1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chiến lược truyền thông marketing

67 916 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

chiến lược truyền thông marketing

Trang 1

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 Các yếu tố cơ bản trong chiến lược truyền thông Marketing

Chiến lược truyền thông bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

1.1 Đối tượng mục tiêu

Khi truyền thông vào một thị trường nào đó doanh nghiệp cần xác định rõ trong thị trường khách hàng mục tiêu sẽ nhận thông điệp truyền thông của mình là ai? Đặc điểm nhân khẩu học như thế nào? Sở thích như thế nào? Các kênh truyền thông có thể tiếp cận họ là kênh nào và vào thời điểm nào trong ngày tiếp cận họ hiểu quả nhất … để có được những quyết định về thông điệp và kênh truyền tải thông điệp

Hình 1.1: Hoạt động của khách hàng mục tiêu trong 24h

(Nguồn: Giáo trình “Chuyên viên quảng cáo” của VietnamMarcom)

24 HourClock Aên to ái v ới g ia đ ình,

Gia ûi trí ho a ëc chơ i thể tha o tối-TV,Ba ùo ,TV ca ùp, v id e o , QC ng o ài trơ øi

Ga ëp b a ïn hàng hoặc b a ïn b èho ặc v e à tha úng nhà

Ra v ềàLa øm v iệc b uo åi trưaNe áu cu o ái tu ần thì họp m ặt g ia đ ình

Aên trưa v ơ ùi b ạn hàngho ặc a ên nhẹ :Ba ùo , Ng o ài

trơ øi, TV ca ùp

La øm v iệc b uo åi sa ùng : b áo ,QC ng o ài trơ øi, inte rne t

232221201918

Trang 2

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xác định rõ khách hàng mục tiêu hiện tại và khách hàng mục tiêu tiềm năng như thế nào vì đôi khi hai đối tượng khách hàng này có những đặc điểm khác nhau Từ đó, thông điệp truyền thông đến hai đối tượng này cũng sẽ khác nhau

1.2 Định vị thông điệp

Giống như ổ đĩa trong máy tính một khi đã đầy muốn đưa thêm dữ liệu vào thì phải xóa bớt những dữ liệu hiện tại có trong đó Tâm trí con người ngày nay cũng vậy, chỉ có thể ngấm thêm thông tin với điều kiện phải hy sinh bớt những gì đã có ở đó Doanh nghiệp muốn tiếp tục đổ thông tin vào và mong muốn thông tin của mình ngấm được vào tâm trí khách hàng thì phải chọn lọc, phải tiến hành phân khúc … hay nói khác hơn là phải định vị được hình ảnh thông điệp của mình trong tâm trí khách hàng

Định vị thông điệp là việc xác định điều mà doanh nghiệp muốn và sẽ nói về sản phẩm của mình trên thị trường với người tiêu dùng và thông điệp định vị đó phải bám sát và đúng với định vị thương hiệu cốt lõi của mình

1.3 Mục tiêu truyền thông

Mục tiêu truyền thông là những điều mà chiến lược truyền thông mong muốn đạt được sau khi thực hiện Có nhiều mục tiêu khác nhau cho các chiến lược truyền thông Một chiến lược truyền thông có thể có một hoặc nhiều mục tiêu:

1.3.1 Mục tiêu xây dựng sự nhận biết

Là làm cho khách hàng tiềm năng nhận biết sự có mặt của doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường và ngay lập tức nhớ đến thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp khi họ nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp

Trang 3

Mục tiêu này thường áp dụng cho các chiến lược truyền thông giới thiệu sản phẩm mới

1.3.2 Mục tiêu đưa tin

Mục tiêu đưa tin có thể là:

- Thông báo cho thị trường, khách hàng biết về sản phẩm, dịch vụ mới

1.3.3 Mục tiêu thuyết phục

- Thuyết phục để thay đổi nhận thức về tính chất sản phẩm - Điều chỉnh thái độ, hành vi của khách hàng

- Kích thích nhu cầu (thuyết phục khách hàng mua hàng ngay)

- Thuyết phục khách hàng tiềm năng đón nhận thêm thông tin: tạo ra cơ

hội dẫn đến việc mua hàng

- ………

1.3.4 Mục tiêu nhắc nhở

Mục tiêu này có thể là:

- Nhắc khách hàng rằng trong tương lai họ sẽ có thể cần đến sản

phẩm/dịch vụ của công ty

- Nhắc khách hàng nhớ sản phẩm đang được bán ở đâu (Ví dụ: sản

phẩm đang được bán tại hệ thống siêu thị trên toàn quốc … )

Trang 4

- Duy trì sự nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ ở mức

độ cao nhất (Ví dụ: OMO, TIDE quảng cáo liên tục nhằm duy trì sự nhận biết của khách hàng về hình ảnh của mình)

- Nhắc nhớ người tiêu dùng nhớ lại những thỏa mãn trong quá khứ và

tiếp tục mua sản phẩm (Ví dụ: những sản phẩm có mặt lâu trên thị trường thường sử dụng các câu “có mặt tại Việt Nam từ … “)

1.3.5 Mục tiêu xây dựng thương hiệu

Với mục tiêu này, trong chiến lược truyền thông thương hiệu hiện diện một cách rất rõ ràng và thông điệp mà công ty muốn nói lên thông qua thương hiệu cũng được thể hiện một cách rõ ràng

1.3.6 Mục tiêu làm thay đổi nhận thức

Với mục tiêu truyền thông này, chiến lược truyền thông có nhiệm vụ làm thay đổi nhận thức hiện tại của khách hàng về công ty hoặc sản phẩm/dịch vụ của công ty Công ty sẽ truyền đi những thông điệp cũng như những khẳng định về mình một cách mạnh mẽ nhất Để rồi khi thành công, mọi người có thể nói, chẳng hạn như: khi nghĩ về thương hiệu OMO thì tôi nghĩ ngay đến giặt sạch mọi vết bẩn”

1.3.7 Mục tiêu bán hàng

Rất rõ ràng trong mục tiêu này là thúc đẩy khách hàng đi đến hành động mua sản phẩm và hành động này xảy ra càng nhanh càng tốt

1.3.8 Mục tiêu đánh vào đối thủ cạnh tranh

Mục tiêu này thường được đưa ra cho các chiến lược truyền thông của bất kỳ ngành hàng nào mà khách hàng có thể dễ bị ảnh hưởng bởi sự nổi bật của sản phẩm Ví dụ: Unilever liên tục đưa ra các sản phẩm dầu gội đầu mới để cạnh tranh với các sản phẩm dầu gội đầu của P&G hoặc đối thủ khác

Trang 5

1.4 Chiến lược tiếp cận và chiến lược phương tiện

1.4.1 Một số loại hình truyền thông tiếp cận khách hàng

1.4.1.1 Quảng cáo

“Quảng cáo chính là quá trình thông tin đến một nhóm đối tượng cụ thể về một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể thông qua một hay nhiều phương tiện truyền thông phù hợp với thông điệp của sản phẩm, dịch vụ vào một thời điểm thích hợp để đạt được hiệu quả theo yêu cầu của doanh nghiệp Các nhà chuyên môn đã đánh giá rằng trong các loại hình truyền thông Marketing như: khuyến mại, PR, bán hàng cá nhân, Marketing trực tiếp, event, POSM, thư điện tử … thì quảng cáo là một hình

thức truyền thông Marketing hiệu quả nhất bởi sức lan tỏa của nó” (theo

www.chienluocmarketing.com)

Chính vì thế mà hiện nay hầu hết các công ty kinh doanh sản phẩm, dịch vụ trên thị trường thường sử dụng công cụ quảng cáo để truyền thông thông điệp đến khách hàng mục tiêu của họ

1.4.1.2 Quan hệ cộng đồng

Hiện nay, khái niệm PR không còn xa lạ đối với nhiều người và nghề PR còn được xem như là một nghề thời thượng ở Việt Nam Theo Fraser P.Seitel - một chuyên gia về PR người Mỹ, thì “quan hệ cộng là một quy trình nhằm tạo ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức của cộng đồng, thông qua những phẩm chất tích cực được trình bày theo một phong cách thích hợp, dựa trên quá trình truyền thông cùng

thỏa mãn hai chiều” (theo www.chienluocmarketing.com)

Mặt khác, một khi đứng trước sự chọn lựa nào đó người tiêu dùng thường có xu hướng chọn mua sản phẩm mà họ có thiện cảm với thương hiệu đó hơn là sản

Trang 6

ngại đầu tư những khoản tiền lớn vào các hoạt động quan hệ cộng đồng nhằm tạo ra thiện cảm và xây dựng hình ảnh và giữ mối quan hệ tốt với cộng đồng nơi mà họ đang hoạt động

1.4.1.3 Marketing trực tiếp

Theo hiệp hội Marketing trực tiếp - một tổ chức thương mại lớn trên thế giới được hầu hết các doanh nhân công nhận đã đưa ra một khái niệm về Marketing

trực tiếp như sau: “Marketing trực tiếp là hệ thống marketing hoạt động thường

xuyên có sự tương tác của một số các phương tiện quảng cáo và truyền thông nhằm tạo ra các phản ứng và giao dịch (có thể đo lường) của một khu vực thị trường.” (trích từ www.chienluocmarketing.com)

Như vậy, có thể thấy:

- Marketing trực tiếp là hệ thống hoạt động thường xuyên mà trong đó có sự

tham gia của người làm marketing và khách hàng tiềm năng, giữa họ có sự tương tác và thông tin được luân chuyển hai chiều Đây là điểm khác biệt giữa marketing trực tiếp với các công cụ marketing khác khi thông tin thường là một chiều: khách hàng tiềm năng chỉ nhận thông tin từ người làm marketing

- Do biết ngay được phản ứng của khách hàng khi thực hiện marketing trực

tiếp nên hiệu quả của các chương trình marketing trực tiếp thường được dễ dàng đánh giá hơn các hoạt động marketing khác Đây được xem là ưu điểm lớn nhất của marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp được thực hiện thông qua các phương tiện như: thư tín, điện thoại, catalogue, tờ rơi, Tivi, đài và các phương tiện mới như nhân viên thương mại, mạng bán hàng tại chỗ và internet …

Trang 7

1.4.1.4 Khuyến mãi

Có hai hình thức khuyến mãi chính mà người làm marketing thường sử dụng: khuyến khích bán hàng (Trade Promotion) và khuyến khích mua hàng (Consumer Promotion)

- Đối với hình thức khuyến khích bán hàng thì mục tiêu của các nhà

marketing thường là: tìm kiếm vị trí trưng bày thuận lợi cho sản phẩm tại các điểm bán hàng; tác động và khuyến khích bán hàng từ các nhà phân phối hoặc các nhân viên bán hàng của công ty … ; khuyến khích bán lượng hàng tồn trữ hiện tại trong kho hoặc phát triển mạng lưới phân phối đến khu vực thị trường mới hoặc tăng số lượng điểm bán hàng trên khu vực thị trường hiện tại Từ những mục tiêu trên, các công cụ khuyến khích bán hàng thường được sử dụng như: các vật dụng hỗ trợ trưng bày tại điểm bán hàng; bộ công cụ hỗ trợ bán hàng (tài liệu hướng dẫn bán hàng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn trưng bày …); khuyến mãi cho nhà phân phối hay cửa hàng bán lẻ; chương trình thi đua bán hàng; tham gia hội chợ và triển lãm …

- Đối với hình thức khuyến khích mua hàng thì đối tượng nhắm đến là người

tiêu dùng và mục tiêu là thúc đẩy họ tìm đến sản phẩm của công ty Người làm marketing thường đưa ra các phần thưởng khuyến khích cho hành động đó Một số

hình thức khuyến khích mua hàng thường được sử dụng như: giảm giá (giảm giá bán

hàng, quà tặng kèm theo sản phẩm, tặng thêm khối lượng sản phẩm hoặc bán gộp nhiều đơn vị sản phẩm); phiếu giảm giá, phiếu quà tặng (coupon); chiết khấu; dùng

thử (sampling); sự kiện đặc biệt (special events); thi đua và xổ số may mắn (contest

and sweeptakes); quà tặng (premium); quà tặng quảng cáo …

Trang 8

1.4.1.5 Bán hàng cá nhân

Là một hình thức giao tiếp giữa người với người khi người bán cố gắng thuyết phục khách hàng tiềm năng lựa chọn và mua sản phẩm/ dịch vụ của công ty Bán hàng cá nhân bao gồm các hoạt động tương tác trực tiếp giữa người bán và người mua thông qua các phương tiện viễn thông hoặc mặt đối mặt Lúc đó, người bán có thể thấy hoặc nghe trực tiếp những phản ứng của khách hàng tiềm năng và thay đổi thông điệp sao cho phù hợp

1.4.2 Ưu và nhược điểm của các phương tiện truyền thông trong hoạt động quảng cáo

Phương tiện

Truyền hình Gây chú ý cao, bắt mắt; hấp dẫn; làm người tiêu dùng liên tưởng đến chất lượng; Có thể kết hợp nghe, nhìn, từ ngữ và hành động

Khó nhắm vào một thành phần nhân khẩu học nhất định Ngay cả khi công ty có một đoạn phim quảng cáo thuyết phục cao, cũng khó mà chắc là khách hàng sẽ đứng dậy và đi mua sản phẩm ngay

Truyền thanh - Dễ nhắm vào một đối tượng

người nghe nào đó (bằng cách chọn đài, chương trình)

- Không đắt

- Có thể thôi thúc khách hàng

mua ngay một SP đang quảng cáo

- Không nhìn thấy, không

chứng minh sản phẩm được

- Khách hàng không phải lúc

nào cũng tập trung, chú ý

Trang 9

Báo - Được đánh giá là đáng tin cậy nhất

- Có đủ diện tích để diễn đạt

thông điệp của mình đến khách hàng

- Có thể nhắm vào một đối

tượng nhân khẩu học nào đó căn cứ trên yếu tố địa lý

- Khó nhắm vào các đối tượng

dựa trên các yếu tố khác ngoài yếu tố địa lý

- Thời gian có hiệu lực ngắn

(khách hàng bỏ đi hoặc xé bỏ trong ngày)

- Chất lượng hình ảnh thấp

Tạp chí - Có thể nhắm vào đối tượng

đọc dựa trên nhân khẩu học hoặc mối quan tâm đặc biệt Như tạp chí: Đẹp, Oâtô xe máy

- Thời gian hiệu lực lâu vì

người đọc có thể giữ lại hoặc cắt trang họ thích ra dán nơi khác

- Chất lượng hình ảnh tốt

- Thời gian chuẩn bị lâu

Bảng ngoài trời hoặc trạm xe buýt

- Có thể nhắm vào một khu

vực địa lý nhất định

- Có thể đặt gần nơi bán hàng - Nhìn thấy nhiều lần

- Thông điệp phải ngắn gọn vì

khách hàng thường đi lướt qua

- Đối tượng nhìn thấy thường

chỉ giới hạn trong những người có việc đi ngang qua khu vực ấy Internet - Tương đối chính xác trong

việc nhắm vào một đối tượng

- Có thể bị xóa bỏ ngay trước

khi đọc vì có thể được xem là thư

Trang 10

chỉnh thông điệp nhắm đến từng cá nhân

- Nếu có được một cơ hội thì

khả năng đọc được thông điệp của công ty là rất cao

- Khả năng ứng dụng công

nghệ nghe nhìn rất đa dạng

rác điện tử

Thư tín - Cho phép nhắm chính xác

vào một đối tượng nào đó

- Đủ diện tích cho những

thông điệp phức tạp

- Có thể kèm theo phiếu giảm

giá hoặc gởi mẫu hàng

- Có thể bị xem là thư rác và bị

bỏ đi trước khi đọc

1.5 Đo lường, kiểm tra, đánh giá chiến lược

Một số lý do các công ty thực hiện các biện pháp đo lường, đánh giá các hoạt động truyền thông của mình là:

- Tránh mắc các lỗi trong quá trình chạy kế hoạch gây thiệt hại lớn về chi phí - Đánh giá hiệu quả các chiến lược được lựa chọn Nếu chiến lược đã đạt hiệu

quả rồi thì làm gì để đạt được hiệu quả hơn

Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam rất nhiều công ty không thực hiện đo lường, đánh giá hoạt động truyền thông của mình vì các lý do sau:

- Tốn chi phí cao - Mất nhiều thời gian

- Khó nghiên cứu, khó đưa ra các tiêu chuẩn đo lường

Trang 11

- Sự bất đồng trong việc quyết định đo lường vấn đề gì giữa các phòng ban

Chẳng hạn như: giám đốc Kinh doanh thì muốn đo lường hiệu quả chương trình khuyến mãi trong khi giám đốc Marketing thì muốn đo lường hình ảnh của nhãn hiệu … Từ đó, gây gia tăng chi phí nếu thực hiện

Một số phương pháp đo lường hoạt động truyền thông:

- Trước khi chạy kế hoạch media: có thể sử dụng các phương pháp như:

Phương pháp thí nghiệm hoặc phương pháp phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng ƒ Phương pháp thí nghiệm (chẳng hạn như kiểm tra sự chấp nhận của hình ảnh trong mẫu quảng cáo báo hoặc tivi): đưa ra một số lựa chọn cho mẫu quảng cáo hoặc cho họ xem hình ảnh mẫu quảng cáo sau đó đo mức độ nhớ sau khi xem mẫu nào lưu vào trí nhớ họ nhất hay đo lường phản ứng, tình cảm của họ đối với các mẫu quảng cáo Hoặc sử dụng trực tiếp bằng điện thoại, email để phỏng vấn trực tiếp

ƒ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng: tiến hành chạy thử mẫu quảng cáo báo hoặc tivi 1 hoặc 2 kỳ sau đó phỏng vấn ý kiến người tiêu dùng

- Sau khi chạy kế hoạch media: sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp

người tiêu dùng để đo lường, đánh giá mức độ hiệu quả của chiến lược

2 Quảng cáo trong truyền thông xây dựng thương hiệu 2.1 Vai trò của quảng cáo

Trong chiến lược truyền thông xây dựng thương hiệu, vai trò của quảng cáo là truyền đạt những thông điệp của thương hiệu thông qua các phương tiện như: báo, tạp chí, truyền thanh, truyền hình, bảng biểu … Để mục đích cuối cùng là làm cho người tiêu dùng nhận biết được hình ảnh thương hiệu trên thị trường và dễ dàng

Trang 12

2.2 Các loại hình quảng cáo

2.2.1 Quảng cáo lôi cuốn

2.2.1.1 Lôi cuốn dựa trên lý trí

Đây là phương pháp thu hút hướng vào sự quan tâm của khách hàng hoặc sự cân nhắc về các đặc điểm, lợi ích, công dụng của sản phẩm để thuyết phục khách hàng Những quan tâm có thể là:

- Cân nhắc về giá cả

- Tính giá trị của sản phẩm (có giá trị, hiệu quả, cao cấp …) - Cân nhắc về tính mới lạ, công dụng hữu ích của sản phẩm - Cân nhắc về chất lượng của sản phẩm

2.2.1.2 Lôi cuốn cảm xúc

Đây là phương pháp thu hút hướng vào cảm xúc (có thể là cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực), tâm lý của khách hàng để gây sự tác động, quan tâm hoặc mua sản phẩm

Phương pháp thu hút hướng vào cảm xúc tiêu cực là nhắm vào sự lo âu, sợ hãi của khách hàng như: sợ bệnh tật, sợ tai nạn, sợ già nua, xấu xí … để tạo sự thay đổi trong hành vi của họ Người làm quảng cáo sử dụng hình ảnh thông điệp là đưa ra các giải pháp làm giảm sự lo âu đó và giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng sản phẩm của công ty họ, qua đó khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm Động cơ mua hàng lúc này thiên về cảm xúc hơn là sự cân nhắc lý trí Chẳng hạn như: quảng cáo bảo hiểm, quảng cáo mỹ phẩm, các sản phẩm vệ sinh cá nhân …

Phương pháp thu hút hướng vào cảm xúc tích cực thường nhắm vào nhu cầu muốn tự thể hiện của mỗi người hoặc nhu cầu tình cảm, xã hội, địa vị, uy tín … Chẳng hạn như: các sản phẩm cao cấp hướng vào địa vị, uy tín, đẳng cấp của người

Trang 13

sử dụng như: chơi golf, xe hơi, nước hoa …; những sản phẩm hướng vào tính cá nhân như: bia, nước giải khát, điện thoại di động … hoặc sản phẩm hướng vào nhu cầu tình cảm như: các sản phẩm chăm sóc bé, thức ăn, quà tặng …

2.2.1.3 Kết hợp lý trí và cảm xúc

Đôi khi, quyết định mua hàng của người tiêu dùng dựa vào cả cảm xúc và lý trí Do đó những người làm quảng cáo phải kết hợp cả hai phương pháp thu hút trên để cùng tạo ra sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng

2.2.2 Quảng cáo thôi thúc

2.2.2.1 Đưa ra bằng chứng khoa học/ kỹ thuật

Trong nhiều trường hợp, người làm quảng sử dụng các trích dẫn thông tin khoa học, những kết quả nghiên cứu hoặc những xác minh bởi các nhà khoa học hoặc các cơ quan nghiên cứu khoa học nhằm tăng tính thuyết phục cho thông điệp quảng cáo của họ Chẳng hạn: sữa Anlene - một thương hiệu sữa được định vị là sản phẩm cung cấp canxi cho cơ thể - đã sử dụng kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ về tình trạng loãng xương của người Việt Nam trong các mẫu quảng cáo của họ để khuyến cáo người tiêu dùng Việt Nam nên quan tâm hơn đến việc cung cấp canxi hàng ngày cho cơ thể

2.2.2.2 Chứng minh

Là việc đưa ra những minh họa, thông tin chứng minh những công nghệ hoặc những điểm đột phát của sản phẩm/ dịch vụ Lúc này, tivi là phương tiện tốt nhất đề truyền tải thông điệp và thuyết phục người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ

Trang 14

2.2.2.3 So sánh

Quảng cáo so sánh có thể được xem là hình thức cơ bản nhất của quảng

cáo thôi thúc (theo Advertising and Promotion) và xu hướng này đang được sử dụng

phổ biến Các nhà quảng cáo thường so sánh trực tiếp hoặc gián tiếp điểm nổi bật của thương hiệu mình với đối thủ cạnh tranh hoặc với những đặc tính như: nhanh nhất, mạnh nhất, …

2.2.2.4 Sử dụng biểu tượng cá nhân

Là việc xây dựng hoặc sử dụng một biểu tượng cá nhân nào đó để truyền tải thông điệp quảng cáo đến người tiêu dùng Biểu tượng này có thể là một con người (như sử dụng những người nổi tiếng với những cá tính phù hợp với thương hiệu) hoặc có thể là những con vật được xây dựng có những cá tính như con người như: chuột Mickey, vịt Donal …

2.2.2.5 Sử dụng hình tượng

Hiện nay, trong nhiều mẫu quảng cáo người ta thấy rất ít thông tin về thương hiệu hoặc công ty mà chủ yếu chỉ thấy hình ảnh hoặc hình tượng minh họa Quảng cáo hình tượng thường được sử dụng khi trong thị trường các sản phẩm khó nhận biết được sự khác biệt như: nước ngọt, rượu, mỹ phẩm, thời trang …

2.2.2.6 Hài hước

Quảng cáo hài hước là một hình thức quảng cáo lôi cuốn nhưng hình thức này cũng có thể được xem là một hình thức khác của quảng cáo thôi thúc Bằng việc xây dựng những hình tượng hoặc tình huống hài hước trong mẫu quảng cáo các nhà làm quảng cáo mong muốn sẽ thôi thúc khách hàng nhanh chóng tiếp cận sản phẩm Đối với hình thức này thì tivi và radio là phương tiện phù hợp nhất để thể hiện ý đồ quảng cáo

Trang 15

vấn đề cốt lõi là: “PR là một quá trình quản lý về truyền thông nhằm nhận biết,

thiết lập và duy trì những quan hệ hữu ích giữa một tổ chức, cá nhân với những cộng đồng liên quan có quyết định trực tiếp hay gián tiếp tới sự thành bại của tổ chức, cá nhân đó” và “PR là một hoạt động nhằm hỗ trợ cho hoạt động

Marketing làm cho khách hàng biết đến công ty ngày một nhiều hơn” (theo

www.marketingchienluoc.com)

3.2 Vai trò của PR trong truyền thông xây dựng thương hiệu

Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt, đánh giá sản phẩm Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo ra cho mình một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm (thương hiệu) của mình nhằm đưa hình ảnh của mình vào tâm trí khách hàng Các công cụ thường được doanh nghiệp sử dụng là: quảng cáo, PR, giá cả hoặc chính bản thân sản phẩm với mục tiêu là làm thế nào để đưa hình ảnh thương hiệu của mình vào tâm trí khách hàng Trong đó, có thể nói hoạt động PR có tác động tích cực trong việc quảng bá hình ảnh thương hiệu

Trang 16

Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ Khi truyền đi các thông điệp này, PR giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng đến sản phẩm mỗi khi đối diện với một thương hiệu Ví dụ: chương trình “Cùng xây Ngôi nhà mơ ước” của công ty thép Pomina, một hoạt động từ thiện gây được tiếng vang lớn và đã dành được nhiều thiện cảm từ cộng đồng Hơn nữa, thông điệp của PR ít mang tính thương mại do sử dụng các phương tiện trung gian như: các hoạt động tài trợ, từ thiện hoặc các bài viết trên báo vì chứa đựng lượng thông tin đa dạng, phong phú nên dễ gây cảm tình và dễ được công chúng chấp nhận

PR đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp: tung sản phẩm mới, tái tung sản phẩm, nâng cao uy tín, những doanh nghiệp có ngân sách hạn chế, những doanh nghiệp gặp khủng hoảng

3.3 Các lĩnh vực hoạt động của PR

- Tư vấn chiến lược với lãnh đạo công ty

- Quan hệ báo chí: tổ chức họp báo, soạn thảo thông cáo báo chí, thu xếp các

buổi phỏng vấn …

- Tổ chức các sự kiện: khai trương, động thổ, khánh thành, kỷ niệm, … - Xử lý các rủi ro, khủng hoảng: khiếu nại, tranh chấp, sự cố sản phẩm … - Các hoạt động tài trợ cộng đồng

- Quan hệ đối nội - ………

Trang 17

3.4 Đối tượng của PR

Chính bản thân cụm từ “cộng đồng” đã nói lên sự tập hợp của nhiều đối tượng cộng đồng khác nhau Những đối tượng cộng đồng khác nhau có những nhu cầu khác nhau và đòi hỏi những phương thức truyền thông khác nhau Dưới đây là một số phương thức phân loại cộng đồng phổ biến:

¾ Cộng đồng bên trong và bên ngoài

- Cộng đồng bên trong là những đối tượng bên trong doanh nghiệp Họ có

thể là: giám sát viên, nhân viên, trưởng bộ phận, cổ đông và hội đồng quản trị

- Cộng đồng bên ngoài bao gồm những đối tượng không có mối quan hệ

trực tiếp đến doanh nghiệp, tổ chức như: báo chí, chính quyền, giới giáo dục, khách hàng, nhà cung cấp và cộng đồng dân cư nơi tổ chức, doanh nghiệp hoạt động

¾ Cộng đồng truyền thống và tương lai

- Cộng đồng truyền thống là nhân viên và khách hàng hiện hữu

- Cộng đồng tương lai là: học sinh, sinh viên và khách hàng tiềm năng

¾ Cộng đồng ủng hộ, chống đối và không rõ thái độ

Đối với cộng đồng người ủng hộ doanh nghiệp có thể truyền thông để củng cố mối quan hệ Nhưng đối với ý kiến thuộc loại ngờ vực doanh nghiệp cần truyền thông với những chứng cớ đầy thuyết phục và kiên định Thông thường cộng đồng

những người chưa có thái độ rõ ràng là cực kỳ quan trọng (đặc biệt là lĩnh vực chính

trị) bởi doanh nghiệp vẫn còn có cơ hội thuyết phục họ ủng hộ mình

Từng cộng đồng có thể đóng một vai trò quan trọng đối với sự thành công của một doanh nghiệp Do đó, không một doanh nghiệp nào có thể xem thường các mối quan hệ với các cộng đồng đang thay đổi của mình

Trang 18

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ THỰC TIỄN 1 Giới thiệu về VPĐD Tradewind Asia tại Việt Nam

1.1 Sơ lược về Tradewind Asia (TWA)

Được thành lập từ năm 1992 tại Tp HCM - văn phòng chính đặt tại Hungary - bắt đầu với hoạt động chính là phân phối các sản phẩm dược phẩm từ các nước như: Hungary, Ba Lan, Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Mỹ tại thị trường Việt Nam Mục tiêu của TWA là trở thành chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực tiếp thị, xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng tiêu dùng và dược phẩm tại thị trường Việt Nam và các nước Đông Dương

Trải qua gần 15 năm hoạt động, TWA đã đạt được mục tiêu đó khi gặt hái được nhiều thành công trên thị trường Việt Nam:

- Năm 1993 bắt đầu tiếp nhận và thực hiện các hoạt động giới thiệu sản phẩm viên bổ sủi bọt Vitamin Plusssz đầu tiên tại thị trường Việt Nam và đã phát triển thành công Plusssz trở thành nhãn hiệu Vitamin hàng đầu trên thị trường Việt Nam đến đầu năm 2003

- Năm 1997 mở chi nhánh tại Hà Nội

- Từ năm 1998 đến 2004 tiếp nhận và phát triển thành công nhãn hiệu sữa Gia đình Enfa của Mead Johnson - Hoa Kỳ trở thành nhãn hiệu sữa dẫn đầu tại thị trường Việt Nam với doanh thu khoảng 20 triệu USD vào năm 2003 Hiện tại, đã chuyển giao hoạt động xây dựng thương hiệu này về cho VPĐD của Mead Jonhson tại Việt Nam

Trang 19

- Từ tháng 10 năm 2003, bắt đầu thực hiện các hoạt động Marketing cho thương hiệu mới: viên sủi bọt MyVita tại thị trường Việt Nam (đã chuyển giao lại cho công ty CP dược phẩm SPM)

- Từ năm 2005 đến nay tiếp tục đảm nhiệm hoạt động tiếp thị, xây dựng thương hiệu và chăm sóc khách hàng cho tất cả các dòng sản phẩm Plusssz truyền thống (Plusssz Multivitamin Orange, Plusssz Vitamin C Lemon, Plusssz Vitamin C Orange) cũng như hai dòng Plusssz mới là: Plusssz IQ và Plusssz Sport Tennis Active tại thị trường VN

Một số địa chỉ liên lạc với TWA tại VN:

VP tại TP HCM:

R1-49 Hưng Gia 1, P Tân Phong, Q7 Điện thoại: 08 410 1601

VP CN tại Hà Nội:

23-B4, Phố Cự Lộc, P Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 04 557 2036

Trang 20

1.2 Cơ cấu tổ chức

1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

¾ Nhiệm vụ của từng vị trí: • Trưởng văn phòng đại diện:

- Quản lý chung các hoạt động marketing và kinh doanh tại Việt Nam • Giám đốc Marketing:

- Định hướng chiến lược phát triển của các nhãn hàng - Hoạch định các chiến lược marketing cho các nhãn hàng • Nhân viên Marketing:

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch quảng cáo, khuyến mãi … cho nhãn hàng mình phụ trách

• Giám đốc kinh doanh toàn quốc:

- Giám sát, hỗ trợ bán hàng và xây dựng các kế hoạch bán hàng trên toàn quốc cùng với công ty phân phối độc quyền Advance Distribution (AD)

GĐ KD Toàn Quốc

NV Marketing Trợ lý KD

GĐ Marketing Trưởng VPĐD

Trang 21

- Xây dựng chỉ tiêu doanh số trong từng tháng, quý, năm

- Phối hợp với công ty AD quản lý đội ngũ giám đốc kinh doanh khu vực cũng như trợ lý kinh doanh và nhân viên kinh doanh

• Trợ lý kinh doanh: kết hợp với công ty AD thực hiện các nhiệm vụ sau: - Xử lý đơn hàng từ giám đốc kinh doanh và nhân viên kinh doanh - Tổng hợp doanh số hàng ngày, hàng tháng, hàng quý

- Sắp xếp các buổi họp hoặc các buổi huấn luyện cho nhân viên kinh doanh toàn quốc

1.2.2 Lực lượng nhân sự

Hiện tại, với đội ngũ nhân viên Marketing trẻ, có trình độ, năng động, chuyên nghiệp cùng kinh nghiệm về tiếp thị và xây dựng thương hiệu, TWA đã sẵn sàng để đón đầu các cơ hội phát triển tại thị trường Việt Nam

Bên cạnh đó, sự phối hợp tốt với lực lượng nhân viên kinh doanh hùng hậu và có kinh nghiệm thị trường của công ty phân phối AD là thế mạnh của TWA khi thực hiện các chiến dịch tung sản phẩm ra thị trường một cách nhanh chóng với độ phủ thị trường cao Mặt khác, thông qua lực lượng sale này những thông tin phản hồi từ thị trường cũng sẽ nhanh chóng được tiếp nhận và điều chỉnh cho phù hợp Bảng thống kê lực lượng nhân sự sau đây của công ty AD sẽ nói lên điều đó:

Trang 22

Bảng 2.1 - Lực lượng nhân viên kinh doanh hàng thực phẩm

Miền Trung

Hà Nội

Các tỉnh

phía Bắc Tổng

Hà Nội

Các tỉnh

phía Bắc Tổng

(Nguồn: Báo cáo nhân sự 2007 của công ty AD)

1.3 Chiến lược của công ty với các dòng sản phẩm Plusssz

Qua thời gian hơn 10 năm phát triển, TWA đã thành công khi xây dựng Plusssz trở thành một thương hiệu mạnh gắn liền với dòng sản phẩm viên bổ sủi bọt trên thị trường Việt Nam Hình ảnh và tên gọi Plusssz đã im đậm trong tâm trí người tiêu dùng, nhắc đến Plusssz là họ nghĩ ngay đến viên bổ sủi bọt và ngược lại Tuy nhiên, theo thời gian Việt Nam đã dần lột xác, mở cửa để đón nhận, để hòa nhập nhịp sống sôi động của thế giới và cuộc sống, nhận thức của người Việt Nam dần thay đổi theo Họ năng động hơn, có kiến thức hơn về tiêu dùng, thích khám phá

Trang 23

những thương hiệu mới với những thiết kế thương hiệu, sản phẩm đẹp mắt, thích tiêu dùng những thương hiệu ngoại nhập … Cũng từ đó, hình ảnh thương hiệu Plusssz trở thành hình ảnh cũ và đứng trước nguy cơ bị lỗi thời, già nua Hơn nữa, thị trường viên sủi bọt đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh cùng tranh giành miếng bánh thị phần gây áp lực lớn cho sự phát triển của thương hiệu Plusssz Nhằm mục tiêu làm mới hình ảnh, phân tán lực lượng cạnh tranh với Plusssz và với tầm nhìn chiến lược của nhà quản trị công ty đã thực hiện chiến lược đa dạng hóa

sản phẩm với bước đầu là giới thiệu hai dòng sản phẩm mới: Plusssz IQ - Nạp điện

cho trí não - dành cho giới nhân viên văn phòng, sinh viên, học sinh và Plusssz

Sport Tennis Active - Mãnh lực bền sức - dành cho giới chơi Tennis Hiện tại

Plusssz có tất cả 5 dòng chính:

- PMO : Plusssz Multivitamin Organe

- PCL : Plusssz Vitamin C - Lemon - PCO : Plusssz Vitamin C - Orange

- PIQ : Plusssz IQ

- PTA : Plusssz Sport Tennis Active

Mỗi dòng Plusssz với những tính năng khác nhau được định vị và hướng đến những phân khúc thị trường khác nhau: với Plusssz truyền thống thì hướng đến khúc thị trường bình dân trong khi PIQ hướng đến phân khúc thị trường dành cho nhân viên văn phòng, sinh viên, học sinh, sống ở thành phố lớn và là tầng lớp trung lưu PTA thì hướng đến khúc thị trường những khách hàng chơi thể thao (Tennis, Golf, cầu lông, bóng chuyền …) và có thu nhập cao

Trang 24

1.3.1 Định vị PMO, PCO, PCL

¾ Thấu hiểu khách hàng (Insight)

Với hoạt động hàng ngày cùng tác động của môi trường xung quanh cơ thể con người bị mất nhiều năng lượng, giảm sức đề kháng và có nguy cơ mắc các loại bệnh Vitamin và khoáng chất là hai nhóm chất quan trọng giúp tăng sức đề kháng Tuy nhiên, khẩu phần ăn hàng ngày chưa đủ hoặc không thuận tiện cho việc bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu đó

Ỵ Cần một sản phẩm tiện dụng hơn và cung cấp

được vitamin và khoáng chất cần thiết

¾ Phân khúc sản phẩm (Segmentation)

Plusssz là sản phẩm viên bổ sủi bọt bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu hàng ngày cho cơ thể và là dòng sản phẩm chức năng chuyên biệt

¾ Lý do tin tưởng sản phẩm (Reason to believe)

Châu Aâu là nơi đầu tiên phát minh và sản xuất viên nén sủi bọt, là cái nôi của công nghệ sản xuất viên nén sủi bọt tiên tiến tạo ra những sản phẩm chất lượng cao Plusssz là một sản phẩm được nhập khẩu từ Châu Aâu

¾ Giá trị sản phẩm (Product value)

- Giá trị lý tính: cung cấp vitamin và khoáng chất giúp gia tăng sức đề kháng cho cơ thể mỗi ngày

- Giá trị cảm tính: khỏe mỗi ngày

Trang 25

¾ Khách hàng mục tiêu (Target customer)

Tất cả mọi thành viên trong gia đình, những người có nhận thức và quan tâm đến sức khoẻ hàng ngày

¾ Tính cách thương hiệu (Personality) Thể hiện sự khoẻ khoắn, vui tươi

Dưới đây là sơ đồ tóm tắt định vị của PCL, PCO và PMO

Trang 26

Hình 2.1 - Định vị PCL, PCO và PMO

Con người cần cung cấp Vitamin và khoáng chất mỗi ngày để gia tăng sức đề kháng

Tính cách

Giá trị sản phẩm

Lý do tin tưởng Thấu hiểu

Phân khúc

ĐỊNH VỊ

Khách hàng mục tiêu

Sức khỏe

Viên bổ sủi bọt bổ sung Vitamin và khoáng chất thiết yếu, dòng SP chức năng chuyên biệt

SP của Châu Âu

Lý tính: gia tăng sức đề kháng cho cơ thể

Cảm tính: khỏe mỗi ngày PCL

PMO PCO

Tất cả những người có nhu cầu quan tâm đến sức khỏe hàng ngày

Trang 27

1.3.2 Định vị PTA

¾ Thấu hiểu khách hàng (Insight)

Những người chơi Tennis muốn mình có những cú đánh bóng mạnh mẽ Nhưng khi chơi họ sẽ bị mất một lượng nước, muối khoáng (Canxi, Kali, Natri, Photpho, Magie) khi chơi nhiều hoặc chơi dưới nhiệt độ cao Họ thường không biết điều này

Để lấy lại sức để tiếp tục chơi họ thường sử dụng: nước khoáng, nước tăng lực (Sting, Number 1, Lipovitan …) … Nhưng những loại thức uống đó lại không cung cấp được nhiều chất và thường có lượng đường cao

Ỵ Người chơi Tennis muốn có một cách để cung

cấp những khoáng chất và lượng nước đã bị mất đồng thời nhanh chóng lấy lại năng lượng để quay lại trận đấu với những đường bóng mạnh mẽ để giành chiến thắng

¾ Phân khúc sản phẩm (Segmentation)

- Dòng sản phẩm chuyên biệt cung cấp Vitamin và khoáng chất - Là một thương hiệu nhánh của dòng Plusssz Sport

¾ Lý do tin tưởng sản phẩm (Reason to believe)

- Sản phẩm của Plusssz, một thương hiệu hàng đầu về chất lượng sản phẩm viên bổ sủi bọt đa khoáng chất

- Sản phẩm nhập khẩu từ Châu Aâu

Trang 28

¾ Giá trị sản phẩm (Product value)

- Giá trị lý tính: Giúp lấy lại năng lượng nhanh nhất và ngăn ngừa nguy cơ bị đau nhức cơ và nhồi máu cơ tim

- Giá trị cảm tính: lấy lại năng lượng để trở lại với những đường bóng mạnh mẽ và giành chiến thắng

¾ Khách hàng mục tiêu (Target customer)

- Đối tượng chính: các doanh nhân và những người tầng lớp A, B có sở thích chơi Tennis

- Đối tượng mở rộng: những người chơi các môn thể thao khác

Ghi chú: Quy định mức thu nhập cá nhân của từng tầng lớp khách hàng

(Nguồn: Phòng Marketing của công ty)

Tầng lớp A: tương đương 1000USD trở lên

Tầng lớp B: 500 - 999 USD

Tầng lớp C: 300 - 499 USD

Tầng lớp D: 150 - 299 USD

Tầng lớp E, F … : dưới 150 USD

¾ Tính cách thương hiệu (Personality)

Mạnh mẽ, năng động và yêu thích và chơi tennis

Dưới đây là mô tả tóm tắt định vị của Plusssz Sport Tennis Active

Trang 29

Hình 2.2 – Định vị Plusssz Sport Tennis Active

Reason to believe

Lý do tin tưởng

Tính cách

Giá trị sản phẩm

Thấu hiểu

Phân khúc

mục tiêu Mạnh mẽ,

thích thể thao, năng

- Viên bổ sủi bọt bổ sung Vitamin và khoáng chất thiết yếu, dòng SP chức năng chuyên biệt

- Là một thương hiệu

KH Chính: doanh nhân, tầng lớp A&B, có sở thích là chơi Tennis

Mở rộng : những người chơi thể thao (bóng bàn, cầu lông )

SP Từ châu Âu

• Một nhãn hàng của Plusssz

Lý tính : nhanh chóng phục hồi năng lượng và

chống nguy cơ đau nhức cơ và nhồi máu cơ tim

Cảm tính : lấy lại năng lượng để trở lại với những đường bóng mạnh mẽ và giành chiến

Những người chơi Tennis thường đốt cháy nhiều năng lượng & nguy cơ mất một lượng lớn chất điện phân Là nguyên nhân làm giảm sức đề kháng

mất năng lượng và mệt mỏi

Trang 30

2 Tổng quan thị trường viên bổ sủi bọt

Thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm, làm việc, học hành, lo toan đời sống hàng ngày căng thẳng … khiến cho sức đề kháng của mỗi người ngày càng giảm sút và có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng bảo vệ cơ thể cũng như lấy lại những năng lượng đã mất trong các hoạt động hàng ngày

Với những tất bật của cuộc sống công nghiệp thì nhu cầu bổ sung thêm vitamin và khoáng chất nhanh chóng và hiệu quả bằng cách uống trở nên cấp thiết Do đó, bên cạnh nguồn vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày, người tiêu dùng có thể bổ sung thêm bằng các sản phẩm uống tiện dụng như: viên bổ sủi bọt, bột dinh dưỡng, bột giải khát (bột cam) …

Đối với sản phẩm viên bổ sủi bọt, hiện trên thị trường có hai loại sản phẩm chính: viên bổ sủi bọt Vitamin C và viên bổ sủi bọt đa nguyên tố gọi là Multivitamin Trong hai loại thì Multivitamin được ưa chuộng hơn vì bao gồm nhiều vitamin và khoáng chất như: Vitamin B1, B2, B5, B6, B8, B12, C, E, PP, Canxi, Kẽm Oxyd, Đồng Sulfat, Magiê…, mỗi loại vitamin có tác dụng khác nhau Với lượng vitamin và khoáng chất hợp lý trong mỗi viên nén, viên Multivitamin giúp con người vượt qua được những mệt mỏi, căng thẳng hàng ngày và ngăn ngừa các loại bệnh như: tê liệt, đau nhức cơ, nhồi máu cơ tim, khô da… Bên cạnh các sản phẩm có chứa các loại vitamin và khoáng chất nêu trên, hiện thị trường có thêm một sản phẩm mới với sự kết hợp thêm: nhân sâm, L - cartinine, cafein trong thành phần giúp cung cấp năng lượng cho hoạt động trí não, cải thiện trí nhớ và tăng khả năng tập trung

Trang 31

Bắt đầu xuất hiện đầu tiên trên thị trường Việt Nam vào năm 1993 là viên bổ sủi bọt Plusssz Vitamin C (nhập khẩu từ Ba Lan) với hai hương vị cam và chanh cung cấp lượng vitamin C cần thiết hàng ngày cho sức khỏe con người Là người tiên phong cùng thế mạnh là sản phẩm được sản xuất từ Châu Aâu - cái nôi của công nghệ sản xuất viên nén sủi bọt tiên tiến - hướng đến đáp ứng nhu cầu cho giới tiêu dùng từ bình dân trở lên, Plusssz đã được xây dựng trở thành thương hiệu dẫn đầu thị trường viên bổ sủi bọt tại Việt Nam với doanh số bán khoảng 80 triệu sản phẩm/năm Cũng từ đó, “người Việt Nam đưa thêm một thuật ngữ mới vào trong từ

điển của mình là C sủi” (theo DNSG) Theo thời gian, thói quen uống viên bổ sủi

bọt Plusssz trở nên phổ biến và trên thị trường bắt đầu xuất hiện lần lượt các viên bổ sủi bọt khác của Việt Nam cũng như nhập khẩu từ các nước: Pháp, Đức, BaLan… cùng chia sẽ thị phần với Plusssz Thị trường cạnh tranh khốc liệt khiến thị phần của Plusssz giảm mạnh chỉ còn 35% trong năm 2006 Hiện thị trường các sản phẩm viên bổ sủi bọt rất đa dạng với nhiều nhãn hiệu khác nhau được nhập khẩu từ nước ngoài cũng như được sản xuất trong nước Với những tác dụng và giá cả khác nhau, người tiêu dùng có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu và khả năng của mình Chẳng hạn như: Plusssz cam/chanh, Plusssz Multivitamin, Plusssz IQ, Plusssz Sport Tennis Active (NK từ Ba Lan) với giá từ 19.000đ - 35.000đ/tuýp; Myvita cam/ chanh (công ty CP dược phẩm SPM Việt Nam) với giá từ 10.000đ -19.000đ/tuýp; Berocca (Roche - Pháp) có giá từ 60.000đ - 66.000đ/tuýp; Laroscorbine (Roche - Pháp) giá 25.000đ/tuýp, Upsa C (NK từ Pháp) giá 25.000đ/tuýp; Supradyne (NK từ Pháp) giá 55.000đ/tuýp hoặc Bolero Cam/Chanh (NK từ Đức) giá 20.000đ/tuýp…

Cho đến nay, theo thống kê của tập đoàn nghiên cứu thị trường dược phẩm

Trang 32

nhau của hơn 80 công ty sản xuất và phân phối Chứng tỏ thị trường viên bổ sủi bọt tại Việt Nam đang rất sôi động và cạnh tranh vô cùng gay gắt

Dưới đây là sơ đồ định vị một số sản phẩm viên bổ sủi bọt theo giá tại thị trường TP HCM:

Hình 2.3 - Định vị theo giá một số nhãn hàng viên bổ sủi bọt trên thị trường TP.HCM

Giải thích sơ đồ:

Sơ đồ định vị được đưa ra dựa trên tiêu chí giá cả của các loại sản phẩm và phân theo khu vực hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước:

NGOẠI NHẬP

TRONG NƯỚC

CAO CẤPBÌNH DÂN

BeroccaSupradyn

Upsa - CLaroscorbine

MyVita

Trang 33

- Hàng nhập khẩu: thương hiệu nào có giá càng cao thì càng nằm phía trên

của trục ngang và tương ứng với vị trí giá của nó

- Hàng sản xuất trong nước: thương hiệu nào có giá càng cao thì càng nằm

phía dưới của trục ngang và ứng với vị trí giá của nó

3 Đặc điểm sản phẩm PIQ

3.1 Thành phần PIQ

- Nhân sâm: theo đông y Nhân sâm giúp cải thiện năng lực làm việc của não bộ, nâng cao khả năng tư duy, tăng cường sức ghi nhớ Còn theo các nhà nghiên cứu phương Tây thì Nhân sâm giúp cải thiện năng lượng và sinh khí đặc biệt trong suốt thời gian mệt mỏi, cần tập trung cao trong công việc, học tập

- L - Carnitine: tạo ra năng lượng cho cơ thể, giúp tăng trí nhớ, xoa dịu căng thẳng, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lực cho cơ thể Tuy nhiên, số lượng L-carnitine được cơ thể tự sản xuất không đủ cung cấp lượng L - Carnitine cần thiết

- Cafein gây sự kích thích lên các dây thần kinh làm tăng mức độ truyền đạt của thần kinh

Với những ưu điểm của các thành phần trên, PIQ

đã tạo ra sự khác biệt lớn trên thị trường viên bổ sủi

bọt khi kết hợp 3 thành phần trên cộng với các nhóm Vitamin trong công thức của mình, có tác dụng đặc biệt trong việc cung cấp năng lượng cho hoạt động của trí não, giúp cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung để quay trở lại với phong độ đỉnh cao

Ngày đăng: 31/10/2012, 17:06

Xem thêm: chiến lược truyền thông marketing

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Hoạt động của khách hàng mục tiêu trong 24h - chiến lược truyền thông marketing
Hình 1.1 Hoạt động của khách hàng mục tiêu trong 24h (Trang 1)
Là một hình thức giao tiếp giữa người với người khi người bán cố gắng thuyết phục khách hàng tiềm năng lựa chọn và mua sản phẩm/ dịch vụ của công ty - chiến lược truyền thông marketing
m ột hình thức giao tiếp giữa người với người khi người bán cố gắng thuyết phục khách hàng tiềm năng lựa chọn và mua sản phẩm/ dịch vụ của công ty (Trang 8)
- Chất lượng hình ảnh thấp. Tạp chí  - Có thể nhắm vào đối tượng  - chiến lược truyền thông marketing
h ất lượng hình ảnh thấp. Tạp chí - Có thể nhắm vào đối tượng (Trang 9)
Bảng 2. 1- Lực lượng nhân viên kinh doanh hàng thực phẩm - chiến lược truyền thông marketing
Bảng 2. 1- Lực lượng nhân viên kinh doanh hàng thực phẩm (Trang 22)
Hình 2. 1- Định vị PCL, PCO và PMO - chiến lược truyền thông marketing
Hình 2. 1- Định vị PCL, PCO và PMO (Trang 26)
Hình 2.2 – Định vị Plusssz Sport Tennis Active - chiến lược truyền thông marketing
Hình 2.2 – Định vị Plusssz Sport Tennis Active (Trang 29)
Hình 2. 3- Định vị theo giá một số nhãn hàng viên bổ sủi bọt trên thị trường TP.HCM  - chiến lược truyền thông marketing
Hình 2. 3- Định vị theo giá một số nhãn hàng viên bổ sủi bọt trên thị trường TP.HCM (Trang 32)
Bảng 2. 3- Thành phần của PIQ - chiến lược truyền thông marketing
Bảng 2. 3- Thành phần của PIQ (Trang 34)
Hình 2.4 - Định vị Plusssz IQ - chiến lược truyền thông marketing
Hình 2.4 Định vị Plusssz IQ (Trang 37)
Truyền hình - chiến lược truyền thông marketing
ruy ền hình (Trang 43)
5.2.4.2 Tổng hợp kế hoạch quảng cáo truyền hình quý 4/2006 và quý 1/2007 (các đài chính) - chiến lược truyền thông marketing
5.2.4.2 Tổng hợp kế hoạch quảng cáo truyền hình quý 4/2006 và quý 1/2007 (các đài chính) (Trang 46)
5.2.4.3 Tổng hợp kế hoạch quảng cáo truyền hình quý 4/2006 và quý 1/2007 (các đài tỉnh) - chiến lược truyền thông marketing
5.2.4.3 Tổng hợp kế hoạch quảng cáo truyền hình quý 4/2006 và quý 1/2007 (các đài tỉnh) (Trang 48)
DUNG LƯỢNG - chiến lược truyền thông marketing
DUNG LƯỢNG (Trang 48)
Bảng tóm tắt sau sẽ tóm tắt những hoạt động PR đã thực hiện trong từng thời gian cụ thể: - chiến lược truyền thông marketing
Bảng t óm tắt sau sẽ tóm tắt những hoạt động PR đã thực hiện trong từng thời gian cụ thể: (Trang 50)
Giới thiệu hình ảnh PIQ - chiến lược truyền thông marketing
i ới thiệu hình ảnh PIQ (Trang 51)
5.2.5 Một số hình ảnh của các hoạt động truyền thông PIQ đã thực hiện: Quảng cáo  - chiến lược truyền thông marketing
5.2.5 Một số hình ảnh của các hoạt động truyền thông PIQ đã thực hiện: Quảng cáo (Trang 54)
Bảng 2.4 - Bảng tổng hợp doanh số PIQ tại TP.HCM 2006 và quý 1/2007 ĐVT: Tuýp  - chiến lược truyền thông marketing
Bảng 2.4 Bảng tổng hợp doanh số PIQ tại TP.HCM 2006 và quý 1/2007 ĐVT: Tuýp (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w