1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long

58 782 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 508,5 KB

Nội dung

Biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long

Trang 1

Lời nói đầu

Việc thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trungquan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường đã đưa nền kinh tế nước ta sang trangmới, tăng trưởng kinh tế trung bình 7%/năm, chính trị ổn định và đời sống của ngườidân ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa có thêmnhiều cơ hội vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, thị trường củadoanh nghiệp biến đổi liên tục và phức tạp Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanhnghiệp phải năng động, sáng tạo tìm ra cho mình giải pháp riêng để thích ứng với môitrường kinh doanh mới.

Thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường là một trong những giải pháp được nhiềudoanh nghiệp lựa chọn nhằm tận dụng cơ hội kinh doanh, phát huy các thế mạnh củamình, thích ứng với thị trường, đồng thời tối đa hoá lợi nhuận, đảm bảo an toàn và nângcao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Ngành may mặc ở nước ta hiện nay là một trong những ngành mũi nhọn, pháttriển nhanh lại có sự cạnh tranh gay gắt Công ty May Thăng Long là công ty may mặcxuất khẩu đầu tiên ở nước ta ra đời vào năm 1958 Cùng với sự đổi mới nền kinh tế,công ty đã nhanh chóng thích nghi với thị trường, ổn định sản xuất và không ngừng mởrộng thị trường tiêu thụ Trong đó, hàng may mặc xuất khẩu là mặt hàng chủ lực củacông ty Tuy nhiên, hiện nay do sự biến động từ thị trường xuất khẩu và hình thức sảnxuất kinh doanh theo phương thức gia công không đem lại nhiều lợi nhuận đã gây racho công ty một số khó khăn Trong khi đó, thị trường may mặc nội địa là thị trườngđầy tiềm năng với những đặc điểm và điều kiện hết sức thuận lợi lại chưa được công ty

Trang 2

Sau thời gian học tập và tìm hiểu tại công ty May Thăng Long, với mục đíchcủng cố và hệ thống hoá các kiến thức đã được học, áp dụng chúng vào thực tiễn hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp nhằmđẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long”.

Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận còn gồm

Phần I: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công

ty May Thăng Long.

PhầnII: Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của

công ty May Thăng Long.

Do thời gian và trình độ có hạn, chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, emrất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy Lê Công Hoa, các thầy cô giáo trongkhoa QTKD và các cô chú trong công ty để em có thể thực hiện đề tài tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Công Hoa và các cô chú trong công tyMay Thăng Long đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề này.

Trang 3

Phần I

Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty MayThăng Long.

I/ Tầm quan trọng của việc phát triển thị trường nội địa của công ty.

1 Những đánh giá chung về thị trường may mặc nội địa nước ta.

Trước đây trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thị trường may mặc nội địahầu như chỉ do các cửa hàng mậu dịch quốc doanh cung cấp những thứ quần áo maysẵn phổ cập toàn dân với kiểu cách mẫu mã đơn giản, chất lượng không cao Chính vìvậy người tiêu dùng thời đó cũng không mặn mà lắm quần áo may sẵn.

Nhưng trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thịtrường , đời sống người dân ngày càng được cải thiện, do đó nhu cầu về may mặc cũngđã tăng lên đáng kể cả về số lượng cũng như yêu cầu về chất lượng và mẫu mã, kiểdáng này càng cao Do vậy thị trường may mặc trong nước cũng có những chuyển biếnrõ rệt.

Số lượng các doanh nghiệp may tham gia vào thị trường ngày càng nhiều, tốc độtăng ngày càng lớn, do đó quy mô hoạt động của thị trường đã tăng lên, số lượng mặthàng phong phú và đa dạng hơn, chất lượng, mẫu mã đã phần nào đáp ứng được nhucầu và thị hiếu người tiêu dùng Một số sản phẩm đã có uy tín và đã được xác lập đượcvị thế của mình tren thị trường như: áo sơ mi nam của công ty May 10, áo Jacket củacông ty May Chiến Thắng, quần áo Jean của Việt Thắng… hệ thống mạng lưới bán lẻsản phẩm cũng đã được mở rộng thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm , cửahàng thời trang…

Thị trường nội địa với dân số đông trên 80 triệu người, khoảng 88 triệu vào năm2005 và gần 100 triệu vào năm 2010, là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanhnghiệp dệt may Việt Nam Đây là thị trường rất lớn lại đang phát triển với tốc độ cao

Trang 4

dụng Hiện nay hàng may mặc ngoại đã tràn vào nước ta từ rất nhiều nguồn: hàng nhậplậu, trốn thuế từ Trung Quốc, Thái Lan, hàng sida(quần áo cũ)… Các sản phẩm này vớiưu thế rất đa dạng, phong phú về chủng loại, giá rất thấp, làm cho sự cạnh tranh quốc tếtrên thị trường Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt Điều đáng lo ngại hơn là có rấtnhiều các sản phẩm tồi ( quần áo lỗi thời, đã qua sử dụng) bằng nhiều cách đã vào thịtrường nước ta mà không được kiểm soát một cách chặt chẽ Chúng được bán với giárất thấp, thậm chí thấp hơn giá thành sản xuất nên thu hút được một số lượng lớn ngườitiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp Công tác quản lý, tổ chức thị trường khôngtốt đã tạo điều kiện cho hàng nhập lậu có đất phát triển đẩy ngành may mặc nước ta raxa thị trường của mình hơn Bên cạnh đó Việt Nam đã trở thành thành viên của AFTA.Do vậy các doanh nghiệp nước ta sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn nữa bởi lẽ thịtrường trong nước cũng chính là thị trường khu vực, các đối thủ cạnh tranh sẽ đông vàmạnh hơn rất nhiều Vấn đề hiện nay thị trường nội địa vẫn chưa được quan tâm đúngmức, các doanh nghiệp sợ rủi ro nên bằng lòng với việc gia công cho nước ngoài vàbán ra thị trường nội địa những sản phẩm xuất khẩu thừa, những sản phẩm có lỗi trongsản xuất với kích cỡ không phù hợp với người Việt Nam Theo thống kê của Tổng côngty Dệt May Việt Nam, tỷ trọng doanh thu bán hàng trên thị trường nội địa trên tổngdoanh thu của các công ty sản xuất hàng may mặc rất thấp, thường chỉ chiếm dưới 10%doanh số bán ra của các doanh nghiệp lớn Có thể nêu một số ví dụ: công ty May HữuNghị doanh số bán ra trên thị trường nội địa chỉ chiếm 1,95% tổng doanh thu; MayBình Minh là 1,52%; May Đức Giang là 6,75% đây là những dẫn chứng thuyết phụcvề sự bỏ ngỏ thị trường nội địa của ngành may mặc nước ta.

Thêm nữa, ngành dệt nước ta kém phát triển Mặc dù Nhà nước đã có nhữngbiện pháp đầu tư phát triển ngành này nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành vẫn chậmhơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của ngành may Chính vì vậy, nguồn nguyên liệutrongnước chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, của ngành may đã tạo điềukiện cho các nguồn nguyên liệu từ các nước khác thâm nhập vào thị trường nội địanước ta.

Thị trường trong nước với những đặc điểm và điều kiện hết sức thuận lợi đối vớidoanh nghiệp may Việt Nam trong việc nắm bắt nhu cầu, thị hiếu cũng như việc phântích đánh giá qui mô, cơ cấu thị trường lại là nơi yêu cầu về chất lượng không quá khắtkhe, nghiêm ngặt như thị trường xuất khẩu song các doanh nghiệp may nước ta không

Trang 5

đáp ứng được, để mặc cho hàng may mặc các nước khác vào thao túng ngay trên “sânnhà” của mình.

Việc không đáp ứng được thị trường nội địa không phải là do không có khả năngmà thực chất là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm chú ý tới thị trường nộiđịa, do đó chưa có chiến lược nghiên cứu thị trường, chiến lược phát triển thị trườngmột cách cụ thể để đáp ứng nhu cầu Vì thế, trong những năm qua bộ mặt thị trườngmay mặc nội địa và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp may mặc nước ta ngaytrên thị trường trong nước có thể nói là còn rất hạn chế.

Theo dự tính sơ bộ, nếu GDP bình quân đầu người của nước ta đến năm 2005 đạt700 – 800 USD và ước đạt 900 – 1200 USD vào năm 2010 thì mức tiêu dùng hàng hoátính theo đầu người là 300 -350 USD/ năm trong năm nay và khoảng 400 – 450 USDvào năm 2010 Trong khi đó mức tiêu dùng hàng dệt may chiếm khoảng 6-8% tổng thunhập Điều đó cho thấy, nhu cầu về các hàng hoá tiêu dùng nói chung và các hàng maymặc nói riêng là rất lớn trong những năm tiếp theo Do đó các doanh nghiệp cần nghiêncứu kĩ thị hiếu, nắm bắt nhu cầu về tổ chức sản xuất cho phù hợp, đưa nhanh các tiếnbộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, hìnhthành và tổ chức các mạng lưới tiêu thụ tại các thành phố, các khu công nghiệp tậptrung, các khu dân cư, các vùng nông thôn, các vùng sâu, vùng xa, từng bước chiếmlĩnh và làm chủ thị trường còn giàu tiềm năng trong nước.

Tổng quát lại ta thấy: do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự dễ dãi và ít rủi rocủa phương thức gia công, ngành may tuy phát triển rất nhanh nhưng vẫn là một khuvực sản xuất thiếu tác phong công nghiệp và thiếu khả năng cạnh tranh Thêm nữa,phương thức phân bổ hạn ngạch chưa hợp lí cũng đã kìm hãm tính năng động, sáng tạocũng như khả năng chuyển đổi cơ cấu thị trường của ngành may mặc Bên cạnh đó,may gia công thường dễ hơn là mua nguyên liệu và bán sản phẩm Nhiều doanh nghiệpkém năng động không chịu khó đầu tư nghiên cứu đã rất chuộng hình thức này, nhất làkhi giá gia công của nước ta thuộc loại rẻ trong khu vực và thế giới Hoạt động này đã

Trang 6

2 Tầm quan trọng của việc phát triển thị trường nội địa của công ty.

Trước sự biến động trên thị trường xuất khẩu và xu hướng phát triển của thịtrường nội địa đã đặt ra cho công ty May Thăng Long những vấn đề mới cần phải quantâm Công ty May Thăng Long đã xác định cho mình mục tiêu là luôn thúc đẩt hoạtđộng xuất khẩu đồng thời cũng rất coi trọng thị trường trong nước

Hoạt động xuất khẩu của công ty chủ yếu là may gia công xuất khẩu, hình thứckinh doanh FOB mua nguyên liệu bán thành phẩm chưa phát triển đúng mức nên hiệuquả kinh doanh chưa cao Mặt khác, tuy sản phẩm của công ty đã có uy tín, chỗ đứngtrên thị trường quốc tế như Đức, Nhật, Mỹ, Canada… Nhưng những sản phẩm đó lạikhông mang nhãn hiệu riêng của công ty nên trên thực tế công ty chưa xây dựng đượchình ảnh, tiếng tăm của mình trên thị trường quốc tế Điều này không có lợi cho côngty khi triển khai mạnh hình thức kinh doanh FOB Để có uy tín và chỗ đứng trên thịtrường quốc tế, công ty cần phải tạo dựng ngay từ trong nước, trên thị trường nội địa.

Mặt khác, như trên đã đề cập, thị trường may mặc nội địa là một thị trường đầytiềm năng mà hiện nay vẫn chưa được các doanh nghiệp nước ta quan tâm đúng mức.Đây là một sai lầm của các doanh nghiệp may Việt Nam nói chung và của May ThăngLong nói riêng Công ty May Thăng Long đã có truyền thống 45 năm, đã có uy tíntrong nước, có năng lực sản xuất hàng triệu sản phẩm chất lượng cao được người tiêudùng ưa chuộng, có cơ sở vật chất vững mạnh, được Nhà nước khuyến khích… Đây lànhững lợi thế của công ty May Thăng Long trong thị trường nội địa mà công ty cầnkhai thác.

II/ Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May ThăngLong.

1 Công tác điều tra nhu cầu thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn tiêu thụ được sảnphẩm và hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì công việc đầu tiên là cần điều tra nghiêncứu thị trường

Cũng như các doanh nghiệp khác đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường,nghiên cứu thị trường là một trong những khâu được Công ty May Thăng Long đề caonhất Công ty không thuê các Công ty về nghiên cứu thị trường mà trực tiếp tham giathu thập thông tin, dùng các phương pháp thăm dò ý kiến quan sát, tiến hành xử lý

Trang 7

thông tin bằng cách phân loại thông tin theo vấn đề nghiên cứu, nhu cầu của nhà nhậpkhẩu của Công ty, tình hình thị trường hàng may mặc trong nước cũng như quốc tế.

Việc nghiên cứu thị trường nội địa của Công ty May Thăng Long được giao chophòng Kinh doanh nội địa và phòng Thiết kế và phát triển Các cán bộ nhân viên haiphòng này sẽ có nhiệm vụ phối hợp với nhau để điều tra nhu cầu thị trường, tìm xuhướng thị hiếu người tiêu dùng, để từ đó có thể có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàngnội địa một cách phù hợp nhất hoặc có thể tạo ra các mẫu mã mới với giá cả hợp lí đápứng khả năng, nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng

Hai phòng này sẽ thu thập thông tin về thị trường nội địa từ rất nhiều nguồn,trước hết là dựa vào thông tin phản hồi từ các cửa hàng, đại lí thông qua các bảng điềutra, các báo cáo về doanh thu theo từng loại sản phẩm… Vì bộ phận bán hàng là nơitiếp xúc trực tiếp với khách hàng, sẽ có thể đưa ra những thông tin cụ thể về phản ứngcủa khách hàng đối với các loại mẫu mã và giá cả sản phẩm của công ty, để từ đó côngty có thể điều chỉnh và đưa ra những biện pháp hợp lí Bên cạnh đó, công ty còn dựavào thư hỏi hàng trực tiếp của khách đặt hàng, dựa vào việc thu thập thông tin từ mạngIternet, từ các nhà nhập khẩu nước ngoài,thông qua việc tham dự các hội trợ dệt may,tham khảo các tạp chí chuyên ngành về dệt may trong và ngoài nước để có thể nắm bắtđược các thông tin một cách nhanh nhất, thông tin từ kinh nghiệm thực tế của các cánbộ nhân viên trong phòng KDNĐ và Thiết kế… Sau đó, các cán bộ nhân viên của haiphòng sẽ xử lí các thông tin thu thập được và đưa ra các kết quả về nhu cầu thị trường.

Nhìn chung nhu cầu của khách hàng là rất đa dạng Khách hàng của Công ty baogồm trong và ngoài nước như Itochu (Nhật) S.k.Global (Hàn Quốc) Otto (Đức)DHGlobal (Hàn Quốc) Poongsin (Hàn Quốc) WinMark Khách hàng nội địa là các nhàphân phối, bán buôn, lẻ, những người tiêu dùng cuối cùng và gia đình họ Đối vớikhách hàng nước ngoài lượng hàng mua rất lớn mỗi năm xuất trung bình khoảng 4-5triệu sản phẩm may mặc các loại Hiện nay hàng của Công ty ít chịu ảnh hưởng củathời vụ do hàng được xuất cho các nhà nhập khẩu ở nhiều vùng địa lý khác nhau Còn

Trang 8

của Ban lãnh đạo Công ty đã luôn chủ động khai thác và mở rộng thị trường mặt hàngchủ yếu của Công ty bao gồm các loại áo sơ mi, áo măng tô, Pijama, áo mưa, quầnJeans, áo bò, quần áo dệt kim… Chính vì vậy, mà thị trường tiêu thụ của Công ty đượcxem là rất rộng tại rất nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là ngày nay, khi mà nhu cầuăn mặc ngày càng được xem trọng Sản phẩm của Công ty cũng đã được chính ngườitiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao Trong những năm tới Công ty sẽcó kế hoạch đầu tư thêm trang thiết bị để cho ra đời những sản phẩm không những chỉduy trì thị trường hiện nay mà còn mở rộng và chiếm lĩnh thị trường mới.

2 Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nội địa.

Căn cứ vào chiến lược phát triển của công ty, vào tình hình thực tế sản xuất kinhdoanh và tiêu thụ các năm trước, vào nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu thụ năm tới,vào các thông tin thu được về thị trường nội địa và vào đề nghị của phòng kế hoạch màTổng giám đốc công ty May Thăng Long quyết định giao chỉ tiêu Tổng doanh thu nộiđịa.

Biểu 1: Chỉ tiêu Tổng doanh thu nội địa năm 2005.

(Đơn vị: triệu đồng) Năm 2002 2003 KH 2003 TH 2004 KH 2005

Sau đó, dựa vào chỉ tiêu Tổng DTNĐ năm nay và tình hình tiêu thụ sản phẩm ởtừng bộ phận trong các năm trước, Tổng GĐ mới ra quyết định giao khoán kế hoạchdoanh thu cho từng bộ phận.

Biểu 10: Kế hoạch Doanh thu nội địa năm 2005.

(Đơn vị: triệu đồng).n v : tri u ị: triệu đồng).ệu đồng) đồng).ng).

2004

TH2004 KH 2005

(DT bán hàng NĐ Cty) 12.431 12.548 16.180 13.551 15.989

Trang 9

2 CHTT (250 MK) 3.441 3.303 4.180 3.501 4.1333 DT (TT- TM) 10.055 9.480 13.700 11.474 13.539

(Nguồn: Phòng kinh doanh nội địa).

Sau khi nhận giao khoán, các bộ phận tự lập kế hoạch tiêu thụ cho bộ phận củamình căn cứ vào khả năng của bộ phận theo thời gian, theo từng mùa, vụ…, theo nhucầu thị hiếu người tiêu dùng… VD: CHTT (250 Minh Khai) được giao khoán4.133.000.000 đồng trong năm 2003, cửa hàng lập kế hoạch mỗi tháng phải bán đượclà 344.417.000 đồng tiền hàng, mỗi quí phải tiêu thụ được khối lượng hàng giá trị là1.033.250.000 đồng.

3 Chính sách giá cả nội địa.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, giá cả là một vũ khí cạnh tranh cóhiệu quả để Công ty có thể duy trì và phát triển được thị phần của mình Nhằm pháttriển hoạt động tiêu thụ trên thị trường nội địa Công ty rất quan tâm đến chiến lược giá

cả của mình, chủ trương của Công ty là: “Bán được nhiều hàng, giữ được nhiềukhách”.

Do đặc điểm sản phẩm của Công ty là những sản phẩm có chất lượng cao về chấtliệu, kiểu dáng sản phẩm lẫn trình độ kỹ thuật may, cho nên giá sản phẩm của Công tykhá cao Sản phẩm tiêu thụ nội địa của Công ty có hai loại chính:

- Loại 1: Là các sản phẩm may xuất khẩu nhưng lại tiêu thụ trong nước Loại sản

Trang 10

Ví dụ: Sơ mi Đức xuất khẩu nội địa, Sơ mi Pháp xuất khẩu nội địa, Jacket xuấtkhẩu nội địa 2 lớp, 3 lớp… Giá của các sản phẩm này dao động từ 100.000đ -180.000đ/sơmi và từ 150.000đ - 375.000đ/jacket

- Loại 2: Là các sản phẩm tiêu thụ nội địa được Công ty thiết kế may trên chấtliệu vải nội nhưng vẫn đảm bảo chất lượng May cao Những sản phẩm này có giá thấphơn giá sản phẩm xuất khẩu tiêu thụ trên thị trường nội địa nhưng vẫn là tương đối cao.Ví dụ: áo khoác 2 lớp, 3 lớp, Sơmi Phong phú, sơ mi nội địa… Giá của các loạisản phẩm này dao động từ 100.000đ - 300.000đ/áo khoác, 50.000đ - 130.000đ/sơmi.

Trang 11

Biểu 2: Giá một số sản phẩm tiêu thụ nội địa của Công ty.

(Nguồn: Cửa hàng giới thiệu sản phẩm)

So với các đối thủ cạnh tranh khác như May 10, May Đức Giang, May Việt Tiến, May Nhà Bè… là các Công ty cũng có hình thức sản xuất kinh doanh như Công ty May Thăng Long thì giá cả của Công ty Thăng long có phần trội hơn.

Công ty luôn cố gắng đầu tư Công nghệ hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật vào sản xuất, tìm nguồn vào chất lượng cao, giá thấp hơn… để giảm giá thành sảnxuất.

Để tăng cường tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa, Công ty còn áp dụngchính sách giá cả khác nhau:

- Khách mua 100 - 300 sản phẩm được giảm giá 3%- Khách mua 300 - 1000 sản phẩm được giảm giá 5%- Khách mua 1000 - 2000 sản phẩm được giảm giá 7%- Khách mua trên 2000 sản phẩm được giảm giá 10%

Có thể nói với chính sách giá cả linh hoạt, hợp lý mà Công ty May Thăng Longáp dụng trong thời gian qua đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động tiêu thụ sản phẩm nội địacủa Công ty.

Trang 12

tương đối khá nên thị trường của công ty chỉ tập trung ở các khu vực thành thị, đôngdân và có mức sống cao như Hà Nội, Hải Phòng… Do vậy, công ty đã chọn cho mìnhphương thức phân phối theo hình thức chi nhánh, cửa hàng, đại lí bao gồm bán buôn,bán lẻ.

Ban đầu, công ty xác định miền Bắc là thị trường chính, trong đó Hà Nội là thịtrường mục tiêu Sau xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Hà Nội sẽ lấy đó làm bàn đạpđể tiến sang các khu vực thị trường khác, cho nên công ty đã thiết lập các cửa hàng giớithiệu và bán sản phẩm, các đại lí tại Hà Nội như các cửa hàng thời trang công ty MayThăng Long, trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza, trung tâm thương mại và giớithiệu sản phẩm 39 Ngô Quyền, cửa hàng 39 Huỳnh Thúc Kháng, cửa hàng 20B LêThánh Tông, cửa hàng 307D Bạch Mai… Sau đó, công ty tiếp tục mở các cửa hàng, chinhánh tại các tỉnh Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Nam Định, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… Từnăm 1998 đến nay, số lượng các đại lí, cửa hàng của công ty đã tăng lên nhanh chóng.

Biểu 3: Hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Thị trường Số đại lí và cửa hàngSo sánh

Trang 13

(Nguồn: Phòng kinh doanh nội địa công ty May Thăng Long).

Qua bảng thống kê tình hình phát triển mạng lưới tiêu thụ nội địa của công ty,chúng ta thấy số lượng các cửa hàng, đại lí của công ty tăng lên nhanh chóng Từ năm2001 đến 2004, số lượng đã tăng từ 50 lên đến 96 cửa hàng, đại lí Có thể nói, tốc độtăng nhanh các cửa hàng, đại lí cuat công ty là tốt, song chủ yếu ở miền Bắc, đặc biệt làở Hà Nội, năm 2001 có 30 đại lí, đến năm 2004 đã có 42 cửa hàng, đại lí Hai miềnTrung và Nam mức tăng còn quá chậm Hiện nay công ty chỉ có 12 đại lí ở miền Trungvà 6 đại lí ở miền Nam.

Những con số cho thấy hiện nay công ty May Thăng Long đã đứng vững trên thịtrường miền Bắc và chiếm lĩnh thị trường Hà Nộ nhưng công ty lại chưa thực sự thâmnhập đựoc vào thị trường miền Trung và đặc biệt là thị trường miền Nam Sở dĩ sốlượng các đại lí tăng nhanh như vậy là do công ty đã có những biện pháp nhằm khuyếnkhích các cá nhân, tập thể nhận làm đại lí tiêu thụ cho công ty Các đại lí của công tyđược quyền bán kèm theo các mặt hàng khác của công ty, đựoc công ty thanh toán chomột số tiền chi phí liên quan và hưởng hoa hồng bán hàng là 5% doanh thu.

Đồng thời công ty còn có chính sách tiêu thụ sản phẩm như sau:

- Mọi áp của công ty đều được đảm bảo 100% chất lượng taị bất cứ cửa hàngnào và đều được gắn giá rõ ràng.

- Người môi giới bán được 100 sản phẩm trở lên thì được hưởng 1% doanh thu,nếu bán buôn thì được hưởng 2% doanh thu.

- Công ty thực hiện chế độ khoán doanh thu tiêu thụ theo từng thời điểm đốivới các cửa hàng, đại lí:

+ Nếu doanh thu bán hàng vượt 1 - 20% doanh thu thì được hưởng 2% doanhthu.

+ Nếu doanh thu bán hàng vượt 20 – 25% doanh thu thì được hưởng 3%

Trang 14

Sơ đồ 4: Mạng lưới bán hàng của công ty May Thăng Long.

Do vậy, công ty luôn có thể giám sát tình hình tiêu thụ sản phẩm của đại lí, thôngqua các đại lí này, công ty có thể tiếp cận với mọi đối tượng khác hàng (khách hànghiện tại, khách hàng tiềm năng) của công ty, từ đó có các biện pháp tác động trực tiếpđến họ nhằm đẩy mạnh tiêu thụ.

Để thuận lợi cho các đại lí và khách hàng nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thịtrường, công ty đã áp dụng linh hoạt nhiều hình thức thanh toán khác nhau như: trảbằng tiền mặt, séc, ngân phiếu trả ngay… tuỳ từng trường hợp mà công ty có các chếđộ chiết khấu, tặng thưởng cho người mua với số lượng hàng lớn trả tiền ngay.

Đối với các cửa hàng, đại lí hàng tháng có thể nộp toàn bộ doanh thu qua ngânhàng bằng chuyển khoản hoặc đem tiền đến cho công ty nộp và công ty sẽ thanh toánngay tiền hoa hồng và các tiền thưởng khác Chính vì thế mà công ty đã tăng được sảnlượng bán của mình trên thị trường nội địa.

5 Hoạt động xúc tiến ở công ty.

Công tác xúc tiến là một công tác quan trọng giúp Công ty gây ảnh hưởng và lôicuốn khách hàng, từ đó thực hiện việc phát triển hoạt động tiêu thụ.

Quảng cáo giới thiệu sản phẩm: Để khách hàng, người tiêu dùng biết đến và ưathích sản phẩm của mình, Công ty May Thăng Long thường tiến hành quảng cáo, giớithiệu sản phẩm trên các báo chí của Trung ương và địa phương, đồng thời Công ty còncho xuất bản các Catalogue giới thiệu sản phẩm và hình ảnh của Công ty với sản phẩmmũi nhọn là Jacket, quần áo bò và sơ mi.

CÔNG TY

Cửa h ngàng

Cửa h ngàng Đại lý

NGƯỜI TIÊU D NGÙNG

Trang 15

Các hoạt động yểm trợ, khuếch trương nhằm gây ảnh hưởng rõ nét hơn trongtiêu thụ nội địa, đồng thời để thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường, Công ty MayThăng Long rất tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm như: hộichợ triển lãm Hàng tiêu dùng, hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ triển lãmHàng hóa với chất lượng cuộc sống, hội chợ hàng Công nghiệp EXPO, hội chợ ngànhmay mặc Việt Nam Qua đó Công ty được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, hiểuhơn về Công ty, Công ty sẽ tiêu thụ nhiều hơn sản phẩm của mình, có thêm nhiều bạnhàng mới Có thể nói đây là phương tiện quảng cáo có hiệu quả mà Công ty nên ápdụng.

Ngoài các hoạt động trên Công ty còn có các hoạt động khác như: chào hàng,tham gia tài trợ cho các hoạt động thể thao, văn hoá của địa phương, khu vực và thamgia tích cực các phong trào, các hội thi do Ngành, Bộ, Tổng Công ty tổ chức.

Sự kết hợp đồng bộ các hoạt động trên đã góp phần thúc đẩy hoạt động tiêu thụtrên thị trường nội địa của Công ty một cách đáng kể

III/ Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty.

1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm qua các năm.

Trong 3 năm gần đây, Công ty May Thăng Long đã tập trung đầu tư rất lớn vàoviệc đẩy mạnh xuất khẩu, vì vậy, thị trường tiêu thụ nội địa đang là thị trường bỏ ngỏmà Công ty chưa khai thác được triệt để Năm 2002, Công ty May Thăng Long đã tiêuthụ trên thị trường nội địa được 466 sản phẩm, trong khi đó, năm 2004 số sản phẩm nàychỉ còn 363 sản phẩm

Trang 16

Biểu 5: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

(Đơn vị: triệu đồng).n v : 1000 s n ph m)ị: triệu đồng).ản phẩm)ẩm)

(Nguồn: Phòng kinh doanh nội địa công ty May Thăng Long).

Qua bảng trên chúng ta có thể nhận thấy một thực tế rằng: Tình hình tiêu thụ sảnphẩm trên thị trường nội địa so với thị trường xuất khẩu là rất thấp và không có sự pháttriển đồng đều Năm 2002, tiêu thụ nội địa chiếm 12,7% tổng số sản phẩm, năm 2003,tiêu thụ nội địa tăng lên và chiếm 14,5% tổng số sản phẩm, tuy nhiên, năm 2004 con sốnày giảm xuống chỉ còn 6,7% Trong khi đó, kế hoạch dự kiến của Công ty cho năm2005, số % sản phẩm tiêu thụ nội địa là 626/5700*100% = 10,98% chứng tỏ rằng Côngty May Thăng Long trong những năm tới vẫn chưa tập trung vào phát triển thị trườngnội địa

So với các sản phẩm khác, sản phẩm quần được Công ty chú trọng tiêu thụ trongthị trường nội địa hơn cả, tuy nhiên, so với Tổng sản lượng thì vẫn còn rất nhỏ (chỉchiếm 11,9% năm 2004) và cũng như các sản phẩm khác, sản phẩm quần cũng khôngđược phát triển đồng đều trên thị trường nội địa.

Năm 2004, trên thị trường nội địa, do có sự ra đời hàng loạt của các Công ty cổphần, công ty tư nhân, với mẫu mã, chủng loại, giá cả rất đa dạng và linh hoạt, mặtkhác hàng nhập lậu vẫn tiếp tục gia tăng, nên sản phẩm của Công ty May Thăng Longtuy sản xuất lớn hơn các năm trước rất nhiều nhưng tiêu thụ trên thị trường nội địa lạigiảm đòi hỏi Công ty phải liên tục thay đổi các chính sách đối với giá cả, đầu tư đúngmức vào nghiên cứu mẫu mã để phù hợp hơn với phong tục, tập quán của người ViệtNam.

2 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ.

Trang 17

Sản phẩm tiêu thụ nội địa chính của công ty là áo Jacket, quần áo bò, áo sơ mi,dệt kim các loại Công ty tiến hành theo dõi mặt hàng theo lượng hàng hoá tồn kho áosơ mi và Jacket là những sản phẩm chất lượng của công ty và là sản phẩm rất có uy tíntrên thị trường trong nước và nước ngoài Từ biểu 14 dưới đây ta thấy, số lượng tiêuthụ sản phẩm áo sơ mi trên thị trường nội địa đạt 65.000 chiếc, chiếm 13,9% so vớitổng số lượng hàng tiêu thụ nội địa năm 2000 và tăng lên 82.000 chiếc, chiếm 13,8%.Jacket cũng đạt được 35.000 chiếc năm 2000 và tăng lên đến 44.000 chiếc năm 2001.Tuy nhiên, đến năm 2002, hai mặt hàng này giảm đáng kể, xuống còn 27.000 áo sơ mivà 50.000 áo Jacket, chỉ bằng 0,57 lần và 0,54 lần so với kế hoạch đề ra Hàng dệt kimvà quần áo các loại khác chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản phẩm bán ra nhưng tốc độtăng chậm Số lượng tiêu thụ các loại sản phẩm năm 2002 có chiều hướng giảm dẫnđến tổng số lượng tiêu thụ các mặt hàng giảm đáng kể Điều đó cho thấy công ty cầnphải theo dõi và điều chỉnh kịp thời để tăng cường tiêu thụ sản phẩm, giảm tồn kho.

Trang 18

(Nguồn: Phòng kinh doanh nội địa công ty May Thăng Long).

Do sản lượng của Công ty bán ra trên thị trường nội địa qua các năm không đượcđồng đều, điều đó kéo theo doanh thu trên thị trường nội địa tăng giảm cũng khôngđồng đều Biểu dưới đây cho ta thấy, % doanh thu trên thị trường nội địa so với Tổngdoanh thu lớn hơn % sản lượng tiêu thụ trên thị trường nội địa so với Tổng sản lượng.Lý do chính không phải do giá sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nội địa cao hơn giáxuất khẩu, mà do các sản phẩm xuất khẩu phần lớn được các nhà đầu tư nước ngoàicung cấp NVL vì vậy, trong phần doanh thu xuất khẩu này chỉ gồm chi phí gia công.

Trang 19

Biểu7: Doanh thu nội địa của công ty May Thăng Long.

(Đơn vị: triệu đồng).n v : tri u ị: triệu đồng).ệu đồng) đồng).ng).

21.325 24.000 21.524 89,7% 23.880 20.485 85,87%DTN

19,01% 18,04% 16,5% 15,27% 12,78%

(Nguồn: Phòng kinh doanh nội địa công ty May Thăng Long).

Nhìn chung kế hoạch đặt ra của Công ty May Thăng Long khá sát so với tìnhhình thực tế tổng doanh thu Công ty thu được Tình hình thực hiện TDT trong 2 năm2003 và 2004 đều đạt 98% và 102,46% so với kế hoạch đặt ra Điều đó cho thấy Côngty đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trên thịtrường Tuy nhiên, tỉ lệ thực hiện DTNĐ so với kế hoạch vẫn chưa thực sát, mới chỉ đạt89,7% và 85,87% trong các năm 2003 và 2004, chứng tỏ việc lập kế hoạch tiêu thụ sảnphẩm nội địa chưa thực sự tốt, còn nhiều kẽ hở, công tác khai thác thị trường nội địacủa công ty vẫn còn chưa đúng mức, đạt hiệu quả chưa cao, đòi hỏi công ty phải quantâm, đầu tư, nghiên cứu thị trường nội địa nhiều hơn nữa.

3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa của Công ty May Thăng Long phân bố trênphạm vi cả nước Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ chủ yếu trên thị trường miềnBắc, tiêu thụ tại thị trường miền Nam và miền Trung chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Trang 20

Biểu 8: Tình hình tiêu thụ theo khu vực

Chỉ tiêu

433,39 19.832,2561,79 20.424,1337,4719.044102,9893,24

-SP dệtkim

84 3.187,84 106 3.253 65 3.094,76 102,04 95,14-Jacket 32,3 4.329,3 43,4 4.407,8 25,15 4.120,19 101,81 93,47-Sơ mi 57 4.905,26 70 5.089,7 44,3 4.774 103,76 93,80-Quần 188 5.988 246 6.173,6 146,39 5.673,79 103,1 91,9-Quần

áo khác

72,09 1.421,8 96,39 1.500 56,63 1.381,26 105,5 92,08

-SP dệtkim

Trang 21

áo khác

-SP dệtkim

5,19 68,76 5,89 76,09 2,87 54,66 110,66 71,83

(Nguồn: Phòng Kinh doanh nội địa - Công ty May Thăng Long)

 Thị trường miền Bắc: Đây là khu vực thị trường chủ yếu của Công ty - Năm 2002, chiếm khoảng 92,99% trong Tổng doanh thu nội địa.- Năm 2003, chiếm khoảng 94,89% trong Tổng doanh thu nội địa.- Năm 2004, chiếm khoảng 92,97% trong Tổng doanh thu nội địa.

Sở dĩ thị trường miền Bắc chiếm tỉ trọng trong Tổng doanh thu lớn như vậy là doCông ty đã xác định thị trường này là thị trường mục tiêu của mình trong đó thị trườngHà Nội là trọng điểm Hiện nay, công ty đã xây dựng một mạng lưới tiêu thụ rộng khắpmiền Bắc, tập trung ở các tỉnh: Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định… Mứctiêu thụ ở các khu vực này tăng vì nhìn chung thu nhập của người dân ở đây khá cao, có

Trang 22

ty trên thị trường xuất khẩu Trong nước, sản phẩm chính của may Đức Giang là quầnáo các loại cấp thấp, còn của May 10 sản phẩm chính là áo sơmi Trong thời gian tới,khi hai Công ty này lắp đặt và đưa vào dây chuyền sản xuất áo Jacket có chất lượng caothì đây là những đối thủ cạnh tranh mạnh của Công ty May Thăng Long

 Thị trường miền Trung: đây là khu vực thị trường có sức mua thấp, mức sốngchưa cao và một phần do Công ty chưa thành lập mạng lưới phân phối hoàn chỉnh ởđây Mặt khác, do sản phẩm tiêu thụ của Công ty là hàng chất lượng cao, giá khá cao sovới chất lượng chung của vùng này, nên sản phẩm tiêu thụ của công ty bị các hàng chấtlượng thấp, giá thấp cạnh tranh mạnh, đặc biệt là các hàng may sẵn của cơ sở tư nhân,hàng Trung Quốc, Lào, Campuchia nhập lậu Tại thị trường này, công ty tiêu thụ chủyếu là các sản phẩm hàng dệt kim, áo sơ mi, quần…nhưng áo Jacket thì lại tiêu thụđược rất ít do khí hậu miền Trung chủ yếu là nóng, khô

Tuy nhiên, đây cũng là thị trường tiềm năng của công ty trong thời gian tới Đểcó thể chiếm lĩnh được thị trường này, công ty cần phải đa dạng hoá sản phẩm, sản xuấtcác sản phẩm phù hợp hơn với người dân trong vùng

 Thị trường miền Nam: Đây là thị trường có sức mua rất lớn, nhu cầu phongphú và đa dạng nhưng lại có sự cạnh tranh gay gắt Đối thủ cạnh tranh của công ty trênthị trường miền Nam rất nhiều, riêng ở thành phố Hồ Chí Minh có tới hơn 200 doanhnghiệp may sẵn, hơn 500 cơ sở may tư nhân Đối thủ chính và mạnh có thể kể đến cáccông ty May Việt Tiến, Việt Thắng, Nhà Bè, Sài Gòn, Legamex… Do tính chất khí hậutại khu vực này là nóng ẩm nên sản phẩm áo Jacket tiêu thụ trên thị trường này rất ít,chủ yếu là sơ mi và hàng dệt kim Thị trường miền Nam là một thị trường mới, nhiềutiềm năng của công ty, công ty cần phải đầu tư nghiên cứu để mở rộng, phát triển thịtrường này.

4 Tình hình tiêu thụ theo các kênh.

Trên thị trường nội địa, công ty sử dụng 3 kênh phân phối:

+ Kênh 1: Công ty > Người bán buôn > Người bán lẻ > Người tiêu dùng.+ Kênh 2: Công ty > Cửa hàng thời trang > Người tiêu dùng.

+ Kênh 3: Công ty > Người tiêu dùng.

Trang 23

Kênh 1: Là kênh phân phối chính mà công ty rất chú trọng khai thác Công tytrực tiếp điều khiển và chi phối kênh này bằng việc trực tiếp giao hàng cho các đại lí,các cửa hàng và các nơi bán lẻ với mức giá chung và ổn định Người bán buôn đối vớimột số mặt hàng có tính thời điểm như mốt áo bò hay quần bò mới, những người bánbuôn có thể là những người điều khiển, họ khống chế những điểm bán lẻ bằng giá hoặclượng phân phối Ví dụ như một số sản phẩm quần bò chỉ thấy xuất hiện ở phố TrầnNhân Tông, còn ở phố Hàng Đào và một số cửa hàng khác lại không thấy bán Thực ranhững người bán hàng của công ty tự tổ chức các hoạt động bán hàng và phân phối.Điều này làm cho công ty có hạn chế là rất khó kiểm soát và can thiệp vào sự vận độngcủa sản phẩm của mình tới điểm bán lẻ hay tới người tiêu dùng Công ty áp dụng kênhphân phối này chủ yếu đối với những nơi xa địa điểm của công ty.

Kênh 2: Là kênh chủ yếu để công ty giới thiệu các sản phẩm thời trang và cácsản phẩm mới của công ty ở kênh này, sản phẩm của công ty được bán ra với giá caohơn so với sản phẩm bán ra ở kênh 1 Chủ yếu là phục vụ những người có thu nhậpkhá, có khả năng chạy theo mốt.

Kênh 3: Đây là kênh phân phối của công ty mang tính truyền thống, là kiểu phổbiến nhất của công ty Người tiêu dùng ở đây thường là một tổ chức, một nhóm người,họ đặt hàng trực tiếp đối với công ty để phục vụ cho chính họ Công ty sử dụng kênhnày để sản xuất và phân phối sản phẩm như quần áo bảo hộ lao động, đồng phục họcsinh, sinh viên, đồng phục cho các cơ quan, tổ chức có nhu cầu Hạn chế của kênh nàylà chưa đủ khả năng giới thiệu và bán sản phẩm mới.

Trang 24

Bi u 9: Tình hình tiêu th s n ph m theo kênh phân ph i.ẻu 9: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo kênh phân phối.ụ sản phẩm theo kênh phân phối ản phẩm)ẩm)ối.

Chỉ tiêu

DT (triệuđồng)

(Nguồn: Phòng Kinh doanh nội địa công ty May Thăng Long).

Từ biểu trên ta thấy, tình hình tiêu thụ qua các kênh không đồng đều Kênh 2 cóxu hướng tăng, từ năm 2002 đến năm 2003 tăng 101,29% trong khi kênh 1 và kênh 3 cóxu hướng giảm cả về số lượng lẫn giá trị Tuy nhiên kênh 1 vẫn là kênh tiêu thụ chínhcủa Công ty

5 Tình hình tiêu thụ theo khách hàng.

Phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng là rất cần thiết cho công tác nghiêncứu, phân tích thị trường, để từ đó công ty có thể lên kế hoạch thiết kế các mẫu mã, sảnxuất và tiêu thụ cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng.

Trang 25

Bi u 10: Tình hình tiêu th theo khách h ng trên th trụ sản phẩm theo kênh phân phối.àngị: triệu đồng) ường nội địa.ng n i a.ội địa đị: triệu đồng).

1 Quần áotrẻ em

442.01316,5755702.36525,5 85849,51.79316,7 782

-SP dệtkim

-Quầnáo khác

2 Quần áongười

2139.747192,5 8.810 29210.818 203,5 7.483179,5 11.130 115,3 6.780

-SP dệtkim

Trang 26

(Nguồn: Phòng kinh doanh nội địa công ty May Thăng Long).

Từ biểu trên ta thấy, tình hình tiêu thụ sản phẩm không đồng đều qua các năm.Sản phẩm sơ mi của công ty chủ yếu may cho nam giới ở lứa tuổi người lớn Sản phẩmdành cho trẻ em thường gồm có các sản phẩm dệt kim, quần các loại và các quần áokhác chứ không có sản phẩm áo Jacket Công ty sản xuất quần áo qua các năm chủ yếucho người lớn, số lượng sản xuất quần áo cho trẻ em có biến động nhưng không đángkể Quần áo dành cho người lớn vẫn là mặt hàng tiêu thụ chính của công ty Một số loạimặt hàng nữ giới vẫn chiếm ưu thế hơn như sản phẩm dệt kim, áo Jacket, các loại quầnáo khác Nhìn chung năm 2004 tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty bị giảm sút, đòihỏi công ty còn cần phải đầu tư nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu của kháchhàng, đổi mới công nghệ kĩ thuât… để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêudùng.

6 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ.

6.1 Nhân tố khách quan.

6.1.1 Nhân tố thuộc tầm vĩ mô:

Đó là các chủ trương, chính sách, biện pháp của Nhà nước can thiệp vào thịtrường, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng quốc gia và của từng thời kì mà Nhà nước cósự can thiệp khác nhau Song các biện pháp chủ yếu và phổ biến sử dụng là: thuế ưuđãi, quỹ bình ổn giá cả, trợ giá, lãi suất tín dụng…và những nhân tố tạo bởi môi trườngkinh doanh như cung cấp cơ sở hạ tầng bao gồm cơ sở hạ tầng về kinh tế, về chính trị,về xã hội Tất cả đều tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu và môi trường kinh doanhcủa công ty.

6.1.2 Nhân tố thuộc về thị trường, khách hàng.

 Thị trường :

Thị trường là nơi doanh nghiệp tìm kiếm các yếu tố đầu vào và đầu ra cho quátrình sản xuất kinh doanh của mình Bất cứ một sự biến đổi nào của thị trường cũng đềuảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà trực tiếp nhất là tớicông tác tiêu thụ sản phẩm.

Trang 27

Trên thị trường quan hệ cung cầu và giá cả ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tiêuthụ sản phẩm của công ty như: khối lượng hàng hoá, vải vóc, nguyên vật liệu, nguyênphụ liệu, các chủng loại sản phẩm, giá bán, thời điểm bán… Công ty không thể tự độngđặt ra giá bán mà phải dựa vào giá cả nguyên vật liệu, giá nhân công, giá của đối thủcạnh tranh… và phải tuân theo trạng thái cung cầu: Cung > Cầu thì giá cả phải lớn hơngiá trị, Cung < Cầu thì giá cả lớn hơn giá trị, Cung = Cầu thì giá cả tương đối bằng giátrị.

Qui mô của thị trường cũng ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm của côngty theo tỉ lệ thuận tức là qui mô của công ty càng lớn thì khả năng tiêu thụ sản phẩm vàkhả năng thu lợi càng lớn Tuy nhiên, thị trường lớn thì sức ép của thị trường và đối thủcạnh tranh càng lớn theo, yêu cầu chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp cũng sẽ lêncao Ví dụ như thị trường xuất khẩu sang Mỹ về may mặc là một thị trường lớn nhưngcạnh tranh rất gay gắt Mỹ đưa ra một giới hạn hạn ngạch xuất khẩu nhất định và BộThương Mại sẽ căn cứ vào khả năng của từng công ty mà phân bổ chỉ tiêu hạn ngạch.Năm vừa qua, với năng lực sản xuất lớn, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về số lượng, chấtlượng sản phẩm và tiến độ sản xuất nên năm nay Công ty May Thăng Long đã được BộThương Mại phân bổ một chỉ tiêu lớn hơn, làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm củacông ty trên thị trường.

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều các công ty, các doanh nghiệpnhà nước và tư nhân cùng hoạt động trên lĩnh vực may mặc, đấy là chưa kể đến rấtnhiều các hãng may mặc nước ngoài thâm nhập vào thị trường nước ta Chính vì thế màmức độ cạnh tranh trên thị trường này là rất gay gắt Để giữ vững thị phần của mìnhtrên thị trường và phát triển ổn định không phải là một điều đơn giản Tuy nhiên, với sựnăng động và sáng tạo, công ty vẫn luôn nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm phù hợpvới thị hiếu người tiêu dùng, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường nội địa.

 Thu nhập dân cư :

Thu nhập dân cư tác động đến công tác tiếp thị sản phẩm của công ty thông qua

Trang 28

dùng có khả năng thanh toán ngay và phù hợp với cơ cấu chi tiêu của họ, làm tăng khảnăng tiêu thụ sản phẩm của công ty

6.1.3 Nhân tố về xã hội- môi trường:

 Nhân tố về chính trị- xã hội :

Thể hiện qua chính sách tiêu dùng, quan hệ ngoại giao, tình hình đất nước, sựphát triển dân số, trình độ văn hoá, lối sống… các nhân tố này biểu hiện nhu cầu củangười tiêu dùng, là những nhân tố bất khả kháng đối với công ty Còn lại các yếu tốkhác chỉ cần công ty điều tra tìm hiểu kĩ thì có thể đưa ra được chính sách hợp lí, tạicác kênh lưu thông phù hợp làm tăng thêm khả năng tiêu thụ Với các chính sách mởrộng quan hệ ngoại giao của nước ta hiện nay, công ty May Thăng Long đã có thêmnhiều bạn hàng mới như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Châu âu, Irag… Nhưng trong thời gianqua, sự kiện cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Irag đã làm giảm đáng kể lượng hàng xuấtkhẩu sang Irag của công ty Sau khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được kí kết, mộtthị trường mới đã mở ra ngành may mặc nói riêng cũng như các ngành khác nói chung.Công ty May Thăng Long đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ với một khối lượng hạnngạch lớn, làm tăng đáng kể khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty

Ngoài ra, sự gia tăng dân số cũng ảnh hưởng đáng kể tới khả năng tiêu thụ sảnphẩm của công ty May Thăng Long Các sản phẩm của công ty chủ yếu tiêu thụ mạnhtại các tỉnh, thành phố đông dân cư như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình…Hay ngay như tại Hà Nội, số lượng sản phẩm tiêu thụ tại các quận Hai Bà Trưng, ĐốngĐa (nơi tập trung đông dân nhất thành phố) vẫn cao hơn so với các quận khác trong nộithành.

 Nhân tố địa lí, thời tiết, khí hậu:

Yếu tố địa lí, thời tiết, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến các tầng lớp dân cư và dovậy nó tác động đến chủng loại, cơ cấu hàng hoá trên thị trường Tuỳ theo thời tiết khíhậu của từng vùng mà công ty tăng cường tiêu thụ các mặt hàng sản phẩm cho phù hợp.Việt Nam là một đất nước nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tại các tỉnhmiền Bắc có khí hậu 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông, công ty chú trọng phát triển tiêuthụ các sản phẩm qua cả 4 mùa như áo Jacket vào mùa đông, áo dệt kim dài tay vàomùa xuân và mùa thu, áo dệt kim và áo sơ mi cộc tay vào mùa hè, các loại áo sơ mi dàitay, các loại quần trên cả bốn mùa Còn tại các tỉnh miền Trung và Đông Nam bộ thì do

Trang 29

thời tiết khí hậu có hai mùa mưa và khô nên công ty chú trọng phát triển tiêu thụ chủyếu là các loại sơ mi, hàng dệt kim và các loại quần Thời tiết khí hậu ở các vùng nàythường là nóng nên hàng Jacket ít được tiêu thụ.

 Môi trường công nghệ:

Ngày nay, với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, ngày càngcó nhiều những công nghệ mới phục vụ cho việc sản xuất hàng hoá với những tínhnăng kĩ thuật mới, hiện đại, cho năng suất cao Và với sự cạnh tranh gay gắt trên thịtrường, với những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng hàng hoá của người tiêu dùngthì việc đổi mới công nghệ là một điều tất yếu.

Mỗi môi trường công nghệ đều có những đòi hỏi về chất lượng, hàng hoá, mẫumã, hình thức, chủng loại sản phẩm và đi kèm đó là giá cả; tính chất của môi trườngcông nghệ cũng liên quan đến vật liệu chế tạo ra sản phẩm, sự đầu tư kĩ thuật… và quađó giá cả được thiết lập Đầu tư những máy móc công nghệ cao giúp tạo ra được nhữngsản phẩm có chất lượng cao hơn, với năng suất cao, tốc độ nhanh, tiết kiệm được nhiềuchi phí đầu vào, giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.Chính vì thế, để giữ vững được thị phần của mình trên thị trường và mở rộng qui môphát triển thì đầu tư công nghệ dường như là một điều tất yếu.

Trong cơ chế hiện nay, chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, ngoài việc phát huy tối đa các khả năng

Ngày đăng: 31/10/2012, 16:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Căn cứ vào chiến lược phát triển của công ty, vào tình hình thực tế sản xuất kinh doanh và tiêu thụ các năm trước, vào nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu thụ năm tới,  vào các thông tin thu được về thị trường nội địa và vào đề nghị của phòng kế hoạch mà  - Biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long
n cứ vào chiến lược phát triển của công ty, vào tình hình thực tế sản xuất kinh doanh và tiêu thụ các năm trước, vào nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu thụ năm tới, vào các thông tin thu được về thị trường nội địa và vào đề nghị của phòng kế hoạch mà (Trang 8)
Do vậy, công ty luôn có thể giám sát tình hình tiêu thụ sản phẩm của đại lí, thông qua các đại lí này, công ty có thể tiếp cận với mọi đối tượng khác hàng (khách hàng  hiện tại, khách hàng tiềm năng) của công ty, từ đó có các biện pháp tác động trực tiếp  - Biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long
o vậy, công ty luôn có thể giám sát tình hình tiêu thụ sản phẩm của đại lí, thông qua các đại lí này, công ty có thể tiếp cận với mọi đối tượng khác hàng (khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng) của công ty, từ đó có các biện pháp tác động trực tiếp (Trang 14)
Biểu 5: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long
i ểu 5: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (Trang 16)
Biểu6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm. - Biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long
i ểu6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm (Trang 18)
Biểu 8: Tình hình tiêu thụ theo khu vực - Biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long
i ểu 8: Tình hình tiêu thụ theo khu vực (Trang 20)
Biẻu 9: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo kênh phân phối. - Biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long
i ẻu 9: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo kênh phân phối (Trang 24)
Biểu 12: Bảng tính giá trị giảm do máy hỏng năm 2002. - Biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long
i ểu 12: Bảng tính giá trị giảm do máy hỏng năm 2002 (Trang 48)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w