1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người

62 1,9K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Ung thư là bệnh rất nguy hiểm, mỗi năm có hơn 6 triệu người chết vì bệnh ung thư, 1.4 triệu ca ung thư mới được chẩn đoán trên thế giới. Theo đánh giá của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trong 20 mươ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Lê Thị LiênTrưởng Khoa Công Nghệ Sinh Học - Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giangvà TS Đỗ Thị Thảo Trưởng Phòng Thử Nghiệm Sinh Học – Viện Khoa HọcCông Nghệ VIệt Nam Đó là những người thầy đã tận tâm hướng dẫn chỉ bảocho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành bài khóaluận này Đồng thời tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ nhiệttình, quý báu của các chị tại Phòng thử nghiệm sinh học – Viện CNSH đãdành nhiều thời gian và công sức giúp đỡ tôi hoàn thành phần lớn nội dungbài khóa luận.

Nhân dịp này tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới toàn thể các thầy côgiáo Trường Đại Học Nông Lâm – Bắc Giang đã truyền đạt cho tôi nhữngkiến thức quý báu và bổ ích trong suốt 3 năm học vừa qua.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình bạn bè, đồng nghiệp đãđộng viên, và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

Bắc Giang , ngày 23 tháng 05 năm 2011

Sinh viên

Triệu Đinh Tâm

Trang 2

HCG Human Chorionic GonadotropinIFA Incomplete Freund’s AdjuvantKTĐD Kháng thể đơn dòng

LC-MS Liquid Chromatography – Mass Spectrophotometer

Trang 3

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

ALPHA-1.1.1 TÌM HIỂU VỀ BỆNH UNG THƯ 3

1.1.1.1 Giai đoạn khởi đầu 5

1.1.1.2.Gai đoạn phát triển 6

1.1.1.3 Giai đoạn ung thư di căn 7

1.1.2.ALPHA – FETOPROTEIN (AFP) 7

1.1.2.1 Dấu ấn ung thư (tumor marker) và AFP 7

1.1.2.2 Bản chất và nguồn gốc của alpha-fetoprotein 9

1.1.2.2.1 Tình hình ứng dụng kháng thể đơn dòng kháng AFP để chẩn đoán sớm bệnh ung thư gan ở nước ngoài và trong nước 10

1.2 GIỚI THIỆU VỀ MIỄN DỊCH VÀ KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG 11

1.2.1 MIỄN DỊCH HỌC VÀ KHÁNG NGUYÊN 11

Trang 4

1.2.1.1 Các khái niệm về miễn dịch học 11

1.2.1.1.1 Đáp ứng miễn dịch tự nhiên (Natural immunity) 11

1.2.1.2 Hệ thống các cơ quan và tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch 14

1.2.1.2.1 các cơ quan dạng lympho 14

1.2.1.2.2 Tế bào miễn dịch 15

1.2.1.3 Giới thiệu về kháng nguyên (Antigen) 16

1.2.1.3.1 khái niệm kháng nguyên 16

Trang 5

2.1.5 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 29

2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 29

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.3.1.Gây miễn dịch cho chuột 32

2.3.2.Phương pháp lấy đại thực bào 32

2.3.3.Phương pháp đếm tế bào 33

2.3.3.1 Chuẩn bị Trypan blue 0,4% 33

2.3.3.2 Đếm tế bào 33

2.3.4 Phương pháp lấy tế bào LymphoB của tế bào chuột 33

2.3.5 Nuôi cấy tế bào Myeloma dòng Sp 2/0 và P3X 34

2.3.5.1 Đánh thức và nhân nuôi tế bào Sp 2/0 và P3X 34

2.3.5.2 Bảo quản tế bào trong Nito lỏng 34

2.3.6 Dung hợp Tế bào và tách dòng 35

2.3.6.1 Dung hợp 35

2.3.6.2 Tách dòng 35

2.3.7.Phương pháp ELISA 36

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37

3.1 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GÂY ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH TRÊN CHUỘT BẰNG KHÁNG NGUYÊN AFP 37

3.2 KẾT QUẢ DUNG HỢP TẠO TẾ BÀO LAI SINH KHÁNG THỂ KHÁNG AFP 39

3.3 KẾT QUẢ TÁCH DÒNG TẾ BÀO LAI SINH KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG KHÁNG AFP 43

3.4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 51

3.4.1 Kết Luận 51

3.4.2 Đề Nghị 51

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả gây đáp ứng miễn dịch cho chuột với kháng nguyên AFP37Bảng 3.2 Kết quả dung hợp tạo tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP trên 2 dòng tế bào myeloma 42Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả tách dòng để chọn dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP 44Bảng 3.4 Giá trị OD của dịch nổi các giếng có 1 dòng tế bào dương tính 47Bảng 3.5 Kiểm tra độ đặc hiệu của dịch nổi của các dòng tế bào 50

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THI

Hình 1.1 Sơ đồ giai đoạn khởi đầu 6

Hình 1.2 Các giai đoạn phát triển của ung thư 7

Hình 1.3 a Cấu trúc điển hình của một kháng thể 19

1.3 b Bề mặt của kháng thể IgG 19

Hình 1.4 Sơ đồ các chuỗi của một kháng thể 20

Hình 1.5 Các độc tố của vi khuẩn bên cạnh một tế bào cơ thể 21

Hình 1.6.Các độc tố trên bị trung hòa bởi kháng thể 22

Hình 1.7 Các kháng thể đa dòng, mỗi kháng thể liên kết với một epitope khác nhau 26

Hình 1.8 Kháng thể đơn dòng, liên kết với epitope đặc hiệu 26

Trang 8

PHẦN : MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ung thư là bệnh rất nguy hiểm, mỗi năm có hơn 6 triệu người chết vì bệnhung thư, 1.4 triệu ca ung thư mới được chẩn đoán trên thế giới Theo đánh giácủa Tổ chức y tế thế giới (WHO), trong 20 mươi năm tới các con số trên sẽgia tăng và lên đến 10 triệu trường hợp tử vong và trên 16 triệu ca ung thưmới Ở Việt Nam, bên cạnh các bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng ngàycàng giảm dần, thì bệnh ung thư, bệnh tim mạch, tâm thần đang có nguy cơgia tăng Các loại ung thư hay gặp ở nước ta là ung thư phổi, dạ dày, vú, gan,vòm họng, đại trực tràng, hạch bạch huyết, tử cung, buồng trứng… Trong khiở nhiều nước, chương trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư đạt kết quả tốt, đãgóp phần chữa khỏi hơn 50% bệnh nhân ung thư thì ở nước ta đa số người bịung thư khi được chẩn đoán đã ở giai đoạn muộn, tỉ lệ chữa khỏi bệnh còn rấtthấp Các loại ung thư thường gặp tính chung cả 2 giới nam và nữ, ước tínhhàng năm trên toàn cầu cho thấy khoảng 10,9 triệu ca ung thư mới mắc vàkhoảng 6,7 triệu người chết vì ung thư (2002) Tại VN, hàng năm có khoảng100.000-150.000 trường hợp mới mắc ung thư và khoảng 70.000 người chếtdo ung thư Ở VN, qua nghiên cứu ở TPHCM và Hà Nội cho thấy 10 loại ungthư thường gặp ở nam và nữ là: ung thư gan, ung thư phổi ung thư dạ dày,ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến,ung thư bạch cầu, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp…[34].

Giai đoạn mắc bệnh ung thư thì người bệnh thường không phát hiện được,đến khi người bệnh phát hiện được thì thường ở giai đoạn nặng và không thểcứu chữa được Đôi khi các bác sĩ còn chẩn đoán sai dẫn đến việc chữa và trịđi sai hướng dẫn tới bệnh nhân chịu hậu quả rất nặng Việc chẩn đoán chínhxác và phát hiện sớm là điều rất quan trọng cho việc điều trị Có nhiều

Trang 9

phương pháp chẩn đoán nhưng mỗi phương pháp lại có hạn chế nhất địnhtrong việc xác định chính xác loại ung thư để điều trị cho thích hợp Hiệnnay, để chẩn đoán sớm được bệnh một cách nhanh chóng và chính xác, ngườita sử dụng phương pháp chẩn đoán bằng kháng thể đơn dòng Phương phápnày có đặc điểm là rất đặc hiệu với kháng nguyên tức là nó chỉ nhận biêt duynhất một loại kháng nguyên khi đưa vào cùng một lúc với các kháng nguyênkhác Nên kết quả sẽ không bị nhầm lẫn mà ngược lại là độ chính xác lại rấtcao Vì vậy, để góp phần vào công tác chẩn đoán kịp thời, nhanh chóng chínhxác và đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp do đó chúng tôi thực hiện đề tài

“nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗtrợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người”

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Tạo được dòng tế bào lai lai sinh kháng thể đơn dòng (mAb) kháng đặc hiệualpha-fetoprotein (AFP)

Trang 10

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1 GIỚI THIỆU VỀ BỆNH UNG THƯ NÓI CHUNG VÀ FETOPROTEIN

ALPHA-1.1.1 TÌM HIỂU VỀ BỆNH UNG THƯ

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm và khó chữa trị, hơn nữa với số lượngngười mắc bệnh ngày một tăng cao, ung thư thực sự là mối nguy hại lớn ảnhhưởng tới sức khỏe cộng đồng, tới sự phát triển kinh tế và xã hội theo báocáo nhiều nhất của bộ y tế thế giới WHO thì ung thư đang dần vượt qua timmạch để trở thành căn bệnh gây tử vong cao nhất trên toàn thế giới Trongtổng số 58 triệu người chết trong năm 2005 thì số lượng người chết vì cănbệnh ung thư chiếm 7,6 triệu(tức là khoảng 13%) [3] Trong số tử vong này,chiếm hơn 70% là bệnh nhân thuộc về các nước đang phát triển và có mức thunhập thấp.WHO cũng dự đoán khoảng 9 triệu người sẽ chết vì căn bệnh nàytrong năm 2005 và số lượng người mắc bệnh mới và chết sẽ tiếp tục tăngtrong các năm tiếp theo [32].

Việt nam là nước đang phát triển và cũng không phải là ngoại lệ Chúng tađang phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này Bệnh ung thư đang hoànhhành khắp mọi miền đất nước bà ngày càng phổ biến, với ước tính mỗi nămcó 150 ngàn ca mắc mới và 75 ngàn ca tử vong, gấp 7 lần số người chết do tainạn giao thông Riêng với căn bệnh ung thư gan thì các số liệu thống kê chothấy Việt Nam là nước có tỷ lệ người mắc ung thư gan đứng thứ 2 thế giới[1,6].

Ung thư là tên dùng chung để gọi một nhóm bệnh gồm khoảng 200 loại khácnhau về nguồn gốc tế bào phát sinh, khả năng di căn, khả năng và cách thứcchữa trị nhưng đều có chung một đặc điểm nổ bật là sự tăng sinh vô hạn

Trang 11

không thể kiểm soát, có thể di căn tồn tại xâm lấn và phát triển của tế bào ungthư [3, 5, 14].

Ung thư là căn bệnh rất phổ biến, được biết đến và nghiên cứu chủ yếutrên cơ thể con người Ung thư có thể xuất phát từ một tế bào ban đầu của mộttổ chức nào đó nằm trên cơ thể Như vậy, có thể nói ung thư là căn bệnh củatế bào và rất đa dạng về căn nguyên, cách phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị.

Quá trình phát triển từ một tế bào ung thư ban đầu thành một khối u ungthư và đe dọa tính mạng người bệnh trải qua nhiều giai đoạn [14] Giai đoạnđầu là quá trình hình thành tế bào ung thư khởi phát do ảnh hưởng của các tácnhân nội bào hay ngoại bào nào đó Diễn biến tiếp theo là quá trình phân chialiên tục không ngừng của tế bào ung thư này thành một khối u được gọi là quátrình phát triển bệnh Các tế bào ung thư trong khối u sẽ tiếp tục tăng sinh, tựmất đi các thụ cảm thể nhận biết giới hạn không gian phát triển so với các tếbào lân cận, sản xuất ồ ạt các cytokine (cell signals) và các enzym proteasedẫn tới phá hủy màng đệm lót và môi trường ngoại bào bao quanh khiếnchúng có liên kết lỏng lẻo, dễ dàng bứt ra khỏi khối u mẹ, theo mạch máu vàmạch bạch huyết di chuyển tới các cơ quan mới, bám lại và tiếp tục tăng sinhvô tổ chức và các cơ quan mới, bám lại và tiếp tục tăng sinh vô tổ chức Quátrình này gọi sự di căn (metastatic process) Các tế bào ung thư chèn ép hay dicăn vào các cơ quan giữ chức năng sống trong cơ thể như não, phổi, gan, thậnv v khiến bệnh nhân tử vong [12, 14, 25].

Các số liệu thống kê của WHO cho thấy 40% trường hợp ung thư có thểphòng tránh được Và nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm trước khi tế bàoung thư di căn thì bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể sống sót và khỏi bệnh.Vì thế, phát hiện ra sự hình thành khối tế bào ác tính ở giai đoạn sớm sẽ làđiều kiện tiên quyết để cứu sống người bệnh Thế nhưng việc phát hiện sớmung thư là rất khó khăn.

Trang 12

Để chẩn đoán bệnh ung thư, người ta có thể sử dụng nhiều phương phápkhác nhau như phương pháp vật lý, phương pháp giải phẫu bệnh – sinh thiếtvà phương pháp hóa sinh Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng Vídụ phương pháp sinh thiết, giải phẫu bệnh cung cấp cho chúng ta thông tinchính xác về khối u, nhưng hạn chế về mặt tâm lý, đau khi chọc hút sinh thiếtvà có thể kích thích di căn Phương pháp hóa sinh “enzym-miễn dịch” ápdụng các thành tựu nghiên cứu trong ung thư học về các dấu hiệu ung thư(tumor marker) để chẩn đoán sớm căn bệnh Phương pháp này phát hiện chínhxác các tumor marker, thông qua mẫu máu hoặc nước tiểu [25] Việc thu mẫumáu hoặc nước tiểu để xét nghiệm sẽ dễ dàng hơn sinh thiết, giải phẫu bệnhmà cũng cho kết quả chính xác phù hợp với bản chất các loại ung thư

* Qúa trình hình thành và phát triển tự nhiên của ung thư

Mỗi loại ung thư đều có sự tiến triển khác nhau, tuy nhiên nếu ung thưkhông được điều trị thì sẽ diễn biến qua các giai đoạn sau:

1.1.1.1 Giai đoạn khởi đầu

a Bước khởi đầu

Thường xảy ra rất nhanh, sau khi các tế bào tiếp xúc với các tác nhângây ung thư: tác nhân vật lý, tác nhân hóa học, tác nhân virus Các tácnhân này gây ra thương tổn DNA của tế

bào không hồi phục.

b Giai đoạn thúc đẩy

Do tiếp xúc liên tục, kéo dài với các chất gây ung thư làm ổn định và duytrì thương tổn đầu tiên Bước khởi đầu và giai đoạn thúc đẩy chúng ta chỉbiết được qua mô hình thí nghiệm và những nghiên cứu về dịch tễ ung thư ởngười.

Trang 13

c Giai đoạn phát triển

Các tế bào nhân lên không kiểm soát được, phát triển độc lập, mất khả năngbiệt hóa, xâm lấn cục bộ và cho di căn

Hình 1.1 Sơ đồ giai đoạn khởi đầu

Để dự phòng giai đoạn khởi đầu sinh ung thư người ta phải bảo vệtránh tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư như thuốc lá, benzol, nhiều loạihóa chất khác nhau, tia phóng xạ, virus v.v.

1.1.1.2.Gai đoạn phát triển

Sự phát triển của bệnh ung thư giải thích được bản chất của bệnh ung thưlà gì: khối u phát triển cục bộ tại chỗ, xâm lấn tại vùng và cho di căn toànthân.

Khi phát triển ung thư đã xảy ra, có nhiều biện pháp để chống lại sự pháttriển đó:

+ Sàng lọc và điều trị các thương tổn tiền ung thư.

+ Sàng lọc và điều trị những ung thư kích thước còn nhỏ (chủ yếu bằngphẫu thuật hoặc tia xạ).

+ Điều trị tích cực các ung thư đang còn tại chỗ (thường kết hợp với điềutrị hỗ trợ hóa trị liệu hoặc nội tiết trị liệu).

Hóa chấtPhóng xạVirus Thương tổn

DNA

Hoạt hóa oncogenBất hoạt gen kìm hãm

Thương tổn DNA

Trang 14

Hình 1.2 Các giai đoạn phát triển của ung thư

1.1.1.3 Giai đoạn ung thư di căn

Di căn ung thư là tình trạng các tế bào ung thư tách rời ra khỏi unguyên phát để đến cư trú và phát triển thành khối u ở cơ quan khác qua cácđường khác nhau như đường bạch huyết, đường máu, đường kế cận v.v Ví dụnhư khi di căn theo đường bạch huyết thì khối u tiến đến thành bạch huyết, tếbào ung thư xâm lấn nhanh chóng qua thành bạch huyết và được hệ thống lưuthông bạch huyết mang tới trạm hạch đầu tiên và nếu không bị tế bào miễndịch ở hạch bạch huyết tiêu diệt chúng sẽ tiếp tục di chuyển tới các vị trị kháctrong cơ thể tạo quá trình di căn

Khi các khối u ung thư đã di căn thì việc điều trị trở nên rất khó khănvà nguy cơ tử vong của bệnh nhân là rất lớn Vì thế, việc phát hiện sớm bệnhung thư ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn phát triển sẽ là điều kiện tiên quyết đểcứu sống bệnh nhân.

1.1.2.ALPHA – FETOPROTEIN (AFP)

1.1.2.1 Dấu ấn ung thư (tumor marker) và AFP

Khi các tế bào ung thư xuất hiện, một hay một số cơ chất sinh học cũngsẽ xuất hiện trong cơ thể Chúng có thể do các tế bào ung thư tạo ra hoặc docơ thể sinh ra để đáp ứng lại sự thay đổi trong cơ thể bởi sự xuất hiện của tếbào ung thư Các cơ chất này được gọi chung là các tumor marker (nay gọi tắtlà các marker) [8, 33] Các nhà khoa học hy vọng trong tương lai các markernày sẽ giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm và do đó sẽ cứu sống được

Trang 15

hàng triệu người Vì thế, rất nhiều nghiên cứu đang hướng tới tìm ra cácmarker đặc trưng cho từng loại ung thư để có thể phát hiện sớm căn bệnh này.

Tumor marker gồm những chất có bản chất như:

- Là chất do tế bào ung thư sinh ra, được đưa vào máu như AFP,CEA (carcinoembryonic antigen), CA-125, CYFRA 21-1 v.v.

- Là hormon như HCG (human chorionic gonadotropin) hoặc làchất chuyển hóa như CPR (Protein C hoạt động), LDH, GGT.

Các tumor marker có một số đặc điểm sau:- Đặc hiệu cho loại ung thư

- Nồng độ marker tỷ lệ với tình trạng, diễn biến của bệnh.- Phát hiện được từ giai đoạn sớm của bệnh.

Vì có những ưu điểm như trên nên các marker hiện đang được nghiêncứu nhiều Marker đầu tiên được sử dụng để phát hiện ung thư là humanchorionic gonadotropin (HCG) Đây là một cơ chất phổ biến ở phụ nữ có thai.Những phụ nữ không có thai mà có hàm lượng HCG cao trong máu có thể làdấu hiệu của ung thư tử cung gọi là gestational trophoblastic disease (GTD).Tuy nhiên, vào năm 1965, bộ sinh phẩm (Kit) đầu tiên trên thế giới phát hiệnmarker ung thư trong mẫu huyết thanh lại là để phát hiện carcinoembryonicantigen (CEA) đặc trưng cho ung thư ruột kết [34].

Một trong số các marker rất hữu ích là alpha-fetoprotein (AFP) Markernày được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh ung thư tế bàogan Ở người bình thường, hàm lượng AFP rất thấp, dưới mức 10 ng/ml, theomột số báo cáo là ≤ 5,4 ng/ml [27, 28] Tuy nhiên, hàm lượng này có thể tănglên bất thường trong một số bệnh về gan như viêm gan B, viêm gan C v.v.nhưng hiếm khi vượt quá 100 ng/ml Khi hàm lượng này tăng cao tới mộtmức nhất định nào đó (trong trường hợp này là > 100 ng/ml) thì các bác sĩ cóthể nghi ngờ là ở người bệnh đã xuất hiện khối u ung thư ở gan Trong những

Trang 16

trường hợp hàm lượng AFP vượt mức 4000 ng/ml bác sĩ sẽ khằng định bệnhnhân bị ung thư gan tiên lượng xấu mà không cần tiến hành xét nghiệm sinhthiết [10, 17, 28] AFP cũng rất hữu ích trong việc kiểm tra hiệu quả chữa trịcho bệnh nhân ung thư tế bào gan Nếu khối u được cắt bỏ hoàn toàn sau phẫuthuật thì hàm lượng AFP sẽ trở lại bình thường và ngược lại, nếu hàm lượngnày tăng cao trở lại có nghĩa là khối u lại phát triển [8, 10].

1.1.2.2 Bản chất và nguồn gốc của alpha-fetoprotein

AFP là một glycoprotein với cấu trúc gồm 590 amino acid và mộtphân tử carbohydrate AFP là một protein quan trọng của huyết tương và dotúi phôi của phôi thai hay theo một số tài liệu thì do gan của phôi sản sinh ra.Protein này được cho là bản sao của albumin huyết thanh Gen mã hóa AFPvà albumin cùng có mặt ở vị trí đối diện trên nhiễm sắc thể số 4 AFP đượctìm thấy ở các dạng cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3 và gắn kết với nguyên tố đồng(Cu), Niken (Ni), axit béo và bilirubin [23,28]

Trong giai đoạn phôi thai, AFP gắn với hormone estradiol và được địnhlượng thông qua máu của người mẹ hoặc dịch màng ối Trường hợp hàmlượng AFP tăng cao bất thường thì nhiều khả năng là phôi thai có vấn đề liênquan đến sự phát triển của hệ thần kinh hay thoát vị rốn hoặc hội chứngDown Sau khi được sinh ra, hàm lượng AFP của bé mới sinh giảm dần chotới khi đạt mức chuẩn của người lớn bình thường trong khoảng từ 8-12 thángtuổi [15,33].

Hàm lượng AFP bình thường rất thấp (5-10 ng/Ml) và đến nay chức năngcủa nó trong cơ thể người trưởng thành vẫn chưa được xác định Người ta chorằng AFP có vai trò như một chất điều hòa tăng sinh của tế bào ung thư tuynhiên chưa rõ ràng về mặt cơ chế Một số nghiên cứu cho thấy AFP là mộtprotein-binding gắn vào hệ enzyme caspase-3 và khóa con đường đi vào quátrình tự chết apoptosis của tế bào [17,21,30].

Trang 17

Hiện nay, việc phát hiện và phân tích hàm lượng các tumor maker nóiriêng, các cơ chất sinh học nói chung có thể nhờ vào các thiết bị công nghệcao như sắc ký lỏng kết nối khối phổ (Liquid Chromatography – MassSpectrophotometer LC-MS), hoặc kỹ thuật Real-Time PCR [17,18] v v Tuynhiên, đây là các công nghệ liên quan đến các thiết bị đắt tiền và vận hànhphức tạp Vì thế, phần lớn các xét nghiệm phân tích định lượng tumor markerhiện nay đều nhờ các kit-ELISA định lượng sử dụng kháng thể đơn dòng[11,29,31].

1.1.2.2.1 Tình hình ứng dụng kháng thể đơn dòng kháng AFP để chẩnđoán sớm bệnh ung thư gan ở nước ngoài và trong nước

* Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Việc sử dụng kháng thể đơn dòng để tạo kit-ELISA nhằm phân tíchđịnh tính và định lượng các chất sinh học nói chung và các marker ung thưnói riêng là rất phổ biến So với phương pháp định tính và định lượng khác thìphương pháp ELISA sử dụng kháng thể đơn dòng dễ thực hiện hơn ở cácphòng xét nghiệm nghiệm và không đòi hỏi các thiết bị công nghệ cao với kỹthuật phức tạp Do vậy, hiện tại trên thế giới các bộ kít-ELISA vẫn được sửdụng nhiều nhất AFP được sử dụng làm marker để chẩn đoán sớm bệnh ungthư tế bào gan từ cuối những năm 1970 AFP được ứng dụng thực tế thôngqua công nghệ kháng thể đơn dòng tạo kít chẩn đoán.

Kháng thể đơn dòng kháng AFP lần đầu tiên được LabCorp, sử dụng đểtạo các bộ kít chẩn đoán từ đầu thập kỷ 80 của một công ty dịch vụ xétnghiệm lớn của Mỹ Đến nay nhiều công ty sinh học đã thương mại hóa rộngrãi bộ kit-ELISA định lượng AFP giúp chẩn đoán sớm ung thư gan như bộ “AFP Enzym Immunoassay” của công ty Thailabonline (Thái Lan), bộ AFP-ELISA-KIT của hãng CALBIOTECH (Mỹ), bộ “AFP EIA Kit” của công tyImmuno-Biological Labological, Inc (Mỹ); v v .[27, 29, 30, 31]

Trang 18

* Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Tại Việt Nam hiện nay các kit-ELISA phân tích định lượng AFP đềuphải nhập khẩu từ Mỹ, Anh, Thái Lan v v với giá thành rất cao nên chưathể sử dụng rộng rãi Do vậy, tạo các tế bào lai hybrid sản sinh kháng thể đơndòng kháng AFP ở Việt Nam để ứng dụng trong việc phân tích định tính vàđịnh lượng marker này là cần thiết Có được kháng thể đơn dòng kháng AFPsản xuất tại Việt Nam sẽ giúp tạo các kít phân tích định lượng với giá thànhthấp Từ đó việc ứng dụng rộng rãi các kít phân tích này để chẩn đoán sớmbệnh tật cho người dân sẽ trở nên khả thi hơn.

1.2 GIỚI THIỆU VỀ MIỄN DỊCH VÀ KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG1.2.1 MIỄN DỊCH HỌC VÀ KHÁNG NGUYÊN

1.2.1.1 Các khái niệm về miễn dịch học

Miễn dịch là khả năng chống lại các vật lạ xâm nhập vào cơ thể của chínhcơ thể Khi vật lạ ( có thể là vi khuẩn, virus, các độc tố …) xâm nhập vào cơthể sẽ khiến cơ thể hình thành một cơ chế bảo vệ, ngăn ngừa hoặc loại bỏ cácyếu tố lạ đó.Cơ chế đó chính là các đáp ứng miễn dịch

Đáp ứng miễn dịch ( ĐƯMD ) là phản ứng của cơ thể sản xuất ra các khángthể bất hoạt, chống lại các kháng nguyên và loại trừ chúng ra khỏi cơ thể Đápứng miễn dịch có 2 loại là: ĐƯMD tự nhiên và ĐƯMD thu được.

1.2.1.1.1 Đáp ứng miễn dịch tự nhiên (Natural immunity)

Là đặc tính không mắc phải một số bệnh nào đó của một số loài hay mộtsố giống vi sinh vật nhất định ở mọi lứa tuổi và có ngay khi cơ thể sinh ra,mang tính chất di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không đòi hỏi sự tiếpxúc mầm bệnh

Có hai loại Đáp Ứng MIễn Dịch tự nhiên (ĐƯMD): ĐƯMD tự nhiêntuyệt đối và ĐƯMD tự nhiên tương đối.

* Đáp ứng miễn dịch tự nhiên tuyệt đối

Trang 19

Đây là ĐƯMD mà trong bất cứ điều kiện nào, hoàn cảnh nào cũng khôngbị mất đi, có thể tiêm vào cơ thể động vật nuôi một lượng lớn mầm bệnh cũngkhông có khả năng gây bệnh, ví dụ như bất cứ điều kiện nào, bò không baogiờ mắc bệnh tỵ thư của ngựa, ngựa không bao giờ mắc bệnh dịch tả trâubò….

* Đáp ứng miễn dịch tự nhiên tương đối

Là tính miễn dịch có thể thay đổi khi chịu một sự tác động nào đó trongmột điều kiện và một thời gian nhất định khi chịu sự tác động cao của độc lựcvi sinh vật, hoặc thay đổi nhiệt độ hay sức đề kháng của cơ thể giảm…

Ví dụ: bình thường gà không bao giờ mắc bệnh nhiệt thán nhưng khingâm chân gà trong nước lạnh cho than nhiệt giảm xuống rồi gây nhiễm vikhuẩn nhiệt thán thì gà mắc bệnh.

1.2.1.1.2 Đáp ứng miễn dịch thu được (Acquired immuunity)

Là trạng thái miễn dịch mà cơ thể có được khi tiếp xúc với vật lạ, khi đóvật lạ được, gọi là kháng nguyên ( Antigen) Kháng nguyên có thể vào cơ thểdo tiếp xúc ngẫu nhiên ( nhiễm vi khuẩn, vi rus…) (hoặc chủ động tiêmvacin) ĐƯMD thu được có hai loại là: ĐƯMD thu đươc chủ động và ĐƯMDthu được bị động

* Đáp ứng miễn dịch thu được chủ động

Là loại ĐƯMD thu được sau khi trực tiếp chịu tác động của vi khuẩn,virus, độc tố….ĐƯMD thu được chủ động gồm 2 loại:

Đáp ứng miễn dịch thu được chủ động tự nhiên: Là tính miễn dịch mà cơ

thể thu được sau khi mắc một số bệnh nhất định trong tự nhiên mà qua khỏi.Loại miễn dịch này có thể kéo dài rât lâu, có khi suốt đời Ví dụ như sau khimắc bệnh đậu mùa mà qua khỏi thì không bao giờ mắc nữa Hay nếu bị sởimà qua khỏi thì không bao giờ mắc lại nữa Ngoài ra trong quá trình sống củangười và động vật do tiếp xúc dần với vi sinh vật, mà không bị bệnh, nhưng

Trang 20

nó đã hình thành cho mình một khả năng miễn dịch với các bệnh do vi sinhvật đó gây nên Ví dụ miễn dịch hình thành đối với bệnh bạch cầu, bệnh hogà.

Đáp ứng miễn dịch thu được chủ động nhân tạo: Là miễn dịch có được

của cơ thể sau khi tiếp nhận chủ động những chế phẩm vi sinh vật như vacxin,gải độc tố….lúc này cơ thể đã huy động cơ quan có thẩm quyền miễn dịch sảnxuất ra các yếu tố chống lại mầm bệnh nếu chúng vào lần sau, đó là các khángthể đặc hiệu Loại miễn dịch này hình thành với mục đích làm cho cơ thể tậpdượt trước, để khi kháng nguyên đó lại xâm nhập vào thì cơ thể sẽ chủ độngloại trừ chúng Đây chinh là cơ sở cho việc tiêm phòng các loại vacxin

* Đáp ứng miễn dịch thu được bị động

Là ĐƯMD thu được từ bên ngoài đưa vào cơ thể giúp cơ thể chiến thắngbệnh tật ví dụ như tiêm kháng huyết thanh ĐƯMD thu được gồm 2 loại:

Đáp ứng miễn dịch thu được bị động tự nhiên: Trẻ sơ sinh, gia súc con

thu được các yếu tố miễn dịch đặc hiệu từ cơ thể mẹ truyền sang qua nhauthai hay kháng thể truyền qua sữa gọi là miễn dịch thu được bị động tự nhiên.

Đáp ứng miễn dịch thu được bị động nhân tạo : Là ĐƯMD thu được từ

bên ngoài đưa vào giúp cơ thể chiến thắng được bệnh tật Trong trường hợpnày cơ thể không tham gia tạo kháng thể mà kháng thể được cung cấp choc ơthể từ bên ngoài Miễn dịch thu được bị động nhân tạo ứng dụng trong chữabệnh, ví dụ như tiêm giải độc tố uốn ván cho người nhiễm uốn ván, tiêmkháng huyết thanh phòng dại…

Trang 21

1.2.1.2 Hệ thống các cơ quan và tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch

1.2.1.2.1 các cơ quan dạng lympho

*Các cơ quan dạng lympho trung tâm

Các cơ quan dạng lympho trung tâm là nơi mà quá trình biệt hóa củalympho bào xảy ra không cần đến sự kích thích của kháng nguyên, đó là nơibiệt hóa của các tế bào nguồn thành các tế bào lympho T chín hoặc lympho Bchín Các cơ quan dạng lympho gồm có:

- Tuỷ xương ( Bone marrow) : là cơ quan tạo máu của cơ thể, đóng vai

trò quan trọng trong việc sản xuất ra các tế bào nguồn của các dòng lymphobào khác nhau và của đại thực bào Các tế bào nguồn sẽ đi đến các cơ quanlympho khác nhau để biệt hóa thành các tế bào lympho B hoặc lympho T.

- Tuyến ức ( Thymus): Nằm ngay sát sau xương ức, xuất hiện ở tháng thứ

3 của thời kỳ bào thai, hoàn thiện và đạt tối đa về hoạt động ở giai đoạn trướctuổi dậy thì Tuyến ức có nang làm nhiệm vụ sản xuất các tế bào lympho Cáctế bào lympho được sinh ra từ tuyến ức hay từ tủy xương di tản xuống đềuđược tuyến ức biệt hóa thành tế bào lympho phụ thuộc tuyến ức hay còn gọilà tế bào lympho T (Thymus).

-Ttúi Fabricius ( Brusa Fabricius): Túi này chỉ có ở loài chim, nằm phía

trên trực tràng, sát hậu môn Túi có cấu tạo gồm rất nhều nang, các nang nàylà nơi sản xuất các tế bào lympho Ở người và động vật không có túi Fabricusthì mọi chức năng của túi do các cơ quan tương đương đảm nhận đó là: tủyxương và các cơ quan lympho ngoại vi (hạch, lá lách…).

* Các cơ quan lympho ngoại vi

- Hạch lâm ba: Là một trong những nơi diễn ra các ĐƯMD chống lại

kháng nguyên nhất định khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

- Lá lách: Là cơ quan dạng lympho lớn, ĐƯMD xảy ra chủ yếu với các

kháng vào theo đường tĩnh mạch, vùng tủy trắng của lá lách có chứa các nanglympho và quá trình ĐƯMD xảy ra ở đây.

Trang 22

* Lympho B

Các tế bào nguồn từ tủy xương di tản đến túi Fabricius (ở chim) haylách (của thú) được huấn luyện, biệt hóa thành tiền lympho B, sau đó tiếp tụcđược biệt hóa thành các lympho chưa chín Ở hệ máu ngoại vi, các lymphochưa chín được biệt hóa thành các lympho B chín, rồi trở thành tương bàoplasma, các tương bào này chính là tế bào trực tiếp sản xuất ra các kháng thểdịch thể Igg, IgM, IgD, IgE Kháng thể này đi vào máu, tồn tại trong huyếtthanh hoặc dịch thể của cơ thể Các tương bào plasma có vai trò chủ yếu trongĐƯMD dịch thể Một tỷ lệ nhỏ tế bào lympho B là những tế bào mang “ trínhớ miễn dịch” Ở người và động vật không có túi Fabricius thì tủy xương vàcác cơ quan lympho khác như hạch, lá lách….đảm nhận chức năng của túiFabricius trong quá trình hình thành tế bào lympho B.

* Lympho T

Các tế bào nguồn từ tủy xương di tản xuống tuyến ức và được tuyến ứchuấn luyện, biệt hóa trở thành tiền lympho T Chúng tiếp tục được biệt hóa ở

Trang 23

vùng vỏ tuyến ức để trở thành lympho T chưa chín Các lympho chưa chíntiếp tục được biệt hóa thành lympho T chín, rồi đi vào hệ máu ngoại vi và điđến các cơ quan tổ chức khác tại các vùng phụ thuộc tuyến ức của hạch, láchKhi đại thực bào đưa thông tin kháng nguyên đến, các lympho T tiếp nhận rồibiệt hóa trở thành Lympho T rồi tiếp tục trở thành nhóm tế bào mẫn cảm vớikháng nguyên có chứa kháng thể đặc hiệu trên màng tế bào, gọi đó là khángthể tế bào Quá trình ĐƯMD tế bào do quần thể lympho T phụ trách, thể hiệnkhả năng tự bảo vệ cơ của cơ thể Kháng thể tế bào thường tồn tại trong các tổchức mô và các cơ quan cơ thể Ví dụ như đối với các bệnh nhiễm trùng gâybởi các vi sinh vật kí sinh nội bào (do virus, vi khuẩn, nấm, động vật đơn bào)thì các mầm bệnh này chỉ có thể bị tiêu diệt hoàn toàn khi có ĐƯMD tế bào(Nguyễn Như Thanh, 1997) [10].

1.2.1.3 Giới thiệu về kháng nguyên (Antigen)

1.2.1.3.1 khái niệm kháng nguyên

Kháng nguyên là yếu tố lạ đối với cơ thể, mà khi có mặt trong cơ thể thì cókhả năng gây đáp ứng miễn dịch ( tính sinh miễn dịch) và sau đó kết hợp đặchiệu với sản phẩm của đáp ứng này ( tính đặc hiệu) Không phải tất cả các vậtlạ khi xâm nhập vào cơ thể đều là kháng nguyên, chúng phải có kích cỡ ítnhất bằng kích cỡ của một epitope (nhóm quyết định kháng nguyên) mới cóthể gây ra ĐƯMD Ví dụ như nếu kháng nguyên là chuỗi polypeptide thìtrọng lượng phân tử lớn hơn 1000 Dalton mới kích thích cơ thể sinh ra khángthể.

1.2.1.3.2 Những đặc tính của kháng nguyên

- Tính sinh kháng thể ( tính sinh miễn dịch)

Tính sinh kháng thể là khả năng của một kháng nguyên tạo ra một đápứng miễn dịch Đáp ứng này có thể là tế bào hay dịch thể, có thể là dương tính

Trang 24

(cơ thể mẫn cảm sinh kháng thể) hoặc âm tính ( cơ thể dung nạp và khôngsinh kháng thê).

- Tính đặc hiệu

Tính đặc hiệu của kháng nguyên là đặc tính mà kháng nguyên chỉ đượcnhận biết bởi đáp ứng miễn dịch (kháng thể đặc hiệu) do nó gây ra, chứ khôngphải những đáp ứng miễn dịch do các kháng nguyên khác Như thế một khángthể chống A chỉ phải chỉ phản ứng với kháng nguyên A Ngược lại khángnguyên A chỉ được nhận biết bởi một kháng thể chống A.

Tính đặc hiệu của kháng nguyên rất chặt chẽ, bởi vì nếu có một thayđổi nhỏ về cấu trúc hóa học của kháng nguyên cũng làm mất tính đặc hiệu,kháng nguyên đã thay đổi không còn khả năng kết hợp với kháng thể do nókích thích sinh ra trước nó Ví dụ: đối với kháng nguyên là protein chỉ cầnthay đổi một axit amin hoặc axit amin dạng D thay thế cho dạng L đã làmthay đổi tính đặc hiệu của kháng nguyên được nhận biết bởi hệ thống miễndịch được gọi là nhóm quyết định kháng nguyên hay Epitope Đó là phầnkháng nguyên kết hợp đặc hiệu với kháng thể.

- Tính đa trị kháng nguyên

Kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, các tế bào trình diện khángnguyên bắt giữ và biến chúng thành các Epitope khác nhau, vì thế mà kíchthích cơ thể sinh ra nhiều kháng thể tương ứng Điều này giải thích tại sao khitiêm chủng vacxin và khuẩn nhược độc A sẽ thu được huyết thanh chứa nhiềuloại kháng thể chống lại A được gọi là một họ kháng thể A (Vũ Triệu An và cs,1998) [1].

Trang 25

1.2.1.3.3 Phân loại kháng nguyên dựa vào đặc tính và điều kiện khángnguyên

Căn cứ vào đặc tính và điều kiện kháng nguyên mà chia kháng nguyênthành hai loại: kháng nguyên hoàn toàn (antigen) và kháng nguyên khônghoàn toàn (hapten).

- Kháng nguyên hoàn toàn: Là loại kháng nguyên có đầy đủ hai đặc tính:kích thích cơ thể sinh kháng thể (tính sinh miễn dịch) và kết hợp đặc hiệu vớikháng thể do chính kháng nguyên kích thích sinh ra (tính đặc hiệu) Hầu hếtcác kháng nguyên hoàn toàn thường có bản chất protein như các phần như cácphần cấu của cơ thể động vật, thực vật, vi sinh vật, nọc độc động vật.

- Kháng nguyên không hoàn toàn (hapten) còn gọi là bán kháng nguyên:Là những kháng nguyên chỉ có tính đặc hiệu, không có tính kháng nguyên.Những kháng nguyên này tự than chúng không có khả năng kích thích cơ thểsinh kháng thể, nhưng có khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng thể tương ứng

Để trở thành kháng nguyên hoàn toàn, kháng nguyên không hoàn toànnày phải gắn với một chất mang (Carrier), tạo thành phức hợp hapten-carier,phức hợp này kích thích cơ thể sinh kháng thể Carier là những chất có trọnglượng phân tử lớn như: BSA (Bovine Serum Albumin)… Dung để kết hợpvới hapten tạo ra kháng nguyên hoàn toàn.[2].

1.2.1.3.4 Điều kiện để kháng nguyên có tính miễn dich

- Kháng nguyên phải có kích thước phân tử lớn ( ngưỡng tối thiểu củatrọng lượng phân tử là 1000 Dalton) Tuy nhiên có chất có trọng lượng phântử nhỏ nhưng chúng tìm cách gắn với protein khác để trở thành kháng nguyênhoàn chỉnh, ngược lại một số chất có trọng lượng phân tử lớn như Dextran tới200000 Dalton nhưng không có tính sinh miễn dịch hoặc có nhưng rất yếu (LêVăn Hùng, 2002) [5].

Trang 26

- Kháng nguyên phải có ít nhất một Epitope khác loài vì hệ thống miễndịch không phản ứng với Epitope cùng loại Epitope là những cấu trúc trên bềmặt tác nhân gây bệnh, có khả năng tác dụng tương hỗ riêng biệt với nhữngthụ thể đặc hiệu trên bề mặt của một số tế bào lympho Như vậy toàn bộ cấutrúc (tác nhân gây bệnh, những hạt phân tử) mà trên đó những epitope hiệndiện được gọi là kháng nguyên.

1.2.1.4 Kháng thể và phản ứng kháng nguyên – kháng thể

1.2.1.4.1 Khái niệm kháng thể (Antibody)

Kháng thể còn được gọi là các globulin miễn dịch hay immunoglobulin, kíhiệu là Ig Ig được sinh ra khi cơ thể bị kháng nguyên kích thích, chúng cókhả năng kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên kích thích sinh ra chúng Tronghuyết thanh có nhiều thành phần là α, β,γ globulin và albumin, trong đó khángthể chủ yếu là γ globulin.

1.2.1.4.2 Cấu trúc của kháng thể

Kháng thể dịch thể đặc hiệu có nhiều lớp khác nhau: IgG, IgM, IgA, IgE, IgD.Trong các lớp globulin miễn dịch có IgG chiếm khoảng 75 – 85% tổng sốglobulin miễn dịch của cơ thể Chúng có cấu trúc gần giống nhau gồm chuỗinặng và nhẹ, cấu trúc chuỗi nhẹ của các loại kháng thể này nói chung là nhưnhau, chúng chỉ có khác nhau ở chuỗi nặng.

Trang 27

bằng cầu nối dissulfur (-s-s).trong đó có 2 chuỗi nặng H cũng giống hệt nhauvà 2 chuỗi nhẹ L cũng giống hệt nhau.

Chuỗi nhẹ (L): có 2 loại chuỗi kappa (k) và lambda (λ), do đó 2 chuỗi), do đó 2 chuỗinhẹ của mỗi phân tử immunoglobulin chỉ có thể cùng к hoặc cùng λ), do đó 2 chuỗi Chuỗinhẹ có trọng lượng phân tử thấp 23000 Dalton, có 214 axit amin Chuỗi nhẹchia làm 2 vùng: (i) Vùng thay đổi VL (Variable Light): có đầu tận cùng NH2từ axit amin đầu tiên đến axit amin 107 Trong vùng thay đổi có đoạn thay đổimạnh nhất gọi là vùng siêu biến: (ii) Vùng hằng định C (Constant region): Cóđầu tận cùng –COOH, từ axit amin 108 – 214 trình tự sắp xếp các axit aminvùng này ít thay đổi.

Chuỗi nặng H (Heavy chain): có trọng lượng phân tử 50000 Dalton, mỗichuỗi nặng có khoảng 440 – 446 aa và chia làm 2 vùng: (i) Vùng thay đổi VH(Variable heavy) có khoảng 116 aa, trong đó có những đoạn rất rễ thay đổi(vùng siêu biến) như aa 31-37, 51-68, 86-91;(ii) Vùng hằng định CH

Trang 28

(constant heavy) có khoảng 330 aa, được chia làm 3 vùng, mỗi vùng có 110aa và kí hiệu là CH1, CH2, CH3.

Hình 1.4 Sơ đồ các chuỗi của một kháng thể

- Liên kết với kháng nguyên

Các immunoglobulin có khả năng nhận diện và gắn một cách đặc hiệu vớimột kháng nguyên tương ứng nhờ các vùng biến đổi Trong phản ứng chốngđọc của vi khuẩn, kháng thể gắn với độc tố và qua đó trung hòa độc tố, ngănngừa bám dính của độc tố lên trên các thụ thể của tế bào Như vậy, tế bào cơthể tránh được các rối loạn do độc tố vi khuẩn gây ra (hình 1.5.)

Trang 29

Hình 1.5 Các độc tố của vi khuẩn bên cạnh một tế bào cơ thể

(Nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Ac-toxine1.png)Tương tự như vậy, nhiều virus và vi khuẩn chỉ gây bệnh khi bám vào đượccác tế bào cơ thể Vi khuẩn sử dụng các phân tử bám dính là adhesine, cònvirus sở hữu các protein cố định trên lớp vỏ ngoài Các kháng thể khángadhesine và kháng – protein capsid virus sẽ ngăn chặn các vi sinh vật này gắnvào các tế bào đích của chúng.

Hoạt hoá bổ thể

Hình 1.6.Các độc tố trên bị trung hòa bởi kháng thể

(Nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Ac-toxine2.png)

Trang 30

Một trong những cơ chế bảo vệ cơ thể của kháng thể là hoạt hóa bổ thể.Bổ thể là tập hợp các protein huyết tương khi được hoạt hóa sẽ giúp tiêu diệtcác vi khuẩn xâm nhập hại vào cơ thể bằng cách: (1) đục các lỗ thủng trên vikhuẩn, (2) tạo điều kiện cho hiện tượng thực bào, (3) thanh lọc các phức hợpmiễn dịch và (4) phóng thích các phân tử hóa hướng động.

- Hoạt hoá các tế bào miễn dịch

Sau khi gắn vào kháng nguyên ở vùng biến đổi (Fab), kháng thể có thểliên kết với các tế bào miễn dịch ở vùng hằng định (Fc) Những tương tác nàycó tầm quan trọng đặc biệt trong đáp ứng miễn dịch Như vậy các kháng thểgắn với một vi khuẩn có thể kiên kết với một đại thực bào và khởi động hiệntượng đại thực bào Các tế bào lympho NK (Natural Killer) có thể thực hiệnchức năng độc tế bào và ly giải các vi khuẩn bị opsonine hóa bởi các khángthể.

1.2.1.4.4.Quy lụât hình thành kháng thể dịch thể đặc hiệu

Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, kháng thể chưa sinh ra ngaylập tức mà kháng thể chỉ xuất hiện sau 6 – 7 ngày sau đó, rồi sẽ tăng dần, đạtmức độ tối đa sau 2-3 tuần, sau đó từ từ giảm dần và biến mất sau vài tuần,vài tháng hoặc vài năm.

Sau khi có kháng nguyên kích thích, các tế bào có thẩm quyền miễn dịchtiếp nhận kháng nguyên và phải mất một thời gian biệt hoá, phân chia thành tếbào sản xuất kháng thể, lúc đó mới có kháng thể xuất hiện, sớm nhấtlà IgM,tiếp sau đó là IgG.

Nếu đưa kháng nguyên thêm một lần nữa vào cơ thể có tính chất nhắcnhở, thì thời gian xuất hiện kháng thể sẽ sớm hơn và kháng thể sinh ra cũngnhiều hơn, bởi vì khi bị kháng nguyên lần đầu kích thích một số tế bào cóthẩm quyền miễn dịch đã biệt hoá trở thành tế bào tiếp nhận thông tin kháng

Trang 31

nguyên, cất giữ lại và trở thành tế bào nhắc nhở miễn dịch Khi kháng nguyênvào lần sau và tiếp xúc được với các tế bào này, chúng chỉ việc “nhớ lại” vàsản xuất kháng thể Đây là cơ sở của trí nhớ miễn dịch (Nguyễn Như Thanh,1997) [10].

Sự hình thành và tồn tại kháng thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặcbiệt là đặc tính, bản chất của kháng nguyên kích thích khả năng đáp ứng miễndịch của cơ thể và điều kiện ngoại cảnh của cơ thể đó tồn tại.

1.2.1.4.5 Phản ứng kháng nguyên – kháng thể

Khi cho kháng nguyên tiếp xúc với kháng thể do kháng nguyên đã kíchthích sinh ra chúng thì phản ứng kết hợp kháng nguyên kháng thể sẽ xảy ramột cách đặc hiệu.

Phản ứng kháng nguyên – kháng thể là cơ sở để xây dựng những phươngpháp, kĩ thuật miễn dịch học thường sử dụng trong mục đích y học như chẩnđoán các bệnh truyền nhiễm, bệnh kí sinh trùng, kĩ thuật xét nghiệm y học,thú y học, sinh học như xác định, chẩn đoán một kháng nguyên định lượnghiệu giá kháng thể, phát hiện kháng nguyên, kháng thể hoặc các yếu tố khaccó tham gia miễn dịch.

Những kháng nguyên - kháng thể quan sát được như: quan sát kết tủahay các phép định tính, định lượng kĩ thuật: kĩ thuật đo độ đục, kĩ thuật miễndịch khuếch tán kép, kĩ thuật khuếch tán vòng….

Những phản ứng kháng nguyên - kháng thể khác không nhìn thấy đượcthì phải dùng các kĩ thuật đánh dấu phát hiện:

Dùng enzyme gắn với kháng thể rồi cho kết hợp với kháng nguyên, sauđó dùng cơ chất hiện màu thích hợp để phát hiện đánh giá đo màu sử dụngquang phổ kế hoặc quang kế (máy đo mật độ quang học…) Phương pháp nàygọi là phương pháp miễn dịch đánh dấu enzyme (phản ứng ELISA).

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Sơ đồ giai đoạn khởi đầu - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 1.1. Sơ đồ giai đoạn khởi đầu (Trang 12)
Hình 1.1.  Sơ đồ giai đoạn khởi đầu - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 1.1. Sơ đồ giai đoạn khởi đầu (Trang 12)
Hình 1.2. Các giai đoạn phát triển của ung thư - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 1.2. Các giai đoạn phát triển của ung thư (Trang 13)
Hình 1.2. Các giai đoạn phát triển của ung thư - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 1.2. Các giai đoạn phát triển của ung thư (Trang 13)
Hình 1.3 a Hình 1.3 b - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 1.3 a Hình 1.3 b (Trang 26)
Hình 1.3 a Cấu trúc điển hình của một kháng thể          1.3 b Bề mặt của kháng thể IgG - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 1.3 a Cấu trúc điển hình của một kháng thể 1.3 b Bề mặt của kháng thể IgG (Trang 26)
Hình 1.3 a Cấu trúc điển hình của một kháng thể          1.3 b Bề mặt của kháng thể IgG - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 1.3 a Cấu trúc điển hình của một kháng thể 1.3 b Bề mặt của kháng thể IgG (Trang 26)
Hình 1.3 a                                                             Hình 1.3 b - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 1.3 a Hình 1.3 b (Trang 26)
Hình 1.4. Sơ đồ các chuỗi của một kháng thể - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 1.4. Sơ đồ các chuỗi của một kháng thể (Trang 27)
Hình 1.4. Sơ đồ các chuỗi của một kháng thể - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 1.4. Sơ đồ các chuỗi của một kháng thể (Trang 27)
Hình 1.6.Các độc tố trên bị trung hòa bởi kháng thể - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 1.6. Các độc tố trên bị trung hòa bởi kháng thể (Trang 28)
Hình 1.5. Các độc tố của vi khuẩn bên cạnh một tế bào cơ thể - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 1.5. Các độc tố của vi khuẩn bên cạnh một tế bào cơ thể (Trang 28)
Hình 1.5. Các độc tố của vi khuẩn bên cạnh một tế bào cơ thể - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 1.5. Các độc tố của vi khuẩn bên cạnh một tế bào cơ thể (Trang 28)
Hình 1.6.Các độc tố trên bị trung hòa bởi kháng thể - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 1.6. Các độc tố trên bị trung hòa bởi kháng thể (Trang 28)
Hình 1.8. Kháng thể đơn dòng, liên kết với epitope đặc hiệu - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 1.8. Kháng thể đơn dòng, liên kết với epitope đặc hiệu (Trang 33)
Hình 1.7. Các kháng thể đa dòng, mỗi kháng thể  liên kết với một  - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 1.7. Các kháng thể đa dòng, mỗi kháng thể liên kết với một (Trang 33)
Hình 1.7. Các kháng thể đa dòng,  mỗi kháng thể  liên kết với một - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 1.7. Các kháng thể đa dòng, mỗi kháng thể liên kết với một (Trang 33)
Bảng 3.1. Kết quả gây đáp ứng miễn dịch cho chuột với kháng nguyên AFP - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Bảng 3.1. Kết quả gây đáp ứng miễn dịch cho chuột với kháng nguyên AFP (Trang 44)
Bảng 3.1. Kết quả gây đáp ứng miễn dịch cho chuột với kháng nguyên AFP - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Bảng 3.1. Kết quả gây đáp ứng miễn dịch cho chuột với kháng nguyên AFP (Trang 44)
Kết quả từ bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy: - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
t quả từ bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy: (Trang 45)
Hình 3.1 Hình ảnh tế bào Sp2/0 và P3X, độ phóng đại 10x20 - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 3.1 Hình ảnh tế bào Sp2/0 và P3X, độ phóng đại 10x20 (Trang 47)
Hình 3.1  Hình ảnh tế bào Sp2/0 và P3X, độ phóng đại 10x20 - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 3.1 Hình ảnh tế bào Sp2/0 và P3X, độ phóng đại 10x20 (Trang 47)
Hình 3.2. Tế bào LymphoB và tế bào Sp2/0 dung hợp và phát triển trên nền tế bào feeder, độ phóng đại 10×20  - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 3.2. Tế bào LymphoB và tế bào Sp2/0 dung hợp và phát triển trên nền tế bào feeder, độ phóng đại 10×20 (Trang 48)
Hình 3.2. Tế bào Lympho B và tế bào Sp2/0 dung hợp và phát triển trên  nền tế bào feeder, độ phúng đại 10ì20 - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 3.2. Tế bào Lympho B và tế bào Sp2/0 dung hợp và phát triển trên nền tế bào feeder, độ phúng đại 10ì20 (Trang 48)
Bảng 3.2. Kết quả dung hợp tạo tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP trên 2 dòng tế bào myeloma - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Bảng 3.2. Kết quả dung hợp tạo tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP trên 2 dòng tế bào myeloma (Trang 49)
Bảng 3.2. Kết quả dung hợp tạo tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng  AFP trên 2 dòng tế bào myeloma - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Bảng 3.2. Kết quả dung hợp tạo tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP trên 2 dòng tế bào myeloma (Trang 49)
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả tách dòng để chọn dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả tách dòng để chọn dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP (Trang 51)
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả tách dòng để chọn dòng tế bào lai sinh kháng  thể đơn dòng kháng AFP - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả tách dòng để chọn dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP (Trang 51)
Hình 3.3. Các cụm tế bào lai (clone) đang phát triển, độ phóng đại 10×20 và 10×10 - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Hình 3.3. Các cụm tế bào lai (clone) đang phát triển, độ phóng đại 10×20 và 10×10 (Trang 52)
Hỡnh 3.3. Cỏc cụm tế bào lai (clone) đang phỏt triển, độ phúng đại 10ì20  và 10ì10 - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
nh 3.3. Cỏc cụm tế bào lai (clone) đang phỏt triển, độ phúng đại 10ì20 và 10ì10 (Trang 52)
Bảng 3.4. Giá trị OD của dịch nổi các giếng có 1 dòng tế bào dương tính - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Bảng 3.4. Giá trị OD của dịch nổi các giếng có 1 dòng tế bào dương tính (Trang 54)
Bảng 3.4. Giá trị OD của dịch nổi các giếng có 1 dòng tế bào dương tính - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Bảng 3.4. Giá trị OD của dịch nổi các giếng có 1 dòng tế bào dương tính (Trang 54)
Bảng 3.5. Kiểm tra độ đặc hiệu của dịch nổi của các dòng tế bào - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Bảng 3.5. Kiểm tra độ đặc hiệu của dịch nổi của các dòng tế bào (Trang 57)
Bảng 3.5. Kiểm tra độ đặc hiệu của dịch nổi của các dòng tế bào - nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người
Bảng 3.5. Kiểm tra độ đặc hiệu của dịch nổi của các dòng tế bào (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w