4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.2.1.4.5. Phản ứng kháng nguyên – kháng thể
Khi cho kháng nguyên tiếp xúc với kháng thể do kháng nguyên đã kích thích sinh ra chúng thì phản ứng kết hợp kháng nguyên kháng thể sẽ xảy ra một cách đặc hiệu.
Phản ứng kháng nguyên – kháng thể là cơ sở để xây dựng những phương pháp, kĩ thuật miễn dịch học thường sử dụng trong mục đích y học như chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm, bệnh kí sinh trùng, kĩ thuật xét nghiệm y học, thú y học, sinh học như xác định, chẩn đoán một kháng nguyên định lượng hiệu giá kháng thể, phát hiện kháng nguyên, kháng thể hoặc các yếu tố khac có tham gia miễn dịch.
Những kháng nguyên - kháng thể quan sát được như: quan sát kết tủa hay các phép định tính, định lượng kĩ thuật: kĩ thuật đo độ đục, kĩ thuật miễn dịch khuếch tán kép, kĩ thuật khuếch tán vòng….
Những phản ứng kháng nguyên - kháng thể khác không nhìn thấy được thì phải dùng các kĩ thuật đánh dấu phát hiện:
Dùng enzyme gắn với kháng thể rồi cho kết hợp với kháng nguyên, sau đó dùng cơ chất hiện màu thích hợp để phát hiện đánh giá đo màu sử dụng quang phổ kế hoặc quang kế (máy đo mật độ quang học…). Phương pháp này gọi là phương pháp miễn dịch đánh dấu enzyme (phản ứng ELISA).
Dùng thuốc nhuộm huỳnh quang để nhuộm kháng thể cho kết hợp với kháng nguyên (trực tiếp hay gián tiếp) và phát hiện phức hợp kháng nguyên – kháng thể bằng kính hiển vi huỳnh quang. Phương pháp này gọi là phương pháp miễn dịch huỳnh quang (FIA: Flourescen Immuno Assay).
- Dùng các đồng vị phóng xạ để đánh dấu kháng thể, kháng nguyên rồi cho kết hợp kháng nguyên – kháng thể và đo mức phóng xạ. Phương pháp này được gọi là phương pháp miễn dịch phóng xạ (RIA: Radio Immuno Assay).[2].