Đảm bảo các điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả quản lý Tổ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tổ chuyên môn ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 114)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5.Đảm bảo các điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả quản lý Tổ

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Nâng cao hiệu quả quản lý tổ chuyên môn nhằm khảo sát tình hình thực tế, kết hợp với các giải pháp đưa ra để đảm bảo đủ các điều kiện cho đề tài có tính thực tiễn cao nhất.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

- Tổ chức các điều kiện hỗ trợ để TTCM hoạt động có hiệu quả. - Xây dựng khối đoàn kết, thân ái, dân chủ trong nhà trường.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa TTCM với các tổ chức đoàn thể trong trung tâm.

- Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng theo tháng, học kỳ, năm học.

- Tăng cường ứng dụng CNTT vào công tác hoạt động của TCM.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện giải pháp

a, Tổ chức các điều kiện hỗ trợ để TTCM hoạt động có hiệu quả

Muốn phát huy vai trò hoạt động của các TTCM có hiệu quả, GĐ cần tìm ra các biện pháp tác động hữu hiệu như:

+ Xây dựng chế độ, chính sách, lợi ích về kinh tế tạo động lực cho TTCM hoạt động.

+ Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, thu hút sự tài trợ, đầu tư, ủng hộ của các lực lượng xã hội bên ngoài trung tâm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.

+ Xây dựng chế độ chính sách khen thưởng thoả đáng để khuyến khích đội ngũ TTCM phấn đấu, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.

+ Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ về lương, phụ cấp cho đội ngũ TTCM.

+ Xây dựng chế độ ưu đãi, động viên TTCM tham gia đi học cao học, lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, nghiệp vụ QLGD,…

b, Xây dựng khối đoàn kết, thân ái, dân chủ trong trung tâm

Bầu không khí tâm lý dân chủ trong trung tâm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác của toàn thể CB, GV. Bầu không khí tâm lý của tập thể có ý nghĩa hết sức to lớn đến trạng thái sức khoẻ, tinh thần và năng suất lao động của từng cá nhân và cả tập thể. Một tập thể đoàn kết, thân ái, có sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên, cùng nhau đấu tranh vì sự tiến bộ, vì lợi ích chung của tập thể sẽ là một tập thể mạnh, có sự gắn kết giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức thành một khối thống nhất. Có như thế mới phát huy được sức mạnh của tập thể mà trước hết là sức mạnh của TCM trong mọi hoạt động.

Để tạo khối thống nhất, đoàn kết, dân chủ trong trung tâm nói chung và trong TCM nói riêng thì người GĐ, TTCM cần phải:

+ Xây dựng cho mình phong cách lãnh đạo dân chủ, biết xử lý tình huống một cách linh hoạt, mềm dẻo. Phải là người lãnh đạo chân thành, lắng nghe ý kiến của cấp dưới, niềm nở trong giao tiếp, hỏi han và biết quan tâm, chăm sóc sức khoẻ, đời sống của CB, GV.

+ Thực hiện dân chủ hoá các hoạt động của tập thể sư phạm, công khai hoá các hoạt động của bộ máy lãnh đạo.

+ Đối xử công bằng, khách quan và công minh với mọi người. Thường xuyên đánh giá những phẩm chất, năng lực cán bộ, GV một cách khoa học, công bằng.

+ Xây dựng môi trường công tác thuận lợi, xây dựng các mối quan hệ giữa các cá nhân trong tập thể tốt đẹp, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

+ Phải biết kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh, phân tích, đánh giá một cách khách quan, khi giải quyết phải thấu tình đạt lý, không để mâu thuẫn tồn tại lâu trong tập thể.

+ Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, các hoạt động thể dục thể thao, tham quan, du lịch, tạo mối quan hệ giao lưu gần gũi, gắn bó, hiểu được tâm tư nguyện vọng, năng lực sở trường của cán bộ, GV trong tập thể.

c, Xây dựng cơ chế phối hợp giữa TTCM với các tổ chức đoàn thể trong trung tâm

Trong các TTGDTX, TTCM và GV trong tổ là các thành viên của các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên (nếu đang sinh hoạt Đoàn) hoặc khối chủ nhiệm (nếu có chủ nhiệm). Để TTCM chỉ đạo, điều hành tổ có hiệu quả thì GĐ cần phải xây dựng cơ chế phối hợp, thống nhất giữa các tổ chức, hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất.

Thông thường TCM cũng được biên chế là một tổ công đoàn hoặc ghép một số TCM biên chế thành một tổ công đoàn. Để cho các kế hoạch hoạt động của TCM và tổ công đoàn không chồng chéo nhau, GĐ cần xây dựng nội dung phối hợp giữa TCM với tổ công đoàn như sau:

+ Kế hoạch năm học của trung tâm là cương lĩnh hành động của CB, GV, HS và các đoàn thể, vì vậy kế hoạch của TCM và tổ công đoàn phải gắn kết chặt chẽ với nhau. GĐ cần xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị ngay từ đầu năm học, thông qua Hội nghị cán bộ, công chức. Việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phải được công khai dân chủ, có sự bàn bạc, thống nhất của Công đoàn.

+ Phối hợp tổ chức thi đua thực hiện kế hoạch năm học giữa TCM và Công đoàn.

+ Phối hợp thực hiện chế độ, chính sách và chăm lo đời sống cho CB, GV giữa TTCM và Công đoàn.

G ch o TTCM ph i h p v i o àn thanh niên thông qua các n i dung sau: + Quản lý, chỉ đạo các GV là Đoàn viên trong tổ phát huy tính tiên phong, năng động của thanh niên trong việc đổi mới PPDH, sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng tốt CNTT trong giảng dạy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phối hợp thực hiện thi đua theo chủ điểm, chủ đề của trung tâm và Đoàn thanh niên.

+ Phối hợp giữa GV chủ nhiệm lớp với Đoàn thanh niên trong việc xây dựng nền nếp học tập cho các tập thể lớp và trong việc giáo dục HS có khó khăn trong học tập, rèn luyện đạo đức.

Để thực hiện tốt công tác phối hợp giữa TTCM với các tổ chức đoàn thể, CBQL phải tăng cường các công tác sau:

+ Tuyên truyền cho mỗi cán bộ, GV hiểu rõ ý nghĩa, vai trò của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ HS. Trên cơ sở đó quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm cụ thể của mỗi tổ chức trong công việc chung của trung tâm.

+ Trong công tác phối hợp phải đảm bảo quyền dân chủ, phát huy tính tích cực của CB, GV, công nhân viên trong công việc của trung tâm, cần đảm bảo công tác giáo dục được tiến hành bình thường. Điểm mấu chốt trong công tác phối hợp, cộng tác là làm đúng chức năng, quyền hạn, không ôm đồm, chồng chéo nhau, tất cả phải tạo thành một chỉnh thể thống nhất.

d, Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng theo tháng, học kỳ, năm học.

Thi đua sẽ kích thích, động viên CB, GV, công nhân viên hăng hái, tích cực, sôi nổi thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

TTCM cần phổ biến nội dung thi đua đến tất cả các thành viên trong tổ để mọi người hưởng ứng và thực hiện. Do đó sự động viên, khuyến khích, triển khai các tiêu chí cụ thể của TTCM là rất quan trọng trong TCM. TTCM còn là thành viên của Hội đồng thi đua để đánh giá kết quả thi đua và có đề nghị khen thưởng kịp thời.

Để phát huy vai trò của TTCM trong Hội đồng thi đua của trung tâm, CBQL cần phải:

+ Triển khai và thực hiện đầy đủ, chính xác các tiêu chí thi đua từ đầu năm học đến từng TTCM và GV cho họ nắm chắc các tiêu chí thi đua để thực hiện nhất quán.

+ Tin tưởng ở người TTCM trong việc quản lý tổ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ và đánh giá thi đua GV trong tổ. Đồng thời GĐ phải thường xuyên kiểm tra TTCM để công tác thi đua được thực hiện đúng thực chất, tránh qua loa, chiếu lệ, cả nể hay thiên vị, thiếu công bằng hoặc mắc bệnh thành tích.

- Hi n nay, 100% giáo viên các trung tâm ã có ch ng ch A tin h c tr lên nh ng k n ng s d ng máy tính c a m t s giáo viên còn h n ch . Vì

v y, c n ti n hành kh o sát th c t v k n ng so n bài gi ng i n t có

h n g b i d n g, t p hu n nâng cao trình tin h c cho GV trong t .

- CBQL, TTCM cần bố trí, sắp xếp tiết dạy hợp lí để cán bộ GV được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng CNTT do ngành tổ chức.

- CBQL, TTCM cần quan tâm sâu sát, đi đầu, gương mẫu, phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết dự giờ, thao giảng, hội giảng có ứng dụng CNTT đối với mỗi GV, để sau khi áp dụng họ thấy được hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

- Ứng dụng CNTT trong ngoại khóa, chuyên đề, họp tổ, họp hội đồng, …Triển khai đầy đủ các cuộc thi có ứng dụng CNTT do ngành tổ chức.

- Bố trí các phòng làm việc của Ban Giám đốc, phòng máy vi tính, phòng thư viện, thiết bị đều có máy tính kết nối Internet để cán bộ, giáo viên được truy cập thông tin trên Internet thường xuyên. Khuyến khích CB, GV trong trung tâm kết nối Internet theo chương trình khuyến mãi dành riêng cho ngành giáo dục.

- Tham gia lập và sử dụng “nguồn học liệu mở” về đề thi, giáo án, tài liệu tham khảo trên website của Bộ, Sở và các tài nguyên dùng chung trên các website khác.

- Tăng cường việc khai thác sử dụng hệ thống thư điện tử để tăng tiện ích, hiệu quả trong trao đổi cập nhật thông tin. Yêu cầu mỗi cán bộ giáo viên tạo và cung cấp một địa chỉ email cố định với tung tâm, TCM.

- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn TTCM cần có chuyên đề trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Động viên, khuyến

khích GV tích cực tự học nâng cao kiến thức về CNTT, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ.

- Từng thành viên trong tổ phải có kế hoạch sử dụng TBDH ngay từ đầu năm học và lên lịch mượn đồ dùng dạy học đầu tuần. Biết sử dụng thiết bị dạy học thành thạo, phải ghi rõ tên thiết bị dạy học vào giáo án ở cột đồ dùng dạy học. Luôn tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, đặc biệt là các kỹ năng CNTT, để ứng dụng vào giảng dạy nhằm gây hứng thú, khai thác kiến thức cơ bản và phát huy tính tư duy, sáng tạo của học sinh nhưng tránh tình trạng chiếu chép thay đọc chép.

* Mối quan hệ giữa các đề xuất giải pháp

Để nâng cao chất lượng hoạt động của TCM ở các trung tâm GDTX cấp huyện của tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nêu trên. Những giải pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Mỗi giải pháp có những thế mạnh và vị trí cần thiết trong hoạt động TCM, giải pháp này thúc đẩy giải pháp kia và ngược lại. Muốn phát huy được sức mạnh của các giải pháp trên thì không nên thực hiện riêng rẽ từng giải pháp mà cần có sự liên kết hỗ trợ giữa các giải pháp, do các giải pháp bao giờ cũng liên quan hữu cơ với nhau, nên các giải pháp phải được thực hiện đồng bộ.

Tùy từng thời điểm và đặc điểm của từng trung tâm mà CBQL nên lựa chọn các giải pháp nào là trọng tâm hay có tính đột phá, giải pháp nào giữ vai trò quyết định.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tổ chuyên môn ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 114)