Phương hướng phát triển của công ty.

Một phần của tài liệu Biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long (Trang 36 - 38)

1. Những yêu cầu phát triển của công ty trong điều kiện mới.

Quan tâm và nghiên cứu các khu vực thị trường khác nhau với những tiềm năng và đặc điểm khác nhau về tiêu thụ sản phẩm may mặc là một vấn đề hết sức cần thiết trong chiến lược phát triển thị trường của công ty trong điều kiện hiện nay.

Riêng với thị trường nội đia, công ty nhận định: thị trường trong nước là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Với dân số hơn 80 triệu vào năm 2000, khoảng 88 triệu vào năm 2005 và gần 100 triệu vao năm 2010, nhu cầu về hàng tiêu ding thiết yếu trong đó các sản phẩm dệt may sẽ rất lớn. Hơn nữa, tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao (tốc độ tăng GDP ước đạt 7,5% vào năm 2002) cùng với việc mức sống dân cư ngày càng được nâng lên sẽ khiến cho thị trường nội địa trở nên rất hấp dẫn với các doanh nghiệp may nước ta.

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, ngành may mặc nước ta do nhiều nguyên nhân nên chưa làm chủ được thị trường trong nước. Riêng đối với May Thăng Long, thị phần nội địa của công ty chiếm tỷ lệ còn nhỏ, doanh thu nội địa chỉ chiếm từ 10% - 20% trong tổng doanh thu. Để có thể chiếm lĩnh được thị trường may mặc trong nước và thắng thế trong cuộc cạnh tranh quốc tế ngay trên thị trường nội địa thì điều trước tiên là công ty phải thực sự quan tâm đến thị trường trong nước, phải coi thị trường trong nước cũng là một thị trường cùng song song tồn tại với thị trường xuất khẩu trong chiến lược phát triển thị trường của mình. Hơn nữa, cần phải tiến hành nghiên cứu phân tích tỷ mỉ từng đặc điểm về các nhân tố tiêu dùng chi phối thị trường để có các kế hoạch cụ thể trong việc sản xuất ra các sản phẩm may mặc thích hợp với nhu cầu thị hiếu của từng đối tượng tiêu dùng ở từng nơi, từng khu vực, từng vùng trong nước. Nghĩa là cần phải tiến hành phân đoạn thị trường một cách công phu, xác đáng theo các tiêu thức trung tâm và tiêu thức bổ sung cho tiêu dùng sản phẩm may mặc như: lứa tuổi, giới tính, kiểu mốt, cỡ số, thời vụ; các vùng địa lý như: thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi…; các điều kiện kinh tế như: mức thu nhập, nghề nghiệp, giá cả… để lập kế hoạch thiết kế, sản xuất và cung ứng từng loại sản phẩm với số

lượng, kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, giả cả…phù hợp với từng phân đoạn thị trường nhằm thâm nhập có hiệu quả và chiếm được thị phần cao, tạo tiền đề cho kế hoạch phát triển và mở rộng thị trường.

Khi xác định được thị trường theo các cấp độ khác nhau, công ty nên có hệ thống các sản phẩm thích ứng với nhu cầu tiêu dùng ở từng cấp độ đó.

Nên chăng có thế đối với thị trường nông thôn thành phố thị trấn sẽ đáp ứng chủ yếu cho nhu cầu thông thường, rẻ, phù hợp với phần lớn nguời tiêu dùng như những sản phẩm: áo bảo hộ lao động, quần áo các loại, quần áo mặc trong nhà, quần áo trẻ em, khẩu trang…còn đối với các thị trường đầu mối giao thông, các thị trường sầm uất của các thành phố lớn cần đáp ứng đa dạng hơn, bên cạnh một bộ phận người lao động có thu nhập thấp cần được chú ý đáp ứng bằng những sản phẩm thông thường giá rẻ còn phải quan tâm chú ý nhiều đến việc đáp ứng cho nhu cầu đồng bộ với chất lượng sản phẩm cũng như cơ cấu mốt và chất lượng phục vụ cao hơn. Các trung tâm thành phố lớn, các siêu thị sẽ đáp ứng cho nhu cầu sản phẩm cao cấp, sản phẩm mang tính thời trang như các loại áo Jaket 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp; áo sơ mi nam; các loại quần âu, áo khoác; các loại áo váy thời trang giành cho phụ nữ; thời trang công sở… với chất lượng phục vụ tốt cho những đối tượng có thu nhập cao. Như vậy, việc đáp ứng đa dạng cho mọi đối tượng tiêu dùng với nhiều cấp độ khác nhau của sản phẩm sẽ làm cho công ty không những đạt được mục tiêu tăng doanh thu tiêu thụ mà còn mở rộng được thị phần của mình, khiến cho nhãn hiệu sản phẩm của công ty được nhiều người biết đến.

2. Phương hướng và mục tiêu phấn đấu.

Để có cơ sở cho việc xây dựng mục tiêu, định hướng phát triển từ nay đến năm 2010, công ty May Thăng Long có một số phương hướng phát triển sau:

• Xây dựng công ty May Thăng Long thành trung tâm may và thời trang lớn của cả nước với trang thiết bị hiện đại vào bậc nhất ở Đông Nam á. Đây là mục tiêu quan trọng tạo cho công ty một nền tảng cơ sở vật chất tương đối đồng bộ để công ty hoạt động thuận lợi trong thời gian tới. Mục tiêu này công ty phấn đấu: đến năm 2005, doanh thu của công ty đạt gấp khoảng 4

Chính phủ để vay vốn ngân hàng trong nước và nước ngoài, mở rộng quan hệ với các nước và tổ chức quốc tế để tranh thủ vốn kĩ thuật và công nghệ.

• Đa dạng hoá, lựa chọn sản phẩm mũi nhọn.

Trong chiến lược sản phẩm của mình công ty không dừng lại ở sơ mi nam truyền thống mà chủ trương thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, công ty sẽ tập trung năng lực sản xuất các mặt hàng mới như: comlê, Jaket, sơ mi, quần âu.

Để có nhiều sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, công ty sẽ tổ chức nghiên cứu thiết kế mẫu mã và thời trang cho cả thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa. Đồng thời công ty phấn đấu tăng dần tỷ trọng sản xuất theo phương thức FOB:

- Năm 2005 đạt 70% doanh thu xuất khẩu. - Năm 2010 đạt 50% doanh thu xuất khẩu.

• Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng các khâu thiết yếu để phục vụ sản xuất kinh doanh.

Công ty chủ trương xây dựng các nhà máy sản xuất các phụ kiện nghề may như: khuy, nhãn, mác, khoá kéo, bao bì các loại. Xây dựng trung tâm thương mại phục vụ cho các hoạt động thiết kế và trình diễn thời trang. Đào tạo và giới thiệu sản phẩm và các thiết bị công nghệ ở trình độ cao.

• Mục tiêu về thị trường: chiếm lĩnh thị trường trong nước, ổn định vị trí và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Đối với thị trường xuất khẩu, công ty đặt mình vào mối quan hệ cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhằm phát huy các lợi thế so sánh về tự nhiên, kinh tế- xã hội… công ty chủ trương bên cạnh việc duy trì củng cố và phát triển thị trường hiện có: Hungari, Hàn Quốc, SNG…mục tiêu đến năm 2010 là tập trung vào thị trường Đức, Canada, Bắc Mỹ.

Đối với thị trường nội địa, công ty xác định đây là thị trường đầy tiềm năng, vừa tiêu thụ một lượng sản phẩm lớn vừa góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nước.

Như vậy, với phương hướng và mục tiêu phấn đấu đặt ra, công ty đã tìm cho mình hướng đi đó chính là những vấn đề mà công ty cần phải thực hiện trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w