Tình hình giảng dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tổ chuyên môn ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 59)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Tình hình giảng dạy của giáo viên

Hiện nay, các trung tâm GDTX thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội. Chương trình GDTX cấp THPT được ban hành theo Quyết định số 50/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 07/11/2006 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT. Chương trình này được xây dựng trên cơ sở vận dụng chương trình chuẩn THPT nhưng phù hợp với đặc điểm của học viên GDTX. Mục tiêu của chương trình đã được xác định nhằm giúp học viên củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông; có những hiểu biết về tiếng Việt, Toán, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội; giúp học viên làm tốt hơn những công việc đang làm hoặc có thể tiếp tục học nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học.

Khoản 3, Điều 45 của Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định: “Chương

trình GDTX để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân phải bảo đảm các yêu cầu về nội dung của chương trình giáo dục cùng cấp” [22]. Tuy

nhiên, đối tượng học viên GDTX khác với học sinh THPT nên chương trình GDTX cấp THPT đã được vận dụng phù hợp, giảm một số nội dung kiến thức lý thuyết khó, phức tạp; tăng thêm thời gian ôn tập, luyện tập, thực hành. Cụ thể, chương trình GDTX cấp THPT chỉ còn 7 môn học bắt buộc (Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý) và 3 môn khuyến khích (Giáo dục công dân, Tiếng Anh và Tin học). Ngoài ra, học viên có thể tự chọn các phần kiến thức nâng cao để học (không bắt buộc), nhưng không có học viên nào tham gia học.

Sách giáo khoa để thực hiện Chương trình GDTX cấp THPT là sách giáo khoa phổ thông viết theo chương trình chuẩn do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Đây là vấn đề khó khăn cho giáo viên và học viên trong việc thực hiện chương trình GDTX cấp THPT, vì sách giáo khoa không phù hợp với đối tượng học viên GDTX.

2.3.2.2. Về thực hiện kế hoạch dạy học

Căn cứ vào chương trình GDTX cấp THPT khung của Bộ GD & ĐT về lý thuyết, bài tập, thực hành, ôn tập, kiểm tra của từng chương, Sở GD & ĐT tổ chức xây dựng phân phối chương trình chi tiết chung cho toàn tỉnh. Giám đốc các trung tâm GDTX chỉ đạo các tổ bộ môn thực hiện phân phối chương trình theo đúng quy định. Giáo viên các trung tâm căn cứ vào phân phối chương trình để xây dựng kế hoạch giảng dạy từng tuần, từng tháng. Giáo viên của trung tâm GDTX (kể cả giáo viên thỉnh giảng) đã có ý thức thực hiện thời khoá biểu, soạn bài, ghi lịch báo giảng, ghi sổ đầu bài theo tiến độ của kế hoạch dạy học.

Tuy nhiên, do thiếu giáo viên, học viên tiếp thu chậm nên việc thực hiện kế hoạch dạy học thường không đúng tiến độ mà phần lớn phải tăng tiết, bù giờ. 2.3.2.3. Về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới PPDH là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học của GDTX nói riêng nên Giám đốc các trung tâm GDTX đã quan tâm cử giáo viên (kể cả giáo viên thỉnh giảng) dự các lớp tập huấn do Bộ, Sở GD & ĐT tổ chức. Các đơn vị tổ chức Hội giảng để rút kinh nghiệm trong việc đổi mới PPDH.

Việc đổi mới PPDH của GDTX theo hướng tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau, coi trọng vốn hiểu biết, kinh nghiệm đã có của người học và tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt các ứng dụng của công nghệ thông tin. Giáo viên đã có ý thức đổi mới PPDH được thể hiện từ việc thiết kế bài giảng đến việc ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ trong giảng dạy trên lớp.

viên còn hạn chế nên việc đổi mới PPDH của giáo viên các trung tâm GDTX chưa đạt kết quả mong muốn.

2.3.2.4. Về thực hiện kiểm tra, đánh giá học viên

Việc kiểm tra, đánh giá học viên GDTX được thực hiện theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 23/01/2007 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT.

Thực tế, giáo viên đã quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá học viên từ kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết đến kiểm tra học kỳ. Sở GD & ĐT đã chỉ đạo các trung tâm thực hiện tổ chức kiểm tra học kỳ cùng thời gian và đề thi chung theo quy định của Sở với các môn học như: Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học. Do vậy, các đơn vị có thể đánh giá được cơ bản kết quả thực chất của đơn vị mình, từ đó có định hướng cho việc tổ chức thực hiện quản lý dạy học tiếp theo.

Tuy nhiên, việc chấm chữa bài, cho điểm bài kiểm tra của giáo viên thường chậm hơn so với quy định, nhất là những bài kiểm tra 1 tiết nên ảnh hưởng đến vấn đề xếp loại, đánh giá học viên vào cuối học kỳ. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng giáo viên cộng điểm, xếp loại học lực sai quy định làm ảnh hưởng đến công tác làm hồ sơ thi tốt nghiệp, xét lên lớp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tổ chuyên môn ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w