Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tổ chuyên môn ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 77)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5. Nguyên nhân của thực trạng

Từ việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng của công tác quản lý Tổ chuyên môn hệ GDTX cấp THPT ở các trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hoá,

chúng tôi xin được đưa ra những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả quản lý Tổ chuyên môn ở các trung tâm chưa cao, đó là:

Công tác quản lý chưa thật chặt chẽ, chưa đồng bộ giữa các đơn vị. Một số cán bộ quản lý năng lực còn hạn chế. Công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động chủ yếu làm theo kinh nghiệm. Năng lực quản lý còn nhiều bất cập; quản lý, chỉ đạo các hoạt động chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên, chưa kịp thời, chưa hiệu quả.

Công tác đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch hiệu quả chưa cao.

Việc xác định nội dung giảng dạy của giáo viên ở một số cấp quản lý chưa được đầy đủ.

Công cụ và thước đo kết quả dạy học chưa thực sự khoa học. Tổ chức khảo sát, đánh giá giờ dạy của giáo viên còn nặng tính nể nang, hình thức.

Chưa thực hiện việc sàng lọc, điều chuyển những giáo viên không đáp ứng những yêu cầu về giảng dạy.

Tổ trưởng chuyên môn phần lớn không có nghiệp vụ quản lý mà chỉ là những đồng chí có chuyên môn vững, gương mẫu trong các hoạt động và có uy tín.

Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một số giáo viên còn hạn chế nên phương pháp dạy học chưa thật sát với đối tượng là học viên bổ túc văn hóa (không đồng đều về độ tuổi và trình độ nhận thức lý thuyết cũng như thực tế còn yếu, kém).

Giáo viên của các trung tâm GDTX thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng và không đồng bộ; phần lớn giáo viên là thỉnh giảng nên khó khăn

trong việc tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; giáo viên thường xuyên thay đổi nên ảnh hưởng đến việc bố trí giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Cơ sở vật chất của một số trung tâm GDTX vẫn còn hạn chế: Khuôn viên chật hẹp, phòng học, phòng làm việc đã xuống cấp; không đủ phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, sân chơi, bãi tập,… để phục vụ các hoạt động.

Việc đầu tư mua sắm CSVC-TBDH còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Nguồn tài chính của các trung tâm GDTX chủ yếu do học viên đóng góp, nhưng phần lớn học viên của trung tâm GDTX có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên ảnh hưởng đến việc thu học phí.

Trong ngành học GDTX, “bệnh thành tích“ còn phổ biến, nhất là một số người lớn tuổi tham gia học tập với động cơ học tập chủ yếu lấy bằng, đối phó trong học tập, không tự giác học.

Nhận thức của xã hội, của các cấp lãnh đạo và của người dân về vai trò, vị trí của GDTX còn hạn chế.

Cơ chế, chính sách quy định cho trung tâm GDTX chưa đủ, chưa phù hợp, chưa đồng bộ.

Tiểu kết chương 2

Trên đây là bức tranh toàn cảnh về thực trạng công tác quản lý tổ chuyên môn ở các Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hoá. Bằng một số biện pháp nghiên cứu, điều tra, tác giả đã đưa ra những đánh giá khá toàn diện, chính xác về công tác quản lý Tổ chuyên môn ở các Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hoá. Nhìn chung, công tác quản lý Tổ chuyên môn từng bước được đổi mới, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì đội ngũ cán bộ quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện của tỉnh Thanh Hoá còn hạn chế về năng lực, nghiệp vụ quản lý, chính trị - tư tưởng, tinh thần tự giác, năng động, sáng tạo, kỷ luật chưa cao…. những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục đào tạo bậc THPT ngành GDTX, vì vậy cần thiết phải có những giải pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động chuyên môn ở các Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa, đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới hiện nay.

CHƯƠNG 3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRUNG TÂM GDTX TỈNH THANH HÓA

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tổ chuyên môn ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w