1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Báo cáo công tác phát triển cộng đồng

402 959 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 402
Dung lượng 9,37 MB

Nội dung

Phụ lục 9 Công tác giám sát và đánh giá của Phòng NNPTNT và danh lục các loại Phụ lục 10-2 Phương pháp chế biến sau thu hoạch đối với các sản phẩm nông nghiệp Phụ lục 10-4 Bảo tồn nội vi

Trang 1

PARC Yok Đụn

BỘ NễNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NễNG THễN

Báo cáo Công tác: Phát triển Cộng đồng

Dự ỏn PARC VIE/95/G31&031 Xõy dựng cỏc Khu bảo tồn nhằm Bảo vệ Tài nguyờn thiờn nhiờn

bằng Sinh thỏi Cảnh quan Thỏng 12/2002 – Thỏng 1/2003

Trang 2

Báo cáo được viết bởi Arnoud St eeman, chuyên gia Phát triển cộng đồng

Tên công trình: Arnoud St eeman, 2003, Báo cáo công tác: Phát triển cộng đồng, Dự án

PARC VIE/95/G31&031, Chính Phủ Việt Nam (Cục Kiểm Lâm) /UNOPS/UNDP/IUCN, Hà Nội

Dự án tài trợ bởi: Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

(UNDP) và Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Cơ quan chủ quản: Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cơ quan thực hiện: Văn Phòng Dịch Vụ Dự án Liên Hợp Quốc (UNOPS)

Công ty Scott Wilson Asia-Pacific, The Environment and Development Group, và FRR Ltd (Giám đốc hiện trường: Colin McQuinstan)

Bản quyền: Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

Lưu trữ tại: www.undp.org.vn/projects/parc

Các quan điểm đưa ra trong báo cáo này là quan điểm của cá nhân tác giả chứ không nhất thiết là quan

điểm của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Cục Kiểm lâm hay cơ quan chủ quản của tác giả

Bản tiếng Việt này được dịch từ nguyên bản tiếng Anh Do số lượng báo cáo của dự án quá lớn, công tác biên dịch có thể còn thiếu chính xác hoặc sai xót Nếu có nghi ngờ, xin tham khảo bản gốc tiếng Anh

Đây là báo cáo nội bộ của dự án PARC, được xây dựng để phục vụ các mục tiêu của dự án Báo cáo được

sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các thành phần của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái mà dự án sử dung Trong quá trình thực hiện dự án, một số nội dung của báo cáo có thể đã được thay đổi so với thời

điểm phiên bản này được xuất bản

Ấn phẩm này được phép tái xuất bản cho mục đích giáo dục hoặc các mục đích phi thương mại khác không cần xin phép bản quyền với đIũu kiện phảI đảm bảo trích dẫn nguồn đầy đủ Nghiêm cấm tái xuất bản ấn phẩm này cho các mục đích thương mại khác mà không được sự cho phép bằng văn bản của cơ quan giữ bản quyền

Trang 3

Lời nói đầu

'Xây dựng khu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên bằng phương pháp sinh thái học cảnh quan' (PARC)

là một dự án hợp tác giữa chính phủ Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên hợp quốc (UNOPS) phối hợp với Cục kiểm lâm (FPD) triển khai thực hiện Dự án được thực hiện thông qua các hợp

đồng phụ với Scott Wilson Asia-Pacific Ltd., Nhóm Môi trường và Phát triển, Công ty tài nguyên và tái tạo rừng Quá trình thực hiện dự án phối hợp cán bộ chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã, và cán bộ của khu bảo tồn, nhân dân địa phương Dự án PARC được tài trợ bởi Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và UNDP/TRAC, nằm trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF)

Mục tiêu của dự án PARC nhằm xây dựng một mô hình trình diễn về bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học phong phú ở Việt Nam thông qua bảo vệ các sinh cảnh tự nhiên Sử dụng phương pháp tiếp cận sinh thái học sinh cảnh để liên hệ các mục đích sử dụng đất trong hệ thống các vùng bảo tồn nghiêm ngặt, vùng đệm, rừng tái sinh Dự án sẽ làm giảm và xóa bỏ các nguy cơ đe dọa đa dạng sinh học thông qua kết hợp mục tiêu bảo tồn và phát triển Hai địa điểm đã được chọn làm thử nghiệm mô hình dự án PARC Điểm thứ nhất là Vườn quốc gia Yok Don, Tây Nguyên Điểm thứ hai là Vườn quốc gia Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) và Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) ở miền Bắc Việt Nam

Trọng tâm của dự án PARC là tiến hành chương trình bảo tồn và phát triển cụ thể sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng và cán bộ địa phương Do đó việc tiến hành các hoạt

động dự án được xem như là các công cụ để xây dựng năng lực cho cộng đồng Đáp ứng nhu cầu tăng cường năng lực tổ chức của Vườn quốc gia Ba Bể và Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, Dự án tập trung xây dựng năng lực kỹ thuật, quản lý và thực hiện công việc trên thực địa cho cán bộ bảo tồn Dự án cũng chú ý đến các khía cạnh lập kế hoạch, thực hiện và giám sát sinh thái, bảo tồn và các dịch vụ khuyến nông cộng đồng, bao gồm cả các hoạt động tạo thu nhập có tiềm năng Cộng

đồng địa phương đóng vai trò trung tâm trong tất cả các hoạt động của dự án Vì vậy, hoạt động của dự án phải theo phương pháp tiếp cận có sự tham gia Qua đó, người dân địa phương được khuyến khích thể hiện nhu cầu, mong muốn, và những quan tâm đối với các hoạt động của dự án,

do đó họ có thể tham gia lập kế hoạch và xây dựng dự án

Tài liệu này

Đây là báo cáo về phát triển cộng đồng của dự án PARC tại Yok Đôn Những khuyến nghị trình bày dưới đây là những hướng dẫn cơ bản cho công tác phát triển cộng đồng tại Vườn Quốc gia Yok

Đôn Các kế hoạch công việc, khuyến nghị, gợi ý được trình bày trong báo cáo này là những chỉ dẫn cơ bản để thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ dự án PARC Tuy nhiên, các chỉ dẫn cũng không thể tránh được sự điều chỉnh, thay đổi về quy mô, thời gian, và chiến lược thực hiện Những

lý do dẫn đến điều chỉnh là do áp dụng phương pháp tiếp cận tổng hợp bảo tồn đa dạng sinh học

và phát triển kinh tế-xã hội của dự án PARC, nên dự án phải cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau để

đảm bền vững cho các hoạt động của dự án PARC, vì vậy mà một sự thay đổi về điều kiện vật lý, sinh học và kinh tế-xã hội đều ảnh hưởng đến chiến lược tổng thể thực hiện dự án PARC

Quản đốc hiện trường

Dự án PARC Yok Đôn

Trang 4

1 Mở đầu 13

3.3.5 Thu nhập và mức giàu có (tài sản) - So sánh trên số liệu cơ bản của năm

3.3.6.2 Các hoạt động sản xuất và năng suất theo báo cáo RUP 31

Trang 5

4.3.5.2 Các công trình vệ sinh nông thôn và các điểm lấy nước sạch 72

4.3.7.1 Vị trí của chương trình phát triển cộng đồng trong chiến lược

Phụ lục 4 Xác định các hợp đồng tư vấn để hỗ trợ công việc phát triển của chương

Trang 6

Phụ lục 9 Công tác giám sát và đánh giá của Phòng NNPTNT và danh lục các loại

Phụ lục 10-2 Phương pháp chế biến sau thu hoạch đối với các sản phẩm nông nghiệp

Phụ lục 10-4 Bảo tồn nội vi tính đa dạng sinh học nông nghiệp ở vùng đệm của Vườn

Phụ lục 10-5 Buôn Đrăng Phôk, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn (Chuyên gia Nông

nghiệp) 356 Phụ lục 10-6 Phân tích chi phí lợi nhuận của một số cây trồng chính (cố vấn nông

nghiệp) 359 Phụ lục 10-7 Đánh giá năng lực nước để nuôi trồng thủy sản tại các xã Ea Huar và

Phụ lục 10-8 Hỗ trợ nông dân khởi động các hoạt động liên quan đến nghề cá và

nghiên cứu phướng thức tốt nhất cho mô hình nghề cá tại các xã Ea

Phụ lục 10-9 Đào tạo về phát triển nghề cá cho cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện và

Phụ lục 10-10 Nghiên cứu về mô hình chăn thả trong và xung quanh Vườn Quốc gia

Phụ lục 10-11 Thử nghiệm về chăn nuôi gia súc cải tiến và giảm sức ép của chăn thả

gia súc lên VQG YĐ ở các xã Krông Na và Ea Huar (Cố vấn về chăn thả

Bảng 3-4: Diện tích đất canh tác trung bình của mỗi hội gia đình tại các thôn buôn,

Bảng 3-5: Sử dụng đất ở huyện Buôn Đôn so với tình hình chung của tỉnh Đăk Lăk

Bảng 3-7: Tình hình sản xuất một số loại cây lương thực và công nghiệp tại huyện

Bảng 3-9: Phân loại tình trạng kinh tế - xã hội của các hộ gia đình được áp dụng

Bảng 3-10: Tỷ lệ các hộ gia đình có kinh tế thấp, trung bình và cao ở các xã Ea Huar

Bảng 3-11: Số hộ và phần trăm số hộ người Kinh và các dân tộc thiểu số ở xã Ea

Trang 7

Bảng 3-12: Phần trăm số hộ có kinh tế thấp, trung bình và cao người Kinh và người

dân tộc thiểu số ở các xã, liên quan đến tổng số người Kinh so với người

Bảng 3-13: Số lượng và phần trăm các hộ có kinh tế thấp và trung bình tại các xã

Bảng 3-16: Năng suất lúa, điều và ngô liên quan đến tỷ trọng thành phần dân tộc

của các thôn buôn; Các thôn buôn được sắp xếp từ thấp lên cao theo tỷ

lệ phần trăm số hộ dân tộc ít người 32 Bảng 3-17: Tổng quan cảc hình thức tín dụng và vốn vay ở vùng đệm VQG YĐ;

Bảng 3-19: Các nhóm hoạt động chính và các dạng hoạt động được sử dụng để

Bảng 3-20: Các nhóm hoạt động chính và các dạng hoạt động được sử dụng trong

Bảng 3-22: Các điểm mạnh và điểm yếu của Nhóm Phát triển Cộng đồng của Dự án

PARC và các hoạt động cần thiết để tăng cường năng lực cho nhóm 43

Bảng 3-25: Các điểm mạnh và điểm yếu của Phòng NNPTNT trên quan điểm của

Bảng 4-1: Danh sách một số giống cây trồng và hệ thống canh tác Dự án PARC

Bảng 4-3: Sơ bộ thiết kế giống cây trồng - hệ thống canh tác có thể ứng dụng tại

Bảng 4-4: Lựa chọn các mô hình nông lâm kết hợp đồng thời hoặc liên tục có thể

ứng dụng ở vùng đệm của VQG YĐ (dựa trên thông tin của Trung tâm

Bảng 4-6: Chức năng của ao cá và lồng cá trong tiến trình phát triển cộng đồng 60 Bảng 4-7: Khái quát các hoạt động tạo nguồn thu nhập thay thế đã được xác định 63 Bảng 4-8: Các giống cây trồng nông nghiệp, các sản phẩm và các hoạt động kinh

Bảng 4-9: Các khía cạnh trong việc chăn nuôi đại gia súc tập trung ở buôn Đrăng

Phôk 69 Bảng 4-10: LSPG được sử dụng tại buôn Đrăng Phôk; nguồn: Bảo Huy et al.,

04/2002 70 Bảng 4-11: Nhiệm vụ và cam kết tài chính của các bên khác nhau trong việc cung

cấp hạ tầng vệ sinh nông thôn cho khu định cư mới ở xã Krông Na 72

Bảng 4-13: Lịch công tác của Nhóm Công tác Cộng đồng trong chương trình chung

Bảng 4-15: Đễ xuất các đào tạo cho Nhóm Phát triển Cộng đồng để cung cấp một

Bảng 4-16: Bốn lựa chọn để bổ sung kiến thức về nông lâm kết hợp cho Nhóm Phát

Trang 8

Nhóm Phát triển Cộng đồng và các đào tạo riêng về Quản lý Sâu bệnh

Bảng 4-20: Khái quát các Hoạt động Xác định Công cụ; diễn giải trong phần nội

dung 86 Bảng 4-21: Định nghĩa các tiêu chí chính để đánh giá các hoạt động và biện pháp

Bảng 4-22: Ma trận đánh giá các hoạt động và biện pháp can thiệp của Dự án PARC 105

12/2002) 117 Hình 7-7: Ruộng lúa được tưới tiêu ở xã Ea Mar qua hệ thống thủy lợi Đăk Min (ảnh

Hình 7-8: Ruộng lúa được tưới tiêu ở vùng đệm VQG YĐ (ảnh của Cố vấn về Cơ sở

Trang 9

Hình 7-12: Tổn thất lúa sau thu hoạch do phơi lúa trên đường ô tô - hạt thóc dính

vào bánh xe hay bị vỡ khi xe đi qua - ảnh trên đường ô tô ở Ea Huar

Các bản đồ

Bản đồ 8-2: Vùng trọng tâm của Chương trình Phát triển Cộng đồng Dự án PARC -

Bản đồ 8-3: Vùng trọng tâm của Chương trình Phát triển Cộng đồng Dự án PARC -

Bản đồ 8-4: Các kiểu thảm thực vật chính ở vùng Đông Nam á (theo Vidal, 1997) 128

Bản đồ 8-7: Bản đồ vẽ tay năm 2000 với các diện tích trồng trọt bên trong VQG YD 130 Bản đồ 8-8: Tổng quan các ruộng có tưới tiêu phải chịu sự thiếu duy tu, đập Đăk Har

đã quy hoạch, các diện tích được tưới tiêu và giai đoạn hai 200 ha quy

Bản đồ 8-11: Các vùng nghiên cứu để xác định phỏng đoán sức ép về kiếm ăn của

Các bảng phụ lục

Bảng phụ lục 9-2: Tổng quan xếp loại việc tăng tài sản/thu nhập theo tổng tài sản/thu nhập

Trang 10

liệu 1999 không được gộp vào do không phải tất cả mọi người đều được

Bảng phụ lục 9-6: Mức giảm tài sản và thu nhập theo hộ và theo đầu người 151

Bảng phụ lục 9-8 Các loại hóa chất bảo vệ thực vật đã được nhà nước phê chuẩn 327

Bảng phụ lục 9-11 Kết quả điều tra của Nhóm Phát triển Công đồng Dự án PARC vào

Bảng phụ lục 9-12 Các nguyên nhân làm nghề nuôi cá phát triển chậm tại Ea Huar và

Bảng phụ lục 9-13 Các tiềm năng phát triển nghề cá tại Ea Huar và Krông Na 363

Bảng phụ lục 9-20: Phiếu thông tin M&E để điều tra về các ao cá và việc điều hành trong

Bảng phụ lục 9-23: Ước tính chi phí - lợi nhuận trong một năm nuôi cá trong một ao nước

Bảng phụ lục 9-31: Số lượng đại gia súc và diện tích chăn thả ở 12 thôn vùng đệm VQG YĐ 381

Bảng phụ lục 9-36: Các mục tiêu/kết quả và hoạt động cho các thử nghiệm cải thiện việc

Bảng phụ lục 9-45: Ngân sách cho việc thử nghiệm cải thiện năng suất đồng cỏ tự nhiên 393

Trang 11

11

Bảng phụ lục 9-49 Số liệu về thiết kế các kênh Nà Xược 397

Bảng phụ lục 9-53 Ước tính kinh phí cho một công trình vệ sinh (ì103

VNĐ) (không kể nguồn nước) 399

Bảng phụ lục 9-57 Đề xuất các điểm lấy nước 402

Danh lục Đồ thị phụ lục

Đồ thị phụ lục 9-1: Đóng góp của các nhóm hoạt động chính vào tổng tích lũy tài sản hàng

năm của thôn buôn tính bằng USD trong năm 1999, xếp thứ tự thôn theo

Đồ thị phụ lục 9-2: Đóng góp của các nhóm hoạt động chính vào tổng tích lũy tài sản hàng

năm của thôn buôn tính bằng USD trong năm 1999, xếp thứ tự thôn theo mức tăng tài sản/ đầu người 155

Đồ thị phụ lục 9-3: Đóng góp của các nhóm hoạt động chính vào tổng tích lũy tài sản hàng

năm của thôn buôn tính bằng phần trăm trên tổng số năm 1999, xếp thứ

Đồ thị phụ lục 9-4: Đóng góp của các nhóm hoạt động chính vào tổng tích lũy tài sản hàng

năm của thôn buôn tính bằng phần trăm trên tổng số năm 1999, xếp thứ

tự thôn theo mức tăng tài sản/đầu người 156

Đồ thị phụ lục 9-5: Đóng góp của các nhóm hoạt động hoạt động vào rừng vào tổng tích lũy

tài sản năm 1999 của thôn, xếp thứ tự thôn theo mức tăng tài sản/hộ 156

Đồ thị phụ lục 9-6: Đóng góp của từng loài gia súc trong tổng tài sản chăn nuôi năm 1999

Đồ thị phụ lục 9-7: Đóng góp của từng loài gia súc trong tổng tài sản chăn nuôi năm 1999

tính bằng phần trăm, xếp thứ tự thôn theo mức tăng tài sản/hộ 156

Đồ thị phụ lục 9-8: Đóng góp của từng giống cây trồng trong tổng tài sản chăn nuôi năm

1999 tính bằng USD, xếp thứ tự thôn theo mức tăng tài sản/hộ 156

Đồ thị phụ lục 9-9: Đóng góp của từng giống cây trồng trong tổng tài sản chăn nuôi năm

1999 tính bằng phần trăm, xếp thứ tự thôn theo mức tăng tài sản/hộ 157

Đồ thị phụ lục 9-10: Thay đổi trong tổng tài sản theo thôn buôn (%), tài sản theo đầu người

Đồ thị phụ lục 9-11: So sánh với các hoạt động chính điểm số năm 2002 với số liệu 1999; số

liệu 2002 cho điểm từ 1 (cao nhất) đến 8 (ít quan trọng nhất); đồ trị này

đảo lại (1 thành 10 và 8 thành 2) để thang cho điểm dễ hiểu hơn 158

Đồ thị phụ lục 9-12: Thay đổi tổng thu nhập theo thôn(%), thu nhập theo đầu người và số nhân khẩu

Đồ thị phụ lục 9-13: Số hộ và số nhân khẩu của mỗi thôn trong các năm 1999 và 2002 159

Đồ thị phụ lục 9-15: Tăng số lượng và phần trăm số hộ và đầu người 160

Đồ thị phụ lục 9-16: Mức tích lũy tài sản và mức thu nhập theo hộ và theo đầu người trong

Trang 12

BAP Kế hoạch Hành động Đa dạng Sinh học

Bộ NNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn

ha Héc-ta

Viện ĐTQHR Viện Điều tra Quy hoạch Rừng

Các hình ảnh minh họa do tác giả thực hiện, nếu sử dụng minh họa từ nguồn khác sẽ đ−ợc nêu rõ Bản đồ do Nhóm GIS của Dự án PARC lập bằng kỹ thuật GIS

Trang 13

Báo cáo Công tác của Chuyên gia Phát triển Cộng đồng, tháng 12/2002 đến tháng 01/2003

1 Mở đầu

13

Ghi chú về số liệu thể hiện trong báo cáo này

Báo cáo đưa ra các thông số cơ bản về địa mạo học, nhân khẩu học và kinh tế - xã hội, là các thông số được xác định là sẽ cần thiết cho các thảo luận và kết luận tiếp theo trong báo cáo rà soát này Chi tiết về các thông số và số liệu gốc có thể tra cứu trong các tài liệu thao khảo ở phần nội dung

Các tệp thông tin

Báo cáo này đi cùng một số tệp thông tin sau:

• Tệp MS Access database: YNDP Mission Report Activity and Livelihood.mdb Tệp này

chứa cơ sở dữ liệu về các hoạt động thu thập trong các Báo cáo Phát triển Thôn buôn và

bổ sung thêm thông tin về các hoạt động tạo nguồn thu nhập thay thế Báo cáo về vấn

đề này được trình bày trong Phụ lục 6, Phụ lục 8 Các chi tiết hơn trong cơ sở dữ liệu

• Tệp MS Excel: YNDP Mission Report Activity determination.xls Tệp này có thông tin về

công cụ xác định hoạt động và kế hoạch hành động Công cụ xác định hoạt động được thiết kế và lên trang cho khổ giấy A2 Một tuyển chọn được trình bày trong Bảng 4-20 Kế hoạch hành động được tóm tắt trong trong Bảng 4-23 và trình bày trong Phụ lục 7

Chính tả

Cách viết tên của các địa danh khác nhau được thực hiện một cách nhất quán nhất có thể Tuy nhiên, nhất là trong các phụ lục, đôi khi tên của các thôn buôn được sử dụng vẫn khác với trong phần nội dung Điều này không thể tránh được do thiếu thời gian dành cho việc biên tập

Lời cám ơn

Chuyên gia thực hiện báo cáo này mong muốn được cám ơn ông Ngô Tiến Dũng, Giám đốc Vườn Quốc gia Yôk Đôn, về sự nhiệt tình, sự đón tiếp đồng hậu và ủng hộ chúng tôi trong thời gian thực hiện công việc

Tác giả cũng mong muốn được cám ơn toàn bộ các nhân viên dự án PARC Yôk Đôn và cán

bộ Vườn Quốc gia Yôk Đôn đã tiếp đón và nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong việc xây dựng báo cáo này Chúng tôi đặc biệt cám ơn Nhóm Công tác Phát triển Cộng đồng Nếu không

có sự hiểu biết, những cuộc thảo luận nhiệt tình và sự sẵn sàng giúp đỡ của ông Trần Trung Dũng, Thư ký Dự án PARC Yôk Đôn, sự hỗ trợ và hợp tác hết mình với những kiến thức sâu sắc của Trưởng nhóm Công tác Phát triển Cộng đồng Nguyễn Văn Nam, báo cáo này sẽ không thể hoàn thành Chúng tôi cũng xin cám ơn ông Nô Tam, Nhóm Công tác Phát triển Cộng đồng, đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho báo cáo

Tác giả xin cám ơn ông Ngô Sỷ Kỷ, Trưởng phòng NNPTNT, và ông Khăm Phon Lào, Trưởng phòng Khuyến nông - Khuyến lâm huyện Buôn Đôn đã nhiệt tình hợp tác trong thời gian thực hiện báo cáo

Tác giả cũng đã nhận được sự giúp đỡ của các chuyên gia cùng tham gia phỏng vấn về tình trạng phát triển và cơ hội can thiệp ở hai xã trong vùng nghiên cứu, ông Nguyễn Văn Hiền,

ông Huỳnh Mai, bà Nguyễn Thị Thu Hè, ông Văn Tiến Dũng, ông Trương Tấn Khanh, bà Tuyết Hoa Niêkđăm và ông Trần Ngọc Kham

Tác giả cũng muốn được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Bảo Huy và TS Võ Hùng, Đại học Tây Nguyên tại Buôn Ma Thuột, đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn quan điểm về quản lý rừng và lâm nghiệp xã hội Công việc tuyệt vời mà các vị đã làm tại buôn Đrăng Phôk và vùng đệm, mối quan hệ bền chặt giữa các cộng đồng và cán bộ quản lý lâm nghiệp, đã giúp chúng tôi hình thành tiếp cận cho chiến lược quản lý vùng đệm và lập ra các kế hoạch hoạt

động như trình bày trong báo cáo này Chúng tôi cũng hy vọng rằng báo cáo này sẽ góp

Trang 14

phần củng cố mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Dự án PARC Yôk Đôn và Đại học Tây Nguyên và sự tham gia lâu dài của TS Bảo Huy và TS Võ Hùng vào các hoạt động của Vườn Quốc gia Yôk Đôn và vùng đệm

Tác giả xin được cám ơn ông Markus Madeja, cố vấn về du lịch của Dự án PARC Yôk Đôn Các cuộc thảo luận với ông cùng những kiến thức và hiểu biết sâu sắc về khu vực Yôk Đôn của ông đã giúp chúng tôi hình thành những ý tưởng cơ bản về vùng đất tươi đẹp này

Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Giám đốc Hiện trường Dự án PARC Yôk Đôn, ông Colin McQuistan và Giám đốc Dự án PARC, ông Fernando Potess, về những chỉ dẫn chi tiết và sự giúp đỡ nhiệt tình đối với chúng tôi trong thời gian thực hiện hợp

đồng tư vấn này

Trang 15

Báo cáo Công tác của Chuyên gia Phát triển Cộng đồng, tháng 12/2002 đến tháng 01/2003

2 tóm tắt

15

2.1 Nhiệm vụ này

Tài liệu này trình bày những phát hiện và thảo luận của nhiệm vụ đầu tiên trong dự án tư vấn nhằm rà soát quá trình và xây dựng một cơ chế phù hợp để hỗ trợ việc Phát triển Cộng đồng

ở vùng đệm của Vườn Quốc gia Yôk Đôn, bao gồm cả các hoạt động sinh kế nông nghiệp và phi nông nghiệp Nhiệm vụ này được thực hiện trong hai tháng, bắt đầu vào ngày 19/11/2002

và ban đầu dự định kết thúc vào 18/01/2003 Tuy nhiên, do thiếu các tài liệu cần thiết và phải

đợi thảo luận với Giám đốc Hiện trường khi ông này quay lại làm việc sau một thời gian vắng mặt, việc kết thúc dự án đã hoãn lại đến ngày 29/01/2003

Trong hai năm rưỡi của Dự án PARC Yôk Đôn, đã có hai đợt thu thập số liệu tại thôn buôn

được thực hiện Trong năm 2000, đã tiến hành thu thập số liệu cơ bản về cấu trúc và kinh tế - xã hội của các thôn buôn Năm 2002, quá trình Quy hoạch Sử dụng Tài nguyên có sự tham gia (PRUP) đã được khởi động, quy trình này thực hiện việc thu thập các thông tin chi tiết hơn

về dân số, mức sống, phân bổ và nguồn thu nhập, và cách thức sử dụng tài nguyên

Chương trình Phát triển Cộng đồng của Dự án PARC Yôk Đôn dựa phần lớn vào các số liệu trên làm công cụ để hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động can thiệp của chương trình Bước

đầu tiên trong nhiệm vụ này là rà soát và phân tích các số liệu đã có để xác định các chiều hướng trong sử dụng tài nguyên, phân bổ thu nhập và nguồn thu nhập, và xác định làm thế nào để cải thiện quá trình thu thập, giám sát và đánh giá bộ số liệu

Nhóm Phát triển Cộng đồng đã sự dụng các số liệu thu thập được để đưa ra mười bốn bản

Kế hoạch Phát triển Thôn buôn cho từng thôn tại hai xã Ea Huar và Krông Na Kết quả của các bản kế hoạch này đã được biên tập, liệt kê và phân tích để xác định các biện pháp can thiệp tốt nhất có thể cho Dự án PARC Yôk Đôn Các phân tích đã xác định mối quan hệ giữa công tác bảo tồn với mỗi hoạt động hay nhóm hoạt động, các ưu tiên hay các chương trình

đã được quy hoạch của Nhà nước, các tiêu chí môi trường và xã hội và ước tính hiệu quả tối

ưu của các biện pháp can thiệp

Các phân tích này đã được bổ sung bởi sự tham gia đóng góp của nhiều cố vấn trong nước chịu trách nhiệm theo dõi về các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, nông lâm kết hợp, thủy sản, nuôi và chăn thả gia súc và phát triển cơ sở hạ tầng

Dựa trên các bản thống kê và bản đồ sử dụng đất do Dự án PARC Yôk Đôn thực hiện, các báo cáo tư vấn và quan sát hiện trường, một tiếp cận khái niệm được xây dựng để định hướng các biện pháp can thiệp Tiếp cận khái niệm được xây dựng dựa trên tiếp cận sinh thái cảnh quan (cũng là tiếp cận cơ sở của dự án PARC) Tiếp cận này coi khu bảo vệ và vùng

đệm của nó như một cảnh quan, mỗi cảnh quan có các mục đích, đặc trưng và triển vọng riêng của nó Các mục tiêu và mục đích chiến lược và việc xây dựng các tiêu chí lựa chọn tuân thủ theo tiếp cận này

2.2 Quy mô của nhiệm vụ này

2.2.1 Các mục tiêu chính

Rà soát hiện trạng phát triển cộng đồng

Bộ số liệu RUP và các Kế hoạch Phát triển Thôn buôn đã được rà soát và phân tích Một nhóm các cố vấn trong nước đã được triển khai để theo dõi các mảng nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, đánh bắt thủy sản và chăn nuôi gia súc nhằm giúp cho việc xác định các cơ hội phát triển và xây dựng các chiến lược phát triển Hàng loạt các hoạt động trình diễn đã được xây dựng trong các lĩnh vực chăn thả gia súc và nuôi trồng thủy sản để tối ưu hóa việc sử dụng vùng đệm Dựa trên các thảo luận với Nhóm Phát triển Cộng đồng của Dự án PARC Yôk

Trang 16

Đôn, Phòng NNPTNT huyện, báo cáo của các cố vấn và thăm quan thực tế, việc tiếp cận thành phần nông dân đầu mối để chuyển tải các hoạt động đã được xem xét lại Dựa trên báo cáo về cơ sở hạ tầng, các cơ hội cho Dự án PARC Yôk Đôn can thiệp ở mức độ cảnh quan trong khi hỗ trợ phát triển đã được xác định bao gồm cả các hoạt động giáo dục, điểm lấy nước sinh hoạt và hệ thống vệ sinh nông thôn Đã lập danh sách các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, mô tả nhu cầu đào tạo của các nhóm này để có

được một sự hợp tác một cách thành công với dự án

Phát triển nông nghiệp

Dựa trên các tài liệu đã có, các chuyến thăm thực địa và các báo cáo của chuyên gia, đã tiến hành rà soát cơ cấu và hệ thống mùa vụ hiện có trong khu vực dự án Đã xây dựng được một tổng quan về các cây trồng thay thế, định hướng vào các hệ thống canh tác dựa vào cây lâm công nghiệp và mô hình đa dạng hóa mùa vụ, bao gồm các hệ thống canh tác hỗn hợp có hiệu quả hơn Một tiếp cận cảnh quan được thực hiện làm cơ sở cho việc rà soát này Có thể thấy rằng các vùng đất còn rừng ở vùng đệm đã bị chặt phá và thay thế bằng canh tác các loại cây trồng không phủ hợp Đã xác định được các lĩnh vực cần có các tư vấn để hỗ trợ việc xây dựng các bản đồ tiềm năng vùng đệm chi tiết hơn, đặc biệt là cần có một nhóm các chuyên gia sinh thái lâm nghiệp/cảnh quan, một chuyên gia về thổ nhưỡng và nhóm chuyên gia lâm nghiệp xã hội Nỗ lực này sẽ đưa ra được bản đồ chức năng cho khu vực về sử dụng thích hợp, ngăn chặn sự xuống cấp về đất đai và thổ nhưỡng, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên Ngoài ra cần có tư vấn để hỗ trợ và hướng dẫn việc thực hiện các dự án trình diễn và hướng dẫn Nhóm Phát triển Cộng đồng của Dự án PARC Yôk Đôn trong việc thực hiện các hoạt động này Đã tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo cho phòng NNPTNT huyện và bản thân Nhóm Phát triển Cộng đồng của Dự án PARC Yôk Đôn

Thu nhập thay thế

Đã lập được danh sách các nguồn tạo thu nhập bổ sung có thể Có rất nhiều khả năng đã

được xác định cho các nghiên cứu sâu hơn trong thời gian trước mắt dựa trên các khả năng hiện có Đã xác định được nhu cầu tư vấn để bắt đầu việc xây dựng các dự án cho lĩnh vực này

Quy hoạch

Đã dự thảo được một khung để xác định các hoạt động phù hợp Khung này sẽ được sử dụng như một công cụ để thảo luận với các bên liên quan nhằm tạo ra một quan điểm chung về các hoạt động nào, được thực hiện ở đâu là tốt nhất Khung này được xây dựng dựa trên thực

tế là sự nghèo đói ở vùng đệm của Vườn Quốc gia Yôk Đôn (VQG YĐ) không phải là chỉ số công cụ thích hợp để định hướng can thiệp: sự nghèo đói là khá phổ biến và các hộ gia đình giàu hơn có tác động lớn hơn đối với thảm thực vật ở vùng đệm Thay vào đó, các hoạt động

sẽ được định hướng qua các nhóm đối tượng và tầm ảnh hưởng của họ

2.2.2 Các khó khăn hạn chế

Quá trình thực hiện nhiệm vụ này gặp khá nhiều cản trở làm anh hưởng đến quy mô của kết quả đầu ra Đó là:

• Các kế hoạch phát triển thôn buôn hoàn thành chậm Các số liệu RUP và báo cáo quy

hoạch được biên soạn và phác thảo trong cùng quá trình thực hiện nhiệm vụ này và việc dịch thuật cũng được thực hiện cùng thời gian Điều này đã cản trở việc hoàn thành tổng quan đúng thời gian Báo cáo tóm tắt cho xã Krông Na chưa được hoàn thành trong thời gian thực hiện nhiệm vụ này

• Các cán bộ tham gia thực hiện RUP không thực hiện hợp đồng một cách liên tục Báo

cáo RUP đã được thực hiện và phác thảo cho mỗi xã, việc này được giao cho hai cán bộ của Nhóm Phát triển Cộng đồng Cán bộ chịu trách nhiệm về xã Ea Huar đã nghỉ việc

Trang 17

Báo cáo Công tác của Chuyên gia Phát triển Cộng đồng, tháng 12/2002 đến tháng 01/2003

2 tóm tắt

17

đến các báo cáo nói trên không hoàn thành đúng dự kiến mà còn ảnh hưởng đến phần các báo cáo về xã Ea Huar đã không được hoàn thiện như mô tả trong kế hoạch

• Trình bày số liệu Do khối lượng công việc quá lớn, nhiều khó khăn và hạn chế về thời

gian và nhân lực như đã trình bày ở trên, các bảng biểu trong các báo cáo được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau và các bảng biểu trong các báo cáo dịch rất khó đọc do thay

đổi về phân trang Việc này gây ra nhiều khó khăn cho việc đọc và hiểu các báo cáo

• Dịch thuật Việc dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh thường là khó, dẫn đến việc sử dụng

các khái niệm tiếng Anh truyền đạt sai nội dung của phần tiếng Việt trong báo cáo Điều này cũng phức tạp hơn bởi nhiều dịch giả đã được thuê tham gia dịch thuật dẫn đến có nhiều khái niệm bị dịch theo nhiều cách khác nhau, điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc hiểu và diễn giải các kết quả trình bày trong báo cáo

• Giám đốc Hiện trường vắng mặt Giám đốc Hiện trường của Dự án PARC Yôk Đôn đã có

một thời gian vắng mặt trong khi thực hiện nhiệm vụ này Do vậy, việc thảo luận giữa kỳ

về các kết quả trung gian không được thực hiện đúng tiến độ Hạn chế do việc này gây ra

đã giảm đi do việc kéo dài thêm thời gian thực hiện nhiệm vụ so với kế hoạch ban đầu là hai tháng, nhờ vậy Giám đốc Hiện trường đã có thể thảo luận và chỉ đạo trong một tuần rưỡi cuối cùng của nhiệm vụ

Do các lý do trên, sau khi thảo luận với Giám đốc Hiện trường, đã quyết định sửa lại Điều khoản Tham chiếu (Phụ lục 1) là, xây dựng một khung để xác định các nhóm đối tượng và các hoạt động liên quan thay cho việc lập một Kế hoạch Hoạt động cho thời gian 24 tháng Trên cơ sở của khung này, một kế hoạch hành động bước đầu đã được xây dựng, nhưng kế hoạch này phải đơn giản vì lý do được trình bày trong phần 4.5.1

Cũng như vậy, khi thảo luận với Giám đốc Hiện trường, hội thảo dự tính ban đầu cũng được hủy bỏ Do mục tiêu chính của hội thảo này là đánh giá ý kiến của các bên liên quan và sự tham gia của phòng NNPTNT huyện Mục tiêu này được thay thế bằng các cuộc thảo luận và phỏng vấn với phòng NNPTNT huyện và các thành viên của Nhóm Phát triển Cộng đồng

Do không thể soạn thảo kế hoạch làm việc, nên việc xây dựng chi tiết về các biện pháp can thiệp và các lĩnh vực liên quan, ngoại trừ đề xuất các dự án trình diễn, chưa thực hiện được

2.3 Kế hoạch làm việc và các hoạt động của nhiệm vụ

Kế hoạch làm việc và các hoạt động của nhiệm vụ được bổ sung vào báo cáo ở Phụ lục 2

2.4 Kiến nghị

Các kiến nghị được thảo luận trong báo cáo và đã dẫn đến việc xây dựng chiến lược trong Phần 4

Trang 18

3 Phạm vi làm việc của Nhóm Phát triển Cộng đồng của Dự

án PARC Yôk Đôn

3.1 Bối cảnh lịch sử và hành chính

Yôk Đôn ban đầu được quyết định thành lập là một khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích 58.200 ha, mục tiêu nguyên tắc là để bảo vệ các loài động vật hiếm, đặc biệt các loài móng guốc đã được khẳng định có phân bố tại vùng núi Yôk Đôn trong giai đoạn 1976-1985 Ranh giới cũ được xác

định dựa trên ranh giới các tiểu khu khai thác của lâm trường, địa giới hành chính và phần nào thể hiện mục tiêu bảo vệ an ninh quốc gia Khu Bảo tồn Thiên nhiên chính thức được công nhận nâng cấp thành Vườn Quốc gia vào năm 1992 với ranh giới vẫn được giữ như cũ (Bản đồ 8-1) Trong những năm 1990, do cân nhắc đến khả năng của vườn trong việc bảo vệ khu hệ thú móng guốc lớn, hàng loạt các đề xuất mở rộng vườn đã được đưa ra và là cơ sở cho nhiều cuộc thảo luận giữa VQG YĐ với tỉnh Đăk Lăk vào cuối thập kỷ 90 Điều này dẫn đến việc trình đề xuất mở rộng VQG YĐ vào năm 1998 Đề xuất này đệ trình việc mở rộng thêm một diện tích là 61.460 ha, phần lớn nằm về phía bắc của ranh giới VQG YĐ cũ Phần mở rộng phía bắc thuộc địa phận các xã Ea Bung và Chư Ma Lanh bao gồm diện tích đến thời điểm đó đang thuộc sự quản lý của các lâm trường quốc doanh Buôn Đrăng Phôk và Buôn Đôn Các lâm trường này đều đã bị khai thác mạnh trên quy mô lớn và hầu như không còn giá trị khai thác thương phẩm (PARC Yôk Đôn, 03/2002.) Hầu hết các lâm trường gần đây đã hợp nhất thành một lâm trường duy nhất là Ea Tul (theo lời ông McQuistan, C.) Chương trình Phát triển Cộng đồng của Dự án PARC đã chọn các xã Ea Huar và Krông Na là trọng tâm hoạt động (Bản đồ 8-2) Mỗi xã này đều có bảy thôn (Bản đồ 8-3) Buôn

Đrăng Phôk có một vị trí rất đặc biệt do nó nằm trong khu bảo vệ như một vùng đất cô lập Đã có rất nhiều buôn ở bên trong ranh giới khu bảo vệ trước khi nó được thành lập, nhưng đáng chú ý nhất vẫn là vị trí tách rời hẳn của Buôn Đrăng Phôk Vị trí hiện nay của buôn này không chắc chắn

sẽ lâu dài do các nhà chức trách vườn quốc gia đã cho biết Nhà nước có cân nhắc việc di chuyển buôn ra khỏi khu bảo vệ trong kế hoạch tám đến mười năm tới Trong báo cáo này, theo ý kiến của nhóm quản lý Dự án PARC, có thể thấy là PARC xác định buôn này là một vùng đất cô lập và vị trí hiện tại của nó sẽ được giữ nguyên và sẽ có các hoạt động hỗ trợ bổ sung cho buôn trong chương trình phát triển cộng đồng của dự án

VQG YĐ có một số diện tích hiện vẫn là đất nông nghiệp do đã được canh tác từ trước khi thành lập vườn quốc gia Chiến lược này sẽ phân biệt giữa các hoạt động canh tác, chăn thả và khai thác lâm sản phi gỗ trước và sau khi thành lập khu bảo vệ

3.2 Bối cảnh về địa mạo, khí hậu và thảm thực vật

VQG YĐ và vùng đệm1

của nó nằm trong vùng Tây Nguyên của Việt Nam, đây là một vùng cao và

là một phần của khối núi Nam Trường Sơn Từ thành phố Buôn Ma Thuột đổ về phía Cam-pu-chia,

độ cao của vùng hạ thấp dần đến vùng bình nguyên đá sa thạch của Cam-pu-chia (Schmidt, 1974) Tầng đất tương đối nông với các vùng núi đá trồi lên, thảm thực vật chủ yếu là rừng thưa rụng lá theo mùa (Vidal, 1997) Bản đồ 8-4 trình bày phân bố của các kiểu thảm thực vật chính ở

Đông Nam á Tại VQG YĐ, có những khoảnh nhỏ rừng thường xanh, đáng chú ý nhất là núi Yôk

Đôn, tuy nhiên, phần lớn diện tích vườn quốc gia và vùng đệm thảm thực vật phủ ưu thế là rừng khộp (Bản đồ 8-5) Tại Việt Nam, chỉ có VQG YĐ còn có những diện tích lớn của kiểu rừng này, và

do đó, VQG có tầm quan trọng cao đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam Đặc biệt

ở vùng đệm, rừng ở nhiều nơi đã bị tác động nặng nề và rừng non đang bắt đầu tái sinh, đan xen với các diện tích lớn nhỏ đã bị phát quang để canh tác lúa hoặc các loại hoa màu khác Địa hình của vùng bao gồm một số đồi thấp và một số ngọn núi cao hơn chút ít, trong đó, nổi bật là núi Yôk

Đôn là điểm cao nhất trong vùng và một dãy đồi núi chạy từ đông sang tây ở phía bắc vườn quốc

1 Vùng đệm của VQG YĐ chưa được xác định Giả định ở đây là tất cả các thôn đề cập đến trong báo cáo

Trang 19

Báo cáo Công tác của Chuyên gia Phát triển Cộng đồng, tháng 12/2002 đến tháng 01/2003

3 Phạm vi làm việc của Nhóm Phát triển Cộng đồng của Dự án PARC Yôk Đôn

19

gia (Bản đồ 8-6) Có rất nhiều sông suối trong vùng, trong đó chỉ có Sông Sêrêpôk là tương đối lớn (thuyền bè có thể đi được) Khu vực này có hai mùa khô và mùa mưa rõ rệt Mùa khô kéo dài từ tháng mười/mười một năm trước đến tháng tư năm sau Lượng mưa trong các tháng mùa khô rất thấp, cộng thêm tầng đất nông và địa hình không bằng phẳng đã ảnh hưởng mạnh đến năng lực sản xuất nông nghiệp của vùng, đặc biệt là đối với canh tác lúa Ruộng tưới nước nhờ mưa chỉ có thể dùng để sản xuất vụ lúa một vụ, việc trồng lúa hai vụ phụ thuộc vào việc tưới tiêu chủ động Một khó khăn khác cho sản xuất nông nghiệp là đất ở đây tương đối nghèo Điều này cũng phản

ánh trong kết quả khảo sát RUP

3.3 Bối cảnh kinh tế - xã hội

3.3.1 Thu thập số liệu - quy hoạch sử dụng tài nguyên (RUP)

Dự án PARC khởi động vào năm 1999 Trong giai đoạn này, dự án đã thu thập số liệu về dân số, tăng trưởng dân số, mức sống và các nguồn sống và thu nhập Trong năm 2002, dự án được chuyển sang cho một nhóm quản lý mới và giai đoạn này bắt đầu tiếp cận Quy hoạch Sử dụng Tài nguyên (RUP) Tiếp cận RUP (còn gọi là PRUP hay Quy hoạch Sử dụng Tài nguyên có Sự tham gia) nhằm quy hoạch sử dụng đất một cách có hệ thống với sự tham gia của người dân vùng đệm Mục đích của nó là tạo ra sự hài hòa giữa và bảo tồn đa dạng sinh học phát triển kinh tế - xã hội (PARC Yôk Đôn, 11/2002) Với cách tiếp cận này, số liệu cơ sở được thu thập theo số liệu chi tiết

về đất đai và sử dụng tài nguyên để đưa ra quy hoạch sử dụng đất và các báo cáo kế hoạch phát triển thôn buôn Việc thảo luận bối cảnh kinh tế - xã hội hầu hết sử dụng các thông tin được thu thập và biên soạn qua RUP, nếu có thông tin từ nguồn khác sẽ được ghi chú rõ Thảo luận về tài sản và mức thu nhập (3.3.5) cũng có sử dụng số liệu thu thập vào năm 2000 Thảo luận về tiếp cận RUP cho VQG YĐ được trình bày chính thức trong phần 3.5

3.3.2 Dân số

Hai xã Ea Huar và Krông Na có tổng số 1.258 hộ dân với 6.048 nhân khẩu Tỷ lệ tăng dân số trung bình tại xã Ea Huar là 1,49% và xã Krông Na là 0,77% mỗi năm Mật độ dân số tính trên tổng diện tích của hai xã Ea Huar và Krông Na là 5 người trên một kilômét vuông Phần lớn diện tích của xã Krông Na nằm bên trong khu bảo vệ (Bản đồ 8-1) hầu như không có dân Mật độ dân số dựa trên diện tích các thôn buôn là 3,2 người trên 1 héc-ta hay 320 người trên một kilômét vuông (xem bảng 3-3) Các con số về mật độ dân số đưa ra trong Bảng 3-3 là ước tính Diện tích của các thôn và xã

được tính từ các bảng biểu trong các kế hoạch phát triển thôn buôn và các bảng khác nhau lại có cách thể hiện số liệu diện tích khác nhau Với một số trường hợp, các diện tích bên ngoài địa giới của thôn cũng được tính dẫn đến tổng số tính bằng héc-ta cao hơn con số thực tế Ví dụ, diện tích thực tế của xã Ea Huar (4.584 ha) nhỏ hơn so với tổng số tính toán trong Bảng 3 (4.651 ha) Rất có thể, số người trên một kilômét vuông do vậy sẽ cao hơn so với kết quả tính toán

Bảng 3-1 chỉ ra rằng người Kinh là nhóm dân tộc có số người nhiều nhất trong vùng (45% số hộ dân và 39% số nhân khẩu) Các nhóm dân tộc còn lại chiếm 55% số hộ, trong số đó, người M'nông (28%) và người Eđê (19%) là các nhóm có số hộ cao nhất Cần có điểm ghi chú ở đây là tuy người dân tự xác định mình vào một nhóm dân tộc, trong khi thực tế đã có những cộng đồng đa dân tộc

được hình thành và do vậy bản sắc dân tộc cũng chỉ còn giá trị tương đối Ví dụ là một thương nhân người Lào đã đến đây từ thế kỷ XIX và cưới vợ người Eđê (theo lời Madeja M.) Bảng 3-2 đưa ra số lượng nhân khẩu và số hộ của mỗi buôn cùng với năm thành lập buôn đó Năm thành lập các thôn buôn không có nghĩa là vào thời điểm đó đã có nhiều dân đến cư ngụ và chiếm cứ cả vùng rộng lớn, đó chỉ là thời điểm di rời chỗ ở hay buôn mới được hình thành từ một buôn cũ không tồn tại nữa (ví dụ các buôn Rếch A và Rếch B được hình thành do tách buôn Nà Ven) Tuy nhiên rõ ràng là người dân bản địa đã định cư tại đây vào đầu thế kỷ XIX

Nhiều dân tộc hiện vẫn sống theo chế độ mẫu hệ, theo đó, người đàn ông theo vợ của mình về làng của họ sau khi cưới Tại buôn Đrăng Phôk cũng như vậy, đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định có nên di rời hay để nguyên cho khu dân cư này tồn tại bên trong vườn Các nhà

Trang 20

chức trách vườn quốc gia lo lắng rằng việc phát triển buôn Đrăng Phôk sẽ cổ vũ các đôi lứa theo chế độ mẫu hệ đến định cư tại buôn (theo lời ông Ngô Tiến Dũng) Tuy việc việc di cư tự do từ các vùng khác đến đây đã được ngăn chặn, việc di cư loanh quanh trong phạm vi địa phương vẫn diễn

ra và khó có thể ngăn chặn, đặc biệt là nếu nó dựa trên cơ sở là văn hóa mẫu hệ như trình bày ở trên

Bảng 3-1: Tổng quan về thành phần dân tộc

Tổng ố

Dân Nà Xược cùng sống với dân các buôn Trí A, Đrăng Phôk và buôn Đôn tại đồng Nà Xược

Các Thôn 4, 5 và 7 được thành lập theo chương trình kinh tế mới của nhà nước

3.3.3 Phân bổ đất đai

Bảng 3-4 cho thấy phân bổ tổng quỹ đất theo các thôn buôn không thật đều nhau Con số thấp nhất là 15 ha ở Thôn 4, cao nhất là 12.771 ha cho buôn Ea Mar Con số này thực ra là do ruộng nương của nhiều buôn không nằm trong địa giới hành chính của buôn đó

Quỹ đất dành cho canh tác nông nghiệp cũng rất biến động, điều này cũng phản ánh nhiều khía cạnh: Thôn 4 theo liệt kê chỉ có 3 ha, hầu hết dân đều canh tác bên ngoài ranh giới của thôn, trong khi đó một thôn như Trí B sử dụng đến 141 ha, trong đó một phần lớn nằm trong khu bảo vệ Các báo cáo kế hoạch phát triển thôn buôn không trình bày rõ được điều này trong các bảng biểu Trong tài liệu (PARC Yôk Đôn, 03/2000), tổng số có 108 ha đất trồng trọt bên trong khu bảo vệ, trong đó hầu hết là đất trồng lúa (81 ha), tiếp đến là cây kinh tế (17 ha), điều (7,5 ha) và cà-phê

Trang 21

Báo cáo Công tác của Chuyên gia Phát triển Cộng đồng, tháng 12/2002 đến tháng 01/2003

3 Phạm vi làm việc của Nhóm Phát triển Cộng đồng của Dự án PARC Yôk Đôn

đập Nà Xược chưa có giấy phép nào để làm đất canh tác, mực dù trên thực tế đất ở đây phù hợp hơn so với đất ở phía tây đập Nà Xược (theo lời Nguyễn Văn Nam và Nguyễn Văn Hiền) Các loại

đất không được liệt vào các loại đất chưa sử dụng, đất thổ cư, đất canh tác hay đất sử dụng đặc biệt đều thuộc sự quản lý của các lâm trường (theo lời Trần Trung Dũng) Điều đó có nghĩa là các thôn buôn có rất ít cơ hội mở rộng đất canh tác Nếu thôn buôn muốn sử dụng đất, thì nguồn đất để chuyển mục đích sử dụng sang đất canh tác là từ đất của lâm trường

Diện tích đất trung bình cho mỗi hộ gia đình ở các thôn buôn là 1,1 ha (Bảng 3-4.) Sự khác biệt giữa các thôn buôn cũng rất lớn từ 0,4 ha (Rếch B) đến 2,8 ha (Thôn 7) Các con số này cũng không thật sự đáng tin cậy do trong các bảng biểu khác (đáng chú ý là Bảng 8 trong báo cáo RUP của xã Ea Huar), diện tích đất canh tác trung bình của mỗi hộ gia đình được đưa ra là 0,63 ha so với tính toán là 1,3 ha ở Bảng 3-4 Đó là do có đất canh tác sử dụng nằm cả bên trong và bên ngoài địa giới thôn Nhìn chung, diện tích đất canh tác trung bình hiện có cho mỗi hộ gia đình thấp hơn so với chuẩn của toàn tỉnh (1,5 - 1,8ha/hộ)

Bảng 3-3: Tổng quan về diện tích đất sử dụng của các thôn buôn và mật độ dân số, số

làm tròn, giải thích ở phần nội dung

Trang 22

Bảng 3-4: Diện tích đất canh tác trung bình của mỗi hội gia đình tại các thôn buôn, giải

khác

Cây trồng, cơ cấu mùa vụ và hệ thống canh tác

Các loại cây trồng sau đ−ợc canh tác bên trong khu bảo vệ và vùng đệm:

• Lúa: một vụ, hai vụ, lúa rẫy

và bông Trên cơ sở quan sát ngoài thực địa, thảo luận và suy luận từ các báo cáo, hình thức canh tác đều là các hệ thống độc canh Các báo cáo RUP không trình bày rõ ràng điểm này Các hệ thống canh tác hiệu quả hơn nh− xen canh hay luân canh cây trồng theo mùa vụ (Phụ lục 10-5) có

vẻ không đ−ợc sử dụng rộng rãi

Trang 23

Báo cáo Công tác của Chuyên gia Phát triển Cộng đồng, tháng 12/2002 đến tháng 01/2003

3 Phạm vi làm việc của Nhóm Phát triển Cộng đồng của Dự án PARC Yôk Đôn

23

Cây trồng và năng suất cây trồng

Tại tỉnh Đăk Lăk, diện tích canh tác các loại cây như lạc (đậu phộng), các loại đỗ đậu, bông và mía

đã tăng từ 18.395 ha năm 1990 lên 38.855 ha năm 1998 Tầm quan trọng của các cây bông và mía cũng đã được tăng lên tương đương các cây đậu lạc Các loại cây lâu năm và cây công nghiệp cũng tăng lên đáng kể từ 90.947 ha lên đến 208.644 ha và 87.148 ha lên đến 203.678 ha (Trương Tấn Khanh, 01/2003)

Về mặt sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp, huyện Buôn Đôn cũng đi theo xu hướng chung của tỉnh Đăk Lăk (Bảng 3-7) Tuy nhiên, Buôn Đôn có tỷ trọng đất canh tác lúa thấp hơn so với con số chung của tỉnh (40% so với 54%) và năng suất lúa cũng thấp hơn chút ít So với toàn tỉnh, huyện có tỷ trọng và năng suất ngô tốt hơn Cây khoai lang và sắn (khoai mì) đều không có tầm quan trọng đáng kể đối với cả tỉnh và huyện và chúng cũng không phù hợp với việc canh tác tại các xã Krông Na và Ea Huar Huyện có cơ cấu đất dành cho trồng bông tương đối lớn (29% so với 20% của toàn tỉnh) nhưng năng suất lại không cao Sản lượng mía của Buôn Đôn cao hơn so với tỉnh trong khi năng suất đậu nành lại thấp hơn nhiều Tại cả Đăk Lăk và Buôn Đôn các cây trồng như thuốc lá, dâu tằm và vừng (mè) đều không mấy phù hợp Tại các xã Krông Na và Ea Huar đều không thấy đề cập đến thuốc lá và mè như một loại cây trồng

Tỉnh hiện đang có định hướng mục tiêu tăng sản lượng cây mía, thuốc lá và bông, và Phòng NNPTNT huyện đã đưa mía và bông vào trồng tại ba xã, thuốc lá mới được trồng tại xã Krông Na

Đến năm 2003, tại huyện Buôn Đôn tổng diện tích cây thuốc lá sẽ là 20 ha, mía là 130 ha và bông

là 720 ha Phòng NNPTNT huyện có mối quan hệ trực tiếp với Công ty Mía Đường Đăk Lăk, Công

ty Bông Đăk Lăk và Công ty Thuốc lá Miền Nam Nếu thích hợp, Phòng NNPTNT huyện đang dự

định đưa cây sắn (khoai mì) vào trồng và có kế hoạch xây dựng một nhà máy chế xuất tại Buôn

Đôn Phòng NNPTNT cũng sẽ đưa vào trồng thử nghiệm các giống lúa cao sản (HYV), đặc biệt là

ở các vùng dân tộc ít người (theo lời Ngô Sỷ Kỷ) Lãnh đạo huyện hiện cũng rất quan tâm đến việc phát triển cây sắn (PARC Yôk Đôn, 04/2002)

Bảng 3-5: Sử dụng đất ở huyện Buôn Đôn so với tình hình chung của tỉnh Đăk Lăk

(nguồn: Không rõ)

Ha Nông nghiệp Đất rừng

Trang 24

Bảng 3-7: Tình hình sản xuất một số loại cây lương thực và công nghiệp tại huyện Buôn

Đôn so với tỉnh Đăk Lăk (nguồn: không rõ)

Cây lương thực

Cây công nghiệp

Sau thu hoạch

(Hầu hết thông tin dựa trên Phụ lục 10-2, thông tin từ các nguồn khác sẽ được nêu rõ) Việc chế biến sau thu hoạch có tầm ảnh hưởng lớn đến tổn thất về năng suất Đối với vùng đệm VQG Yôk

Đôn, chế biến sau thu hoạch có thể gây tổn thất đên 90 tấn lúa mỗi năm Các yếu tố ảnh hưởng

đến tổn thất và chất lượng lúa sau thu hoạch là:

• Đập lúa bằng tay

• Phơi lúa trên đường giao thông (Hình 7-12)

• Phơi lúa trên các tấm bạt ni-lông

• Phơi lúa hai vụ đã thu hoạch vào mùa mưa

Tổn thất sau thu hoạch có thể giảm bằng nhiều cách:

• Sân phơi lúa Đã đề xuất thử nghiệm xây dựng sân phơi bằng bê-tông tại các buôn Đrăng Phôk, Ea Mar và Nà Xược để hỗ trợ nông dân phơi lúa và giảm tỷ lệ thất thoát (Phụ lục 10-2 và Phụ lục 10-13.)

• Cung cấp hỗ trợ tín dụng để mua máy tuốt lúa

• Cung cấp hỗ trợ tín dụng để mua máy phơi lúa

Thủy lợi

(Hầu hết thông tin dựa trên Phụ lục 10-13 thông tin từ các nguồn khác sẽ được nêu rõ Xem thêm Bản đồ 8-8) Hiện đã có một số các công trình thủy lợi được xây dựng ở cả hai xã (Hình 7-7 và Hình 7-8):

• Đập và hệ thống kênh thủy lợi Nà Xược ở xã Ea Huar

• Hồ chứa và hệ thống kênh thủy lợi Đăk Min ở xã Krông Na

Việc tưới tiêu thủy lợi thường được xem là yêu tố quyết định việc tăng năng suất nông nghiệp Đối với các ruộng lúa ở buôn Đrăng Phôk, có thể xây dựng đập ở suối Đăk Nah hoặc xây dựng một trạm bơm Việc nghiên cứu khả thi vẫn được thực hiện Tuy nhiên, VQG YĐ đang chịu trách nhiệm hoàn thành hệ thống thủy lợi ở buôn Đrăng Phôk với nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã được phê duyệt là 5 tỷ VNĐ (Ban Quản lý VQG YĐ, 2001) Nguồn nước tưới tiêu cũng có thể lấy từ hồ chưa

Đăk Huar (Hình 7-17) nhờ sự nâng nước của đập Nà Xược (Hình 7-14)

Khi xem xét các hệ thống và giải pháp thủy lợi nói trên, chúng tôi tìm thấy nhiều vấn đề khác nhau Công việc bảo dưỡng và duy trì hệ thống thủy lợi hiện có chưa tốt Người nông dân chưa được tổ chức và các kế hoạch củng cố và bổ sung của Công ty Quản lý Công trình Thủy lợi sẽ không đạt hiểu quả mong muốn nếu việc duy tu không được cải thiện (Hình 7-15, Hình 7-16).Việc nâng đập thủy lợi Nà Xược cũng sẽ không cho một giải pháp như mong muốn Các kế hoạch RUP chỉ ra rằng các thôn nằm ở phía bắc của Thôn 7 sẽ được tưới tiêu bởi hệ thống thủy lợi này Một phần diện tích của khu vực nói trên không phù hợp với việc canh tác nông nghiệp (theo lời Nguyễn Văn Nam và Nguyễn Văn Hiền), và đập Nà Xược cùng không thể đưa nước đến nhiều vùng do đặc điểm địa hình đồi núi (Bản đồ 8-9; xem thêm Phụ lục 10-13) Đất có thể tưới tiêu được đều nằm ở phía bắc (Bản đồ 8-8) Tuy nhiên, có sự không thống nhất giữa kế hoạch mở rộng 200 ha phía đông đập Nà Xược và phê chuẩn của Nhà nước: Nhà nước không phê chuẩn việc phá rừng lấy đất nông nghiệp Theo người dân địa phương, đây chính là vùng phù hợp cho canh tác nông nghiệp (theo lời Nguyễn

Trang 25

Báo cáo Công tác của Chuyên gia Phát triển Cộng đồng, tháng 12/2002 đến tháng 01/2003

3 Phạm vi làm việc của Nhóm Phát triển Cộng đồng của Dự án PARC Yôk Đôn

25

Việc sử dụng đất trong vùng hiện vẫn rất lộn xộn Một biện pháp chiến lược có thể áp dụng là cần xem xét tổng thể khả năng sử dụng đất trong các diện tích của lâm trường

Chăn nuôi và chăn thả đại gia súc

Tại các xã Krông Na và Ea Huar, số lượng đàn đại gia súc tương đối thấp (Bảng 3-8) Đáng chú ý nhất là còn một số lượng voi nhà, đây chính là yếu tố làm cho Buôn Đôn nổi tiếng trong cả nước

Số lượng bò (79 con) là rất thấp so với tổng số lượng đàn bò của tỉnh 140.000 con Theo quy hoạch của tỉnh, số lượng bò như vậy quá thấp và do vậy tỉnh đang dự định tăng số lượng này lên Tỉnh rất quan tâm đến thế mạnh của đàn bò sinh sản tại chỗ Mục tiêu của việc này là là thay thế 10 - 15

số bò đực bằng bò u lai mỗi năm, và như vậy toàn bộ số bò đực sẽ được thay thế vào năm 2010 (Trương Tấn Khanh, 10/2003)

Phòng NNPTNT huyện cho hiện có các mô hình quản lý rừng không cấm chăn thả Phòng đã xác

định các bãi chăn thả và trồng cỏ Các các dự án trình diễn hiện được chính người nông dân thực hiện Phòng NNPTNT quản lý các đồng cỏ ở buôn Ea Wer; chúng được quản lý bằng hệ thống luân chuyển giữa các hộ: mỗi hộ tham gia nhận trách nhiệm chăn dắt và theo dõi toàn bộ đàn đại gia súc trong một thời gian và luân chuyên trách nhiệm cho nhau (theo lời Ngô Sỷ Kỷ)

Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật

Có một số lượng lớn (không xác định được rõ là bao nhiêu) thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ được sử dụng ở vùng đệm Rất có thể trong đó có những loại hóa chất trừ sâu và diệt cỏ không nằm trong danh lục cho phép của Chính phủ Việt Nam Theo quan sát thực tế trên đồng ruộng, các loại thuốc

được sử dụng bằng các phương pháp không an toàn, không thấy người phun thuốc sử dụng găng tay và quần áo bảo hộ Cũng không biết người nông dân có sử dụng hóa chất theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hay không Các nỗ lực thu thập thông tin về vấn đề này không thực sự thành công Mục tiêu dự định là thu thập thông tin từ điểm bán hàng ở các thôn buôn xung quanh VQG YĐ, và loại thuốc mà thực tế người dân mua để sử dụng Câu hỏi này bị hiểu nhầm và được trả lời bằng một danh lục thuốc bảo vệ thực vật đã được nhà nước phê chuẩn (PARC Yôk Đôn - Nguyễn Văn Nam, 01/2003) Danh lục này được trình bày trong Phụ lục 9 như một phương tiện cho công tác M&E trong tương lai

Nuôi thả cá

Số liệu về nuôi trồng thủy sản trong tỉnh tương đối khó hiểu Theo số liệu thống kê của tỉnh, diện tích sản xuất cá giảm từ 1.670 ha vào năm 1995 xuống 1.259 ha vào năm 1998, trong khi diện tích sản xuất tôm lại tăng (từ 20 ha lên 132 ha) Tuy nhiên, diện tích ao hồ nuôi cá lại tăng gần như gấp

đôi từ 1.335 lên 2.598 ha Như vậy, không rõ sự khác biệt giữa diện tích ao nuôi và diện tích sản

Trang 26

xuất đề cập ở trên là cái gì Trong quy hoạch chung của tỉnh, Đăk Lăk đã có kế hoạch cho 1.632

ha diện tích sản xuất thủy sản Nhưng nó không chỉ rõ con số này liên quan đến ao hồ nuôi thủy sản, hệ thống còn lại (sản xuất thủy sản) hay cả hai hệ thống đề cập ở trên Trong phần nói cụ thể hơn về huyện Cư Jút, quy hoạch này có đề cập đến việc tăng diện tích cá lồng trên sông Sêrêpôk

từ 100 ha lên 200 ha vào năm 2010 (Anon., 2003)

Vùng đệm của VQG YĐ rất có tiềm năng phát triển nghề cá (Phụ lục 10-7) Cần có chiến lược khơi dậy tiềm năng này từ thực tế là tỉnh đang ủng hộ việc phát triển nuôi trồng thủy sản nhưng lại không dự định tập trung hoạt động này ở Buôn Đôn

Đôn không cần có những biện pháp để can thiệp vào quá trình này

• Người nông dân không có nguồn để tiếp cận thông tin thị trường Và rõ ràng là các cố vấn về nông nghiệp đã và sẽ mang thị trường đến cho người nông dân Đây là điểm mà dự án PARC Yôk Đôn có thể can thiệp

Thu hái lâm sản phi gỗ (LSPG) và săn bắn

Như thảo luận ở Phụ lục 5, các LSPG và săn bắn có mối liên hệ quan trọng đối với các hoạt động kinh tế ở vùng đệm (Hình 7-6) Thu hái LSPG là một phần sinh kế của người dân vùng đệm, LSPG thu hái được phục vụ cho cả bổ sung khẩu phần ăn cũng như bị bán làm hàng hóa Các hoạt động liên quan đến LSPG được trình bày chi tiết trong Phụ lục 5

Nuôi ong

Tại xã Ea Huar có ít nhất là một người dân nuôi ong (Hình 7-21) Người dân này vốn gốc Thái Bình

đã nuôi ong được hai năm Ông này có liên hệ với Công ty Ong Mật Đăk Lăk, Công ty cung cấp ong giống và mua lại mật của ông ta Theo người dân này mỗi năm ông ta bán được khoảng 70 triệu VNĐ tiền mật, chi phí hàng năm là 40 triệu VNĐ và lợi nhuận là 30 triệu VNĐ mỗi năm Mật

được thu vào mùa hoa kéo dài trong không bốn tháng Ngoài mùa hoa, ông ta cho ong ăn thêm bằng đường Ông này có một trăm đõ ong

Đây chưa phải là hoạt động kinh tế phổ biến ở vùng đệm, mặc dù khá dễ làm với hỗ trợ ban đầu của Công ty Ong Mật Đăk Lăk

Du lịch

Du lịch vẫn luôn được coi là một trong những nguồn quan trọng cho nền kinh tế địa phương Hiện tại đã có một làng du lịch có hoạt động cưỡi voi, một quán ăn lớn và một số cửa hàng bán đồ lưu niệm thủ công mỹ nghệ Một công ty tư nhân cũng đang xây dựng một khu nghỉ ngơi giải trí ở ngay phía nam của văn phòng Vườn Quốc gia Yôk Đôn Chi tiết được trình bày trong tài liệu Madeja, 12/2002

Theo các báo cáo RUP thì có vẻ hoạt động du lịch hiện chưa đóng góp nhiều cho cuộc sống hàng ngày của người dân Theo điều tra, nguồn thu từ bán đồ lưu niệm còn thấp (Phụ lục 5)

Trang 27

Báo cáo Công tác của Chuyên gia Phát triển Cộng đồng, tháng 12/2002 đến tháng 01/2003

3 Phạm vi làm việc của Nhóm Phát triển Cộng đồng của Dự án PARC Yôk Đôn

27

Sản xuất các phẩm tre

Có một nhà máy chế biến các sản phẩm tre ở phía bắc xã Krông Na, gần huyện Ea Sup (Hình 7-19

và Hình 7-20) Đây cũng là nhà máy duy nhất ở gần với VQG Tre được chế biến thành sản phẩm

đũa thô và sau đó sẽ được tinh chế lại tại Hà Nội

Liên kết ngành nghề

Các doanh nghiệp có thể được khởi đầu một cách tương đối thành công thông qua các hoạt động ngành nghề tại khu vực Công ty Ong Mật Đăk Lăk cung cấp ong giống và mua lại mật để tinh chế Người nông dân không phải có thêm các hoạt động tìm kiếm thị trường để bán mật do mình sản xuất ra Công ty Bông Đăk Lăk cũng cung cấp dịch vụ tương tự như vậy, họ cấp vốn, đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho người nông dân và mua sản phẩm theo giá thỏa thuận như trình bày ở phần 3.3.7 về vốn và tín dụng (Hình 7-22)

Hoạt hóa thị trường và cơ cấu phát triển ngành nghề này sẽ tạo ra một động lực phát triển cho khu vực

3.3.5 Thu nhập và mức giàu có (tài sản) - So sánh trên số liệu cơ bản của năm 2000 và

2002

Khi bắt đầu hợp đồng tư vấn này, số liệu cơ bản của các năm 2000 và 2002 được xem xét và so sánh Kết quả của công việc này là một báo cáo nhanh được đưa vào như một phụ lục của báo cáo này (Phụ lục 5) Dưới đây là các phát hiện chính có liên quan đến chiến lược can thiệp của Dự án PARC:

• Sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc đóng góp phần lớn nhất vào tích lũy tài sản

• Tại một trong số các thôn, mức độ phụ thuộc vào rừng hầu như là không Trên thực tế, sự phụ thuộc tuyệt đối vào rừng về mặt định lượng dao động từ 2.000 đến 23.000 USD Điều đó cho thấy rằng, trong khi mức độ phụ thuộc vào rừng giữ nguyên không đổi, tài sản tăng (hay phát triển) không thông qua việc tăng sự phụ thuộc trực tiếp vào rừng mà qua sản xuất nông nghiệp

và chăn nuôi Chừng nào mức thu nhập còn thấp, thì mức độ phụ thuộc vào rừng sẽ chưa thể giảm Các hoạt động can thiệp cần tăng được thu nhập thực tế, do việc thực thi pháp luật một cách nghiêm ngặt có thể ngăn chặn được việc sử dụng rừng Săn bắn ở hầu hết các thôn buôn

đều không ở mức độ cao Điều này cũng chưa cho phép kết luận là hoạt động săn bắn đã giảm Nó chỉ thể hiện là nhận thức được nâng cao và người dân biết săn bắn là hoạt động bị cấm và họ không kê khai nó là cao Tuy nhiên, một số thôn buôn đã trở lại tình trạng săn bắn

và thu hái trong rừng trong đó nổi bật là Thôn 1 - Rếch A Các thôn buôn cần chú ý nhất để tập trung các biện pháp can thiệp nhằm giảm sự phụ thuộc vào rừng là Thôn 1 - Rếch A, Trí B, Ea Mar và Buôn Đôn Trong đó, Thôn 1 - Rếch A là thôn có mức độ sử dụng rừng cao nhất

• Mặc dù việc thu hái lâm sản và thực hiện hợp đồng khoán quản lý bảo vệ rừng chuyển trực tiếp tài sản thành thu nhập, mức chuyển đổi chung là khoảng 50% Các hợp đồng khoán quản lý bảo vệ rừng vẫn chỉ đóng góp một phần thứ yếu vào tích lũy tài sản Trong khi đó, nông nghiệp

là hoạt động có vai trò cao hơn hẳn trong việc nâng cao mức sống địa phương (3/4)

• Nông nghiệp là hoạt động đóng góp lớn nhất vào thu nhập của người dân (thu nhập thực tế) Theo nghiên cứu về hoạt động nông nghiệp, hệ thống canh tác lúa hai vụ là yếu tố quan trọng nhất trong việc tăng thu nhập Các hoạt động nông nghiệp khác như trồng đậu, ngô (bắp) v.v

có vẻ chỉ đóng vai trò thứ yếu

• Đối với chăn gia súc, các loài gia súc lớn như trâu bò và voi đóng vai trò quan trọng nhất trong tài sản của các thôn buôn Có vẻ hầu hết heo và gà chỉ được nuôi để phục vụ tiêu thụ tại chỗ, mức đóng góp của chúng đến tích lũy tài sản không đáng kể Tuy nhiên chăn nuôi là cách quản

lý tài sản xã hội không hiệu quả, chỉ một phần nhỏ của hoạt động này được chuyển thành thu nhập thực tế Đây cũng là một chiến lược có tính mạo hiểm cao Do chăn thả là vấn đề còn phải cân nhắc nhiều, chiến lược phát triển cần phải:

Trang 28

Tập trung vào việc đưa ra các phương pháp tích lũy tài sản khác Với sự xuất hiện của kinh

tế thị trường, trong đó có cả dịch vụ tín dụng (ngân hàng, quỹ tiết kiệm), cần có chiến lược lâu dài để giảm sự phụ thuộc vào việc nuôi giữ trâu bò như tài sản cố định

Giảm việc chăn thả hỗn hợp thông qua phát triển các vùng đất được quản lý để tăng giá trị gia súc nhưng không phải tốn nhiều thời gian và sức lực chăm sóc Công việc này sẽ thuyết phục người nông dân chập nhận một vùng đất được quản lý theo mục tiêu đặc biệt Điều này cũng phù hợp với chủ trương của nhà nước đưa vào giới thiệu giống bò u lai

• Do mức độ giàu có (tài sản) tính trên vật nuôi phụ thuộc nhất vào voi, và như vậy voi nuôi cần

được chú ý trên cả mặt bảo tồn và phát triển Không còn lại nhiều voi ở Việt Nam Đàn voi nuôi hiện còn ở Buôn Đôn là một tài sản quan trọng Các biện pháp can thiệp để đảm bảo voi nuôi khỏe, sống an toàn và sinh sản sẽ góp phần bảo vệ cả đàn voi hoang dã cũng như là cơ hội để tăng thu nhập

• Việc chuyển từ tài sản thành thu nhập tại các thôn buôn có vẻ như chưa được hiệu quả Điều

đó cho thấy rằng các biện pháp can thiệp, dù là vào việc sản xuất nông nghiệp hay trong lĩnh vực khác đều cần cân nhắc để nâng cao tính hiệu quả Các đầu tư vào nuôi trồng thủy sản, nuôi vịt hay các hoạt động khác cần phải tính toán được mức độ tái đầu tư có thể để xem nó có thể tăng khả năng chuyển hóa tài sản thành thu nhập của thôn buôn hay không Một việc cũng cần tranh luận là bất cứ hoạt động nào do Dự án PARC hỗ trợ để tăng năng lực tạo thu nhập của thôn buôn về nguyên tắc đều phải là các hoạt động liên quan đến bảo tồn Như vậy, một trong những tiêu chí cần bổ sung thêm trong việc lựa chọn các hoạt động mà dự án có thể hỗ trợ là nâng cao năng lực tạo thu nhập hiệu quả cho người dân

• Do vậy, việc phát triển nông nghiệp nhằm mục tiêu nâng cao mức thu nhập cần tập trung vào các mặt: đa dạng hóa nông nghiệp, thâm canh và nâng cao tính hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp

• Chưa thấy nghề cá được coi là nguồn tích lũy của cải, tạo thu nhập hay tự tiêu dùng Điều này tạo cơ hội cho việc đưa ra một nguồn kiếm sống bổ sung và thể hiện rõ ràng là một hoạt động

đa dạng hóa và đồng thời cũng là một chiến lược thâm canh Việc nuôi cá sẽ góp phần làm giảm bớt việc đánh cá trong tự nhiên Chiến lược phát triển này cần phải bổ sung vào quy hoạch chung của tỉnh, đặc biệt do dường như tỉnh mong muốn phát triển nuôi trồng thủy sản, nhưng mới chỉ có một mô hình dự án được xây dựng

Các phát hiện liên quan đến việc thực hiện các biện pháp can thiệp của Dự án PARC

• Sự di chuyển và thay đổi về thành phần hộ gia đình làm cho việc giám sát các hoạt động kinh

tế ở mức hộ gặp nhiều khó khăn Mức độ thu nhập tính trên đầu người không phải là con số phù hợp lắm nhưng vẫn được xem là cách tốt nhất để tính toán sự thay đổi trong tình trạng hiện nay, cho đến khi cơ cấu hộ ổn định trở lại

• Việc thu thập số liệu dựa trên các phương pháp RUP trong tương lai cần đảm bảo sự thống nhất với các điều tra trước

• Việc thu thập và giám sát số liệu trong thời gian tới phải phân biệt được rõ ràng giữa số liệu về mức giàu có (tích lũy tài sản) và thu nhập để có được bức tranh chính xác hơn về tác động của các biện pháp can thiệp

3.3.6 Sự nghèo đói và năng suất

Trong các thảo luận về sử dụng đất, người ta thường cho rằng các dân tộc thiểu số có mức sống thấp là do họ sử dụng các phương thức canh tác nông nghiệp lạc hậu hơn so với người Kinh Tiếp cận giống như vậy cũng được sử dụng trong các Kế hoạch Phát triển Thôn Buôn Số liệu RUP lại cho thấy thực trạng phức tạp hơn nhiều

Quá trình RUP áp dụng ba lớp phân hạng để mô tả sự khác biệt về tình trạng kinh tế - xã hội: các

hộ ở mức thấp, trung bình và mức cao Phân hạng thứ tư, thiếu đói trầm trọng, có được đề cập

Trang 29

Báo cáo Công tác của Chuyên gia Phát triển Cộng đồng, tháng 12/2002 đến tháng 01/2003

3 Phạm vi làm việc của Nhóm Phát triển Cộng đồng của Dự án PARC Yôk Đôn

29

nhưng không thực sự được sử dụng Định nghĩa cho các phân hạng như tiếp cận RUP sử dụng

được trình bày trong Bảng 3-9 Trong khi xây dựng chiến lược để thực hiện các hoạt động của Dự

án PARC, việc định hướng vào các hộ gia đình nghèo nhất là một cân nhắc quan trọng Phần này nhằm trình bày những phát hiện về tình trạng nghèo khó trong khu vực

Bảng 3-9: Phân loại tình trạng kinh tế - xã hội của các hộ gia đình được áp dụng trong

Xe máy, Ti-vi, điện thoại

Đất: 0,1-0,5

ha /hộ

Trâu: 2-3 con/hộ

Thu nhập

khác

Nhờ có cửa hàng nhỏ hoặc qua việc buôn bán lâm sản

Thường liên quan đến việc săn bắn hoặc khai thác lâm sản

Thu nhập chính dựa vào khai thác lâm sản

Cách thức

sản xuất

Có thể tổ chức và quản lý lực lượng lao

động

Mong mỏi học tập phương thức mới

Chăm chỉ

Tổ chức tốt

Hạn chế về hiểu biết và kiến thức

Sự nghèo đói đối với các nhóm dân tộc

Cả hai xã Ea Huar và Krông Na đều có tỷ lệ các gia đình có kinh tế thấp, trung bình và cao tương

tự như nhau (xem Bảng 3-10) Phân bố của người Kinh và các nhóm dân tộc khác ở hai xã không

đều nhau Tại Ea Huar, người Kinh là nhóm dân tộc chính, trong khi ở Krông Na lại chủ yếu là các dân tộc ít người Tại Ea Huar, phần lớn các hộ gia đình có kinh tế thấp là người Kinh Tại Krông Na, thì đa số lại là các dân tộc ít người (xem Bảng 3-11) Mô hình phân bổ kinh tế của hai xã cũng ít nhiều khác nhau ở số phần trăm hộ giàu, nghèo và trung bình được tính toán theo các nhóm dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số Do vậy, nó cho thấy rằng sự phân bổ mức giàu nghèo tương đối đồng nhất hơn trong các hộ người Kinh hơn trong các hộ dân tộc ít người Trong các hộ người Kinh, tỷ lệ các hộ có mức sống cao nhiều hơn hẳn so với người dân tộc thiểu số (xem Bảng 3-12) Tuy nhiên, cần phải kết luận rằng sự nghèo đói không nhất thiết, hoặc ít nhất không thường xuyên nhất thiết,

được xác định bởi thành phần dân tộc Do đó, đây cũng không phải là nguyên tắc chỉ dẫn tốt cho việc định hướng các hoạt động can thiệp

Trang 30

Bảng 3-10: Tỷ lệ các hộ gia đình có kinh tế thấp, trung bình và cao ở các xã Ea Huar và

Krông Na

Phân hạng

Thấp 33 263 209 26 4,6 36,5 39,0 4,9

Trung bình 94 262 132 99 13,0 36,3 24,6 18,5

Cao 45 21 55 15 6,2 2,9 10,3 2,8

172 546 396 140 23,9 75,7 73,9 26,1

Bảng 3-12: Phần trăm số hộ có kinh tế thấp, trung bình và cao người Kinh và người dân tộc

thiểu số ở các xã, liên quan đến tổng số người Kinh so với người dân tộc

Sự nghèo đói và phân bố địa lý

Các hộ có mức kinh tế thấp

Phân bố địa lý ảnh hưởng rõ rệt lên tỷ lệ này Các thôn có tỷ lệ các hộ gia đình có kinh tế thấp là Thôn 7 ở xã Ea Huar và Buôn Ea Mar ở xã Krông Na (lần lượt 130 hộ và 81 hộ; Đồ thị 6-6) Thôn 7 cũng là thôn có số phần trăm hộ nghèo cao nhất (89,7%; Đồ thị 6-9) Từ đó có thể suy luận ra là

để các hoạt động đến được với các hộ gia đình nghèo nhất, các biện pháp can thiệp ở mức hộ hay mức thôn buôn tại hai Thôn 7 và Buôn Ea Mar sẽ đạt hiệu quả cao nhất Việc can thiệp với các hoạt động ở mức thôn buôn sẽ tác động đến được hầu hết các hộ nghèo tính về số lượng (297) qua xã Krông Na (Bảng 3-10) (xem phần sau) Các hoạt động với mục đích riêng nhằm vào các dân tộc thiểu số sẽ có tác động lớn nhất nếu được định hướng vào xã Krông Na, nơi có 263 hộ hay 36.5%

số hộ nghèo (xem phần trước)

Các hộ có mức kinh tế thấp và trung bình

Thực tế là các hộ kinh tế trung bình vẫn còn nghèo so với chuẩn chung và do vậy không thể bỏ qua trong các cân nhắc phát triển, do vậy có thể nên gộp hai số liệu này lại với nhau (Đồ thị 6-10,

Đồ thị 6-11 và Bảng 3-13) Khi gộp số liệu, ảnh hưởng của vị trí địa lý lên các thông số này không còn rõ rệt nữa Tuy nhiên, các hoạt động định hướng hộ gia đình hay thôn buôn vẫn sẽ có tác động lớn nhất đối với Thôn 7 và Buôn Ea Mar, và các các hoạt động ở mức xã cũng sẽ có tác động rộng rãi nhất nếu được thực hiện tại xã Krông Na, có thể suy luận từ Bảng 3-13 là sự nghèo đói không phải là chỉ dẫn tốt nhất để định hướng hoạt động: các hộ kinh tế trung bình vẫn còn nghèo và gộp cả số hộ có kinh tế thấp và trung bình lại sẽ chiếm đến 90% tổng số hộ

Trang 31

Báo cáo Công tác của Chuyên gia Phát triển Cộng đồng, tháng 12/2002 đến tháng 01/2003

3 Phạm vi làm việc của Nhóm Phát triển Cộng đồng của Dự án PARC Yôk Đôn

Hầu hết canh tác hai vụ đề cập đến trong các báo cáo RUP đều là lúa và điều Do vậy, các cây trồng này cũng được xem xét kỹ lưỡng hơn

Lúa

Hầu hết các thôn buôn đều trồng cả lúa một vụ và hai vụ Duy nhất có Buôn Đrăng Phôk là không

có lúa hai vụ Giữa các thôn buôn có sản lượng và năng suất rất khác nhau (Bảng 3-14, Đồ thị 6-12

đến Đồ thị 6-17) Buôn Zang Lành là thôn có diện tích lúa lớn nhất và năng suất cũng cao nhất Do vậy, đây là thôn có sản lượng lúa cao nhất trong tất cả các thôn buôn kể cả về tổng sản lượng tính

ra tấn cũng như sản lượng của từng hộ gia đình Các thôn buôn có năng suất lúa hai vụ cao nhất, bốn tấn hoặc hơn trên một héc-ta, là Thôn 5, Thôn 4, Thôn 6 và Buôn Zang Lành Thôn có năng suất lúa một vụ cao nhất là Thôn 4 (năm tấn) Chỉ có các Thôn 5, Thôn 6 và Buôn Zang Lành đạt

đến năng suất 3 tấn/ha (số liệu của Buôn Đrăng Phôk, 3,5 tấn/ha, có vẻ như là số liệu sai) Sự khác biệt về năng suất lúa một vụ của từng thôn buôn còn rõ ràng hơn (thấp nhất là 1,3 tấn/ha, cao nhất là 5 tấn/ha) so với năng suất lúa hai vụ (thấp nhất là 2,5 tấn/ha, cao nhất là 4,8 tấn/ha)

Năng suất và các nhóm dân tộc

Bảng 3-16 so sánh năng suất lúa một vụ, lúa hai vụ, điều và ngô giữa các nhóm dân tộc khác nhau Các thôn buôn được sắp xếp từ thấp lên cao theo tỷ lệ phần trăm số hộ dân tộc ít người Bảng này được thể hiện vào Đồ thị 6-19 (phần trăm) Đồ thị này không thể hiện được mối quan hệ

rõ ràng giữa yếu tố dân tộc với năng suất cây trồng Nó chỉ cho thấy rằng các Thôn 5, 7, 6 và 4 sản xuất lúa thành công hơn hẳn các thôn buôn khác nhưng không hơn về sản xuất điều hay ngô

Bảng 3-14: Sản xuất lúa của các thôn buôn

Trang 32

Số hộ Tổng diện Lúa hai vụ Lúa một vụ Tổng lúa

Bảng 3-16: Năng suất lúa, điều và ngô liên quan đến tỷ trọng thành phần dân tộc của các

thôn buôn; Các thôn buôn đ−ợc sắp xếp từ thấp lên cao theo tỷ lệ phần trăm số

Trang 33

Báo cáo Công tác của Chuyên gia Phát triển Cộng đồng, tháng 12/2002 đến tháng 01/2003

3 Phạm vi làm việc của Nhóm Phát triển Cộng đồng của Dự án PARC Yôk Đôn

33

Sự khác nhau về năng suất rất khó có thể phát hiện Không có số liệu rõ ràng về diện tích đất canh tác trung bình trên mỗi hộ gia đình Các yếu tố sau có thể là nguyên nhân:

• Như đã trình bày ở trên (phần 3.3.6.2), việc sản xuất lúa ở các Thôn 5, 7, 6 và 4 có vẻ tốt hơn các thôn buôn còn lại Các thôn này đều có một đặc trưng chung làm chúng khác với các thôn buôn khác: tất cả các thôn này đều được thành lập vào năm 1987 theo chính sách xây dựng các Vùng Kinh tế mới với các gia đình được di cư đến từ tỉnh Thái Bình (thông tin về Thôn 6 không nói rõ điều này, nhưng có lẽ hầu hết người dân ở đây đều có cùng gốc gác như các thôn kia) Có thể phỏng đoán việc sản xuất lúa ở Thái Bình đang ở trình độ cao hơn nhiều so với Buôn Đôn là lý do giải thích tại sao các thôn này có năng suất lúa cao hơn so với mặt bằng chung Điều này chứng tỏ sự liên quan giữa năng suất với gốc gác của người dân đáng chú ý hơn là họ thuộc dân tộc nào Lý luận này còn vẻ hợp lý hơn do rõ ràng là việc sản xuất điều ở các thôn này không tốt hơn các thôn khác, họ cũng có khó khăn giống như các thôn khác về kỹ năng canh tác và tìm kiếm nguồn tiêu thụ sản phẩm cho loại cây trồng này Một trong những thực tế góp phần khẳng định yếu tố dân tộc không phải là nhân tố quyết định là huôn Zang Lành có tỷ lệ người dân tộc rất cao nhưng ở đây việc sản lúa cũng không thua kém gì các Thôn

• Các số liệu thổ nhưỡng là số liệu chung cho từng thôn buôn, không có số liệu cho rừng khu vực canh tác Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chất đất và năng suất là không thể do các thôn buôn có đất canh tác bên ngoài địa giới của chúng nhưng vị trí của các ruộng nương này không

có trên bản đồ Chuyên gia nông nghiệp đã tiến hành kiểm định chất đất ở buôn Đrăng Phôk

và kết luận là mọi chỉ tiêu phát triển nhất đối với đất canh tác đều rất thấp (độ ẩm, lân, đạm, kali) và đất bị nhiễm chua Trong một chuyến thực địa ở phía tây của đập Nà Xược, chuyên gia nhận thấy đất ở vùng này rất khô, nghèo và có tầng đất nông Đã thấy ở đây bắt đầu trồng cây bông, nhưng sản lượng bông thu được rất thấp Các quan sát đánh giá nhanh đã cho thấy rằng

ở nhiều nơi, các loại cây trồng đang bị trồng với điều kiện không phù hợp với chúng dẫn đến có năng suất thấp Bộ số liệu hiện tại chưa cho phép đưa ra một dự đoán nào chi tiết hơn

3.3.7 Vốn, tín dụng

Khu vực hiện có nhiều hình thức tín dụng được quản lý bởi Nhà nước, tỉnh và Dự án PARC Yôk Đôn Bảng 3-17 Các tổ chức quần chúng như Hội Nông dân và Hội Phụ nữ là cơ sở để phổ biến các loại tín dụng này (PARC Yôk Đôn - Nguyễn Văn Nam, 01/2003.) Quỹ Hỗ trợ Thôn Buôn (VAF) của Dự

án PARC Yôk Đôn được tạo ra với mụ đích giúp người dân làm quen với các hình thức tín dụng2

Từ tất cả các hình thức tín dụng đã được đưa ra thảo luận, các hình thức được tổ chức và thực hiện bởi những người kinh doanh tỏ ra thành công nhất, với chỉ 2% khoản vay không có khả năng chi trả Với các khoản vay qua chương trình VAF, 35,6% không thể chi trả và 29,8% chỉ có thể trả một nửa tổng tiền vay (quy đổi ra thóc) Sự thành công không thể so sánh được với các hình thức tín dụng khác do không có con số về mức độ chi trả; tuy nhiên, báo cáo (PARC Yôk Đôn, 12/2002)

2 Mục tiêu của Quỹ Hỗ trợ Thôn bản ở Ba Bể / Na Hang được xây dựng như sau (PARC Ba Bể / Na Hang):

- Cung cấp hỗ trợ vốn để thúc đẩy các hoạt động nâng cao thu nhập

- Trợ giúp các nỗ lực bảo tồn thiên nhiên trong khu bảo vệ

Đối tượng của VAF được xác định như sau:

- Xây dựng quỹ hỗ trợ thôn bản để trợ giúp các nỗ lực bảo tồn thiên nhiên ở các thôn bản đối tượng

- Cung cấp một lượng vốn nhỏ, ở dạng quỹ hỗ trợ thôn bản, cho các gia đình, không có, hoặc có ít cơ hội tiếp cận với các chương trình tín dụng khác

- Nâng cao năng lực quản lý hiện tại của các thôn bản về các chương trình tín dụng và vốn

Trang 34

cũng có nói rằng việc thu hồi vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (VBARD) cũng gặp khó khăn tương tự

Bảng 3-17: Tổng quan cảc hình thức tín dụng và vốn vay ở vùng đệm VQG YĐ; nguồn:

PARC Yôk Đôn, 12/2002

Hình thức

Nguồn/ Người điều

Mức vay trung bình (VNĐ)

Tạo việc làm

(Chương trình

120)

Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội

-1.500.000Chương trình xóa

đói giảm nghèo

Ngân hàng Người nghèo VN (VBP)

Xóa đói giảm nghèo

0% 4.000.000

Cho vay không

thế chấp

Phỏng đoán: Ngân hàng Người nghèo VN (VBP)

Phát triển nông thôn

1% / tháng (0.7%

/ tháng với các huyện vùng xa)

3.000.000 (1999)

Quỹ Hỗ trợ Thôn

buôn (VAF)

làm quen với các hình thức tín dụng

Vay Người kinh doanh (tư

nhân)

Phát triển việc kinh doanh

có một quy chế vay rõ ràng hơn, kiểm tra kỹ lưỡng người vay và áp dụng quy chế một cách chặt chẽ trong trường hợp người vay quá hạn chi trả Một nhân tố quan trọng cũng rất khó thực hiện là: cần xác định một cơ chế rõ ràng để dự phòng cho các trường hợp bị thiệt hại do hạn hán hay lũ lụt v.v Cần tổ chức đào tạo cho cả đội thực hiện chương trình tín dụng và người vay và đảm bảo người vay nhận thức được các mục tiêu của chương trình tín dụng của dự án

Dự án PARC cũng thực hiện VAF tại Ba Bể/Na Hang với những thành công hơn về việc thu hồi vốn vay cũng như việc sử dụng ngân hàng hạt giống Việc thảo luận về thành công của các mô hình tín dụng này không được đưa vào trong các chỉ tiêu bảo tồn thiên nhiên, cho dù rõ ràng chúng đã

được xác định là mục tiêu hay chỉ tiêu (PARC Ba Bể/Na Hang, 09/2000 và 07/2001)

Dựa trên mức độ thành công quá khiêm tốn của VAF ở vùng đệm của VQG YĐ và mức độ đóng góp không đáng kể vào mục đích bảo tồn, cùng với việc nhận thấy sự đói nghèo không phải là công cụ định hướng tốt, các hoạt động tín dụng của Dự án PARC Yôk Đôn được đề xuất sử dụng cho các mục tiêu riêng như sẽ đề xuất trong phần chiến lược

3.3.8 Các cơ sở hạ tầng

Giáo dục và cơ sở hạ tầng

Giáo dục cũng được thảo luận một cách ngắn gọn do nó được coi là nhân tố lâu dài có vai trò sống còn để giải quyết các vấn đề đói nghèo và xuống cấp môi trường Nếu nền giáo dục vẫn thấp,

Trang 35

Báo cáo Công tác của Chuyên gia Phát triển Cộng đồng, tháng 12/2002 đến tháng 01/2003

3 Phạm vi làm việc của Nhóm Phát triển Cộng đồng của Dự án PARC Yôk Đôn

35

người dân sẽ vẫn tiếp tục là thành viên của các gia đình nông thôn thu nhập thấp Với nền giáo dục tốt, kinh tế cơ bản của vùng có thể được đa dạng hóa và lớp trẻ có cơ hội kiếm được việc làm bên ngoài, họ sẽ rời thôn buôn và góp phần làm giảm sức ép lên khu bảo vệ và vùng đệm

Cở sở vật chất dành cho giáo dục ở cả hai xã đều chỉ ở mức tối thiểu (Bảng 3-18) Tại xã Ea Huar chỉ hai thôn có nhà trẻ, ba thôn có trường tiểu học và một thôn có trường trung học cơ sở Tại xã Krông Na, số nhà trẻ có nhiều hơn, nhưng nhà xây đã bị xuống cấp và bỏ hoang (Phụ lục 10-13) Nhiều thôn buôn phải sử dụng chung nhà trẻ Buôn Ea Rông có hai nhà trẻ nhận các cháu từ cả các thôn Buôn Đôn, Trí A, Ea Mar và Ea Rông Các thôn Rếch A và Trí A, nhà họp thôn cũng có nghĩa là nhà trẻ, nhưng các tòa nhà này đều đã hư hỏng và không sử dụng được (Phụ lục 10-13) Phụ lục 10-13 đã trình bày những cơ hôi cho Dự án PARC Yôk Đôn hỗ trợ các cơ sở vật chất cho giáo dục Báo cáo chiến lược này sẽ thảo luận Dự án PARC Yôk Đôn nên và có thể hỗ trợ thế nào

Bảng 3-18: Các trường học ở hai xã Krông Na và Ea Huar

Thôn Nhà trẻ Trường tiểu học Trường THCS

Tại xã Krông Na, có một khu dân cư mới thành lập gồm 80 hộ nhà mới xây trong năm 2002 và sẽ

có thêm 40 hộ đến xây dựng nhà ở đây trong năm 2003 theo chương trình định canh định cư của Nhà nước Khu vực hiện rất đông đúc Đã có hệ thống điện sinh hoạt đến tận nhà và một giếng nước khoan Cơ sở hạ tầng dành cho vệ sinh hoàn toàn chưa tất Việc xây dựng các tiện nghi chung không phải là một ý tưởng khôn ngoan, do các tài sản chung đều có vẻ không được theo dõi

và duy tu tốt Do đó hệ thống vệ sinh cần phải được cung cấp trên cơ sở từng hộ Theo cách thức người dân đóng góp công lao động để làm nền móng và hợp tác với dự án do DANIDA tài trợ Trung tâm Cung cấp Nước sạch và Vệ sinh Nông thôn của Tỉnh (PCERWASS), phần tham gia của Dự án PARC thông qua cung cấp tiện nghi vệ sinh có thể là 87 triệu VNĐ Trong một cuộc thảo luận, PCERWASS đã cho biết có thể cung cấp 5000m ống để làm đường ống nhánh dẫn đến từng hộ tiêu thụ (Phụ lục 10-13.) Khả năng tham gia này cũng được trình bày tiếp trong phần chiến lược

Nơi lấy nước sinh hoạt

Rất nhiều thôn buôn đều lấy nước sinh hoạt từ sông Sêrêpôk, suối Đăk Huar hay suối Ea Mar Suối

Ea Mar đến nay đã bị ô nhiễm nặng Do đó, điểm lấy nước này sẽ không được cân nhắc Trong số bảy điểm lấy nước được quan tâm, hai được làm bằng xi-măng còn sáu được làm trên đất Số người dân sử dụng ở các buôn là 117 đến 629 người Buôn Trí B có 560 nhân khẩu và có ba điểm lấy nước, trong khi đó Buôn Zang Lành có 629 nhân khẩu lại chỉ có một điểm Do vậy, cần kiến nghị

Trang 36

có thêm một điểm lấy nước tại đây Nhu cầu này xuất hiện là do dân số tăng mạnh Buôn Rếch A

có 510 nhân khẩu nhưng không có điểm lấy nước nào, do vậy cần có một điểm mới Cũng như vậy, cần có một điểm lấy nước mới cho buôn Đrăng Phôk (Hình 7-13) (Phụ lục 10-13)

3.4 kết quả RUP, xu hướng chung của tỉnh và các quan sát thực

• Rà soát các hoạt động so với mục tiêu mà hoạt động đó nhắm tới

• Thử xác định xem cần gì để giúp hoạt động đó được thực hiện

• Rà soát các hoạt động trong các lĩnh vực bảo tồn và môi trường

• Chỉ ra một cách sơ lược các hoạt động mà Dự án PARC có thể hoặc không nên tham gia Cơ sở dữ liệu này không được tạo dạng như toàn bộ quá trình RUP cần phải có do chưa thủ thập

đủ số liệu trên mọi lĩnh vực Cơ sở dữ liệu này được xây dựng để cho phép để đưa ra được tổng quan qua đó người dân có thể xác định được hoạt động gì đã được thực hiện Cơ chế cho điểm về môi trường và bảo tồn tuân thủ theo các tiêu chí đã được Dự án PARC xây dựng: hoạt động này có phải là một biện pháp can thiệp bảo tồn, hay có liên hệ chặt chẽ với bảo tồn và phát triển, hay liên kết với bảo tồn và phát triển hay chỉ chú trọng đến phát triển Phụ lục 6 giới thiệu cả danh lục như một tổng quan khai quát các hoạt động đó và rà soát qua các yếu tố dựa vào đó để cho điểm các hoạt động

Dạng hoạt động

Các dạng hoạt động chính và phụ được chia ra để phân loại hoạt động trong Bảng 3-19 Bảng 3-20 trình bày các hoạt động chính và phụ được sử dụng sau khi đã phân loại Từ bảng này có thể thấy hầu hết các hoạt động được đề cập đều có liên quan đến nông nghiệp (bao gồm cả nhu cầu cần cải tạo đất để đạt được kế hoạch) và cơ sở hạ tầng Việc săn bắn và khai thác sử dụng LSPG cũng thường xuyên được đề cập đến; tuy nhiên, các hoạt động này được tuyên bố là một mục đích chung mà không chỉ ra làm cách nào để đạt được mục đích đó ngoài việc cải thiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp Tuy việc phát triển đàn gia súc là một trong những mục tiêu của Nhà nước, các hoạt động có liên quan đến phát triển đàn đại gia súc hầu như ít được đề cập đến: chỉ ở buôn

Đrăng Phôk có hoạt động nói đến việc thay đổi đàn trâu bằng bò Các hoạt động phát triển trâu bò

đều liên quan đến việc chăn thả Hầu hết chỉ đề cập đến việc phân bổ lại đất đai để mở rông diện tích vùng chăn thả trong khi có rất ít tính đến việc thay đổi phương pháp chăn thả Nghề cá không

được nhắc đến như một cơ hội phát triển ở tất cả các thôn buôn, cũng như vậy, các ngành nghề thủ công cũng chưa được tính đến Cũng không thấy một thôn buôn nào đề cập đến thực tế là công nghệ chế biến sau thu hoạch cần phải thay đổi hay phát triển

Kết quả khảo sát về nông nghiệp

Các diện tích mà các thôn buôn dự định mở rộng tập trung vào ba vùng chính: dọc suối Ea Mar tại xã Krông Na (vùng 1 trên Bản đồ 8-10), phía đông đạp Nà Xược (vùng 2 trên bản đồ) và dọc suối

Đăk Huar (vùng 3) Vùng 1 và vùng 2 được định hướng để phát triển lúa nước Vùng 3 cho các loại hoa màu khác như ngô

Hầu hết các hoạt động nông nghiệp được đề cập đến đều liên quan đến phát triển lúa hai vụ và

điều Bên cạnh cây lúa, các cây ăn quả, ngô và một số loại cây trồng khác như đậu xanh và rau xanh v.v cũng có được đề cập đến, nhưng rõ ràng mọi người đều tập trung vào cây điều như một

Trang 37

Báo cáo Công tác của Chuyên gia Phát triển Cộng đồng, tháng 12/2002 đến tháng 01/2003

3 Phạm vi làm việc của Nhóm Phát triển Cộng đồng của Dự án PARC Yôk Đôn

37

loại cây kinh tế Mọi người dân đều tỏ ra không hài lòng với cây cà phê và đang muốn thay thế loại cây này

Bảng 3-19: Các nhóm hoạt động chính và các dạng hoạt động được sử dụng để phân loại

hoạt động như trình bày trong các báo cáo RUP Các nhóm hoạt động chính Các dạng hoạt động

AG2AG3AG4AG5AG6

Canh tác theo kiểu truyền thống Thâm canh nông nghiệp

Các loại cây kinh tế Chuyển từ độc canh sang canh tác nhiều loại cây trồng

Trồng cây gỗ Nông lâm kết hợp - trồng lẫn hoa màu với cây gỗ

CI2 CI3 CI4 CI5

Đan lát và các sản phẩm đan lát Chế biến thực phẩm - trái cây Chế biến thực phẩm - thịt Chế biến thực phẩm - cá

Chế biến hạt - bông

CR Tài chính tín dụng v.v CR1 Các cơ sở tín dụng

FR2 FR3 FR4 FR5 FR6 FR7

Trồng rừng, tái sinh rừng Hợp đồng khoán quản lý bảo vệ rừng Trồng rừng lấy củi

Củi vườn nhà Vườn ươm cây lấy củi LSPG

Khai thác gỗ chọn

FS2 FS3 FS4 FS5

Ao cá

Nuôi cá trong ruộng lúa

Ươm cá giống Nuôi cá lồng Nuôi cá bằng nguồn giống từ sông Sêrêpôk

GD Làm vườn GD1

GD2GD3

Vườn nhà - trồng rau xanh Nuôi gia súc trong vườn Phát triển vườn tổng hợp

Tưới tiêu thủy lợi Hạ tầng thôn buôn Các công trình đường bộ và đường thủy Các công trình nước

Điện

LC2 LC3 LC4

Mở rộng đất nông nghiệp

Mở rộng đất chăn thả

Mở mang cơ sở hạ tầng

Mở rộng đất thổ cư

Trang 38

Các nhóm hoạt động chính Các dạng hoạt động

LS2 LS3 LS4 LS5 LS6

Mở rộng đàn gia súc Lập hàng rào để chăn thả

Lập cơ sở chăn nuôi Nuôi ong

Đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi động vật Dịch vụ thú y chăm sóc gia súc

ME Giám sát và đánh giá

NI Các ngành nghề ngoài thủ

công

NI1 NI2

Sản xuất than Sản xuất đồ dùng gia đình

PH Các hoạt động sau thu hoạch PH1

Nuôi nai Nuôi nhím Nuôi kỳ đà Nuôi cá sấu Nuôi các loài gà gô và gà lôi Nuôi bướm

Bảng 3-20: Các nhóm hoạt động chính và các dạng hoạt động được sử dụng trong các báo

cáo RUP Các nhóm hoạt động chính Các dạng hoạt động

AG2 AG3

Canh tác theo kiểu truyền thống Thâm canh nông nghiệp

Các loại cây kinh tế

FR2 FR3 FR6 FR7

Trồng rừng, tái sinh rừng Hợp đồng khoán quản lý bảo vệ rừng Trồng rừng lấy củi

LSPG Khai thác gỗ chọn

Tưới tiêu thủy lợi Hạ tầng thôn buôn Kiến trúc đường bộ và đường thủy Các công trình nước

Mở rộng đất nông nghiệp

Mở rộng đất chăn thả

Mở mang cơ sở hạ tầng

Mở rộng đất thổ cư

Trang 39

Báo cáo Công tác của Chuyên gia Phát triển Cộng đồng, tháng 12/2002 đến tháng 01/2003

3 Phạm vi làm việc của Nhóm Phát triển Cộng đồng của Dự án PARC Yôk Đôn

đề phát triển cây cà-phê cũng đã được nêu ra trong báo cáo PARC Yôk Đôn, 04/2002 Hầu hết các cánh đồng ở đây hầu hết đã có vẻ bị hoang hóa với cỏ và le mọc trở lại (Hình 7-11) Những quan sát thực địa cũng cho thấy cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về sử dụng tối ưu về kinh tế cho dạng đất này trước khi cho phép phát triển những loại cây trồng không hiệu quả dẫn đến xuống cấp về thổ nhưỡng và cảnh quan, đồng thời đẩy nền kinh tế vào những khó khăn mới

Khai thác gỗ

Một quá trình khác cũng đang diễn ra nhưng không được nêu rõ trong các kết quả RUP Máy kéo lớn, có thể vận chuyển được những khối lượng gỗ lớn, đang được sử dụng hàng ngày để khai thác củi, gỗ và tre nứa Mỗi buổi sáng, đều có thể quan sát các máy kéo trở một lượng gỗ lớn trên

đường cái Hiện tượng này cũng được đề cập trong báo cáo PARC Yôk Đôn, 04/2002 Quy mô của hoạt động này có mới chỉ là hiện tượng nhỏ lẻ Để có thể xây dựng một cái nhà mới ở xã Krông Na, người dân có thể xin giấy phép để khai thác gỗ Tuy nhiên, các hoạt động này chưa được giám sát cũng như chưa làm rõ được gỗ này được khai thác từ đâu: từ đất lâm trường hay trong khu bảo vệ

Từ quan sát trực tiếp, có thể nhận thấy rằng việc khai thác gỗ hiện vẫn là một hoạt động thường xuyên: trong một chuyến thực địa đến đập Nà Xược, chúng tôi đã quan sát thấy người dân đang trốn tránh kiểm lâm và trong cùng ngày, quan sát thấy hai xe tải đang khai thác gỗ trong khu vực này Trong chuyến thực địa, cũng thấy nhiều bãi trống và thấy nhiều gốc cây mới bị chặt như trong Hình 7-9, cũng trong vùng này đã quan sát được nhiều bãi bị chặt để canh tác Khai thác củi cũng

được các báo cáo RUP đề cập, nhưng cũng chỉ nói là hoạt động này cần hạn chế hoặc cấm hẳn Những hiện tượng qua sát được ngoài thực địa cho thấy việc khai thác gỗ củi là một hiệng tượng rất phổ biến có thể tạo ra các tác động đáng kể đến chất lượng rừng nếu không có biện pháp giải quyết

Đa dạng sinh học

Những Quan sát nhanh cho thấy các vùng rừng còn lại ở vùng đệm vẫn còn đủ lớn cho sự tồn tại của rất nhiều loài động vật Các loài chim như Diều mào, bốn loài gõ kiến, Đầu rìu, các loài trảu nhiều loài bói cá, ó cá, bốn loài chèo bẻo, Cao cát bụng trắng cho thấy thậm chí rừng rụng lá đã bị

Trang 40

tác động vẫn có các giá trị đa dạng sinh học Một nhận xét thú vị là Cao cát bụng trắng được quan sát khi bay từ khu bảo vệ vượt qua sông Sêrêpôk vào vùng đệm Ngoài các loài chim, đã quan sát

được rất nhiều loài nhện và côn trùng chưa được định loại Tên chính xác dù sao cũng không quan trọng bằng sự phong phú của các loài sinh vật này (Hình 7-2 đến Hình 7-5.)3

3.4.4 Các tác động mong đợi vào khu bảo vệ và vùng đệm

Danh lục trong Phụ lục 6 trình bày chi tiết các yêu cầu và những lo ngại đi cùng với các hoạt động RUP Như nêu ra trong Báo cáo PARC Yôk Đôn, 04/2002, nhiều người dân đã quay lại với các giống lúa truyền thống do ngay sau vụ thu hoạch đầu tiên, họ đã không giữ đủ được hạt giống lúa mới được đưa vào trồng Do đó, nguồn tín dụng là một yêu cầu cần thiết Báo cáo PARC Yôk Đôn, 04/2002, cũng cho thấy vấn đề tương tự như vậy với giống điều do nó rất khó giữ được chất lượng

Do vậy cũng cần có một nguồn tín dụng cho giống điều mới Hầu hết các hoạt động RUP đều kéo theo các nguy cơ về môi trường: sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật hơn và nhiều diện tích rừng bị cải tạo lấy đất canh tác Nguy cơ sử dụng nhiều hóa chất hơn đặc biệt đúng với việc trồng lúa và ngô, cả hai đều cần bổ sung thêm phân bón và thuốc trừ sâu (Phụ lục 10-6) Điều này không chỉ có nghĩa là thêm gánh nặng tài chính lên vai người nông dân mà còn là cái giá sẽ phải trả về mặt môi trường

Cả các kế hoạch phát triển thôn buôn cũng như đường lối phát triển kinh tế của tỉnh đều dẫn đến kết luận là phát triển nông nghiệp, không cần cân nhắc sâu hơn, tập trung vào phát triển lúa cao sản hai vụ, phát triển cây kinh tế, thủy lợi và đàn bò lai Các nguy cơ của phát triển này là các diện tích ruộng nhỏ, đa dạng về mùa vụ đan xen với các dải rừng rụng lá sẽ được cải tạo thành các diện tích rộng lớn với các loại cây trồng như lúa, ngô, điều, thuốc lá, bông và mía Xu hướng này sẽ dẫn

đến các hệ thống thâm canh một loại cây trồng duy nhất Nếu không có các can thiệp, sẽ có thêm nhiều trâu bò được nuôi ở vùng đệm Không có thông tin nào về cách thức mà lâm trường sẽ phải

xử lý đối với sức ép gia tăng từ chăn thả đại gia súc Nếu lâm trường ngăn chặn việc chăn thả trâu

bò trong phần đất lâm trường, nguy cơ là các diện tích chăn thả hiện có sẽ bị chăn thả quá mức Hiện tại, tình trạng sử dụng lẫn lộn đang phổ biến (PARC Yôk Đôn, 04/2002)

Quá trình xuống cấp rừng diễn ra từ từ sẽ làm cho khu bảo vệ bị cô lập và các quần thể động thực vật đang sử dụng cả khu bảo vệ và vùng đệm (ví dụ, tuyến bay của Cao cát bụng trắng như đề cập

ở phần trước) sẽ chỉ tăng lên ở trong khu bảo vệ Điều này sẽ làm giảm khả năng tồn tại lâu dài của nhiều quần thể

3.5 Đề xuất các biện pháp cải thiện quá trình RUP

Các báo cáo phát triển thôn buôn thể hiện một điểm mốc quan trọng trong việc quy hoạch có tổ chức và có căn cứ tại VQG YĐ Có rất nhiều khía cạnh liên quan đến vùng đệm VQG YĐ và không phải lúc nào cũng có thể giải quyết tất cả Phần này đề xuất một vài điều cần cải thiện đối với quá trình RUP để giải quyết tối ưu các thách thức xuất hiện bởi lĩnh vực đa khía cạnh này

3.5.1 Phân loại kinh tế - xã hội

Phân hạng hộ gia đình có tình trạng kinh tế - xã hội nghèo nhất, mức thiếu đói, không được sử dụng (3.3.6.1) Tuy nhiên, trong các báo cáo miệng và trong các báo cáo kế hoạch phát triển thôn

3 ở đây cố vấn có ý kiến khác với báo cáo PARC Yôk Đôn khi báo cáo này viết: "Một diện tích lớn rừng tự nhiên ở vùng đệm là rừng thứ sinh ưu thế bởi các loài cây họ dầu Đây là rừng non và nghèo, chúng có giá trị kinh tế thấp và hạn chế về các chức năng môi trường, do vậy dự án cần khám phá các khả năng thay thế có thể để nâng cao giá trị của hệ thống hiện tại" (trang 13) Cụm từ "hạn chế về các chức năng môi trường" cần phải được bàn luận Để cung cấp một sơ sở tốt hơn cho mỗi quan điểm, dự án đang xác

định nhóm tư vấn cần thiết để khám phá cả tiềm năng và cách thức sử dụng tối ưu cho mục đích nông

Ngày đăng: 10/04/2014, 10:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3-18:  Các tr−ờng học ở hai xã Krông Na và Ea Huar - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Bảng 3 18: Các tr−ờng học ở hai xã Krông Na và Ea Huar (Trang 35)
Đồ thị 6-11:  Phần trăm hộ kinh tế kém và trung bình theo từng thôn - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
th ị 6-11: Phần trăm hộ kinh tế kém và trung bình theo từng thôn (Trang 112)
Đồ thị 6-17:  Sản l−ợng lúa so với đất canh tác của từng thôn - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
th ị 6-17: Sản l−ợng lúa so với đất canh tác của từng thôn (Trang 114)
Đồ thị 6-19:  Năng suất lúa so sánh giữa các dân tộc - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
th ị 6-19: Năng suất lúa so sánh giữa các dân tộc (Trang 114)
Đồ thị 6-18:  Năng suất điều theo từng thôn - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
th ị 6-18: Năng suất điều theo từng thôn (Trang 114)
Hình 7-2:  Tính đa dạng sinh học ở vùng đệm VQG YĐ: Chim xanh trán vàng trong khu - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 2: Tính đa dạng sinh học ở vùng đệm VQG YĐ: Chim xanh trán vàng trong khu (Trang 115)
Hình 7-1:  Mô hình phát triển có thể của Đrăng Phôk; giải thích trong phần nội dung - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 1: Mô hình phát triển có thể của Đrăng Phôk; giải thích trong phần nội dung (Trang 115)
Hình 7-3:  Tính đa dạng sinh học ở vùng đệm VQG YĐ: Bướm chưa định loại ở trong khu - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 3: Tính đa dạng sinh học ở vùng đệm VQG YĐ: Bướm chưa định loại ở trong khu (Trang 116)
Hình 7-4:  Tính đa dạng sinh học ở vùng đệm VQG YĐ: Nhện ch−a định loại ở trong khu - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 4: Tính đa dạng sinh học ở vùng đệm VQG YĐ: Nhện ch−a định loại ở trong khu (Trang 116)
Hình 7-6:  Thu hái LSPG ở bên trong khu bảo vệ: hai cha con đang đánh cá (tháng - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 6: Thu hái LSPG ở bên trong khu bảo vệ: hai cha con đang đánh cá (tháng (Trang 117)
Hình 7-5:  Tính đa dạng sinh học ở vùng đệm VQG YĐ: ó cá ở xã Ea Wer (tháng 01/2003) - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 5: Tính đa dạng sinh học ở vùng đệm VQG YĐ: ó cá ở xã Ea Wer (tháng 01/2003) (Trang 117)
Hình 7-7:  Ruộng lúa đ−ợc t−ới tiêu ở xã Ea Mar qua hệ thống thủy lợi Đăk Min (ảnh của - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 7: Ruộng lúa đ−ợc t−ới tiêu ở xã Ea Mar qua hệ thống thủy lợi Đăk Min (ảnh của (Trang 118)
Hình 7-8:  Ruộng  lúa  được tưới tiêu ở vùng đệm VQG YĐ (ảnh của Cố vấn về Cơ sở Hạ - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 8: Ruộng lúa được tưới tiêu ở vùng đệm VQG YĐ (ảnh của Cố vấn về Cơ sở Hạ (Trang 118)
Hình 7-9:  Nỗ lực trồng cà-phê ở vùng rừng khộp cao và khô phía tây đập Nà X−ợc, xã Ea - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 9: Nỗ lực trồng cà-phê ở vùng rừng khộp cao và khô phía tây đập Nà X−ợc, xã Ea (Trang 119)
Hình 7-10:  Nỗ lực trồng bông ở vùng rừng khộp cao và khô phía tây đập Nà X−ợc, xã Ea - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 10: Nỗ lực trồng bông ở vùng rừng khộp cao và khô phía tây đập Nà X−ợc, xã Ea (Trang 119)
Hình 7-11:  Cỏ / le mọc trên ruộng trống ở vùng rừng khộp cao và khô phía tây đập Nà - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 11: Cỏ / le mọc trên ruộng trống ở vùng rừng khộp cao và khô phía tây đập Nà (Trang 120)
Hình 7-12:  Tổn thất lúa sau thu hoạch do phơi lúa trên đ−ờng ô tô - hạt thóc dính vào bánh - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 12: Tổn thất lúa sau thu hoạch do phơi lúa trên đ−ờng ô tô - hạt thóc dính vào bánh (Trang 120)
Hình 7-13:  Điểm lấy n−ớc ở buôn Đrăng Phôk (ảnh của Cố vấn về Cơ sở Hạ tầng, tháng - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 13: Điểm lấy n−ớc ở buôn Đrăng Phôk (ảnh của Cố vấn về Cơ sở Hạ tầng, tháng (Trang 121)
Hình 7-14:  Đập Nà X−ợc (ảnh của Cố vấn về Cơ sở Hạ tầng, tháng 01/2003) - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 14: Đập Nà X−ợc (ảnh của Cố vấn về Cơ sở Hạ tầng, tháng 01/2003) (Trang 121)
Hình 7-15:  Cửa cống ở đập Nà X−ợc (ảnh của Cố vấn về Cơ sở Hạ tầng, tháng 01/2003) - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 15: Cửa cống ở đập Nà X−ợc (ảnh của Cố vấn về Cơ sở Hạ tầng, tháng 01/2003) (Trang 122)
Hình 7-16:  Kênh tưới tiêu ở vùng đệm VQG YĐ (ảnh của Cố vấn về Cơ sở Hạ tầng, tháng - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 16: Kênh tưới tiêu ở vùng đệm VQG YĐ (ảnh của Cố vấn về Cơ sở Hạ tầng, tháng (Trang 122)
Hình 7-17:  Vị trí của đập Đăk Huar ở xã Krông Na (ảnh của Cố vấn về Cơ sở Hạ tầng, tháng - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 17: Vị trí của đập Đăk Huar ở xã Krông Na (ảnh của Cố vấn về Cơ sở Hạ tầng, tháng (Trang 123)
Hình 7-18:  Tr−ởng thôn buôn Đrăng Phôk tr−ớc Hồ Sen, sẽ thành ao cá (tháng 12/2002) - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 18: Tr−ởng thôn buôn Đrăng Phôk tr−ớc Hồ Sen, sẽ thành ao cá (tháng 12/2002) (Trang 123)
Hình 7-19:  Chế biến tre gần Ea Sup (tháng 12/2002) - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 19: Chế biến tre gần Ea Sup (tháng 12/2002) (Trang 124)
Hình 7-21:  Nuôi ong ở xã Ea Huar (tháng 12/2002) - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 21: Nuôi ong ở xã Ea Huar (tháng 12/2002) (Trang 125)
Hình 7-22:  Phơi bông ở xã Ea Huar để chuyển cho Công ty Bông Đăk Lăk - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 22: Phơi bông ở xã Ea Huar để chuyển cho Công ty Bông Đăk Lăk (Trang 125)
Hình 7-23:  Cây bông ở buôn Đrăng Phôk - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Hình 7 23: Cây bông ở buôn Đrăng Phôk (Trang 126)
Đồ thị phụ lục 9-18: Xếp hạng tầm quan trọng của các hoạt - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
th ị phụ lục 9-18: Xếp hạng tầm quan trọng của các hoạt (Trang 161)
Bảng phụ lục 9-24:  Ước tính chi phí - lợi nhuận trong một năm nuôi cá trong một ao n−ớc - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Bảng ph ụ lục 9-24: Ước tính chi phí - lợi nhuận trong một năm nuôi cá trong một ao n−ớc (Trang 374)
Bảng phụ lục 9-25:  Ước tính chi phí - lợi nhuận trong một năm nuôi cá trong một ao n−ớc - Báo cáo công tác phát triển cộng đồng
Bảng ph ụ lục 9-25: Ước tính chi phí - lợi nhuận trong một năm nuôi cá trong một ao n−ớc (Trang 375)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w