Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tổ chuyên môn ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 51)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Quá trình hình thành và phát triển

Hệ thống các Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hoá được thành lập từ năm 1993. Các trung tâm GDTX ra đời trên cơ sở là trường văn hóa tập trung, đa số là sáp nhập trường văn hóa tập trung với trường dạy nghề cấp huyện thành trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề (GDTX-DN).

Đến năm 2003, Thanh Hóa có 27 trung tâm GDTX và trung tâm GDTX-DN cấp huyện, 01 trung tâm GDTX tỉnh. Trong quá trình thực hiện

nhiệm vụ GDTX gắn với nhiệm vụ dạy nghề, các trung tâm đã phát triển không ngừng nhờ hai nhiệm vụ này cùng song hành và hỗ trợ cho nhau. Đến khi Chính phủ có chủ trương thành lập ở mỗi đơn vị cấp huyện một trung tâm dạy nghề thì các trung tâm GDTX-DN lần lượt tách ra thành trung tâm GDTX và trung tâm Dạy nghề. Hiện nay Thanh Hoá có 20 trung tâm GDTX (Bỉm Sơn, Cẩm Thuỷ, Đông Sơn, Hậu Lộc, Mường Lát, Nga Sơn, Ngọc Lặc, Như Xuân, Nông Cống, Quan Hoá, Quảng Xương, Thạch Thành, Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Thường Xuân, Tĩnh Gia, Thành phố Thanh Hoá, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Yên Định), 7 trung tâm GDTX-DN thuộc cấp huyện (Lang Chánh, Quan Sơn, Bá Thước, Như Thanh, Hà Trung, Hoằng Hoá, Sầm Sơn).

Ngày 20/5/1997, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX cấp huyện kèm theo Quyết định số 1600/GD- ĐT; ngày 25/9/2000, Bộ trưởng ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX kèm theo Quyết định 43/2000/QĐ-BGD&ĐT; Ngày 02/01/2007, Bộ trưởng tiếp tục ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ- BGDĐT. Tất cả các quy chế này đều quy định: Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý, chỉ đạo trung tâm GDTX. Đến nay, các trung tâm GDTX cấp huyện ở Thanh Hoá vẫn chưa được quản lý theo các quy định của Bộ mà hiện nay đối với các trung tâm GDTX, Sở GD&ĐT quản lý về chuyên môn nghiệp vụ, UBND huyện quản lý về hành chính, tổ chức.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tổ chuyên môn ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 51)