0
Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Tình hình phát triển giáo dục nói chung và phát triển GDTX nó

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH THANH HÓA (Trang 45 -45 )

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục nói chung và phát triển GDTX nó

riêng

Thanh Hóa là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, hiếu học. Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, hoàn cảnh hết sức khó khăn, song vẫn giữ vững và phát triển phong trào giáo dục.

Quy mô giáo dục tiếp tục được duy trì, ổn định và từng bước hoàn chỉnh. Mạng lưới trường học được phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, đã xóa được “bản trắng” về giáo dục Mầm non và Tiểu học. Chất lượng GD & ĐT ngày càng được nâng lên, số lượng học sinh thi đỗ vào đại học và học sinh giỏi Quốc gia ngày càng cao. Năm học 2011-2012, trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, có 65/80 học sinh đoạt giải; có 1 học sinh đoạt Huy chương Đồng Olimpic quốc tế môn Vật lý, đây là năm thứ năm liên tục Thanh Hóa có học sinh đoạt giải Olimpic quốc tế. Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT đạt 99,93%, tăng 0,67% so với cùng kỳ; BTTHPT đạt 99,78%, giảm 0,07% so với cùng kỳ.

Tính đến 31/8/2013 toàn tỉnh có 637/637 xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở. Toàn tỉnh có 823 trường đạt chuẩn, tăng 77 trường so với cùng kỳ; trong đó mầm non tăng 25 trường, tiểu học tăng 27 trường, THCS tăng 22 trường, THPT tăng 3 trường; có 21.329 phòng học kiên cố chiếm 82,6% tổng số phòng học, tỷ lệ phòng học kiên cố giảm 0,9% so với cùng kỳ.

Kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2012, Thanh Hoá có 61 học sinh đạt từ 27 điểm trở lên trong tổng số hơn 900 học sinh toàn quốc; có 6 thí sinh đạt từ 28,5 điểm trở lên, nằm trong tốp 100 thí sinh đỗ điểm cao trong toàn quốc; 7 học sinh thi đỗ vào 2 trường đại học đạt điểm cao, dẫn đầu cả nước (thi đỗ cả 2 khối đạt từ 27 điểm trở lên). Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh kết thúc xét tuyển nguyện vọng 1, tiếp tục xét tuyển nguyện vọng 2.

2.1.3.1. Quy mô mạng lưới trường lớp, học sinh

Quy mô mạng lưới trường lớp tiếp tục được ổn định và phát triển. Năm học 2012-2013, Khối giáo dục có 2.166 trường (tăng 1 trường Mầm non), trong đó có 654 trường mầm non, 725 trường tiểu học, 5 trường phổ thông cấp 1-2, 648 trường THCS, 104 trường THPT và 28 trung tâm giáo dục thường xuyên (trong đó, có 01 trung tâm GDTX tỉnh, 27 trung tâm GDTX

huyện, thị, thành phố).

Tổng số học sinh 735.921, trong đó Mầm non 173.044, tiểu học 240.196, THCS 185.701, THPT 123.759, GDTX 13.221. Giảm 0,4% so với năm học 2010-2011.

Mạng lưới trường chuyên nghiệp trên địa bàn gồm: 4 trường đại học; 2 trường cao đẳng, 9 trường TCCN và 7 cơ sở đào tạo TCCN, 92 cơ sở đào tạo nghề.

2.1.3.2. Thực trạng về đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên

Về số lượng: năm học 2012- 2013 toàn ngành hiện có 54.471 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó: GD Mầm non: 14.077 người; GD Tiểu học: 16.659 người; THCS: 16.536 người; THPT: 6.414 người; TTGDTX-DN: 633 người; TTKTTH-HN và TTGDTX tỉnh: 74 người; Cơ quan Sở GD&ĐT: 78 người. Nhìn chung, cơ bản đảm bảo định mức giáo viên cho các cấp học theo quy định: Mầm non 1,05 giáo viên/lớp, Tiểu học 1,40 giáo viên/lớp, THCS 2,09 giáo viên/lớp, THPT 1,68 giáo viên/lớp.

Về cơ cấu trình độ: Thực hiện chuẩn hóa trong đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn và sử dụng đội ngũ CBQL và giáo viên, bằng việc đa dạng hóa phương thức đào tạo, bồi dưỡng nên từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối, thiếu đồng bộ giáo viên bộ môn ở các cấp học. Đội ngũ giáo viên toàn ngành ngày càng được nâng cao về năng lực, chuẩn hóa về trình độ. Đến nay, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở các cấp học như sau: Mầm non: đạt chuẩn và trên chuẩn lên 99,8%, trong đó trên chuẩn 32,7%; Tiểu học: đạt chuẩn và trên chuẩn 98,97%, trong đó trên chuẩn 39,89%; THCS: đạt chuẩn và trên chuẩn 97,13%, trong đó trên chuẩn 36,05%; THPT: đạt chuẩn và trên chuẩn 99,35% trong đó trên chuẩn 7,25%; TTGDTX tỉnh, huyện có CBQL và giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 95%. Khối Đại học CĐ, TCCN: đạt chuẩn 96,12%; trên chuẩn 30%.

Có 100% CBQL các trường THPT, TTGDTX và Phòng giáo dục được bồi dưỡng chương trình quản lý giáo dục, trên 75% trong số đó có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.

Hạn chế: do nhiều nguyên nhân khác nhau nên đội ngũ CBQL, giáo viên các cấp còn bộc lộ một số điểm bất cập, đó là:

Số lượng giáo viên tuy không thiếu nhiều so với định mức, song do địa bàn quá phức tạp nên tỉ lệ giáo viên phân bố không đều giữa các đơn vị.

Số lượng giáo viên dạy các môn chuyên biệt như Âm nhạc, Mỹ thuật cho các lớp cấp THCS còn thiếu.

Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa thật đồng đều giữa các vùng miền. Ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi hầu hết là giáo viên trẻ, kinh nghiệm giảng dạy còn ít nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng GD & ĐT.

Mặc dù tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo khá cao, song năng lực chuyên môn chưa thực sự tương xứng với trình độ đào tạo. Vẫn còn giáo viên cấp THPT chưa đạt chuẩn ở các môn: Thể dục, Kỹ thuật công nghiệp. Tỷ lệ CBQL, giáo viên trên chuẩn chưa cao.

Trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học của CBQL, giáo viên, nhân viên còn thấp; độ tuổi trung bình của CBQL còn cao.

2.1.3.3. Thực trạng về CSVC-TBTH

Từ năm học 2005-2006 trở lại đây, phong trào xã hội hoá giáo dục phát triển mạnh, CSVC-TBTH ngày càng được quan tâm xây dựng, cải tạo, tu bổ; trong đó, việc đầu tư trang thiết bị dạy học tăng đáng kể. Thiết bị đổi mới giáo dục phổ thông được trang bị đầy đủ cơ số, các thiết bị hiện đại và đồng bộ như máy vi tính, máy chiếu đa năng, các thiết bị điện tử khác được các nhà trường đầu tư, mua sắm ngày càng nhiều hơn.

2.1.3.4. Về đầu tư xây dựng CSVC trường học

Thanh Hóa là một tỉnh nghèo, song nhờ làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án (chương trình kiên cố hoá trường học, chương trình ODA, chương trình 135, chương trình ARCD,

Dự án Plan, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, Dự án Tiểu học vùng khó...) nên nguồn tài chính của trung ương và địa phương đầu tư cho giáo dục ngày càng tăng.

Kết thúc năm học 2012-2013, Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được quan tâm theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ phòng học kiên cố, cao tầng đạt 80,8% (mầm non 68,1%, Tiểu học 80,3%, Trung học cơ sở 91%, THPT 88,6%, GDTX 73,1%).

Toàn tỉnh có 823 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 38,5%, trong đó Mầm non 192 trường, tiểu học 463 trường, THCS 154 trường, THPT 14 trường.

Tổng huy động các nguồn lực khác của xã hội cho giáo dục đạt 25%/tổng ngân sách chi cho Giáo dục. Đây là một cố gắng lớn của trung ương và chính quyền địa phương trong việc đáp ứng ngân sách cho phát triển quy mô ngày càng tăng của ngành giáo dục.

Tuy vậy, ngân sách đầu tư cho giáo dục vẫn chưa tương xứng với tốc độ phát triển quy mô số lượng và yêu cầu nâng cao chất lượng. Tỷ lệ chi cho hoạt động giảm gây không ít khó khăn trong tổ chức hoạt động dạy và học ở các cơ sở giáo dục. Điều kiện phục vụ đời sống giáo viên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, nhất là về nhà ở nên giáo viên chưa thật sự yên tâm công tác.

2.1.3.5. Chất lượng giáo dục

Giáo dục Mầm non: Việc thực hiện đổi mới hình thức tổ chức giáo dục cho trẻ tiếp tục được triển khai thuận lợi; đã có 100% các trường, lớp thực hiện nghiêm túc các loại chương trình của Bộ. Năm 2010-2011, thực hiện chương trình Giáo dục mầm non mới có 172 nhóm trẻ, đạt tỷ lệ 71% và 1.075

lớp mẫu giáo, đạt tỷ lệ 81,66%.

Đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; duy trì và phát triển tốt loại hình bán trú trong các trường mầm non. Các chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em như: Làm quen văn học và chữ viết, An toàn giao thông, Dinh dưỡng, Lễ giáo, Giáo dục và bảo vệ môi trường…đã được thực hiện tích hợp với nhiều hình thức đa dạng, giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin và được phát triển tốt hơn về trí tuệ, tình cảm, chuẩn bị tốt về tâm lý và điều kiện cho trẻ vào lớp 1.

Giáo dục Tiểu học: Chất lượng giáo dục tiểu học cơ bản ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực. Việc đánh giá, xếp loại học sinh ngày càng đi vào thực chất. Chỉ đạo tổ chức dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình, đảm bảo dạy học phù hợp đối tượng học sinh, quan tâm đến việc hình thành kỹ năng sống cho các em.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, công tác Đội - Sao nhi đồng, giáo dục ATGT, công tác y tế học đường, công tác chữ thập đỏ, giáo dục vệ sinh môi trường được các nhà trường duy trì tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Kết quả xếp loại đánh giá chất lượng 2 mặt: về hạnh kiểm có 99,7% thực hiện đầy đủ; xếp loại giáo dục theo Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT: 30,5% giỏi, 37,6% khá. Xét hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỷ lệ 99,1%.

Giáo dục THCS và THPT: hoạt động dạy học thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa đã đi vào ổn định; giáo viên đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn trong giảng dạy và học sinh cũng đã thích nghi với các yêu cầu học tập, rèn luyện. Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững kỷ cương nền nếp dạy học. Các hoạt động ngoại

khoá, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác như: giáo dục thể chất; giáo dục quốc phòng - an ninh; phòng chống tội phạm ma tuý; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; giáo dục dân số; giáo dục dân tộc, y tế học đường; giáo dục môi trường…. được duy trì và thực hiện nghiêm túc, có chất lượng đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Giáo dục thường xuyên: mạng lưới các cơ sở GDTX khá đa dạng, đủ các loại hình khác nhau, rộng khắp trong toàn tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng có thể tham gia học tập phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.

Tất cả các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh thành lập được trung tâm HTCĐ (đạt tỉ lệ 100%). Tuy nhiên, việc tổ chức và hoạt động ở các trung tâm HTCĐ còn hạn chế, chưa thực sự hiệu quả.

Sở GD & ĐT kiên trì chủ trương coi trọng chất lượng, hiệu quả thực chất của các cơ sở GDTX với nhiều biện pháp chặt chẽ về tổ chức quản lý dạy học, kiểm tra, thi cử... Tuy vậy, chất lượng của các cơ sở GDTX còn nhiều mặt bất cập, không đồng đều giữa các đơn vị và chưa thực sự vững chắc.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH THANH HÓA (Trang 45 -45 )

×