8. Cấu trúc của luận văn
3.2.4. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả quản lý Tổ chuyên mô nở
các TTGDTX tỉnh Thanh Hóa
3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả quản lý TCM ở các TTGDTX nhằm nâng cao năng lực quản lý của TT và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ nhằm góp phần quan trọng đến nâng cao chất lượng đào tạo của Trung tâm.
- T ng c ng công tác ki m tra, ánh giá c a Giám c i v i i ng TTCM. - Quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học của GV trong tổ chuyên môn, gồm:
+ Quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV + Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn
3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp
a, Đối với Giám đốc
* Chỉ đạo kiểm tra toàn diện hoạt động sư phạm của giáo viên, gồm:
GĐ các TTGDTX dựa trên quy chế làm việc của TTGDTX được đề ra từ đầu năm và Thực hiện theo công văn số: 80/SGDĐT-TTr ngày 08 tháng 9 năm 2012 “V/v hướng dẫn thanh tra, đánh giá xếp loại toàn diện nhà trường, giáo viên từ năm học 2012-2013” của Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa làm căn cứ để thực hiện nhiệm vụ của mình khi chỉ đạo TTCM trong xếp loại giáo viên ở các mặt như:
* Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
- Tốt: Tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà
nước; chấp hành quy định của ngành, quy định của đơn vị không có sai sót; nhân cách, lối sống trong sạch; hết sức yêu thương, tận tuỵ với học sinh với công việc; thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào của Bộ; tinh thần đoàn kết tương trợ tốt và đấu tranh chống tiêu cực cao.
- Khá: Tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà
nước; chấp hành quy định của ngành, quy định của đơn vị không có sai sót; nhân cách, lối sống trong sạch; hết sức yêu thương, tận tuỵ với học sinh với
công việc; thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào của Bộ; tinh thần đoàn kết tương trợ và đấu tranh chống tiêu cực chưa cao.
- Khá-tốt: trên khá nhưng chưa tốt.
- Ðạt yêu cầu: Tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của
Nhà nước; chấp hành quy định của ngành, quy định của đơn vị không có sai sót; nhân cách, lối sống trong sạch; có cố gắng thực hiện các cuộc vận động và phong trào của Bộ; tinh thần đoàn kết tương trợ, đấu tranh chống tiêu cực chưa cao.
- Chưa đạt yêu cầu: dưới mức đạt.
* Năng lực nghiệp vụ sư phạm
+ Dự giờ 2 tiết, nếu dự 2 tiết không xếp cùng loại thì dự tiết thứ 3; phân tích, đánh giá giờ dạy theo quy định của Bộ để đánh giá xếp loại trình độ nghiệp vụ sư phạm.
+ Sau khi dự giờ có khảo sát bằng bài viết 10 phút khoảng 20% học sinh để đánh giá mức độ học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức kỹ năng trọng tâm, biết vận dụng kiến thức kỹ năng bài vừa học, theo yêu cầu thứ 10 của tiêu
chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy.
Cụ thể xếp loại như sau:
- Tốt: cả hai tiết giỏi.
- Khá: cả hai tiết khá; hoặc 1 giỏi, 1 khá, tiết thứ 3 khá. - Khá-tốt: 1 tiết giỏi, 1 khá, tiết thứ 3 giỏi.
- Ðạt yêu cầu: có tiết xếp loại trung bình. - Chưa đạt yêu cầu: có tiết xếp yếu.
* Việc thực hiện quy chế chuyên môn
- Tốt: thực hiện tốt tất cả các quy định về chuyên môn, hồ sơ; bài soạn,
đề kiểm tra có chất lượng cao; độ lệch điểm trung bình môn học kỳ, cả năm của giáo viên so với điểm thi học kỳ của trường dưới 1 điểm.
- Khá: thực hiện đầy đủ tất cả các quy định về chuyên môn, hồ sơ; bài
soạn, đề kiểm tra có chất lượng tương đối cao; độ lệch điểm trung bình môn học kỳ, cả năm của giáo viên so với điểm thi học kỳ của trung tâm dưới 1 điểm.
- Khá - tốt: trên khá nhưng chưa đạt tốt.
- Ðạt yêu cầu: thực hiện đầy đủ tất cả các quy định về chuyên môn, hồ
sơ; bài soạn, đề kiểm tra không có sai sót lớn; độ lệch điểm trung bình môn học kỳ, cả năm của giáo viên so với điểm thi học kỳ của trung tâm dưới 1.5 điểm.
- Chưa đạt yêu cầu: dưới loại đạt yêu cầu.
* Kết quả giảng dạy
- Tốt: kết quả điểm thi tuyển sinh, tốt nghiệp, kết quả điểm trung bình
môn học kỳ, cả năm đạt mức cao so với trung tâm, cao hơn huyện, tỉnh.
- Khá: kết quả điểm thi tuyển sinh, tốt nghiệp, kết quả điểm trung bình
môn học kỳ, cả năm đạt mức cao so với trung tâm, bằng huyện, tỉnh.
- Khá-tốt: trên khá nhưng chưa đạt tốt.
- Ðạt yêu cầu: kết quả điểm thi tuyển sinh, tốt nghiệp, kết quả điểm
trung bình môn học kỳ, cả năm đạt mức trung bình so với trung tâm;
* Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao
- Tốt: thực hiện công tác chủ nhiệm tốt; các công tác kiêm nhiệm khác
khá trở lên.
- Khá: thực hiện công tác chủ nhiệm tốt; các công tác kiêm nhiệm khác đạt yêu cầu trở lên.
- Khá-tốt: trên khá nhưng chưa tốt.
- Ðạt yêu cầu: thực hiện công tác chủ nhiệm khá; các công tác kiêm
nhiệm khác đạt yêu cầu trở lên.
- Chưa đạt yêu cầu; dưới loại đạt yêu cầu.
*Ghi chú: các tiêu chí xếp loại:
- Tốt: tất cả nội dung tốt.
- Khá -tốt: tất cả nội dung khá trở lên, trong đó nội dung 2 và 3 phải tốt.
- Khá: tất cả nội dung đạt trở lên, trong đó nội dung 2 và 3 phải khá. - Ðạt yêu cầu: tất cả nội dung đạt yêu cầu trở lên.
- Chưa đạt yêu cầu: có nội dung chưa đạt yêu cầu.
Kết quả xếp loại giáo viên này là cơ sở để Giám đốc xem xét đánh giá, xếp loại công chức, xếp loại chuẩn nghề nghiệp hàng năm.
b, Đối với Tổ trưởng chuyên môn
Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch bao gồm:
- Chỉ huy, ra các quyết định để thực hiện các hoạt động một cách thuận lợi theo đúng chương trình và đạt được mục tiêu mong muốn.
khen thưởng bằng vật chất.
- Theo dõi và giám sát, điều chỉnh sửa chữa.
Trong quản lý TTGDTX, GĐ đồng thời vừa là người thiết kế, đồng thời vừa là người thi công nên tổ chức thực hiện kế hoạch và chỉ đạo chặt chẽ hoạt động tổ chuyên môn, đòi hỏi người GĐ kết hợp được tính khoa học và tính nghệ thuật của quản lý cùng những kinh nghiệm thực tiễn của bản thân. Muốn vậy người GĐ cần phải:
- Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quan trọng của người GĐ trong quá trình quản lý trung tâm nói chung, quản lý hoạt động của TCM nói riêng. Qua đó, GĐ phát hiện ra các sai sót của các GV trong quá trình thực hiện quy chế chuyên môn. Muốn thực hiện tốt chức năng quản lý thì GĐ phải thực hiện chức năng kiểm tra, thông qua kiểm tra GĐ phát hiện, uốn nắn, điều chỉnh kế hoạch để có quyết định quản lý kịp thời, đúng đắn.
- Kiểm tra tiến độ thực hiện các hoạt động của tổ theo kế hoạch, bao gồm các công tác sau:
+ Kiểm tra các nội dung sinh hoạt tổ hàng tháng. + Kiểm tra các loại biên bản, hồ sơ sổ sách của tổ.
- Kiểm tra tiến độ thực hiện các hoạt động của GV theo kế hoạch, bao gồm các công tác sau:
+ Kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương trình môn học của GV thông qua các hồ sơ như: sổ đăng ký giảng dạy, giáo án, sổ đầu bài, vở ghi bài học của HS.
+ Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm, thực hành, áp dụng CNTT trong giảng dạy của GV thông qua việc dự giờ, các buổi ngoại
khoá theo chuyên đề, các Hội thi về chuyên môn; kiểm tra thông qua các sổ đăng ký mượn TBDH.
+ Kiểm tra việc chấm bài, trả bài cho HS, việc thực hiện cơ số điểm theo quy định từng môn học của GV thông qua các kênh thông tin từ phía các em HS và cha mẹ HS; kiểm tra thông qua các loại hồ sơ như: sổ điểm, các bài kiểm tra đã chấm trả cho HS.
+ Kiểm tra việc thực hiện nền nếp chuyên môn của GV theo quy định trên thời khoá biểu và quy chế chuyên môn.
+ Kiểm tra hồ sơ của GV bao gồm các loại: Giáo án các loại, sổ tự học tự bồi dưỡng, sổ đăng ký giảng dạy, kế hoạch chuyên môn cá nhân, sổ điểm cá nhân, sổ chủ nhiệm, sổ dự giờ, sổ hội họp…, sơ kết đánh giá cuối học kỳ hoặc cuối các đợt thi đua.
- Kiểm tra công tác quản lý của TTCM
Việc kiểm tra thông qua các hồ sơ quản lý chuyên môn như: Hồ sơ sổ sách của tổ, biên bản các cuộc họp, sổ theo dõi đánh giá xếp loại GV, các chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm và kết quả kiểm tra các GV.
- Kiểm tra chất lượng dạy học của tổ bộ môn.
Thông qua kết quả khảo sát chất lượng học bộ môn của HS các khối lớp, kết quả kiểm tra chuyên môn của GV trong tổ, kết quả của bộ môn qua các kỳ thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp, thi HS giỏi.
- Xây dựng quy trình và các tiêu chí thanh tra, kiểm tra.
Để công tác thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cần phải xây dựng cụ thể tiêu chí các mặt hoạt động chuyên môn của GV và của TCM. Phải xây dựng và thực hiện đúng các quy trình kiểm tra, thanh tra.
Quy trình thanh tra, kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn có thể được tiến hành như sau:
+ Thành lập ban thanh tra chuyên môn gồm: GĐ là trưởng ban, PGĐ là phó ban, các thành viên là các TTCM của tổ không được kiểm tra.
+ Xây dựng và thống nhất quy trình thanh tra, kiểm tra.
+ Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, bao gồm: thời gian, các điều kiện, phân công nhân sự.
+ Ra quyết định thanh tra.
+ Tiến hành thanh tra, kiểm tra các nội dung sau:
Kiểm tra các loại hồ sơ của TCM (kế hoạch tổ, biên bản sinh hoạt chuyên môn, sổ theo dõi đánh giá, xếp loại GV, phiếu đánh giá các giờ thao giảng, ngân hàng đề các loại bài kiểm tra, các chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm).
Kiểm tra 2 GV của tổ (dự giờ mỗi GV 2 tiết dạy, kiểm tra các loại hồ sơ cá nhân, kiểm tra việc sử dụng đồ dùng, TBDH và áp dụng CNTT trong giảng dạy, kiểm tra việc chấm bài của GV thông qua các bài kiểm tra đã chấm trả cho HS).
Kiểm tra chất lượng học tập môn học của HS (kiểm tra kết quả điểm thi, điểm kiểm tra môn học của HS ở một số lớp của các khối lớp trong trường thông qua sổ điểm hoặc các số liệu tổng hợp từ Ban chuyên môn; trực tiếp kiểm tra chất lượng học tập môn học của HS bằng các bài kiểm tra, các phiếu điều tra trên lớp sau khi dự giờ thăm lớp; tiếp xúc, trao đổi với HS để nắm thêm thông tin về GV và môn học đang thanh, kiểm tra).
đánh giá, xếp loại TCM và GV được thanh tra; thông báo kết luận thanh tra, rút kinh nghiệm sau thanh tra).
3.2.5. Đảm bảo các điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả quản lý Tổ chuyên môn ở các TTGDTX tỉnh Thanh Hóa