Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long (Trang 33 - 36)

ty May Thăng Long trong thời gian qua.

1. Những kết quả đạt được.

Thứ nhất, công ty May Thăng Long là công ty may mặc có truyền thống hơn 40 năm, hiện đang có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, công ty đã tạo cho mình mối quan hệ tốt và uy tín cao với nhiều khách hàng lớn trong và ngoài nước. Mặt khác, công ty May Thăng Long đã lựa chọn cho mình một mục tiêu phát triển đúng đắn là thúc đẩy thị trường xuất khẩu, coi trọng thị trường nội địa. Nhờ vậy, sau một thời gian thực hiện, doanh thu của công ty đã tăng lên nhanh chóng.

Thứ hai, thị trường xuất khẩu là một điểm mạnh của công ty, xuất khẩu của công ty đã chiếm một tỉ trọng khá lớn so với xuất khẩu hàng may mặc ở nước ta. Doanh thu từ xuất khẩu còn chiếm từ 80-90% tổng doanh thu của công ty, hiệu quả kinh tế cao từ xuất khẩu đặc biệt là sự chuyển mạn sang xuất khẩu trực tiếp mang lại nguồn lợi lớn cho công ty, nó góp phần rất lớn vào việc tạo đà cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Thị trường của công ty liên tục được mở rộng, hiện nay sản phẩm của công ty đã xuất khẩu sang thị trường của trên 30 nước trên thế giới.

Thứ ba, thị trường tiêu thụ nội địa được công ty đặc biệt chú trọng trong những năm gần đây và hiện nay tỉ lệ đóng góp từ hàng tiêu thụ nội địa ngày càng tăng, thị phần của công ty ở thị trường nội địa ngày một lớn, công ty đã tạo cho mình uy tín tốt không chỉ ở các thị trường xuất khẩu mà còn cả thị trường nội địa. Sản phẩm của công ty luôn được người tiêu dùng ưa chuộng. Công ty đã chiếm lĩnh được một thị phần lớn ở thị trường miền Bắc, với một số lượng lớn đại lí và cửa hàng, nhất là thị trường Hà Nội với sản phẩm mũi nhọn là Jacket, tốc độ tăng doanh thu trên thị trường này là rất cao.

lớn và là một trong các công ty có cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất trong ngành dệt may ở nước ta. Ngoài ra, công ty còn có một đội ngũ cán bộ quản lí giàu năng lực, nhiều kinh nghiệm đã lãnh đạo và xây dựng công ty có được chỗ đứng vững chắc như ngày nay. Hơn nữa, đội ngũ công nhân của công ty lại có tay nghề cao, cần cù, sáng tạo và có tâm huyết với nghề. Đó là những nhân tố hàng đầu đảm bảo cho năng lực sản xuất với chất lượng cao.

Thứ năm, công ty đã tạo được mạng lưới phân phối hàng hoá rộng khắp với chất lượng cao. Hiện nay, công ty đã có đại diện tại nhiều nước trên thế giới, ở thị trường nội địa, công ty cũng có một mạng lưới các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm khá lớn, nhất là thị trường Hà Nội. Đó là điểm thuận lợi để công ty khuyếch trương giới thiệu sản phẩm của mình cũng như nắm bắt kịp thời và chính xác nhu cầu thị trường người tiêu dùng.

Trong những năm gần đây, sản phẩm của công ty luôn được tin dùng và được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm có chất lượng cao. So với quần áo nhập vào thị trường có chất lượng tương đương thì giá quần áo của công ty luôn thấp hơn và dễ được chấp nhận hơn.

Ngoài ra, công ty rất coi trọng công tác quảng cáo khuyếch trương và việc xây dựng các chính sách giá cả, sản phẩm… sao cho phù hợp với người tiêu dùng trong nước, điều này đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường nội địa của công ty.

Bên cạnh đó, công ty có sự giúp đỡ to lớn và quan tâm trực tiếp của Tổng công ty Dệt May Việt Nam, hơn nữa, sự cải tiến các chính sách kinh tế của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc giao lưu, tạo quan hệ hợp tác với nhiều nước để có thể tiếp thu được nhiều công nghệ mới, nắm bắt được những biện pháp tốt nhất để đối phó với các tình huống kinh doanh. Tóm lại, công ty May Thăng Long đã biết cách kết hợp đồng bộ giữa nhu cầu thị trường và với các thế mạnh của mình để đạt được những thành công nhất định trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa.

2. Những tồn tại.

Vẫn còn chênh lệch lớn giữa tỉ trọng hàng xuất khẩu và hàng tiêu thụ nội địa. Thị trường tiêu thụ phát triển khá mạnh, số lượng các cửa hàng, đại lí tăng nhanh nhưng phân bố không đều, tập trung khá lớn ở thị trường miền Bắc, nhất là Hà Nội.

đại lí trên cùng địa bàn. Công ty chưa tạo cho mình một chỗ đứng trên thị trường miền Trung và miền Nam.

Công tác quản lí, kiểm soát thị trường lỏng lẻo, trên thị trường còn có nhiều sản phẩm nhái mang nhãn hiệu của công ty, chất lượng không đảm bảo, gây mất uy tín của công ty. Mặt khác, việc quản lí các đại lí của công ty đơn giản chưa có những ràng buộc cụ thể đối với họ, có nhiều đại lí mượn uy tín của công ty để tiêu thụ sản phẩm của hãng khác.

Sản phẩm công ty chưa đa dạng, mới chỉ đáp ứng một đoạn thị trường, công ty chưa thực sự thiết kế mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng của Việt Nam. Chưa có khả năng đáp ứng các nhu cầu thị hiếu thay đổi theo mốt, mùa vụ… mà chỉ có các sản phẩm tương đối ổn định, giá cả sản phẩm công ty là tương đối cao.

Công ty vẫn chưa có đội ngũ Marketing thực sự, công tác thị trường còn sơ sài, hoạt động manh mún hiệu quả thấp, các thông tin về đối thủ cạnh tranh và các biện pháp đối phó lâu dài chưa có, chưa xác định thị phần của mình…Công ty đã thu thập thông tin từ sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ý kiến chủ quan của các cán bộ và nhân viên bán hàng, từ số lượng tiêu thụ các mặt hàng, từ ý kiến của các khách hàng quen thuộc…nhưng chưa có các hoạt động cụ thể như điều tra nhu cầu, thị hiếu khách hàng, tìm hiểu xem bộ phận khách hàng không tiêu dùng hàng của công ty cần gì, xem xu hướng thời trang của tháng tới, mùa tới, năm tới là như thế nào…

Công ty chưa xây dựng cho mình một hình ảnh thực sự trên thị trường nội địa, chưa coi quảng cáo, khuyếch trương là một công cụ cạnh tranh mạnh mẽ thực sự. Việc quảng cáo của công ty mới chỉ nhằm tăng cường tiêu thụ tại thời điểm mà chưa tạo cho mình một hình ảnh lâu dài ảnh hưởng tới phong cách của người tiêu dùng.

Hoạt động sản xuất và tiêu thụ còn chưa ăn khớp, hàng tháng lượng hàng tồn kho còn quá lớn do công ty vẫn còn chưa xây dựng được các kế hoạch tiêu thụ cụ thể.

Vấn đề đầu vào cũng bức xúc do không ổn định và chất lượng nguyên liệu thấp vì ngành dệt và các ngành cung cấp phụ liệu cho ngành may nước ta chưa phát triển mà nhập nguyên liệu nước ngoài thì giá thành cao, khó cạnh tranh.

Phần II

Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long.

Một phần của tài liệu Biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long (Trang 33 - 36)