

Trang 3

Ngày nay, danh từ gốm sứ dịch từ chữ ceramic được mở rộng hơn nhiều.

Ngoài các vật liệu silicat con có các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệukhông thuộc silicat như titanat, pherit, cermet

2 Đặc điểm

Gốm sứ là những sản phẩm được tạo hình từ nguyên liệu dạng bột khinung ở nhiệt độ cao, chúng kết khối rắn chắc lại như đá và có nhiều tính chấtquý giá như cường độ cơ học cao, bền nhiệt, bền điện, bền hoá Một số loạigốm kỹ thuật còn có các tính chất đặc biệt như tính áp điện, tính bán dẫn hoặccó độ cứng đặc biệt.

Với các tính chất quý giá như vậy, sản phẩm gốm sứ được sử dụng hầukhắp trong các lĩnh vực từ dân dụng cho đến các ngành công nghiệp hiện đạibao gồm: kỹ thuật điện và điện tử, vô tuyến điện tử, thông tin liên lạc, tự độnghoá

Trang 4

Gốm sứ dân dụng và mỹ nghệ gồm các sản phẩm gốm sứ sử dụng tronggia đình( ấm, chén, bát, đĩa ), gốm sứ trang trí( chậu hoa, lọ hoa, gốm trangtrí ).

Những sản phẩm này chủ yếu được sản xuất tại công ty sứ Hải Dương,Thái Bình, Đồng Nai, Bình Dương, các làng nghề Bát Tràng, Quảng Ninh

Sứ kỹ thuật gồm các sản phẩm sứ cách điện, sứ cho phòng thí nghiệm,được sản xuất chủ yếu tại công ty sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, công ty sứ Hải Dương, công ty sứ kỹ thuật Minh Long 2( Bình Dương) và xí nghiệp sứ thuỷtinh cách điện Bắc Ninh.

Gốm sứ xây dựng gồm các sản phẩm gạch ngói dùng trong xây dựng,gạch ceramic lát nền, ốp tường, gạch granit, ngói tráng men, sứ vệ sinh Cáccông ty, nhà máy sản xuất chính là Tổng công ty sành sứ thuỷ tinh ViệtNam(VINACEGLASS),Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng(VIGLACERA), công ty gạch ốp lát Thái Bình, Hải Dương, Quảng Bình, Huế,Đồng Tâm

4.Quy trình sản xuất:

a Nguyên liệu và phối liệu:

4CHUẨN BỊ

GIA CÔNG VÀCHẾ BIẾN

PHỐI LIỆU TẠO HÌNH SẢNPHẨM

Trang 5

Nguyên liệu dùng trong sản xuất gốm sứ gốm hai loại chính: nguyên liệudẻo( cao lanh, đất sét) và nguyên liệu gầy(trường thạch, thạch anh, Đôlômit, đávôi, hoạt thạch).

b Gia công và chế biến phối liệu:

Đây là quá trình chọn lựa sơ bộ, loại bỏ tạp chất, phân loại nguyên liệu.Sau đó tiến hành nghiền nguyên liệu bằng máy đập hàm và máy nghiền haibánh đá.

Quá trình gia công và chế biến phối liệu là một bộ phận rất quan trọngtrong nghề gốm sứ Quá trình này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩmvà quyết định sự hoạt động của các khâu tiếp sau như tạo hình, nung sản phẩm.

c Tạo hình sản phẩm:

Trong công nghệ sản xuất gốm sứ, tạo hình là khâu rất quan trọng Nókhông những ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà còn quyết định tới cácthông số hình học của sản phẩm Tỷ lệ phế phẩm ở khâu tạo thành khá cao, dođó phải đặc biết chú trọng Phương pháp đổ rót và phương pháp dẻo là haiphương pháp tạo hình chủ yếu trong sản xuất gốm sứ dân dụng và mỹ nghệ.

Phương pháp đổ rót dùng để tạo hình những sản phẩm có hình dáng phứctạp hay có độ dày mỏng khác nhau mà các phương pháp khác không đáp ứngđược Có loại sản phẩm do hình dáng phức tạp, khuôn phải chia ra thành nhiềumảng để tháo khuôn dễ dàng Có loại sản phẩm phải tạo hình các chi tiết riêngbiệt rồi gắn chắp lại thành sản phẩm hoàn chỉnh như các loại ấm trà, các loạitượng phức tạp

Phương pháp tạo hình dẻo chính là phương pháp vuốt tay trên bànxoay( bình, lọ hoa ) hoặc gắn ráp trong khuôn thạch cao( chum, vại ) hay épdẻo trên máy nén cơ khí hoặc thuỷ lực( gạch, ngói ).

d Sấy

Nhằm đảm bảo sản phẩm có cường độ cao, tránh được nứt vỡ khi trángmen, vẽ trang trí và khi nung, người ta tiến hành sấy sản phẩm Phương pháp

Trang 6

sấy tự nhiên là phương pháp phơi nắng, chi phí thấp và không đòi hỏi kỹ thuậtcao nhưng lại phụ thuộc vào thời tiết và tốn diện tích Phương pháp sấy trongphòng, buồng đốt ở phía ngoài cho năng suất cao nhưng tiêu tốn nhiều nănglượng và chi phí.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy chi phí cho quá trình sấy chiếm tỷ lệ khácao trong giá thành sản phẩm Đối với sản phẩm có kích thước lớn, hình dạngphức tạp, khâu sấy có vai trò rất quan trọng, nếu xảy ra sai sót ở khâu này có thểdẫn đến hư hỏng toàn bộ sản phẩm ở khâu nung.

e Vẽ trang trí:

Sau khi sản phẩm được tạo hình và sấy khô thì chuyển sang công đoạn vẽtrang trí Khâu này đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ trong thao tác và sự chính xáctrong pha màu.

Lò nung chủ yếu thường dùng là nung tuy nen Sản phẩm được xếp trênxe goòng bằng bao nung hoặc tấm nung có các trụ đỡ và được đẩy vào lò bằngmáy đẩy thuỷ lực.

h Đóng gói:

Việc lựa chọn bao bì đóng gói sản phẩm là khâu quan trọng Xuất phát từtính chất hàng hoá, chúng ta cần lựa chọn bao bì vận chuyển thích hợp nhằmphòng chống va đập và bao bì bán lẻ ấn tượng hấp dẫn người tiêu dùng.

6

Trang 7

Đối với hàng hoá xuất khẩu thì bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ màcòn có tác dụng quảng cáo cho sản phẩm Nhất là trong điều kiện cạnh tranhgay gắt như hiện nay, hàng hoá không chỉ cạnh tranh về chất lượng mà còn cảhình thức bao gói bên ngoài Thực tế cho thấy người tiêu dùng khi lựa chọnhàng hoá thì trước tiên đều lựa chọn hàng hoá có bao bi đẹp, hấp dẫn ngay cảkhi chất lượng không được tốt cho lắm.

Trong thời kỳ trước, chúng ta hầu như không chú trọng đến vấn đề bao bìbán lẻ cho hàng sành sứ thuỷ tinh Nguyên nhân là do nhà sản xuất thiếu ý thứccạnh tranh về bao bì và không muốn tốn nhiều chi phí cho bao bì Nhiều bạnhàng quốc tế rất ưa chuộng đồ sứ Việt Nam nhưng khi nhìn thấy những đồ sứcao cấp được bao gói trong những hộp bìa các tông thô sơ thì không muốn đặthàng nữa.

Hiện nay, bao bì cho hàng sành sứ thuỷ tinh đã có những cải tiến rõ rệt.Nhũng mặt hàng sứ cao cấp như ấm, chén, bát, đĩa được đóng gói trong hộpcó xốp cứng đệm lót, bên ngoài gia cố bằng nilông trong suốt để tiện cho kháchhàng vừa có thể nhìn thấy hàng hoá bên trong, vừa được hấp dẫn bởi hình thứcbên ngoài.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để hàng hoá có chất lượng tốt, bao bìđẹp mà không đẩy giá thành lên cao Chúng ta nên thiết kế bao bì nhỏ gọn, íttốn diện tích để tiết kiệm chi phí bao bì đồng thời phù hợp với việc xếp dỡ vậnchuyển.

II LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN HÀNG SÀNH SỨ THUỶ TINH

Sản xuất gốm sứ là một trong những ngành cổ truyền được phát triển rấtsớm Những di vật bằng gốm sứ được phát hiện qua khảo cổ cho thấy rằng AiCập cách đây 4000 năm đã làm gốm sứ Ở Trung Quốc cách đây hàng ngànnăm cũng đã sản xuất gốm sứ, gốm sứ đời Khang Hy rất nổi tiếng là trắngtrong, màu sắc đẹp.

Trang 8

Ở Việt Nam, thời thượng cổ ông cha ta cũng đã sản xuất được đồ gốm.Các di vật lịch sử bằng gốm của nền văn hoá thời Hùng Vương được phát hiệnở nhiều địa điểm khảo cổ trên cả nước Điều đó chứng minh thời kỳ này tổ tiênta đã có nền văn minh khá rực rỡ Đặc biệt các sản phẩm gốm thời Lý Trần vớicác hoạ tiết trang trí kiểu hoa văn và nhiều màu sắc, mang tính dân tộc rất độcđáo, men ngọc và men Lý đẹp và quý, được nhiều người ưa thích Thời kỳ nàyhàng gốm Việt Nam được xuất sang Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.

Các cơ sở gốm sứ lâu đời và rất nổi tiếng ở nước ta là Hương Canh, BátTràng, Móng Cái, Lái Thiêu, Biên Hoà là các cơ sở sản xuất gạch ngói, sànhsứ dân dụng và mỹ nghệ.

Hiện nay, ở trong nước đã có nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất gốm sứcó dây chuyền sản xuất tương đối hoàn chỉnh, hiện đại như công ty sứ HảiDương, công ty sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, công ty sứ Thanh Trì, công ty sứMinh Long

III/ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG SÀNH SỨ THUỶTINH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.

1.Vai trò:

Đã từ lâu, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung và hàngsành sứ thuỷ tinh nói riêng đã được thị trường quốc tế biết đến So với cácngành xuất khẩu chủ lực hiện nay là xuất khẩu da giày, dầu thô, thuỷ sản, maymặc thì xuất khẩu thủ công mỹ nghệ có bề dày lịch sử tương đối lớn.

Đã có thời kỳ, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 40%-50% tổngkim ngạch xuất khẩu của cả nước( trước 1985) Sau này, mặt hàng không đượcquan tâm chú ý đúng mức nên tụt hậu nhanh chóng về kim ngạch xuất khẩu.Một phần nguyên nhân xuất phát từ việc mất đi thị trường rộng lớn khi LiênXô( cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ.

Nói đến tác dụng của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung vàsành sứ thuỷ tinh nói riêng, chúng ta không chỉ thấy nguồn ngoại tệ lớn nhờ

8

Trang 9

xuất khẩu mang lại mà còn thấy được tác dụng cân bằng cán cân thươngmại( hàng thủ công mỹ nghệ đã có lúc là phương tiện để trả nợ) Không ai cóthể phủ nhận vai trò của xuất khẩu sành sứ thuỷ tinh từ trước tới nay Trongtương lai, sành sứ thuỷ tinh sẽ tìm hướng đi mới, trong môi trường mới nhưngluôn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Hiện Bộ thương mại đã đề ra kế hoạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ(trong đó bao gồm cả hàng sành sứ thuỷ tinh) đạt kim ngạch từ 900 triệu đến 1tỷ USD vào năm 2005 Điều đó càng khẳng định vai trò của sành sứ thuỷ tinhViệt Nam ngày một lớn mạnh, vị thế không kém phần quan trọng so với bất cứngành hàng xuất khẩu nào.

2 Lợi thế so sánh của sản xuất hàng sành sứ thuỷ tinh

Thế mạnh của sản xuất hàng sành sứ thuỷ tinh Việt Nam là dễ dàng hạ giáthành bởi nguồn nguyên liệu sẵn có, chi phí lao động rẻ, giá trị trực thu ngoại tệcao(95% - 97%), chi phí đầu tư thấp Do đó, tiềm năng và lợi ích từ sản xuấthàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung và hàng sành sứ thuỷ tinh nói riênglà rất lớn.

Thế mạnh của sản xuất hàng sành sứ thuỷ tinh ngày một phát huy trong bốicảnh quốc tế hoá, toàn cầu hoá Dòng vốn đổ về các nước có nguồn nguyên liệurẻ, giá lao động thấp và lượng nhân công dồi dào Vì vậy, chúng ta hoàn toàn cóthể khẳng định sản xuất hàng sành sứ thuỷ tinh có nhiều lợi thế.

Trang 10

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG SÀNH SỨ THUỶ TINH CỦA VIỆTNAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2002 TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU SÀNH SỨ THUỶ

TINH VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI.

I.GIỚI THIỆU VỀ VINACEGLASS

Tên đầy đủ : Tổng công ty sành sứ thuỷ tinh Việt NamTên giao dịch tiếng Anh: The VietNam Ceramic & Glass Corp.Tên viết tắt : VINACEGLASS

Trụ sở chính : 20-24 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP Hồ Chí MinhNăm thành lập : 1975 và thành lập lại năm 1990

10TỔNG CÔNG TY

CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU SÀNH SỨ THUỶ TINH

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN GIAO CÔNGNGHỆ

CÔNG TY ĐÈN ĐIỆN QUANG

Trang 11

Công ty xuất nhập khẩu sành sứ thuỷ tinh Việt Nam ( VINACEGLASSIMP – EXP COMPANY) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công tysành sứ thuỷ tinh Việt Nam.

Chi nhánh Hà Nội: 18C Phạm Đình Hồ – Hai bà Trưng – Hà NộiChi nhánh Hưng Yên:

Chi nhánh Chí Linh: Đại Bồ, Hoàng Tân, Chí Linh, Hải DươngChi nhánh Đồng An: Đường số 2, Khu công nghiệp Đồng An

Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Hà Nội: đại diện Tổng công ty thựchiện các hoạt động:

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm: đồ gốm, đồ sứ, chậu hoa câycảnh, cốc chén thuỷ tinh, đồ sư trang trí nội ngoại thất

Nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất gốm sứthuỷ tinh, gạch lát, sứ vệ sinh

Ngoài ra, công ty hiện đang là đại lý, nhà phân phối các loại nguyên vậtliệu cho các công ty nước ngoài như Johnson Mathey Ceramic – Anh,Zshimmer & Schwars - Đức, Commercial Mineral Limited – Australia,Lafrarge Prestia Co.,Ltd, Mineral resource development co Ltd,

Tóm lại, các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty gồm có: gốm sứdân dụng và mỹ nghệ gốm các sản phẩm gốm sứ sử dụng trong gia đình( ấm,chén, bát, đĩa ), gốm sứ trang trí( chậu hoa, lọ hoa, gốm trang trí ) Đây là

CÔNG TY THUỶ TINH PHẢ LẠI

CÔNG TY THUỶ TINH HƯNG PHÚ

CÔNG TY SỨ HẢI DƯƠNG

Trang 12

những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty Gốm sứ xây dựng gồm các sảnphẩm gạch gói dùng trong xây dựng, gach ceramic lát nền, ốp tường, gạchgranit, ngói tráng men, sứ vệ sinh chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa.Các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất gốm sứ xây dựng cũng là mặt hàngkinh doanh chủ yếu cuả công ty.

Trong phạm vị nghiên cứu của đề tài này, em xin đi sâu phân tích về thựctrạng xuất khẩu để thấy được đóng góp của xuất khẩu đối với toàn bộ hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời nhận thức được vai trò ngày một lớnmạnh của mặt hàng này đối với toàn ngành cũng như đối với nền kinh tế quốcdân.

Trang 13

Tỷtrọng(%)

Trang 14

cảnh có rất nhiều khó khăn: Giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu giảm nghiêmtrọng, đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Trung Quốc đã gia nhập WTO

Theo thống kê từ Bộ thương mại, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹnghệ năm 2001 đạt 235 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2002, mặc dù tìnhhình xuất khẩu chung suy giảm nhưng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ vẫn đạt mứctăng trưởng cao 7 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu đạt 191 triệu USD.

Nhờ tận dụng làng nghề truyền thống, công nhân lành nghề, giá nhâncông rẻ mạt, một số nguyên liệu trong nước chất lượng ổn định, giá thành hợplý có thể dùng thay thế nguyên liệu nhập khẩu, sành sứ thuỷ tinh Việt Nam đãtừng bước xây dựng được lòng tin với khách hàng trong và ngoài nước về chấtlượng Hơn nữa, chúng ta đã không ngừng mở rộng thị trường: bên cạnh cáckhách hàng thường xuyên( Hà Lan, Bỉ ) công ty còn chú trọng xây dựng quanhệ với khách hàng mới( tập đoàn ATR- Thuỵ Điển).

2 Những tồn tại và nguyên nhân

Mặc dù hàng sành sứ thuỷ tinh Việt Nam đã thâm nhập thị trường thếgiới nhưng số lượng còn khiêm tốn, mẫu mã chưa phong phú, đa dạng, giá cảcao hơn so với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.

Trước năm 1985, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nước ta chiếm 40% 50% tổng kim ngạch xuất khẩu Hiện nay, mặc dù về mặt giá trị đã tăng nhiềunhưng tỷ trọng hàng thủ công mỹ nghệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạtchưa đầy 1% Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút nghiêm trọng về tỷ trọng trênxuất phát từ nhiều phía:

-a.Về vốn:

Đối với mỗi một doanh nghiệp thì vấn đề vốn luôn luôn là vấn đề bức xúc.Tình trạng chung thường thấy là thiếu vốn cho nhập khẩu nguyên liệu đầu vào.Các nguyên liệu đầu vào chủ yếu như cao lanh, men màu đòi hỏi chất lượng tốtthì hầu hết phải nhập khẩu từ bên ngoài Hiện nay chúng ta đang tận dụng

14

Trang 15

nguồn nguyên liệu trong nước thay thế, để tìm cách hạ giá thành mà chất lượngkhông đổi, từ đó giảm dần sự phụ thuộc vào bên ngoài.

Một nguyên nhân khác khiến vấn đề thiếu vốn càng trở nên trầm trọng làyêu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị và chi đầu tư nghiên cứu khoa học Để giaohàng với số lượng lớn thì không thể dựa trên làng nghề Trình độ sản xuất thủcông, năng lực lao động thấp mà không đồng đều về chất lượng Nhu cầu trangbị dây chuyền máy móc kỹ thuật tiên tiến là cần thiết nhưng đồng thời cũng đặtra cho công ty nhiều khó khăn đáng kể

b.Về cơ chế quản lý xuất khẩu:

Cơ chế quản lý xuất khẩu là vấn đề thời sự có ảnh hưởng trực tiếp tới lợiích của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Mỗi một thời kỳ, Nhà nước đều có nhữngđiều chỉnh cụ thể nhằm phù hợp hoá với thực tiễn, đồng thời bảo đảm quyền lợicho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Trước kia, chúng ta áp dụng chế độ cơ quan chủ quản trong hoạt độngxuất nhập khẩu Các doanh nghiệp không được tự do xuất khẩu hàng hoá củamình ra thị trường nước ngoài Hơn nữa, những cản trở từ chính sách, thể chế,thủ tục làm cho việc xuất khẩu tiến hành chậm chạp và gặp rất nhiều khókhăn.

Việt Nam tiến hành cải cách mở cửa tương đối muộn so với các nướctrong khu vực(1986) nên hàng hoá Việt Nam còn ít được thị trường quốc tếbiết đến, nhãn hiệu sản phẩm của Việt Nam chưa thực sự gây được sự chú ý chokhách hàng quốc tế.

Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước cần phải tự do hoá xuất khẩu tấtcả những loại hàng hoá không phải là hàng quốc cấm, đơn giản hoá thủ tục xuấtkhẩu, cho phép các doanh nghiệp được tự do xuất khẩu hàng hoá mà không cầnthông qua cơ quan chủ quản.

Trang 16

Trong thời gian gần đây, chúng ta đã từng bước thi hành giải pháp tự dohoá xuất khẩu nhưng chưa hoàn thiện Trong những năm tới, giải pháp này vẫnđược coi là không thể thiếu và tiếp tục được nghiên cứu để áp dụng một cách cólợi nhất nhằm thúc đẩy xuất khẩu nước nhà ngày một phát triển.

c Về môi trường cạnh tranh quốc tế

Bên cạnh Trung Quốc là nước xuất khẩu gốm sứ lớn nhất thế giới, ViệtNam đã và đang gặp phải khó khăn và thách thức không nhỏ trong việc đưa sảnphẩm tiếp cận thị trường thế giới.

Việc chinh phục những khách hàng khó tính và thay đổi thói quen tiêudùng của họ là không đơn giản Hàng sành sứ thuỷ tinh xuất khẩu bị cạnh tranhkhông những về kiểu dáng mẫu mã mà cả chất lượng, giá cả Để khắc phục tìnhtrạng này, doanh nghiệp nên tập trung nghiên cứu cách ứng xử của đối thủ cạnhtranh giúp doanh nghiệp hiểu được đối thủ của mình, từ đó học hỏi, rút kinhnghiệm để doanh nghiệm của mình có cách ứng xử đúng đắn và mang lại hiệuquả.

16

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan