4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.2.2.3. Ứng dụng của kháng thể đơn dòng
Hiện nay, ứng dụng của kháng thể đơn dòng (KTĐD) rất đa dạng. So với kháng thể đa dòng thì KTĐD có tính đặc hiệu (quyết định sự chọn lọc) và ái lực của kháng nguyên – kháng thể (quyết định độ nhạy) rất cao. Vì thế khả năng ứng dụng của KTĐD cũng đa dạng hơn nhiều so với kháng thể đa dòng. Một vài ví dụ về ứng dụng của KTĐD là: Xác định mức hormone trong máu, nước tiểu, nước bọt để chẩn đoán các bệnh liên quan đến nội tiết như định lượng các nội tiết như LH, FSH, AFP, Progesteron, Oestrogen….có thể chẩn đoán được khối u qua việc xác định hàm lượng hormone và đánh giá hoạt động của tuyến nội tiết hoặc hoạt động của các protein đặc hiệu cho sự hình thành khối u. Ví dụ như: Hàm lượng α – fetoprotein tăng cao đột biến ở bệnh nhân ung thư gan, hàm lượng PSA (prostate specific antigen) cũng tăng cao bất thường ở người bị ung thư tiền liệt tuyến, hoặc protein HCG (Human chorionic gonadotropin) có mặt ở nhiều bệnh nhân ung thư khác, virus gây ung thư họng, hầu tủy, tủy…
độc đối với cơ quan trong cơ thể trong lương thực thực phẩm. Nghiên cứu dược động học của thuốc. Ức chế phản ứng loại thải mảnh ghép: sau khi ghép mổ, ghép cơ quan, người ta cần phải uống thuốc chống đào thải và kèm theo đó là ức chế hệ miễn dịch, làm cho hệ thống phòng ngự của cơ thể yếu đi, rất dễ bị nhiễm khuẩn kế phát. Với KTĐD, khi đưa vào cơ thể chúng chỉ ức chế các yếu tố gây hiện tượng đào thải mảnh ghép mà không ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể vì vậy mà hệ thống miễn dịch của cơ thể không bị suy giảm. Ngoài ra, KTĐD hiệu quả hơn các loại dược phẩm thông thường trong việc điều trị bệnh, do các dược phẩm tấn công không chỉ với mầm bệnh với các tế bào bình thường trong cơ thể. Do đó, dược phẩm thông thường hay gây phản ứng phụ như buồn nôn, dị ứng…còn KTĐD chỉ tấn công vào phần tử mục tiêu mầm bệnh do đó không gây nên phản ứng phụ hay phản ứng phụ không đáng kể.
(http://www.accessexcellence.org/RC/AB/MonoclonalAntibody.html )
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU