Tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ việc quản lý Tổ chuyên mô nở các

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tổ chuyên môn ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 101)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3.Tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ việc quản lý Tổ chuyên mô nở các

TTGDTX tỉnh Thanh Hóa

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng được kế hoạch và chỉ đạo kịp thời công tác quản lý tổ chuyên môn theo từng năm học, kỳ học, tuần học có tính khả thi và tính hiệu

TTCM xây dựng dự thảo kế hoạch TCM TTCM điều chỉnh kế hoạch TCM TTCM hoàn thiện kế hoạch TCM Thông qua, lấy ý kiến của tập thể TCM Giám đốc phê duyệt TTCM công bố và triển khai thực hiện kế hoạch TCM

quả cao nhằm định hướng công tác nâng cao hiệu quả quản lý tổ chuyên môn trong các Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa.

3.2.3.2. Nội dung giải pháp

- Quản lý nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, gồm:

+ Th ng nh t v n i dung và cách th c hi n các lo i h s chuyên môn; + Thực hiện các chuyên đề về chuyên môn;

+ Xây dựng tiêu chí và quy trình đánh giá xếp loại giờ dạy; + Xây dựng ngân hàng đề thi, kiểm tra;

+ Công tác thi đua.

- Định hướng công việc cụ thể trong từng thời điểm để chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời công tác tổ chuyên môn để lập kế hoạch công tác quản lý TCM của giám đốc theo học kỳ, năm học.

- Kết hợp với Ban thanh tra nhân dân, kiểm tra công tác của tổ sát với kế hoạch đề ra.

- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời trong từng buổi họp tổ hàng tháng để có điều chỉnh cho tháng tiếp theo.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

a, Quản lý nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở, nền tảng để tổ chức và triển khai các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và có hiệu lực. Trong sinh hoạt, TCM phải là nơi bàn bạc, thống nhất về chuyên môn, mang tính chuyên môn hoá, đặc thù của từng bộ môn. Sinh hoạt tổ chuyên môn là một công tác hết sức quan trọng vì đó là việc làm thường xuyên hàng tháng, thông qua nội dung

sinh hoạt tổ sẽ giúp GV học hỏi chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, TTCM cần phải có kế hoạch cụ thể và nội dung sinh hoạt tổ phải thực sự chất lượng. Ban Giám đốc của các trung tâm phải quan tâm thường xuyên đến công tác này của các TCM, không để cho các TCM sinh hoạt một cách tuỳ tiện, không hiệu quả.

Vì vậy, GĐ cần xây dựng các tiêu chí thi đua, các chế độ khen thưởng, hình thức nhắc nhở, phê bình GV chưa hoàn thành nhiệm vụ, thông qua các chế độ tiền thưởng, tiền phạt trong quy chế chi tiêu nội bộ và thông báo cho toàn thể cán bộ, GV được biết ngay từ đầu năm học (trong Hội nghị cán bộ viên chức).

Quản lý nội dung sinh hoạt của TCM cần phát huy vai trò của các TTCM. Mặt khác, GĐ phải hướng dẫn, kiểm tra và phê duyệt nội dung sinh hoạt của TCM hàng tháng theo kế hoạch. Nên tin tưởng và giao cho TTCM một số phạm vi quyền hạn nhất định để họ chủ động thực hiện nhiệm vụ.

b, T ng c n g công tác ki m tra, ánh giá c a G i v i i ng TTCM

Kiểm tra và đánh giá tổng thể kế hoạch là một trong những cứ liệu để xây dựng kế hoạch cho chu trình mới. Việc kiểm tra nếu được thực hiện tốt, đánh giá được một cách chính xác và sâu sắc sẽ giúp cho người lãnh đạo thấy được những gì còn tồn tại, những vấn đề mà thực tế đặt ra cần giải quyết.

Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch nhằm phát hiện những sai lệch, xem xét những gì chưa đạt được, nguyên nhân của chúng và những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn để điều chỉnh cho kịp thời, phù hợp.

Thực hiện tốt công tác này giúp GĐ nắm rõ công tác chỉ đạo hoạt động của TTCM, qua đó kịp thời uốn nắn, đồng thời đánh giá đúng năng lực của

TTCM để có kế hoạch bồi dưỡng hoặc đề bạt.

GĐ kiểm tra TTCM gồm các nội dung chủ yếu sau: Việc xây dựng, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế họach năm học của tổ; công tác kiểm tra mức độ thực hiện kế hoạch của tổ, công tác kiểm tra GV; nền nếp sinh hoạt tổ; công tác bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho GV; chất lượng giảng dạy của GV trong tổ; hồ sơ tổ chuyên môn; đạo đức, tác phong, lối sống.

Ngoài ra, TTCM còn là GV đứng lớp nên GĐ cũng cần kiểm tra thêm các nội dung như kiểm tra GV.

Sơ đồ 3.2. Chu trình quản lý kế hoạch của TTCM

* Đối với Tổ trưởng CM

Cần tổ chức sinh hoạt chuyên môn mỗi tháng ít nhất 2 lần theo quy định. Nội dung sinh hoạt tập trung giải quyết những vấn đề như:

* Th ng nh t v n i dung và cách th c hi n các lo i h s chuyên môn

Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của ngành và các quy định của Sở GD&ĐT về hồ sơ của TCM, hồ sơ cá nhân như: Các chuyên đề về chuyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch Tổ chức triển khai kế hoạch Xây dựng kế hoạch Chỉ đạo thực hiện kế hoạch

môn, các loại biên bản…; Giáo án, sổ điểm cá nhân, sổ đăng ký giảng dạy, sổ dự giờ, sổ tự học tự bồi dưỡng, sổ chủ nhiệm.

Cần phải bàn bạc, thảo luận trong nội dung sinh hoạt TCM để thống nhất việc thực hiện các loại hồ sơ theo quy định.

* Thực hiện các chuyên đề về chuyên môn

Bao gồm các chuyên đề sau: Đổi mới PPDH; bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém; viết sáng kiến kinh nghiệm; thảo luận những bài giảng khó trong chương trình; bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; làm đồ dùng dạy học; sử dụng TBDH, áp dụng CNTT trong giảng dạy; phương pháp thực hiện các giờ dạy thực hành đạt hiệu quả…

Đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS dưới sự điều khiển, hướng dẫn của GV trong quá trình dạy học. Cụ thể trong việc đổi mới PPDH là: Đổi mới trong cách soạn giáo án trong đó phải thể hiện được vai trò chủ động của HS trong việc tiếp thu tri thức, HS phải làm việc, suy nghĩ nhiều hơn; GV là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển các hoạt động; Đổi mới trong tiến trình của hoạt động dạy học; Đổi mới trong việc sử dụng hệ thống các câu hỏi của bài giảng. Đổi mới PPDH phải được hiểu là sự kết hợp khéo léo giữa PPDH truyền thống với PPDH hiện đại phù hợp với từng bài dạy, đối tượng HS và sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, TBDH trong giảng dạy. Đổi mới PPDH phải được thực hiện đồng bộ với việc đổi mới các hình thức dạy học để đạt hiệu quả cao. Đổi mới PPDH phải gắn liền với đổi mới cách kiểm tra, đánh giá GV và HS.

Đề ra các hình thức thực hiện việc đổi mới PPDH trong năm học như: Dạy một số tiết mẫu, tổ chức xê mi na về việc lựa chọn các PPDH phù hợp với từng bài dạy.

* Xây dựng tiêu chí và quy trình đánh giá xếp loại giờ dạy

Tiêu chí đánh giá một giờ dạy đã được Sở GD&ĐT quy định sẵn, tuy nhiên việc hiểu rõ và nhận thức sâu sắc để thực hiện một giờ dạy tốt là một vấn đề cần được thống nhất trong TCM. Xây dựng quy trình đánh giá, xếp loại giờ dạy của GV cần phải được bàn bạc, thảo luận và thống nhất trong tổ làm căn cứ để thực hiện. Làm tốt công tác này sẽ nâng cao hiệu quả mỗi giờ dạy và tạo sự đoàn kết, nhất trí cao trong tổ.

* Xây dựng ngân hàng đề thi, kiểm tra

Bao gồm các loại đề kiểm tra 15 phút, 45 phút, kiểm tra học kỳ, đề kiểm tra chất lượng, thi HS giỏi,…

* Công tác thi đua

Sau các đợt thi đua theo chủ điểm, cuối học kỳ và cuối năm học, theo kế hoạch chung của từng TTGDTX, GĐ thường yêu cầu các TCM họp đánh giá tình hình hoạt động của tổ, xếp loại thi đua của tập thể, cá nhân trong tổ và đề nghị khen thưởng. Đó là căn cứ để TTCM triển khai thực hiện trong tổ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tổ chuyên môn ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 101)