Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 161 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
161
Dung lượng
880 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN BÀIGIẢNGPHÁTTRIỂNCỘNGĐỒNG (Dùng cho sinh viên ngành Khuyến nông và Pháttriển nông thôn) Biên soạn Th.S. Phí Thị Hồng Minh THÁI NGUYÊN 2005 BÀI MỞ ĐẦU 1 Quan tâm lớn hiện nay đối với công cuộc pháttriển là tìm kiếm những chiến lược pháttriển “Lấy con người làm trung tâm”. Phương thức này nhấn mạnh sự tham gia với vai trò ngày càng cao của người dân ở cơ sở vào tất cả các giai đoạn của tiến trình phát triển. Đó là sự pháttriển dựa vào sáng kiến của người dân và sự tự lực của họ. Những nỗ lực như vậy dẫn đến thay đổi phương pháp: từ cung cấp phúc lợi xã hội cho người dân, coi họ như là những người hưởng lợi thụ động, sang pháttriểncộngđồng nhằm giúp họ nâng cao năng lực để giải quyết vấn đề của họ. Phương pháp pháttriểncộngđồng lấy con người làm trung tâm là tăng tính tự quyết và phát huy tiềm năng của họ. Nó dựa trên triết lý rằng: người dân có thể tự định hướng và điều khiển sự pháttriển của chính họ khi họ nhận thức được giá trị và sức mạnh của chính mình. Sự tham gia tích cực và chủ động của cộngđồng vào hoạt độngpháttriển được coi là phương tiện và cũng là mục tiêu của phát triển. Hoạt độngpháttriểncộngđồng mang tính chất đa dạng và liên ngành. Tuỳ thuộc vào bối cảnh thực hiện chương trình, các vấn đề trọng tâm của môic huyên ngành có thể được nhấn mạnh. Chương trình pháttriểncộngđồng có thể bắt đầu với các dự án mở rộng sản xuất tăng thu nhập, chăm sóc sức khoẻ, cải thiện dinh dưỡng, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, pháttriển lãnh đạo, hỗ trợ tín dụng, xoá mù chữ, pháttriển cơ sở hạ tầng…Tuy nhiên mục tiêu bao quát của các dự án pháttriểncộngđồng là hướng đến tạo lập chuyển biến xã hội tích cực trong cộngđồng nông thôn, làm cơ sở cho tăng trưởng kinh tế – xã hội, cải thiện đời sống người dân và đóng góp vào công cuộc pháttriển chung của quốc gia. ở Việt Nam, khái niệm pháttriểncộngđồng đã được áp dụng từ lâu nhưng mới được đưa vào chương trình giáo dục trong những năm gần đây nên chưa có tính hệ thống và định hướng rõ rệt. Tài liệu này được biên soạn từ những tài liệu khác nhau, đáp ứng cho nhu cầu đào tạo chuyên ngành Khuyến nông, Pháttriển nông thôn và các ngành liên quan trong Trường Đại học. Xin giới thiệu với bạn đọc quan tâm và mong nhận được ý kiến góp ý để tài liệu được hoàn chỉnh hơn CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ 2 PHÁTTRIỂNCỘNGĐỒNG 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CỘNG ĐỒNG: Cộngđồng được khái niệm như là một hệ thống xã hội, một nhóm người cùng có những đặc điểm chung. Ví dụ: đặc quyền, đặc lợi, sống với nhau, cùng chia sẻ những tài nguyên và lợi ích chung…Nói một cách khác, cộngđồng là một nhóm người cùng sống với nhau trong một khu vực nhất định, họ có chung đặc điểm về tâm lý, tác động qua lại và sử dụng các tài nguyên vốn có để đạt được mục đích chung. 1.1.1. Những thành tố cơ bản của cộng đồng: - Con người: Dân cư hay một nhóm người có mối quan hệ qua lại riêng biệt do họ có những mối quan tâm chung nhằm đáp ứng nhu cầu chung của họ. - Lãnh thổ: Khu vực, xét về đặc điểm tâm lý và không gian, mà con người sinh sống có thể là làng, xã, huyện, tỉnh, trong một khu vực địa lý nhất định. - Tương tác xã hội: là mối quan hệ mà trong đó hành động của người này có ý nghĩa và chi phối đến người khác. - Ràng buộc chung: Con người có văn hoá, chuẩn mực, niềm tin, truyền thống chung trong các hoạt động hàng ngày. - Nhu cầu chung: Con người tập trung lại với nhau là do họ có cùng mối quan tâm đáp ứng nhu cầu chung cho tất cả mọi người, như là: Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các phương tiện cộng cộng… 1.1.2. Quá trình hình thành cộng đồng: Quá trình hình thành cộngđồng gồm các bước sau: + Quá trình tập hợp lại theo một hình thức tổ chức nào đó: Ví dụ con người di chuyển đến nơi có điều kiện để làm việc và sinh sống + Sự tập trung hoá, quyết định bởi chức năng cơ bản của yếu tố trung tâm chung. Ví dụ: Hoạt động sinh kế, đường giao thông, trung tâm thương mại, và những cái khác xung quanh thành phố hoặc cộng đồng. + Chuyên môn hoá: Là phân loại sử dụng, chức năng các loại hình hoạt động ở vùng nông thôn và thành thị. 3 + Sự phân tán: Con người cùng với chức năng vùng đô thị di chuyển đến vùng ngoại ô thành phố hoặc vùng dân cư mới, nói một cách khác, đây là sự di chuyển ra xa trung tâm. + Sự phân vùng: một số dạng người hoặc loại hình hoạt động nào đó được tập trung ở một vùng cụ thể. 1.1.3. Đặc điểm xã hội cộng đồng: Mô tả đặc điểm xã hội Cộngđồng bao gồm các nội dung sau: + Cấu trúc xã hội: loại cấu trúc và vai trò có quan hệ với nhau. + Mục đích chung: nó rạo ra tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. + Tài nguyên: Một cộngđồng không thể sống nếu không có tài nguyên + Thứ bậc xã hội: Không phải mọi người đều như nhau trong cộng đồng; Các cộngđồng khác nhau có những tiêu chí phân loại khác nhau. + Sự thưởng phạt: là cần thiết để cộngđồng thực hiện tốt chức năng của nó. + Quyền lực/sự ảnh hưởng: Bạn có thể không có quyền lực nhưng bạn có một sức mạnh (sự ảnh hưởng) để kiểm soát người khác. + Lãnh thổ: nó bao gồm cả lãnh thổ về mặt không gian và lãnh thổ về mặt tâm lý. 1.1.4. Khái niệm về pháttriển và pháttriểncộngđồng Thách thức hiện nay đối với những người làm công tác pháttriển là tìm kiếm những chiến lược pháttriển “Lấy con người làm trọng tâm” nhấn mạnh sự tham gia tích cực của người dân. Những nỗ lực trong lĩnh vực này hầu hết dựa vào phương pháp pháttriển dựa trên sáng kiến từ cơ sở và sự tự lực. Những nỗ lực như thế đã dẫn tới kết quả là chuyển từ phương pháp hướng về cung cấp an sinh xã hội đối với người dân là những người thụ hưởng sang phương pháp pháttriểncộng đồng, nhằm giúp cộngđồng có nghĩa là họ tự giúp họ bằng cách tham gia tích cực. Pháttriển là quá trình biến đổi về chất lượng. Về số lượng thì đó là sự tăng tưởng, còn về mặt phẩm chất thì nhất định phải có sự biến động về mặt chất lượng theo hướng tiến bộ. Vận dụng vào pháttriển xã hội thì pháttriển xã hội có nghĩa là sự tăng trưởng, 4 đặc biệt là sự tăng trưởng kinh tế cùng với sự biến chất xã hội theo chiều hướng tiến bộ xã hội, nghĩa là theo hướng đúng hơn, tốt hơn và đẹp hơn. Pháttriển là một quá trình chuyển biến xã hội mà qua đó con người dần dần có khả năng kiểm soát (điều khiển) được điều kiện vật chất, xã hội và môi trường quyết định đến cuộc sống, công việc và lợi ích mà họ có được do sự kiểm soát đó tạo nên. Đồng thời giúp họ có khả năng tự quyết định và tổ chức thực hiện. Pháttriểncộngđồng và tổ chức cộngđồng là một bộ môn mới hình thành, đang trên con đường hoàn thiện, do đó việc định nghĩa chúng là một quá trình hoàn thiện dần dần. Nhìn chung các định nghĩa đều nhất trí trên những nội dung cơ bản sau: Pháttriểncộngđồng là một qúa trình chuyển biến xã hội trong cộngđồng mà thông qua đó con người pháttriển và trưởng thành trong phạm vi tiền năng vốn có của họ. Đó là những nỗ lực có kế hoạch, có tổ chức nhằm giúp cho những cá nhân có được những thái độ và quan niệm phù hợp, kỹ năng tốt để họ tham gia tích cực và dân chủ vào việc đưa ra các giải pháp cải thiện có hiệu quả các vấn đề chung theo thứ tự ưu tiên được xác định. Các khái niệm cụ thể là: “Những tiến trình qua đó nỗ lực của người dân kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của các cộngđồng và giúp các cộngđồng này hội nhập và đồng thời góp vào sự pháttriển của quốc gia” Theo định nghĩa này Pháttriểncộngđồng có hai nội dung chủ yếu. Một là sự tham gia của người dân với sự tự lực tối đa. Hai là hỗ trợ về kỹ thuật và các dịch vụ để khuyến khích sáng kiến, sự tương thân tương trợ để nỗ lực của người dân có hiệu quả cao hơn. “Là một tiến trình giải quyết vấn đề của cộngđồng qua đó cộngđồng được tăng sức mạnh do nâng cao kiến thức và kỹ năng phát hiện phân tích vấn đề , ưu tiên hoá chúng, huy động tài nguyên để giải quyết và hành động chung. Pháttriểncộngđồng không phải là một cứu cánh, là một kỹ thuật. Nó tăng sức mạnh cho cộngđồng để tự quyếtt định về sự pháttriển của mình. Mục đích cuối cùng là sự tham gia chủ động của người dân vào tiến trình phát triển”. 5 Người ta thừa nhận rằng phương pháp pháttriểncộngđồng có khả năng giải quyết những vấn đề, những thách thức mà những cộngđồng ở nông thôn và thành thị của các nước đang pháttriển gặp phải. Phương pháp này cũng giúp giải quyết những vấn đề của các nhóm bị thiệt thòi và đang bị lãng quên ở những nước đang phát triển. Phương pháp pháttriểncộngđồng là phương pháp lấy con người làm trung tâm và quan tâm trước tiên đến nhân phẩm và tiềm năng của họ. Phương pháp này giả định rằng: để người dân có thể tự kiểm soát và định hướng cho số phận của họ thì trước hết họ phải nhận thức được giá trị và sức mạnh của mình. Phương pháp pháttriểncộngđồng tạo điều kiện cho các thành viên trong cộngđồng được tham gia vào mọi phương diện liên quan tới quá trình phát triển. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong quá khứ ở các nước đang pháttriển cho thấy phương pháp pháttriểncộngđồng lấy toàn bộ cộngđồng làm nhóm đối tượng đã không tác động nhiều đến những người nghèo nhất trong số những người nghèo. Từ những nhận thức này đã dẫn tới việc hình thành phương pháp hướng về đối tượng, tập trung trực tiếp vào những nhóm bị thiệt thòi 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁTTRIỂNCỘNGĐỒNG Phương pháp pháttriểncộngđồng bắt đầu hình thành vào thập kỷ 50 ở những vùng nông thôn còn mang tính truyền thống và gần như tự cung tự cấp. Các đặc điểm văn hoá xã hội của người dân rất đồng nhất và mối quan hệ giữa họ thật chặt chẽ và thân mật. Quyền lợi và nhu cầu của họ cũng giống nhau, nên làng xã là đối tượng đầu tiên của pháttriểncộng đồng. Nhưng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đơn vị làng xã không thể sinh hoạt cô lập được nhất là về mặt kinh tế. Mà chúng phải hoà nhập vào tiến trình pháttriển chung. Vả lại làng xã không thể tự pháttriển nếu không có một chính sách pháttriển chung. Khi chuyển biến từ nông thôn đến thành thị thì thôn xóm có thể trở thành một khu phố nếu đông dân cư, hay một phường hoặc một đơn vị rộng hơn. Ngoài ra với điều kiện sống như ngày nay những người có những lợi ích chung chưa chắc gì đã cư trú gần nhau, nhưng họ lại liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích hoặc dưới hình thức hợp 6 tác xã hay hiệp hội. Đây là những cộngđồng chức năng, như các tổ chức quần chúng hoặc nhóm xã hội có thể được coi là “Cộng đồng”. Pháttriểncộngđồng được dịch từ tiếng Anh Community Development xuất hiện vào những năm 1940 tại các cựu thuộc địa đầu tiên của Anh. ở Ghana một người Anh tốt bụng đã nảy ra ý kiến giúp dân cư cải thiện đời sống nằng nỗ lực chung của chính quyền và người dân. Một bên góp công, một bên góp của để đắp đường, xây trường học, trạm xá…Điều gây ngạc nhiên là người dân nghèo đã tích cực tham gia đóng góp công sức và tiền của vào các chương trình, dự án có mục đích cải thiện cho chính cuộc sống của họ. Kinh nghiệm này cũng cho thấy pháttriển phải đồng bộ. Kinh tế, sức khoẻ, văn hoá phải được nâng lên cùng một lúc. Nếu chỉ tiến công vào một khía cạnh thì không thể nào phá vỡ cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói, dốt nát, bệnh tật… Kinh nghiệm tích cực này sớm được lan rộng ở hầu hết các cựu thuộc điạ ở châu Á và châu Phi. Năm 1950 Liên hợp quốc công nhận khái niệm Pháttriểncộngđồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng Pháttriểncộngđồng như một công cụ để thực hiện các chương trình pháttriển quốc gia. Thập kỷ 60 – 70 được chọn là thập kỷ pháttriển thứ nhất với những chương trình viện trợ qui mô lớn về kỹ thuật, phương pháp và vốn liếng. Vào thời điểm ấy dân cư nông thôn chiếm 80- 90% các nước cựu thuộc địa nên Pháttriểncộngđồng chủ yếu và pháttriển nông thôn và các cộngđồng nông thôn (làng xã). Năm 1970 Liên hợp quốc đánh giá thập kỷ pháttriển đầu tiên của pháttriểncộng đồng. Kết quả cho thấy có một số tiến bộ rõ rệt như sự thay đổi bộ mặt nông thôn, với hạ tầng cơ sở, tiện nghi côngcộng phục vụ người dân. Tuy nhiên, phong trào rầm rộ này tỏ ra máy móc và tốn kém. Thành quả tích cực nhất là có được một số cơ sở vật chất nhưng chúng không được sử dụng tốt và không đáp ứng được nhu cầu thực sự của người dân. Phong trào không đạt được kết quả mong muốn, nhất là không tạo được sự chuyển biến đáng kể về mặt xã hội. Ví dụ: Như chưa có sự thay đổi về hành vi, tập quán từ người dân để tiếp nhận tiến trình hiện đại hoá và pháttriển của xã hội. Chưa có sự công bằng xã hội vì có một số ít khá lên, nhưng người nghèo vẫn nghèo thậm chí nghèo hơn. Sự tham gia 7 của người dân theo nghĩa đích thực, nghĩa là vào quá trình lấy quyết định, phát huy sáng kiến…còn rất hạn chế. 1.3. NGUYÊN LÝ, MỤC TIÊU VÀ QUI TẮC HÀNH ĐỘNG TRONG PHÁTTRIỂNCỘNGĐỒNG 1.3.1. Các nguyên lý trong pháttriểncộngđồng Như một đặc tính của pháttriển xã hội, pháttriểncộngđồng thực chất là quá trình tăng trưởng kinh tế cộngđồng cùng với tiến bộ cộngđồng theo hướng hoàn thiện các giá trị chân, thiện, mỹ. Trên cơ sở riêng của lý thuyết pháttriểncộng đồng, nguyên lý là tam vị nhất thể. Có nghĩa là coi cộngđồng như là một thực thể có 3 mặt như hình bên. Ngoài ra triết lý tham gia (participation) là một trong những quan điểm quan trọng của pháttriểncộng đồng, được dịch thành 2 từ, nhìnchung là thống nhất: một là tham dự, hai là tham gia. Cả hai từ này đều có mức độ ngữ nghĩa có khác nhau đôi chút. Tham dự là tham gia với mức thấp, còn tham gia là mức cao. Ví dụ trong một cuộc họp, các đại biểu là người tham dự, còn khi phát biểu là người tham gia, tham gia phát biểu quá 3 lần là tham gia tích cực. Đây là sự phân biệt có tính chất để chỉ ra các mức độ tham dự mà thôi, nhìn chung ở nước ta gọi đó là Triết lý tham gia. Triết lý này được thể hiện như sau: thừa nhận rằng để cho một cộngđồngpháttriển tốt đẹp, bền vững thì phải có sự hợp đồng tác chiến của tất cả các lực lượng xã hội, của các tổ chức và thiết chế xã hội, mà tạm hình dung là có 4 lực lượng chủ chốt sau đây tham dự vào pháttriểncộng đồng, đó là: Bản thân cộng đồng; Nhà nước; Thị trường; và các nhân tố xã hội khác. 8 Về quan điểm, mấy thập kỷ xây dựng và hoàn thiện lý thuyết pháttriểncộngđồng và thực hành trong đời sống, trưước hết là ở các cộngđồng nông thôn, đã định hình cho chúng ta một số quan điểm hoạt động, đó là: 1. Pháttriểncộngđồng dựa trên phương pháp luận từ dưới lên (Bottom – up) xuất phát từ nhu cầu của chính người dân. Muốn tự pháttriển chính người dân phải tự ý thức cũng như tự tổ chức để bảo vệ quyền lợi của mình. 2. Pháttriển phải đồng bộ trên mọi khía cạnh của đời sống xã hội: kinh tế, xã hội, văn hoá…phải cùng được nâng lên. Chỉ tiến công vào một khía cạnh thì không thể nào phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói, dốt nát và bệnh tật. Nguồn lực thì có hạn nhưng tính đồng bộ của sự pháttriển luôn đòi hỏi các chương trình phải có tính tính toán các điểm đột phá, từ đó tìm ra chìa khoá của sự phát triển. Pháttriểncộngđồng chỉ có hiệu quả kinh nằm trong một chiến lược pháttriển quốc gia đúng đắn. 3. Tham gia của quần chúng là quan điểm cơ bản của đường lối pháttriểncộng đồng. Yếu tố tổ chức là hết sức quan trọng. Các tổ chức thuộc chính quyền địa phương phải được điểu chỉnh để thực hiện chức năng phát triển, cũng như phải hỗ trợ để xây dựng và củng cố các tổ chức của chính người dân tại cộng đồng. Sự tham gia của chính quyền phải được coi như một nhân tố bên trong, không phải là một lực lượng đứng bên ngoài hoặc bên trên cộngđồng mà là thành phần quan trọng của cộng đồng. 4. Tạo được chuyển biến xã hội mới là quan trọng. Đó là sự thay đổi nhận thức, hành vi của người dân nhằm mục đích phát triển; là tạo được chuyển biến trong cơ cấu tổ chức, các mối tương quan lực lượng trong chính cộngđồng đó. 5. Pháttriển năng lực trên cơ sở không “làm thay”, “làm cho” người dân. Người dân không thể hành động nếu thiếu năng lực. Họ cũng không thể hành động đơn phương, riêng lẻ mà phải kết hợp với các cá nhân, tổ chức cùng một chí hướng và quyền lợi để tạo thành quyền lực chung. Muốn cho người dân tự làm thì tổ chức thông qua huấn luyện là then chốt. 6. Các nghiên cứu làm nền tảng cho việc triển khai các dự án phải được đặt ngang tầm với vị trí cần có của nó trong công tác pháttriểncộng đồng. Hoạt động đánh giá 9 (Evaluation) là một bước đo lường hiệu quả xã hội của các dự án và mở ra những vấn đề mới cho cộng đồng. Chúng tăng tính hiệu quả của các dự án. 1.3.2. Mục tiêu của pháttriểncộngđồng Trọng tâm của pháttriểncộngđồng là con người (thành viên của cộng đồng) và pháttriển con người vì con người. Điều này có nghĩa là mục tiêu của pháttriển là tăng khả năng của con người để làm chủ đời sống và môi trường của mình. Những tiến bộ về vật chất không kèm theo sự pháttriển khả năng con người và cải tiến định chế xã hội mà chỉ là thay đổi tạm bợ. Tăng trưởng kinh tế chỉ là một trong những khía cạnh của phát triển. Mục tiêu bao trùm của pháttriểncộngđồng là tạo ra những chuyển biến xã hội trong cộngđồng để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, mang lại sự bền vững về môi trường. Pháttriểncộngđồng còn góp phần mở rộng và pháttriển các nhận thức và hành động có tính chất hợp tác trong cộng đồng, pháttriển năng lực tự quản cộng đồng. Mục tiêu trên được thể hiện dưới 4 khía cạnh sau: 1. Hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng, với sự cân bằng về vật chất và tinh thần, qua đó tạo những chuyển biến xã hội trong cộng đồng. 2. Tạo sự bình đẳng trong tham gia của mọi nhóm xã hội trong cộng đồng, kể cả các nhóm thiệt thòi nhất đều có quyền nêu lên nguyện vọng của mình và được tham gia vào hoạt đồngphát triển, góp phần đẩy mạnh công bằng xã hội. 3. Củng cố các thiết chế/tổ chức để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyến biến xã hội và tăng trưởng. 4. Gia tăng và phát huy sự tham gia tích cực chủ động của người dân vào tiến trình phát triển. 1.3.3. Qui tắc tiến hành hoạt độngpháttriểncộngđồng 1. Tin tưởng vào năng lực người dân và cộng đồng: Pháttriểncộngđồng hoàn toàn có khả năng quản lý cuộc sống và các vấn để của mình trừ khi họ bị đè nặng bởi mối lo âu để sống còn. 10 [...]... cộngđồng xem xét toàn thể cộngđồng nghèo trong một tiến trình pháttriển liên tục có thời kỳ mang đặc thù thành thị Các điểm tương đồng và phân biệt chính giữa phát triểncộngđồng và pháttriển nông thôn có thể tóm tắt như sau: Tóm tắt các đặc điểm chính phân biệt pháttriểncộngđồng và pháttriển nông thôn 23 Đặc trưng của Pháttriểncộngđồng Đặc trưng của Pháttriển nông thôn Khái niệm Là tiến... kết xã hội, hướng tới khả năng nâng cao tính cộngđồng mới là đích cuốic cùng của pháttriểncộngđồng Do đó, khi nói đến phát triểncộngđồng là phải nói đến cả cộngđồng tính và cộngđồng thể, nó có mối quan hệ hữu cơ, không thể tách rời Trong một số tài liệu viết về pháttriển và tổ chức cộng đồng, khái niệm cộngđồng được hiểu theo nghĩa là những cộngđồng nhỏ,ở nông thôn thì đó là những dòng họ,... Như vậy, không chỉ cần đầu tư pháttriển ở nông thôn về nguồn lực mà còn cần có các phương pháp phù hợp 2.2 PHÁTTRIỂNCỘNGĐỒNG NÔNG THÔN VÀ NHU CẦU CỦA PHÁTTRIỂN NÔNG THÔN Pháttriển nông thôn theo khái niệm chung nhất là hoạt động phát triểncộngđồng xã hội con người ở các vùng nông thôn, nó chú trọng nhiều đến pháttriển con người Theo ngân hàng thế giới (1975 ): Pháttriển nông thôn là một chiến... TRÌNH CHUNG CỦA PHÁT TRIỂNCỘNGĐỒNGPháttriểncộngđồng được hình thành nhằm tạo ra những điều kiện cải thiện về kinh tế và xã hội cho cộng đồng, nhấn mạnh tầm quan trọng sự tham gia của quần chúng, biết định hướng nhu cầu, tự lực, nâng cao ý thức, phương pháp pháttriển từ cơ sở và tăng quyền lực cho cộngđồng Trọng tâm của phương pháp này từ sự hội nhập và tính bền vững Pháttriểncộngđồng đặt nền... chuyển biến đó l : - Chuyển biến để tổ chức cộngđồng - Thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi, tinh thần trách nhiệm cộngđồng - Cải tiến về thể chế, các qui ưước, quy định trong hoạt độngcộngđồng Cải thiện về giá trị tập tục giúp nâng cao đời sống và đảm bảo công bằng Pháttriểncộngđồng không chỉ nói tới các cộngđồng thể Đó chỉ là thực thể tác động hơn là mục tiêu của pháttriểncộngđồng Tạo sự... chủ đ : a Xác định nhu cầu, khó khăn, vấn đề b Triển khai kế hoạch và những chiến lược nhằm đáp ứng được những nhu cầu này 11 c Thực hiện những kế hoạch như vậy với sự tham gia tối đa của cộngđồng để đạt được thành quả Tiến trình chung của phát triểncộngđồng có thể được tóm tắt trong sơ đồ dưới đây: TIẾN TRÌNH CHUNG CỦA DỰ ÁN PHÁTTRIỂNCỘNGĐỒNG 12 Kết quả của tiến trình pháttriểncộngđồng nhằm... thông qua pháttriển nông thôn, và bất cứ sự đáp ứng thành công nào nhu cầu địa phương sẽ đóp góp gián tiếp cho sự phồn thịnh của quốc gia Nhưng khái niệm hiện đại về pháttriển nông thôn nhấn mạnh hàng đầu vào việc đáp ứng nhu cầi của người dân nông thôn * Tổng hoà pháttriểncộngđồng và pháttriển nông thôn Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa PTCĐ và PTNT Khái niệm pháttriểncộngđồng và pháttriển nông... nhằm xây dựng năng lực cộngđồng theo các giai đoạn như sau: Cộngđồng thức tỉnh: Là cộngđồng hiểu rõ thực trạng, nhu cầu thiết thực và những vấn đề của chính họ Việc làm đầu tiên là phải giúp cộngđồng hiểu về chính mình thông qua các cuộc trao đổi thảo luận, điều tra về các nhu cầu và những vấn đề khó khăn cũng như những tiềm năng và thuận lợi Cộngđồng đã gia tăng năng lực: Cộngđồng hiểu rõ và biết... của cộngđồng và tạo ra các chuyến biến xã hội trong cộng đồng, đặc biệt là các cộngđồng nghèo, để giúp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, duy trì công bằng xã hội, và bảo vệ được tài nguyên môi trường của họ Điểm phân biệt chính: là pháttriển nông thôn có các hợp phần hoạt động rộng hơn và tập trung chủ yếu vào đối tượng nghèo ở nông thôn Trong khi đó pháttriểncộngđồng xem xét toàn thể cộng. .. số về sự pháttriển xã hội để so sánh giữa các nước, giữa các khu vực về sự pháttriển Trong đó nếu gom lại thị có các nhóm chỉ số cơ bản sau đây: + Nhóm chỉ số tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là chỉ số về bình quân thu nhập đầu người so sánh giữa các cộngđồng và các khu vực + Nhóm chỉ số pháttriển xã hội, người ta quan tâm nhiều nhất đến chỉ số pháttriển xã hội, đặc biệt là chỉ số pháttriển dịch . TRIỂN CỘNG ĐỒNG 12 Kết quả của tiến trình phát triển cộng đồng nhằm xây dựng năng lực cộng đồng theo các giai đoạn như sau: Cộng đồng thức tỉnh: Là cộng đồng. tính cộng đồng mới là đích cuốic cùng của phát triển cộng đồng. Do đó, khi nói đến phát triển cộng đồng là phải nói đến cả cộng đồng tính và cộng đồng thể,