4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.2.1.4.3. Vai trò của kháng thể
Khi một kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể thì phản ứng đáp ứng miễn dịch của cơ thể có vai trò bảo vệ cơ thể, trong đó các kháng thể được sinh ra có 3 chức năng chính. Vai trò của kháng thể là bảo vệ trong đó có 3 chức năng chính là:
- Liên kết với kháng nguyên
Các immunoglobulin có khả năng nhận diện và gắn một cách đặc hiệu với một kháng nguyên tương ứng nhờ các vùng biến đổi. Trong phản ứng chống đọc của vi khuẩn, kháng thể gắn với độc tố và qua đó trung hòa độc tố, ngăn ngừa bám dính của độc tố lên trên các thụ thể của tế bào. Như vậy, tế bào cơ thể tránh được các rối loạn do độc tố vi khuẩn gây ra (hình 1.5.)
Hình 1.5. Các độc tố của vi khuẩn bên cạnh một tế bào cơ thể
(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Ac-toxine1.png) Tương tự như vậy, nhiều virus và vi khuẩn chỉ gây bệnh khi bám vào được các tế bào cơ thể. Vi khuẩn sử dụng các phân tử bám dính là adhesine, còn virus sở hữu các protein cố định trên lớp vỏ ngoài. Các kháng thể kháng adhesine và kháng – protein capsid virus sẽ ngăn chặn các vi sinh vật này gắn vào các tế bào đích của chúng.
Hoạt hoá bổ thể
Hình 1.6.Các độc tố trên bị trung hòa bởi kháng thể
Một trong những cơ chế bảo vệ cơ thể của kháng thể là hoạt hóa bổ thể. Bổ thể là tập hợp các protein huyết tương khi được hoạt hóa sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập hại vào cơ thể bằng cách: (1) đục các lỗ thủng trên vi khuẩn, (2) tạo điều kiện cho hiện tượng thực bào, (3) thanh lọc các phức hợp miễn dịch và (4) phóng thích các phân tử hóa hướng động.
- Hoạt hoá các tế bào miễn dịch
Sau khi gắn vào kháng nguyên ở vùng biến đổi (Fab), kháng thể có thể liên kết với các tế bào miễn dịch ở vùng hằng định (Fc). Những tương tác này có tầm quan trọng đặc biệt trong đáp ứng miễn dịch. Như vậy các kháng thể gắn với một vi khuẩn có thể kiên kết với một đại thực bào và khởi động hiện tượng đại thực bào. Các tế bào lympho NK (Natural Killer) có thể thực hiện chức năng độc tế bào và ly giải các vi khuẩn bị opsonine hóa bởi các kháng thể.
1.2.1.4.4.Quy lụât hình thành kháng thể dịch thể đặc hiệu
Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, kháng thể chưa sinh ra ngay lập tức mà kháng thể chỉ xuất hiện sau 6 – 7 ngày sau đó, rồi sẽ tăng dần, đạt mức độ tối đa sau 2-3 tuần, sau đó từ từ giảm dần và biến mất sau vài tuần, vài tháng hoặc vài năm.
Sau khi có kháng nguyên kích thích, các tế bào có thẩm quyền miễn dịch tiếp nhận kháng nguyên và phải mất một thời gian biệt hoá, phân chia thành tế bào sản xuất kháng thể, lúc đó mới có kháng thể xuất hiện, sớm nhấtlà IgM, tiếp sau đó là IgG.
Nếu đưa kháng nguyên thêm một lần nữa vào cơ thể có tính chất nhắc nhở, thì thời gian xuất hiện kháng thể sẽ sớm hơn và kháng thể sinh ra cũng nhiều hơn, bởi vì khi bị kháng nguyên lần đầu kích thích một số tế bào có
nguyên, cất giữ lại và trở thành tế bào nhắc nhở miễn dịch. Khi kháng nguyên vào lần sau và tiếp xúc được với các tế bào này, chúng chỉ việc “nhớ lại” và sản xuất kháng thể. Đây là cơ sở của trí nhớ miễn dịch (Nguyễn Như Thanh, 1997) [10].
Sự hình thành và tồn tại kháng thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là đặc tính, bản chất của kháng nguyên kích thích khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể và điều kiện ngoại cảnh của cơ thể đó tồn tại.