Bộ tài liệu đào tạo “lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương
Trang 1BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ DỰ ÁN SLGP
BỘ TÀI LIỆU ĐÀO TẠO
“LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG”
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN :
Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI)
liên danh với
Bộ môn Kinh tế Phát triển – Đại học KTQD
Hà nội, 05 - 2007
1
Trang 2TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LẬP KHCL PTKT ĐỊA PHƯƠNG
Trang 3MỤC LỤC
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU 5
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 7
CHƯƠNG I: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 8
I.1 BẢN CHẤT CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 8
I.2 CÁC CHỨC NĂNG CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 16
I.2.1 Điều tiết, phối hợp ổn định kinh tế vĩ mô ở các cấp địa phương 16
I.2.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội 16
I.2.3 Kiểm tra, theo dõi hoạt động kinh tế - xã hội 17
I.3 CÁC NGUYÊN TẮC CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 17
I.3.1 Các nguyên tắc chung 17
I.3.2 Các nguyên tắc đặc thù cho giai đoạn hiện nay 19
CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 24
II.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG? 24
II.1.1 Khái niệm 24
II.1.2 Những đặc trưng của lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương 26
II.1.3 Sự cần thiết chuyển đổi từ lập kế hoạch truyền thống sang lập kế hoạch chiến lược 28
II.1.4 Những lợi ích và khó khăn trong lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương hiện nay ở Việt Nam 29
II.2 QUY TRÌNH TỔNG QUÁT LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 32
II.2.1 Sơ đồ quy trình lập kế hoạch chiến lược 32
II.2.2 Mô tả các bước trong quy trình 34
II.2.3 Mối quan hệ giữa các bước trong quy trình lập kế hoạch chiến lược 38
PHẦN II: CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 40
CHƯƠNG III KHỞI ĐỘNG: CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN CHO LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 41
III.1 VAI TRÒ CỦA KHỞI ĐỘNG CHO LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 41
III.1.1 Sự cần thiết của bước Khởi động 41
III.1.2 Tác dụng 41
III.2 NỘI DUNG CỦA BƯỚC KHỞI ĐỘNG 42
III.2.1 Thành lập nhóm lập kế hoạch chủ chốt và xác định các thành phần tham gia 42 III.2.2 Phác thảo một quy trình lập kế hoạch 46
CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 49
III.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PTKTĐP 49
III.1.1 Khái niệm: 49
III.1.2 Sự cần thiết cùa phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng PTKTĐP 49 III.1.3 Các yêu cầu cơ bản: 50
III.1.4 Các nội dung phân tích, đánh giá 50
3
Trang 4III.2 NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PTKTĐP 51
III.2.1 Các nội dung phân tích tiềm năng phát triển địa phương 51
III.2.2 Các nội dung đánh giá thực trạng phát triển KTXH địa phương 54
III.2.3 Xác định các điểm mạnh và điểm yếu của địa phương 60
III.2.4 Đánh giá triển vọng PTKTĐP 61
III.2.5 Tổng hợp các vấn đề chiến lược then chốt 65
III.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PTKTĐP 67
III.3.1 Phương pháp thống kê, mô tả 67
III.3.2 Phân tích, đánh giá theo cách so sánh chuỗi 68
III.3.3 Phương pháp phân tích, đánh giá thông qua so sánh chéo 69
III.3.4 So sánh với mục tiêu đặt ra 71
III.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN CHO PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PTKTĐP 72
III.4.1 Thu thập các tài liệu thứ cấp 72
III.4.2 Thu thập các dữ liệu trực tiếp thông qua điều tra, khảo sát 73
CHƯƠNG V XÁC ĐỊNH TẦM NHÌN 76
V.1 TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 76
V.1.1 Khái niệm 76
V.1.2 Ý nghĩa 76
V.1.3 Nội dung 77
V.2 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TẦM NHÌN 80
V.2.1 Khung thời gian để xác định Tầm nhìn 80
V.2.2 Các bước xác định Tầm nhìn 80
CHƯƠNG VI XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU 82
VI.1 KHÁI NIỆM VỀ MỤC TIÊU KẾ HOẠCH 83
VI.1.1 Khái niệm 83
VI.1.2 Ý nghĩa của việc xác định các cấp mục tiêu kế hoạch 85
VI.1.3 Nội dung của các cấp mục tiêu 86
VI.2 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KẾ HOẠCH 91
VI.2.1 Xác định các vấn đề then chốt 91
VI.2.2 Đánh giá các vấn đề 94
VI.2.3 Hoán chuyển các vấn đề thành các câu phát biểu về mục tiêu 96
VI.2.4 Hình thành các cấp mục tiêu 97
VI.2.5 Sắp xếp thứ tự ưu tiên các mục tiêu 99
VI.2.6 Xây dựng các chỉ tiêu SMART 99
CHƯƠNG VII XÁC ĐỊNH PHƯƠNG ÁN KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 101
VII.1 PHƯƠNG ÁN KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 101
VII.1.1 Khái niệm phương án kế hoạch chiến lược 101
VII.1.2 Ý nghĩa của việc xác định phương án kế hoạch chiến lược 101
VII.1 HÌNH THÀNH CÁC PHƯƠNG ÁN KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 102
VII.1.1 Rà soát lại phân tích SWOT và những mục tiêu ưu tiên 102
VII.1.2 Hình thành các phương án kế hoạch chiến lược 102
VII.2 ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC 103
VII.2.1 Đánh giá sơ bộ 103
VII.2.2 Đánh giá sâu 104
VII.3 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC 105
CHƯƠNG VIII LẬP KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN .108 VIII.1 SỰ CẦN THIẾT LẬP KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 108
VIII.1.1 Các khái niệm 108
VIII.1.2 Sự cần thiết 109
VIII.2 LẬP KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 110
VIII.2.1 Sơ đồ qui trình lập kế hoạch hành động 110
VIII.2.2 Nội dung của các bước lập kế hoạch hành động 111
VIII.3 LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN 113
VIII.3.1 Thiết lập hệ thống tổ chức nhân sự theo dõi quản lý thực hiện kế hoạch.114 VIII.3.2 Tổ chức và liên kết các công cụ chính sách để thực hiện kế hoạch 116
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LẬP KHCL PTKT ĐỊA PHƯƠNG
Trang 5CHƯƠNG IX LẬP KẾ HOẠCH THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ
HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 117
IX.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GÍA 117
IX.1 1 Khái niệm về theo dõi và đánh giá 117
IX.1.3 Các hình thức TDĐG 118
IX.1.4 Các phương thức theo dõi và đánh giá 119
IX.2 CHỈ SỐ THEO DÕI ĐÁNH GIÁ 120
IX.2.1 Khái niệm chỉ số 120
IX.2.2 Lựa chọn chỉ số theo dõi, đánh giá 121
IX.3 LẬP KẾ HOẠCH THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ 123
IX.3.1 Lập kế hoạch theo dõi 124
IX.3.2 Lập kế hoạch Đánh giá 126
IX.3.3 Sử dụng những phát hiện trong quá trình TDĐG 128
PHẦN III: CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 163
CHƯƠNG X CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG 163
X.1 MỘT SỐ CÔNG CỤ LẬP KẾ HOẠCH CÓ SỰ THAM GIA 163
X.1.1 Sơ đồ VENN 163
X.1.2 So sánh cặp đôi 164
X.1.3 Sắp xếp ưu tiên bằng phương pháp cho điểm theo tiêu chí 166
X.2 PHÂN TÍCH MA TRÂN SWOT TRONG LẬP KẾ HOẠCH ĐỊA PHƯƠNG 168 X.2.1 Khái niệm và đặc điểm của ma trận SWOT 168
X.2.2 Qui trình phân tích SWOT sử dụng trong lập kế hoạch có sự tham gia 170 X.2.3 Vận dụng SWOT trong lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương 173
X.3 SỬ DỤNG CÂY VẤN ĐỀ VÀ CÂY MỤC TIÊU TRONG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KẾ HOẠCH 179
X.3.1 Phương pháp xây dựng Cây vấn đề 179
X.3.2 Phương pháp xây dựng “Cây mục tiêu” 182
X.4 CÁC CÔNG CỤ XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC 185 X.4.1 Xây dựng các Phương án Chiến lược 185
X.4.2 Sắp xếp các Phương án chiến lược 186
X.4.3 Đánh giá các PACL – Phân tích Kỹ thuật 187
X.4.4 Đánh giá các PACL sử dụng trọng số 188
5
Trang 6HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
Tài liệu này được biên soạn nhằm mục đích hướng dẫn các nhà quản
lý địa phương trong việc đổi mới tư duy và phương pháp lập kế hoạch mangtính chiến lược Đừng ngại ngần khi sử dụng cuốn sách này cho công tác lập
kế hoạch của địa phương mình cũng như chính mình và cũng đừng ngạingần khi giới thiệu cuốn sách này với đồng nghiệp
Cuốn sách này được kết cấu thành nhiều phần, nhiều chương theo lôgíc của qui trình lập kế hoạch chiến lược Người đọc có thể đọc cuốn sáchnày theo trình tự, nhưng cũng có thể lướt qua những phần ít quan tâm hơn
để trở lại với chúng khi có điều kiện
Phần I của cuốn sách đề cập đến những vấn đề chung trong công táclập kế hoạch phát triển KTXH của địa phương, nhằm thuyết phục anh (chị)
về sự cần thiết phải đổi mới tư duy và phương pháp lập kế hoạch trong bốicảnh phát triển kinh tế hiện tại Trong phần này cũng giới thiệu với anh (chị)một qui trình lập kế hoạch phát triển kinh tế địa phương mang tính chiếnlược
Ở phần II của cuốn sách, anh (chị) sẽ tìm thấy các phương pháp, công
cụ và kỹ thuật phục vụ cho việc lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tếđịa phương Người đọc hoàn toàn có thể làm chủ được qui trình lập kếhoạch kiểu mới sau khi đã đọc xong 7 chương của phần này
Phần III sẽ giúp anh (chị) thực hành việc lập kế hoạch phát triển kinh
tế địa phương theo kiểu mới một cách dễ dàng hơn với việc cung cấp cáccông cụ mang tính thực tiễn, dễ sử dụng và mang lại chất lượng cho bản kếhoạch của mình
Trong mỗi phần trình bày, các nội dung quan trọng cần ghi nhớ sẽ
được in đậm và nghiêng và được trình bày bên lề trái của trang tài liệu.
Lưu ý: nhắc nhở anh (chị) những điểm cần quan tâm khi
thực hiện các nội dung của quá trình lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh
tế địa phương
Câu hỏi tự kiểm tra ở cuối mỗi phần sẽ giúp anh (chị) rà soát lại
xem thực sự mình đã hiểu rõ các nội dung quan trọng của phần đó, đồngthời cũng là cơ hội để thử vận dụng vào tình huống thực tể của chính mìnhhoặc địa phương mình
Anh (chị) sẽ hoàn toàn tự tin làm chủ được việc lập kế hoạch chiếnlược phát triển kinh tế địa phương sau khi đã đọc và hiểu thấu đáo nội dungcủa tài liệu này
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LẬP KHCL PTKT ĐỊA PHƯƠNG
Trang 7Chúc anh (chị) thành công với cuốn tài liệu này.
7
Trang 9CHƯƠNG I:
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
Mục đích của chương:
Nhằm thuyết phục người đọc rằng: Nền kinh tế thị trường vẫn rất
cần công cụ kế hoạch Tuy vậy, kế hoạch trong nền kinh tế thị trường phải
là một kế hoạch kiểu mới khác hẳn với kiểu kế hoạch trong cơ chế ktập
trung mệnh lệnh Chương này sẽ giới hiệu sự khác biệt của kế hoạch kiểu
mới so với kiểu truyền thống là gì? các chức năng và nguyên tắc của kế
hoạch trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập toàn cầu
I.1 BẢN CHẤT CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I.1.1 Tại sao trong nền kinh tế thị trường vẫn cần kế hoạch?
I.1.1.1 Khái niệm kế hoạch, kế hoạch KTXH
Kế hoạch được hiểu là sự thể hiện ý đồ của chủ thể về sự phát triển
trong tương lai của đối tượng quản lý và các giải pháp để thực thi Nó xác
định xem một quá trình phải làm gì? làm thế nào? khi nào làm và ai sẽ làm?
Kế hoạch phát triển (KHPT) kinh tế - xã hội (KTXH) là công cụ
quản lý kinh tế của nhà nước theo mục tiêu, nó thể hiện bằng những mục
tiêu định hướng phát triển KTXH phải đạt được trong một khoảng thời gian
nhất định của một quốc gia hoặc của một địa phương và những giải pháp,
chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra một cách có hiệu quả cao
nhất
I.1.1.2 Kế hoạch tồn tại với tư cách là công cụ quản lý của nhà nước
trong mọi nền kinh tế
KHPT KTXH nằm trong hệ thống các chức năng quản lý của nhà
nước (xác định mục tiêu, tổ chức thực hiện mục tiêu, kiểm tra, giám sát thực
hiện và đánh giá quá trình thực hiện) Kinh tế càng phát triển, kéo theo đó là
sự phát triển theo hướng ngày càng phức tạp của phân công lao động xã hội,
lực lượng sản xuất, của chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất Kế hoạch đóng
vai trò là công cụ tổ chức tốt sự phân công lao động xã hội, nắm bắt được
chính xác các nhân tố tác động đến quá trình phân công lao động xã hội, xây
dựng các định hướng phân công và đưa ra các chính sách, giải pháp để thúc
đẩy quá trình phân công lao động xã hội một cách có hiệu quả cao nhất Với
chức năng ấy, kế hoạch trở thành công cụ chung cho mọi nền kinh tế
Kế hoạch KTXH là công cụ quản lý kinh tế theo mục tiêu, thể hiện bằng mục tiêu định hướng phát triển và giải pháp chính sách cụ thể
để đạt mục tiêu.
Trang 10Phần I: Giới thiệu chung về lập KHCL PTKT địa phương
I.1.1.3 Kế hoạch là một trong hai công cụ điều tiết trong nền kinh tế thị
trường
I.1.1.3.1 Kế hoạch với chức năng điều chỉnh thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, luôn tồn tại 2 công cụ điều tiết là thị
trường và kế hoạch Thị trường đóng vai trò điều tiết nền kinh tế có nhiều
ưu điểm, nó bảo đảm cho sản xuất bảo đảm hiệu quả tài chính cao, là cơ sở
cho sự lựa chọn và phân bổ nguồn lực tối ưu cho các hoạt động sản xuất và
tiêu dùng Tuy vậy, nó cũng có nhiều khuyết tật và trở nên bất lực trong
nhiều trường hợp Kế hoạch với tư cách là công cụ thứ hai điều tiết nền kinh
tế thị trường, không tìm cách thay thế thị trường mà ngược lại nó bổ sung
cho thị trường, bù đắp các khiếm khuyết của thị trường, hướng dẫn thị
trường và bảo đảm sự vận hành của thị trường luôn tương xứng với sự liên
kết xã hội của đất nước
Hộp 1.1 Phân định sân chơi giữa kế hoạch với thị trường
Phương án tối ưu thể hiện sự phân công chức năng quản lý giữa kế hoạch
với thị trường là: thị trường điều tiết sản xuất còn kế hoạch sẽ điều tiết thị
trường Kế hoạch đóng vai trò tổ chức tốt sự can thiệp của nhà nước vào nền
kinh tế thị trường
I.1.1.3.2 Kế hoạch là công cụ huy động và phân bổ nguồn lực khan hiếm
của địa phương nhằm thực hiện các mục tiêu ưu tiên
Các địa phương cũng như trên phạm vi cả nước, luôn nằm trong tình
trạng khan hiếm nguồn lực, nhất là: vốn, lao dộng có tay nghề và công nghệ
kỹ thuật tiên tiến Nếu cứ để thị trường điều tiết, các nguồn lực này sẽ
hướng vào việc sản xuất các hàng hoá nhiều lợi nhuận và mang tính trước
mắt, ngắn hạn, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của những người giàu trong xã
hội, đó là những hàng hoá xa xỉ Các nguồn lực không thể huy động được
vào những vùng sâu, vùng xa hoặc hoạt động trong những lĩnh vực mà xã
hội cần có Vì vậy, nếu các nguồn lực khan hiếm được phân bổ theo kế
hoạch, nó sẽ bảo đảm hướng được vào các vấn đề mang tính bức xúc mà xã
hội cần có, hướng vào người nghèo và những tầng lớp yếu thế trong xã hội;
các nguồn lực khan hiếm được phân bổ phù hợp với nhu cầu trong dài hạn
của đất nước và địa phương
I.1.1.3.3 Kế hoạch là công cụ để Chính phủ công bố các mục tiêu phát triển
của mình và huy động nguồn lực xã hội cùng hướng tới đạt mục tiêu
Sự công bố cụ thể về những mục tiêu xã hội và kinh tế quốc gia hoặc
của một địa phương dưới dạng một KHPT cụ thể có những ảnh hưởng quan
trọng về thái độ hay tâm lý đối với dân cư Nó có thể thành công trong việc
tập hợp dân chúng đằng sau chính phủ trong một chiến lược quốc gia để xoá
bỏ nghèo đói Bằng việc huy động sự ủng hộ của quần chúng và đi sâu vào
Kế hoạch bổ sung cho thị trường, bù đắp những khiếm khuyết của thị trường và đảm bảo sự vận hành của thị trường tương xứng với sự liên kết
xã hội của đất nước.
Trang 11Chương I: Kế hoạch phát triển trong nền kinh tế thị trường
các tầng lớp xã hội, các đảng phái, tôn giáo để yêu cầu mọi công dân đều
cùng nhau làm việc để xây dựng đất nước Nhà nước (các cấp) khi có một
kế hoạch kinh tế được coi là được trang bị tốt nhất để đảm bảo những động
lực cần thiết để vượt qua những lực cản và thường hay chia rẽ của chủ nghĩa
bè phái và chủ nghĩa truyền thống trong một yêu cầu chung đòi hỏi tiến bộ
xã hội và cuộc sống ấm no cho mọi người
I.1.1.3.4 Kế hoạch là một công cụ để thu hút được các nguồn tài trợ từ
nước ngoài
Nếu chúng ta có những KHPT cụ thể với những mục tiêu đặt ra cụ thể
và những dự án được thiết kế cẩn thận, đó thường là một điều kiện cần thiết
để nhận được sự ủng hộ của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước
Trong một chừng mực nhất định việc mô tả dự án tỉ mỉ và cụ thể trong
khuôn khổ một KHPT toàn diện càng nhiều bao nhiêu thì mong muốn của
các địa phương về việc tìm kiến nguồn vốn từ bên ngoài càng nhiều bấy
nhiêu Thực tế qua Hội nghị các nhà tài trợ vừa qua đã cho thấy, nhờ Chính
phủ Việt Nam đã có một lộ trình rõ ràng và thể hiện rõ quyết tâm trong cải
cách bộ máy hành chính nên Việt Nam đã nhận được sự cam kết tài trợ lớn
nhất từ trước đến nay từ cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế
Hộp 1.2 Vai trò của Kế hoạch trong nền kinh tế thị trường
Kế hoạch đóng vai trò là một trong những công cụ tổ chức tổt sự can thiệp
của chính phủ vào nền kinh tế thị trường, để làm cho sự can thiệp ấy chắc
chắn khắc phục được các khuyết tật của thị trường và không làm nảy sinh
những hậu quả phụ ngoài ý muốn
I.1.2 Sự khác nhau giữa kế hoạch trong cơ chế thị trường và kế hoạch
trong cơ chế bao cấp
Dù trong bất kỳ cơ chế nào, nếu còn Chính phủ và Chính phủ vẫn
còn vai trò điều tiết nền kinh tế vì lợi ích chung của xã hội thì Chính phủ
vẫn phải sử dụng kế hoạch như một công cụ quản lý Chính phủ nào biết
phát huy sức mạnh của công cụ này thì càng có khả năng tận dụng hết các
nguồn lực hiện có để phát triển KTXH trên địa bàn Tuy nhiên, khi cơ chế
kinh tế thay đổi thì bản chất, nội dung và phương pháp kế hoạch cũng phải
có sự đổi mới tương ứng
I.1.2.1 Sự khác biệt về bản chất
Xét về bản chất, kế hoạch là thể hiện sự can thiệp của Chính phủ vào
nền kinh tế nhằm định hướng phát triển và điều khiển sự biến đổi một số
biến số KTXH chủ yếu để đạt được mục tiêu đã định trước Biểu hiện cụ thể
của bản chất này trước hết thể hiện ở một loạt các mục tiêu KTXH cần đạt
được trong một khoảng thời gian đã định sẵn; kế tiếp là cách thức tác động,
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LẬP KHCL PTKT ĐỊA PHƯƠNG
Kế hoạch trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung mang tính cưỡng chế trực tiếp, còn trong cơ chế thị trường mang tính thuyết phục gián tiếp.
Trang 12Phần I: Giới thiệu chung về lập KHCL PTKT địa phương
hướng dẫn, điều khiển của Chính phủ để thực hiện mục tiêu đặt ra Bản chất
của kế hoạch hóa là giống nhau nhưng biểu hiện cụ thể của nó lại khác nhau
trong mỗi nền kinh tế
Trong nền kinh tế tập trung mệnh lệnh, kế hoạch thể hiện ở sự khống
chế trực tiếp của Chính phủ đối với những hoạt động KTXH thông qua quá
trình đưa ra những quyết định pháp lệnh phát ra từ Trung ương Các chỉ tiêu
kế hoạch được xác định bởi các nhà kế hoạch trung ương tạo nên một kế
hoạch kinh tế quốc dân toàn diện và đầy đủ; nguồn nhân lực, vật tư chủ yếu
và tài chính không phải được phân phối theo giá thị trường và điều kiện
cung cầu mà phân phối theo các nhu cầu của kế hoạch tổng thể, theo những
quyết định hành chính của các cấp lãnh đạo
Trong nền kinh tế thị trường, kế hoạch là thể hiện sự nỗ lực có ý
thức của Chính phủ trong quá trình thực hiện sự can thiệp ở tầm vĩ mô nền
kinh tế quốc dân, trên cơ sở chủ động thiết lập mối quan hệ giữa khả năng
và mục đích nhằm đạt được mục tiêu sử dụng có hiệu quả nhất những tiềm
năng hiện có Kế hoạch trong nền kinh tế thị trường được thể hiện ở các
phương án lựa chọn, sắp xếp, khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả
nguồn lực cho phép để đạt được kết quả cao nhất Các chỉ tiêu đặt ra trong
kế hoạch là những định hướng phát triển một số lĩnh vực chủ yếu và cánh
thức tác động của Chính phủ mang tính gián tiếp thông qua các chính sách
định hướng và các công cụ của chính sách điều tiết vĩ mô Như vậy, bản
chất của kế hoạch hóa phát triển trong nền kinh tế thị trường là tính thuyết
quan duy ý chí: xuất phát từ
ý muốn chủ quan của nhà
nước, không căn cứ vào tiềm
khoa học), nắm bắt được nhu cầu(=> thực tiễn), vì thế => vững chắchơn
Kế hoạch thay thế cho thị
trường, vì sự tồn tại của thị
Kế hoạch mang tính mệnh Kế hoạch mang tính định hướng:
Trang 13Chương I: Kế hoạch phát triển trong nền kinh tế thị trường
Chính vì sự khác biệt về bản chất đó, kế hoạch trong nền kinh tế thị
trường đòi hỏi phải có sự đổi mới về cơ bản công tác kế hoạch, từ tư duy
đến qui trình và phương pháp lập kế hoạch
Việt nam hiện nay đang thực hiện quá trình cải cách kinh tế theo mô
hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa Công tác kế hoạch cũng đang được chuyển đổi phù hợp từ cơ chế
kế hoạch hóa tập trung sang kế hoạch định hướng phát triển, với ba nội dung
chủ yếu:
- Thứ nhất, chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung phân bổ nguồn lực
cho nền kinh tế bao gồm hai thành phần sở hữu quốc doanh và tập thể là chủ
yếu sang cơ chế kế hoạch theo phương thức khai thác, huy động và sử dụng
có hiệu quả nguồn lực cho nền kinh tế đa thành phần sở hữu
- Thứ hai, chuyển từ cơ chế kế hoạch trực tiếp mang tính pháp lệnh
với hệ thống chằng chịt các chỉ tiêu mang tính chất bao cấp cả đầu vào lẫn
đầu ra sang cơ chế kế hoạch định hướng gián tiếp với hệ thống cơ chế chính
sách kinh tế vĩ mô phù hợp
- Thứ ba, chuyển từ cơ chế kế hoạch hiện vật, mang tính chất khép kín
trong từng ngành, từng địa phương sang cơ chế kế hoạch theo chương trình
mục tiêu với sự kết hợp hài hoà giữa các ngành, các vùng, cả bên trong lẫn
bên ngoài theo hướng tối ưu hoá và hiệu quả các hoạt động KTXH
I.1.2.2 Sự khác biệt về hệ thống chỉ tiêu kế hoạch
Hệ thống chỉ tiêu trong KHPT là thước đo nhiệm vụ và nội dung phát
triển KTXH của đất nước trong thời kỳ kế hoạch và được sử dụng để thực
hiện hành vi điều tiết vĩ mô của nhà nước
Hệ thống chỉ tiêu KHPT được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau, có
chức năng và tác dụng phản ánh tính định lượng riêng biệt Hệ thống chỉ
tiêu kế hoạch trong nền kinh tế thị trường có những sự khác biệt đáng kể so
với cơ chế cũ, xét ở từng góc độ khác nhau
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LẬP KHCL PTKT ĐỊA PHƯƠNG
Trang 14Phần I: Giới thiệu chung về lập KHCL PTKT địa phương
I.1.2.2.1 Theo góc độ nội dung kế hoạch
Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch được phân thành:
Các chỉ tiêu kinh tế Hệ thống này bao gồm các mục tiêu về kinh tế
cần đạt được như tốc độ tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu ngành, các
mục tiêu phát triển vùng và các chỉ tiêu mang tính chất biện pháp như các
yếu tố nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng, các cân đối vĩ mô chủ yếu cần
duy trì trong thời kỳ kế hoạch
Các chỉ tiêu xã hội bao gồm các chỉ tiêu về nâng cao phúc lợi xã hội,
mức sống đân cư, các chỉ tiêu chất lượng cuộc sống, môi trường tự nhiên và
xã hội, chỉ tiêu xoá đói giảm nghèo (XĐGN), công bằng xã hội v.v
Các chỉ tiêu lồng ghép các vấn đề xã hội trong phát triển kinh tế Theo
khía cạnh lồng ghép, cả nội dung kinh tế và xã hội đều được phản ánh trong
một chỉ tiêu, các mục tiêu kinh tế và xã hội ràng buộc lẫn nhau hoặc mục
tiêu xã hội đặt nhiệm vụ cho kinh tế phải giải quyết
Trong lịch sử kế hoạch ở các nước, trong giai đoạn đầu của quá trình
phát triển, các KHPT thường tập trung chủ yếu vào các chỉ tiêu kinh tế
nhằm mục đích thúc đẩy quá trình tăng trưởng sản xuất và dịch vụ Khi nền
kinh tế đã phát triển đến một mức độ nhất định, các mục tiêu xã hội ngày
càng được chú trọng nhiều hơn và một xu thế mới là xây dựng các chỉ tiêu
mang tính chất lồng ghép Việc lồng ghép các biến xã hội trong các chỉ tiêu
kinh tế, hoặc là một biến xã hội này lồng trong một chỉ tiêu xã hội khác có
nhiều tác dụng sẽ cho phép thống nhất được các mục tiêu kinh tế và xã hội,
bảo đảm sự ràng buộc lẫn nhau giữa các nội dung kinh tế và xã hội có liên
quan, thực hiện thống nhất quá trình điều hành và quản lý vĩ mô nền kinh tế
quốc dân
I.1.2.2.2 Theo góc độ tính chất quản lý
Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch được chia thành:
Các chỉ tiêu pháp lệnh Đây là các chỉ tiêu sau khi xây dựng được
giao cho một đối tượng và địa chỉ cụ thể mang tích chất bắt buộc phải thực
hiện Thông thường các chỉ tiêu pháp lệnh sau khi giao cho các cấp thực
hiện có kèm theo thể chế quy định trách nhiệm cụ thể
Các chỉ tiêu hướng dẫn thường là các con số mang tính chất định
hướng, thuyết phục, thương lượng, thảo luận nhằm hướng nền kinh tế theo
một mục tiêu nào đó và tạo điều kiện chủ động khai thác, huy động và sử
dụng có hiệu quả nguồn lực cho phát triển
Các chỉ tiêu dự báo do cơ quan kế hoạch quốc gia xây dựng nhằm
dự báo các chỉ tiêu vĩ mô cơ bản mang tính chất dài và trung hạn như lạm
phát, thất nghiệp, dân số, phát triển khoa học công nghệ trong và ngoài
nước, dự báo biến động thị trường và giá cả, cung, cầu v.v Xây dựng các
chỉ tiêu dự báo giống như tạo ra phông vĩ mô cần thiết giúp các địa phương,
Dưới góc độ nội dung,
hệ thống chỉ tiêu kế hoạch bao gồm các chỉ tiêu kinh tế, chỉ tiêu xã hội và chỉ tiêu lồng ghép.
Dưới góc độ tính chất quản lý, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch bao gồm chỉ tiêu pháp lệnh, chỉ tiêu hướng dẫn và chỉ tiêu dự báo.
Trang 15Chương I: Kế hoạch phát triển trong nền kinh tế thị trường
ngành và các doanh nhân theo dõi để tự điều tiết hành vi kinh doanh của
mình
Trong cơ chế kế hoạch tập trung, vấn đề quan trọng nhất là hình
thành hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh Tuy vậy, xuất phát từ bản chất của kế
hoạch phát triển là tính thuyết phục gián tiếp nên quá trình hoàn thiện nó là
quá trình chuyển dần từ kế hoạch theo chỉ tiêu pháp lệnh sang kế hoạch
bằng hệ thống các chỉ tiêu hướng dẫn và các chỉ tiêu mang tính dự báo Điều
đó bảo đảm cho kế hoạch thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô, điều tiết thị
trường và được tiếp cận theo hướng từ trên xuống
I.1.2.2.3 Theo góc độ hình thái biểu hiện
Chỉ tiêu kế hoạch được được chia thành các cặp sau đây:
Chỉ tiêu giá trị và chỉ tiêu hiện vật Các chỉ tiêu hiện vật xác định
mặt vật chất của nền kinh tế Nó đưa ra khả năng thiết lập mối quan hệ trực
tiếp giữa khối lượng sản xuất với khối lượng nhu cầu sản xuất sản phẩm
Các chỉ tiêu giá trị đo lường kết quả tổng hợp của quá trình tái sản xuất như:
GDP, GNP, lợi nhuận, tiền công, giá trị vốn sản xuất Mặt khác, sự liên kết
giữa các phần của mục tiêu vĩ mô cũng được thể hiện bằng các chỉ tiêu giá
trị như tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu trong cân đối vĩ mô, xu
hướng phát triển của các ngành, vùng, khả năng chuyển dịch cơ cấu
Theo cách hiểu như trên, các chỉ tiêu hiện vật là đặc trưng của kế
hoạch tập trung vì trong cơ chế này, kế hoạch cần phải được giao đầy đủ,
chi tiết và trở thành pháp lệnh của các ngành, các địa phương Kế hoạch
trong nền kinh tế thị trường với chức năng là công cụ điều tiết vĩ mô và định
hướng phát triển thì các chỉ tiêu giá trị trở nên phù hợp hơn và có giá trị cao
hơn Một trong những nội dung đổi mới kế hoạch của Việt nam là chuyển
trung tâm từ kế hoạch bằng hiện vật sang kế hoạch bằng các chỉ tiêu giá trị,
đề cao vai trò của các tổ chức tài chính, ngân hàng
Chỉ tiêu tuyệt đối và các chỉ tiêu tương đối Các con số tuyệt đối
dùng để phản ánh quy mô của nền kinh tế và các nhu cầu nguồn lực và tài
chính cần thiết cho việc phát triển; còn các con số tương đối có tác dụng so
sánh, đối chiếu và phân tích sự biến đổi trong quá trình phát triển Để bảo
đảm việc theo dõi, điều tiết, thiết lập các cân đối và đặc biệt là thực hiện
chức năng hiệu quả KTXH, kế hoạch trong nền kinh tế thị trường cần phải
sử dụng ngày càng nhiều các chỉ tiêu tương đối
I.1.2.3 Sự khác biệt về trình tự xây dựng
Do có sự khác nhau về bản chất, nội dung và tính chất của kế hoạch
trong nền kinh tế thị trường với kế hoạch trong cơ chế tập trung, nên trình tự
xây dựng kế hoạch của 2 phương thức này cũng khác nhau:
- Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quy trình lập kế hoạch được
tiến hành theo phương thức: "Hai lên, ba xuống" tức là: (a) Trung ương giao
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LẬP KHCL PTKT ĐỊA PHƯƠNG
Theo góc độ hình thái biểu hiện, chỉ tiêu kế hoạch bao gồm chỉ tiêu giá trị và hiện vật; chỉ tiêu tuyệt đối
và tương đối.
Trang 16Phần I: Giới thiệu chung về lập KHCL PTKT địa phương
số kiểm tra xuống cho các bộ, ngành, địa phương (b) dự thảo kế hoạch được
gửi lên trung ương và bảo vệ kế hoạch; (c) trung ương giao kế hoạch đã bảo
vệ để đơn vị hoàn chỉnh; (d) gửi kế hoạch đã hoàn chỉnh lên trung ương để
tổng hợp ; (e) trung ương giao kế hoạch chính thức cho các đơn vị kế hoạch
Quá trình xây dựng như vậy thường bị chi phối bởi cả những mong muốn
chủ quan của các cấp lãnh đạo và những người xây dựng kế hoạch và trong
nhiều trường hợp, kế hoạch thiếu khách quan và mang tính áp đặt Quy trình
này hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế dựa trên cơ sở công hữu tư liệu sản
xuất
- Quy trình xây dựng kế hoạch hiện nay được đổi mới dựa trên nền
tảng: kế hoạch của địa phương hay của ngành là kế hoạch mang tính độc
lập, không phải là cụ thể hoá phần việc mà địa trung ương cho mình mà nó
là kế hoạch của địa phương, do địa phương xây dựng và để thực hiện tại địa
phương Hiện nay, quy trình xây dựng kế hoạch địa phương nằm trong
khuôn khổ quy trình lập kế hoạch quốc gia như sau:
+ Bước 1: Trên tầm vĩ mô, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT)
xây dựng khung định hướng phát triển kinh tế của quốc gia, trong đó
bao gồm: Tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của ngành, mục tiêu về phát triển các lĩnh vực xã hội và môi
trường, xác định các cân đối lớn như: Vốn đầu tư, ngân sách, cân đối
thanh toán quốc tế, cân đối xuất - nhập khẩu, cân đối vật tư, hàng hoá
v.v và hệ thống các giải pháp thực hiện
+ Bước 2: Sau khi tính toán tổng thể, Bộ KHĐT sẽ tổ chức hội
nghị phổ biến khung định hướng cho các địa phương và những thông
tin cần thiết để các địa phương trên cơ sở đó đánh giá lại nguồn lực
phát triển của mình mà xây dựng KHPT của ngành và địa phương
mình
+ Bước 3: Các địa phương xây dựng kế hoạch của địa phương
mình căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, những mục tiêu cần
phấn đấu của địa phương và những đề xuất của các tổ chức cộng đồng
+ Bước 4: Các địa phương gửi kế hoạch của mình cho Bộ
KHĐT và trên cơ sở đó Bộ KHĐT sẽ tổng hợp, phân tích, lựa chọn
các phương án tối ưu để hoàn thành kế hoạch toàn diện, báo cáo và
trình Quốc hội
Để bảo đảm kịp thời về tiến độ, bước 3 có thể làm trước, đồng thời
cùng với các bước 1, 2 để sau khi có các thông tin từ phía Bộ KHĐT thì quá
trình xây dựng kế hoạch ở các địa phương có thể thực hiện được nhanh
chóng Một trong những thuận lợi cho việc địa phương chủ động tiến hành
Bước 3 trước là hiện nay, quá trình đẩy mạnh phân cấp quản lý, đặc biệt là
quản lý ngân sách theo tinh thần Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) năm
2002, đã cho phép địa phương nắm được về cơ bản nguồn lực phân bổ hàng
năm từ NSNN (kể cả chi đầu tư và chi thường xuyên), và trần về nguồn lực
Trang 17Chương I: Kế hoạch phát triển trong nền kinh tế thị trường
từ NSNN này sẽ được ổn định từ 3-5 năm trong suốt thời kỳ ổn định ngân
sách
I.2 CÁC CHỨC NĂNG CỦA KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Kế hoạch hoá phát triển ở các cấp địa phương là kế hoạch ở tầm vĩ
mô, mang tính hướng dẫn và được cụ thể hoá thành các chính sách phát
triển Một kế hoạch như vậy phải đảm bảo thực hiện được các chức năng
sau:
I.2.1 Điều tiết, phối hợp ổn định kinh tế vĩ mô ở các cấp địa
phương
Chức năng này thể hiện ở những điểm sau:
- Hoạch định kế hoạch chung tổng thể, đưa ra và thực
thi các chính sách cần thiết, đảm bảo các cân đối kinh tế nhằm sử dụng tổng
hợp các nguồn lực, phát huy hiệu quả tổng thể KTXH, thúc đẩy tăng trưởng
nhanh theo phương thức thống nhất, đảm bảo tính chất xã hội của các hoạt
động kinh tế địa phương
- Đảm bảo môi trường kinh tế ổn định và cân đối, tạo
điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội, bảo vệ môi
trường, tạo tiền đề và hành lang pháp lý cho sự phát triển kinh tế lành mạnh
ở địa phương
- Đảm bảo sự công bằng xã hội giữa các vùng, các
tầng lớp dân cư bằng kế hoạch sử dụng ngân sách và các chính sách điều
tiết
- Điều tiết nền kinh tế phù hợp với xu thế hội nhập,
toàn cầu hoá ngày càng tăng Muốn vậy, kế hoạch phát triển kinh tế (PTKT)
cần phù hợp với những thông lệ quốc tế, tạo điều kiện chủ động thực hiện
chuyển giao công nghệ, thu hẹp khoảng cách phát triển so với khu vực và
quốc tế
I.2.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
Đây là chức năng thể hiện bản chất của kế hoạch trong nền kinh tế
thị trường Biểu hiện của chức năng này là:
- Kế hoạch phải thể hiện được những định hướng
phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế địa phương Hệ thống chính sách,
ngân sách đi kèm phải đảm bảo sự nhất quán với định hướng chung đó,
đồng thời tạo những đòn bẩy cần thiết để khuyến khích và tạo điều kiện hỗ
trợ các thành phần kinh tế cùng vận động theo định hướng chung
- Chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bằng các
chỉ tiêu pháp lệnh sang giám sát và quản lý các chỉ tiêu chủ yếu ở tầm vĩ
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LẬP KHCL PTKT ĐỊA PHƯƠNG
KHPT trong nền kinh
tế thị trường có chức năng: (i) Ổn định hóa nền kinh tế vĩ mô; (ii) Định hướng phát triển KTXH; và (iii) Kiểm tra, theo dõi các hoạt động KTXH.
Trang 18Phần I: Giới thiệu chung về lập KHCL PTKT địa phương
mô, và các chỉ tiêu này chỉ mang tính định hướng, không cứng nhắc và áp
đặt Vì thế, để các thành phần kinh tế khác trong kinh tế địa phương đồng
thuận theo định hướng chung, thu hút sự tham gia của họ ngay từ khi xây
dựng kế hoạch là một yêu cầu mang tính nguyên tắc
I.2.3 Kiểm tra, theo dõi hoạt động kinh tế - xã hội
- Công tác kế hoạch hoá không chỉ dừng lại ở việc
xây dựng và thực hiện kế hoạch, mà còn phải kiểm tra, theo dõi quá trình
thực hiện kế hoạch, từ đó đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện
qui trình kế hoạch tiếp theo
- Chính phủ sử dụng các cơ quan chức năng tiến hành
theo dõi, kiểm tra thường xuyên tình hình thực hiện tiến độ kế hoạch, kịp
thời điều chỉnh khi có những yếu tố mới xuất hiện, đồng thời xây dựng hệ
thống theo dõi, đánh giá (TDĐG) hiệu quả và hiệu lực để đo lường mức độ
đạt được đầu ra, kết quả và tác động của kế hoạch
I.3 CÁC NGUYÊN TẮC CỦA KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I.3.1 Các nguyên tắc chung
I.3.1.1 Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu của nền sản xuất trên cơ
sở phân công lao động xã hội và xu hướng phân cấp ngày càng mạnh trong
công tác quản lý nhà nước Biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này là sự kết
hợp hài hoà giữa qui trình từ trên xuống và qui trình từ dưới lên trong quá
trình xây dựng kế hoạch
Tính tập trung thể hiện ở các mặt sau:
- Chính phủ thông qua các cơ quan kế hoạch để thực hiện chức năng
định hướng, chủ động hình thành khung vĩ mô, các chỉ tiêu định hướng và
cân đối cơ bản của nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ kế hoạch, đưa ra các
chương trình và chính sách phát triển, điều tiết và khuyến khích các thành
phần kinh tế vận động theo định hướng chung
- Kế hoạch quốc gia phải xây dựng, dự thảo trên cơ sở quan điểm chính
trị và mục tiêu KTXH do Đảng và Nhà nước đề ra qua các Nghị quyết Đại
hội Đảng Kế hoạch cấp dưới không được phá vỡ khung tổng thể của kế
hoạch cấp trên
Tính dân chủ thể hiện ở các mặt sau:
- Huy động sự tham gia của cộng đồng vào xây dựng và thực thi kế
hoạch
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác kế hoạch hoá thể hiện ở sự kết hợp hài hòa giữa định hướng
từ trên xuống và nhu cầu từ dưới lên.
Trang 19Chương I: Kế hoạch phát triển trong nền kinh tế thị trường
- Tranh thủ sự tham gia của khu vực tư nhân trong công tác kế hoạch
hoá, biến kế hoạch trở thành một cam kết đồng thuận giữa tất các các bên
hữu quan: chính phủ, các tổ chức xã hội đoàn thể, doanh nghiệp và người
dân
- Chính phủ phải thể hiện cam kết trong kế hoạch và tôn trọng thực hiện
những cam kết đó với các địa phương, ngành và doanh nghiệp
- Tăng cường phân cấp cho địa phương trong lập kế hoạch và sử dụng
ngân sách
- Mở rộng tính dân chủ trong sự tác động qua lại trong quá trình xây
dựng và thực hiện kế hoạch
I.3.1.2 Nguyên tắc thị trường
- Nguyên tắc này đòi hỏi kế hoạch không tìm cách thay thế thị trường
mà phải bổ sung cho thị trường, bù đắp các khuyết tật của thị trường, hướng
dẫn thị trường và đảm bảo sự vận hành của thị trường phù hợp với mục tiêu
xã hội đã đề ra
- Tôn trọng các qui luật của thị trường và quyền sở hữu tư nhân Không
can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tranh
thủ tối đa sự điều tiết bằng cách sử dụng các công cụ của thị trường Mọi
can thiệp mang tính bắt buộc đều phải trên cơ sở tuân thủ luật pháp hiện
hành
I.3.1.3 Nguyên tắc linh hoạt mềm dẻo
- Kế hoạch phải xây dựng được nhiều phương án (kịch bản) phát triển,
tương ứng với các giả định nhất định về các điều kiện trong hiện tại và
tương lai
- Kế hoạch đã xây dựng phải linh hoạt điều chỉnh theo sự thay đổi của
các biến số đã giả định Chỉ tiêu kế hoạch nên xác định trong một khoảng
chứ không phải một con số cứng nhắc Coi việc xác định các chỉ tiêu tương
đối phản ánh xu thế quan trọng hơn các chỉ tiêu tuyệt đối
I.3.1.4 Nguyên tắc bền vững
Kế hoạch xây dựng phải đảm bảo tính bền vững, thể hiện trên ba khía
cạnh:
- Bền vững về kinh tế: các chương trình, dự án xây dựng phải đảm bảo
đạt hiệu quả KTXH, sao cho đầu tư hôm nay có thể tạo ra những lợi ích dài
hạn trong tương lai để bản thân các chương trình, dự án đó có thể được duy
trì lâu dài, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước hỗ trợ
- Bền vững về xã hội: đảm bảo lợi ích của sự phát triển được chia sẻ
giữa tất cả các bên hữu quan, từ trung ương đến địa phương, từ nhà nước
đến các tổ chức xã hội đoàn thể, doanh nghiệp và người dân
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LẬP KHCL PTKT ĐỊA PHƯƠNG
Nguyên tắc thị trường đòi hỏi kế hoạch không thay thế mà phải bổ sung, hướng dẫn thị trường trên cơ
sở tôn trọng qui luật của nền kinh tế thị trường.
Nguyên tắc linh hoạt, mềm dẻo đòi hỏi kế hoạch xác định mục tiêu định hướng là chính, chứ không phải các chỉ tiêu cứng nhắc phải đạt được.
Nguyên tắc bền vững đòi hỏi đảm bảo sự bền vững trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường
Trang 20Phần I: Giới thiệu chung về lập KHCL PTKT địa phương
- Bền vững về môi trường: đảm bảo việc khai thác tài nguyên phục vụ
cho lợi ích của thế hệ hôm nay không làm phương hại đến lợi ích môi
trường của thế hệ mai sau
I.3.2 Các nguyên tắc đặc thù cho giai đoạn hiện nay
I.3.2.1 Lồng ghép các mục tiêu của Chiến lược toàn diện về tăng trưởng
và giảm nghèo (CPRGS) vào KHPT KTXH 5 năm
CPRGS nhấn mạnh đến những điều kiện tiên quyết như sau trong
công tác lập KHPT KTXH:
- Nắm vững những đặc điểm về tình hình tăng trưởng và tình hình
nghèo đói ở địa phương
- Lựa chọn các mục tiêu phát triển phù hợp
- Lấy ý kiến tham gia của tất cả các bên liên quan
- Lựa chọn chính sách nhằm đạt được mục tiêu và chỉ tiêu đề ra
- Phân bổ nguồn lực cho các chính sách đó
- Đánh giá tiến độ thực hiện tiến tới đạt được mục tiêu phát triển
- Lặp lại quy trình
Lồng ghép những nguyên tắc của CPRGS trong lập KHPT KTXH đã
được triển khai từ năm 2003 đến nay Những kinh nghiệm cho thấy những
chuyển hướng tích cực trong quá trình đổi mới kế hoạch hoá là đáng ghi
nhận Ví dụ sau liên quan tới quá trình xây dựng kế hoạch địa phương:
Bảng 1.2 Xây dựng kế hoạch địa phương trong quá trình chuyển đổi
Qui trình lập kế
hoạch phát triển
địa phương
Qui trình chung o Là một qui trình từ
trên xuống và không
có hoặc có ít sự chủ động của chính quyềnđịa phương vào qui trình lập kế hoạch và các quyết định đầu tư
có rất ít sự tham gia của người dân
o Qui trình phối hợp từ
dưới lên và trên xuống được dựa trên sự tham gia vào phân tích các vấn đề và chuẩn bị kế hoạch
Trang 21Chương I: Kế hoạch phát triển trong nền kinh tế thị trường
chỉ dựa vào duy nhấtthu nhập)
o Phân tích tiềm năngtăng trưởng kinh tếkhông tính đến sựphân tích kinh tếmang tính phù hợp(ví dụ: lợi thế cạnhtranh)
o Tăng trưởng vànghèo đói khôngđược liên kết vớinhau
dụ: Phân tích nghèo có
sự tham gia (PRA),Điều tra mức sống dân
cư (VLSS) và các điềutra bổ trợ và bổ sungkhác
o Có sự liên kết giữatăng trưởng và xoá đóigiảm nghèo với sựphân tích kinh tế theohướng thị trường
Thiết lập mục
tiêu và thứ tự ưu
tiên
o Không cụ thể và liênkết chặt với cácnghiên cứu, các vấn
đề - phương án lựachọn được cập nhậthàng năm thường là
sự chắp nhặt của cácvấn đề
o Mục tiêu được xácđịnh thông qua quátrình tham gia, dựa vào
sự phân tích vấn đề vàlựa chọn
o Thiết lập thứ tự ưu tiên
để xác định các hoạtđộng/đầu tư để đạtđược mục tiêu đề raXác định chỉ tiêu
và thời gian
o Chỉ tiêu thườngquá tham vọng vàkhông gắn kết vớinguồn lực thực hiện
o Tập trung chủ yếuvào kết quả đầu ranhưng không phải làmục tiêu phát triển(ví dụ: hiệu quả vàtác động)
o Chỉ tiêu/mục tiêu đượcxác định thực tế hơnbằng việc tính đếnnguồn lực (tài chính vàcon người)
o Chỉ tiêu được xác lập
để đảm bảo chắc chắnviệc đạt được của cáckết quả đầu ra, nhữngtác động và các mụctiêu (như trong mụctiêu phát triển Việtnam - VDGs)
Phân tích nguồn o Còn hạn chế hoặc o Có sự gắn kết chặt chẽ
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LẬP KHCL PTKT ĐỊA PHƯƠNG
Trang 22Phần I: Giới thiệu chung về lập KHCL PTKT địa phương
lực tài chính không có sự gắn kết
giữa kế hoạch vànguồn lực tài chínhbao gồm các nguồntrong và ngoài ngânsách như: nguồn vốndoanh nghiệp, ngânhàng, đóng góp nhândân, của các nhà tàitrợ
o Còn hạn chế hoặckhông có sự phân bổphù hợp nguồn lực tàichính với nhu cầuđích thực
o Ngân sách còn quản
lý theo đầu vào chưaquản lý theo kết quảhoạt động
o Dự toán ngân sáchcòn bị phân lập giữacác nguồn lực và cáckhoản chi: đầu tư,thường xuyên
o Các quy định hiệnhành hạn chế tínhnăng động của cáccấp chính quyền địaphương trong phân
bổ nguồn lực, nhất lànguồn ngân sách, chocác hoạt động ưu tiên
giữa các nguồn lực tàichính đặc biệt lànguồn ngân sách với
kế hoạch
o Quản lý phân bổ, sửdụng các nguồn lực tàichính theo kết quảhoạt động
o Xây dựng khuôn khổtài chính và chi tiêutrung hạn
Theo dõi và đánh
giá
o Dựa vào các chỉ sốđầu ra và đầu vàotrong các báo cáohành chính để phân
bổ nguồn lực cho cáchoạt động ưu tiên
o Sử dụng các điều trađối tượng và các điềutra khác có sự tham giacủa các bên liên quan
o Thí điểm gắn kết vớicác mục tiêu đã đượcxác định và các đặctính trong quy trình lập
Trang 23Chương I: Kế hoạch phát triển trong nền kinh tế thị trường
kế hoạch
Sự tham gia của
các bên liên quan
o Sự tham gia của ngườidân và của các tổ chứcquần chúng còn hạnchế
o Sự tham gia của cácbên là yếu tố then chốttrong tất cả các giaiđoạn của quá trình đổimới kế hoạch
I.3.2.2 Lồng ghép vấn đề giới và dân tộc trong lập kế hoạch KTXH
I.3.2.2.1 Yếu tố giới và dân tộc trong KHPT KTXH là gì?
Giới là nói đến tương quan giữa nam và nữ trong việc tham gia và
hưởng thụ các thành quả từ sự phát triển KTXH Yếu tố dân tộc là nói đến
cơ hội và sự phát triển của các dân tộc thiểu số trong tương quan với người
Kinh Trong kế hoạch, lồng ghép giới có nghĩa là đảm bảo phụ nữ và nam
giới được tham gia và hưởng thụ bình đẳng từ việc xây dựng, thực hiện và
giám sát các KHPT KTXH Lồng ghép yếu tố dân tộc có nghĩa là đảm bảo
cho các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các nhóm ở vùng sâu, vùng xa có cơ hội
tham gia và được hưởng thụ một cách công bằng kết quả phát triển KTXH ở
mỗi địa phương
I.3.2.2.2 Tại sao yếu tố giới và dân tộc cần được lồng ghép trong kế
hoạch KTXH?
Lồng ghép yếu tố giới và dân tộc vào kế hoạch là yêu cầu cấp thiết
và là cách làm phù hợp với các ngành và địa phương nhằm nâng cao tính
hiệu quả của kế hoạch và duy trì tác động bền vững của kết quả đạt được đối
với phụ nữ, nam giới và dân tộc thiểu số
Nâng cao hiệu quả bố trí nguồn lực Tỉ lệ lao động nữ có xu hướng
tăng nhanh so với nam ở nhiều ngành kinh tế quốc dân như nông nghiệp,
công nghiệp nhẹ, dịch vụ v.v Đây là những ngành có tỉ trọng xuất khẩu
hàng hóa tăng nhanh và cũng là những ngành thu hút nhiều lao động, đóng
góp quan trọng vào giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc
biệt ở nông thôn Việc hoạch định kế hoạch có tính đến xu hướng biến đổi
lao động theo giới tính, từ đó tăng cường đào tạo nghề, trang bị kỹ thuật
cho vay vốn đối với cả nam và nữ, đặc biệt là lao động nữ sẽ thúc đẩy tăng
trưởng, tăng kim ngạch xuất khẩu, đa dạng hóa ngành nghề và tạo việc làm
ngày càng nhiều ở địa phương
Xác định trúng mục tiêu và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
Phụ nữ thường chịu tác động nặng nề hơn của tình trạng nghèo đói do họ
gắn trực tiếp với việc sinh sản và nuôi dưỡng Các nhóm dân tộc thiểu số
thường gặp nhiều khó khăn hơn do có ít khả năng thích ứng với các biến
động của thị trường Đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và các nhóm dân tộc thiểu
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LẬP KHCL PTKT ĐỊA PHƯƠNG
Trang 24Phần I: Giới thiệu chung về lập KHCL PTKT địa phương
số cũng có nghĩa là đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của những người dễ bị tổn
thương nhất trên địa bàn Xây dựng kế hoạch có tính đầy đủ đến nhu cầu
của phụ nữ và nam giới, trong đó đặc biệt là nhu cầu của phụ nữ cao tuổi,
phụ nữ có con nhỏ, phụ nữ dân tộc thiểu số, nhập cư v.v sẽ giúp xác định
một cách chính xác các nhóm mục tiêu cụ thể, giải quyết trúng các vấn đề
cấp bách và từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực
của địa phương
Duy trì một cách bền vững các kết quả đạt được Phụ nữ có vai trò
quan trọng trong phát triển con người Học vấn của người mẹ có tác động
trực tiếp hơn (so với người cha) trong giảm tỉ lệ sinh, giảm tỉ lệ suy dinh
dưỡng và tăng số năm đi học của trẻ Điều này đặc biệt quan trọng đối với
vùng dân tộc thiểu số, nơi các chỉ số phát triển nhìn chung còn thấp so với
người Kinh Xây dựng kế hoạch có tính đến việc đầu tư tích cực cho các
dịch vụ cơ bản như phổ cập giáo dục tiểu học, chăm sóc sức khoẻ sinh sản,
giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong và suy dinh dưỡng của trẻ em; nâng cao đời
sống và bảo tồn văn hoá đồng bào dân tộc ít người sẽ góp phần quan trọng
nâng cao khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực trong tương lai – một yếu
tố quyết định sự phát triển bền vững ở mỗi địa phương
Câu hỏi tự kiểm tra
Tại sao nền kinh tế thị trường vần cần có kế hoạch? Nêu 5 điểm mà anh
(chị) cho là sự khác biệt lớn nhất giữa kế hoạch trong cơ chế kế hoạch hóa
tập trung mệnh lệnh với kế hoạch trong cơ chế thị trường
Anh (chị) hãy lấy từ bản kế hoạch mới nhất của địa phương và tự đánh giá
xem, với 5 điểm khác biệt cơ bản đó thì bản kế hoạch của địa phương vẫn
mang dáng dấp của kiểu kế hoạch nào nhiều hơn?
Trang 25CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG
Mục đích của chương
Giúp người đọc trả lời các câu hỏi chính: Lập kế hoạch chiến lược
phát triển kinh tế địa phương là gì? Cách lập này có gì khác với lập kế
hoạch theo phương pháp truyền thống? Tại sao các địa phương lại phải
chuyển đổi sang lập kế hoạch chiến lược? Những tác dụng và khó khăn của
việc chuyển sang lập kế hoạch chiến lược là gì? Chương này cũng giúp
người đọc có cách nhìn hệ thống và tổng quan về quy trình lập kế hoạch
chiến lược phát triển kinh tế địa phương.
II.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA
PHƯƠNG?
II.1.1 Khái niệm
II.1.1.1 Khái niệm phát triển kinh tế địa phương
Phát triển kinh tế địa phương (PTKTĐP) là một quá trình có sự tham
gia của mọi thành viên, trên mọi lĩnh vực hoạt động, nhằm tạo ra sự phát
triển một cách có hiệu quả trên mọi lĩnh vực đời sống KTXH của địa
phương
Quá trình PTKTĐP hướng tới các mục tiêu sau đây:
Thứ nhất, PTKTĐP phải nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho
tất cả mọi người, trong đó đặc biệt quan tâm đến đối tượng nghèo ở địa
phương
Thứ hai, PTKTĐP nhằm khuyến khích các khu vực nhà nước, tư
nhân và xã hội, thiết lập mối quan hệ hợp tác và cùng phối hợp giữa các
thành phần này để tìm ra giải pháp PTKTĐP có hiệu quả nhất
Thứ ba, quá trình PTKTĐP phải tìm kiếm cách thức trao quyền cho
các đối tượng tham gia, sử dụng hiệu quả nguồn lực để đạt tới các mục tiêu
ưu tiên
Quá trình PTKTĐP theo nội dung trên đòi hỏi có sự nỗ lực tổng hợp
của mọi thành viên và là một quá trình mang tính định hướng lâu dài, không
theo khuôn mẫu quy định trước Nó bao gồm quá trình xác định các giá trị
đích thực mà địa phương muốn đạt tới, sử dụng các động lực phát triển kinh
Phát triển kinh tế địa phương là một quá trình có sự tham gia của mọi thành viên, trên mọi lĩnh vực hoạt động, nhằm tạo ra sự phát triển một cách có hiệu quả trên mọi lĩnh vực đời sống KTXH của địa phương.
Trang 26Phần I: Giới thiệu chung về lập KHCL PTKT địa phương
tế một cách có hiệu quả và là một quá trình chuyển biến tho xu hướng ngày
càng hoàn thiện tất cả những yếu tố trên có liên quan đến việc phải lập kế
hoạch chiến lược (KHCL) PTKTĐP
II.1.1.2 Lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương
Lập KHCL PTKTĐP là quá trình hình thành viễn cảnh, soạn thảo
các mục tiêu, trong đó tập trung chủ yếu vào mục tiêu ưu tiên và tìm kiếm
giải pháp PTKTĐP trong tương lai dài, theo hướng có hiệu quả và thích
nghi nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường
Như vậy, lập KHCL là quá trình tổng hợp bao gồm các phân tích
đánh giá, lựa chọn để tạo dựng khung hướng dẫn chung cho hành động của
địa phương trong tương lai về: phương pháp xác định mục tiêu, lựa chọn
mục tiêu ưu tiên, đưa ra những cách thức phân bổ nguồn lực khan hiếm một
cách có hiệu quả để thực hiện mục tiêu đặt ra Để làm được điều đó, quá
trình lập KHCL là một lộ trình có sự tham gia cuả nhiều bên, từ việc xác
định thực trạng của vấn đề là ta đang ở đâu, cho tới việc xác định các mục
tiêu chúng ta muốn đạt tới trong tương lai Lập KHCL là những nỗ lực để
đưa ra các quyết định với sự chọn lựa tốt nhất các giải pháp và hành động để
đạt được mục tiêu
Khi KHCL phải trả lời được 4 câu hỏi sau đây:
- Ta đang ở đâu?
- Ta muốn đi đến đâu?
- Làm thế nào để đi đến đó với hiệu quả cao nhất và bền vững nhất?
- Làm cách nào ta biết mình đi đến đó đúng hướng?
Như vậy, lập KHCL thực chất là việc tư duy theo một logic chiến
lược xuyên suốt từ việc xác định thực trạng của vấn đề là ta đang ở đâu cho
tới việc xác định các mục tiêu chúng ta muốn đạt tới trong tương lai
Để có một bản kế hoạch mang tính chiến lược khi xây dựng nó ta
cần có một tư duy chiến lược Một tư duy chiến lược phải thể hiện được
tính tổng quát, tính sáng tạo, tính chọn lọc và tính bền vững
Lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương là quá trình hình thành viễn cảnh, soạn thảo các mục tiêu ưu tiên và tìm kiếm giải pháp phát triển kinh tế địa phương trong tương lai dài
Bốn câu hỏi thể hiện
tư duy chiến lược: (1) Chúng ta đang ở đâu; (2) Chúng ta muốn đi đến đâu; (3) Làm thế nào để đi đến đích; và (4) Làm thế nào để biết ta đang đi đúng hướng?
Trang 27Chương II: Tổng quan về lập KHCL PTKTĐP
Hình 2.1 Yêu cầu đối với tư duy chiến lược
Nguồn: Nhóm biên soạn tổng hợp
II.1.2 Những đặc trưng của lập kế hoạch chiến lược phát triển
kinh tế địa phương
Lập KHCL PTKTĐP là một quá trình hoàn toàn mới, khác biệt về cơ
bản so với lập kế hoạch địa phương theo phương pháp truyền thống mà hiện
nay chúng ta đang áp dụng Bảng dưới đây thể hiện sự so sánh những nét
khác biệt nhất của hai quá trình lập kế hoạch, từ đó giúp chúng ta có cái
nhìn mới về những điểm nhấn trong lập KHCL PTKTĐP
Bảng 2.1 So sánh đặc trưng cơ bản của hai quá trình lập kế hoạch
Đặc trưng Lập KH theo phương
- Chủ động thiết lập các mốiquan hệ để hướng tới tương lai,xác định mục tiêu và tìm kiếmgiải pháp phát triển KTXH chochính địa phương
- KH PTKTĐP là kế hoạch củađịa phương, xây dựng chochính địa phương, do địaphương tự quyết định trên cơ
sở không phá vỡ khung địnhhướng chung của cấp trên
Căn cứ
chính cho
kế hoạch
- Nguồn lực do cấptrên cung cấp
- Con số kiểm tra kếhoạch cấp trên
- Kiểm điểm tình hìnhthực hiện kế hoạch
- Đánh giá tiềm năng, các yếu tốnguồn lực và thực trạng pháttriển địa phương
- Dự báo các yếu tố, môi trườngbên trong, bên ngoài địaphương, tạo ra những điểm
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LẬP KHCL PTKT ĐỊA PHƯƠNG
Trang 28Phần I: Giới thiệu chung về lập KHCL PTKT địa phương
thời kỳ trước mạnh, yếu, cơ hội, thách thức
tác động đến khả năng khai tháchuy động nguồn lực, thực hiệnmục tiêu
- Thực hiện các mục tiêu quốcgia trong thời gian dài
- Xây dựng hệ thốngchỉ tiêu toàn diệntrong khoảng thờigian cụ thể phải thựchiện theo yêu cầucủa cấp trên
- Quan tâm đến cóthực hiện được chỉtiêu cấp trên giaocho trong ngắn hạnhay không
- Hướng tới tương lai trung và dàihạn Quan tâm chủ yếu đến xácđịnh Tầm nhìn, hướng đi vàmục tiêu đạt tới của địa phươngtrong tương lai dài
- Là quá trình tự ra quyết địnhmang tính hệ thống nhưng tậptrung vào các vấn đề quantrọng, các mục tiêu ưu tiên
- Quan tâm nhiều hơn đến tácđộng của việc thực hiện các chỉtiêu kế hoạch đến mục tiêu vàtầm nhìn mà địa phương hướngtới
- Quan tâm nhiều đến công tácTDĐG
Quy trình
soạn lập
Xây dựng một lần,mang tính thời vụ, cácbước xây dựng theo thểchế thống nhất, có định
kỳ điều chính kế hoạch
- Quy trình xây dựng mang tínhchất lặp lại cao, không mangtính thời vụ, theo sự biến độngcủa điều kiện môi trường vàkhả năng khai thác nguồn lực
- Khoảng thời gian thực hiện cácbước trong xây dựng khônggiống nhau, tuỳ theo đặc điểmcủa mỗi địa phương
Giải pháp
nguồn lực
- Nguồn lực cấp trêncung cấp là chủ yếu
- Chủ động tạo dựng khả năngkhai thác, huy động và sử dụng
có hiệu quả nguồnlực của mọithành phần kinh tế, bên trong vàbên ngoài địa phương
Phương
pháp xây
- Chủ yếu cơ chế từtrên xuống
- Sử dụng sự tham gia của nhiềubên trong quá trình soạn lập kế
Trang 29Chương II: Tổng quan về lập KHCL PTKTĐP
- Nguồn vốn ngânsách nhà nước làđiều kiện cơ bảnquyết định sự thànhcông trong quá trìnhtriển khai thực hiện
kế hoạch
hoạch, vai trò chủ động, sángtạo của chính quyền nhà nướccác cấp; đặc biệt nhấn mạnh đến
là sự tham gia của cộng đồngdân cư địa phương, các tổ chứcKTXH trên địa bàn địa phương
- Cơ chế phi tập trung, phân cấp,giao quyền chủ động cho cácđịa phương Đặc biệt nhânmạnh sự phân cấp kế hoạch,phân cấp ngân sách và nâng caoquyền lực của các địa phươngtrong quản lý nguồn lực
Nguồn: Nhóm biên soạn tổng hợp
II.1.3 Sự cần thiết chuyển đổi từ lập kế hoạch truyền thống sang
lập kế hoạch chiến lược
Việc chuyển đổi phương thức xây dựng kế hoạch ở các địa phương
từ kiểu truyền thống, phù hợp với cơ chế kế hoạch tập trung, sang kiểu lập
KHCL là nội dung cốt lõi trong quá trình đổi mới tổng thể công tác kế
hoạch ở nước ta Nó xuất phát từ các lý do sau đây:
II.1.3.1 Tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt trong quá trình phát
triển kinh tế của các địa phương
Hiện nay, nhất là sau khi chúng ta gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO), chính quyền các địa phương phải tham gia vào một nền
kinh tế thị trường mở mang tính toàn cầu Tính chất cạnh tranh trong các
hoạt động kinh tế của các địa phương cũng như với thị trường quốc tế trở
nên gay gắt và khốc liệt hơn Điều đó đòi hỏi các địa phương không thể
ngồi chờ cấp trên giao nhiệm vụ hoặc không thể ngồi chờ nguồn ngân sách
do trung ương bảo lãnh để thực hiện sự PTKTĐP Ngược lại họ phải chủ
động, trên cơ sở nắm vững khả năng, nguồn lực của địa phương, định ra
hướng và cách đi tối ưu trong quá trình PTKTĐP mình Trên cơ sở hướng
và cách đi ấy, các địa phương sẽ chủ động thực hiện các hoạt động xây dựng
và quản lý hoạt động phát triển cụ thể của địa phương Lập KHCL là cơ sở
cho sự chiến thắng của mỗi địa phương trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên
thị trường mở của và hội nhập toàn cầu như hiện nay
II.1.3.2 Những biến đổi nhanh chóng về môi trường phát triển kinh tế
địa phương trong điều kiện hội nhập toàn cầu
Toàn cầu hoá và tự do hoá thị trường đặt ra nhiều cơ hội, thách thức
mới trong quá trình PTKTĐP Một khía cạnh khác, những cơ hội và thách
thức trong điều kiện hiện nay thường xuyên xuất hiện và mất đi Nếu chúng
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LẬP KHCL PTKT ĐỊA PHƯƠNG
Việc đổi mới công tác
kế hoạch hoá địa phương xuất phát từ
áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt trong phát triển kinh
tế giữa các địa phương; những biến đổi nhanh chóng trong nền kinh tế địa phương khi hội nhập
và xu hướng phân cấp, trao quyền đang diễn ra mạnh mẽ.
Trang 30Phần I: Giới thiệu chung về lập KHCL PTKT địa phương
ta không nắm bắt được sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho việc bảo vệ và phát
huy đượng những giá trị đích thực của địa phương mình Vì vậy các địa
phương phải có sự tiếp cận đến những vấn đề đó một cách cơ bản hơn: cần
năm rõ địa phương mạnh ở mặt nào?có gì để hấp dẫn đối với các đối tác?
Đâu là những điểm yếu cuả địa phương; có các mối đe doạ nào từ bên ngoài
và các cơ hội gì sẽ đến trong tương lai? địa phương muốn gì và cần có
những gì Thành công trong phát triển kinh tế phụ thuộc vào việc chính
quyền địa phương cập nhật, dự báo được các nội dung nói trên, tạo dựng cơ
chế khuyến khích được môi trường kinh doanh, để thị trường hoạt động hiệu
quả nhưng đồng thời phù hợp với bối cảnh của địa phương Việc lập kế
hoạch chiến lược chỉ ra những con đường đi tốt nhất cho việc tiến tới các giá
trị đích thực mà địa phương muốn đạt được và hướng về phía trước một
cách tự tin
II.1.3.3 Xu hướng phân cấp, trao quyền trong quyền quản lý kinh tế hiện
nay
Theo xu hướng chung của các nước, quá trình phát triển gắn liền với
mở rộng dân chủ và phân cấp, trao quyền Xu hướng này tạo cơ hội hơn cho
chính quyền cũng như công dân địa phương có nhiều cơ hội để tham gia tích
cực hơn và gánh vác trọng trách nặng nền hơn trong quá trình hoạch định
tương lai cho chính mình Lập KHCL PTKTĐP được đặt trên nền tảng phân
cấp, trao quyền và chỉ có thể thực thi trong điều kiện mở rộng quyền cho các
địa phương trong quản lý kế hoạch, quản lý ngân sách và nguồn lực địa
phương nói chung Một KHCL PTKTĐP với sự tham gia của các tầng lớp
nhân dân, với những quyền độc lập tương đối của chính quyền địa phương
sẽ có cơ hội xử lý những mâu thuẫn hay khác biệt về quyền lợi và tìm kiếm
hành dộng mang tính hợp tác, tạo nền tảng cho công dân dùng tài năng của
mình để nâng cao điều kiện kinh tế và địa vị xã hội của mình
II.1.4 Những lợi ích và khó khăn trong lập kế hoạch chiến lược
phát triển kinh tế địa phương hiện nay ở Việt Nam
Nhận thức được các lợi ích và các thách thức của việc lập KHCL
PTKTĐP, một mặt tạo động lực tốt cho triển vọng áp dụng phương pháp
này trên thực tế; mặt khác, giúp cho chính quyền các địa phương cũng như
các cơ quan nhà nước có liên quan có những chuẩn bị tốt cho quá trình áp
dụng phương pháp, để có thể đạt được một kết quả tốt nhất Bảng sau đây sẽ
hệ thống hoá giúp chúng ta những lợi ích (tác dụng) và khó khăn trong lập
Trang 31Chương II: Tổng quan về lập KHCL PTKTĐP
sự là công cụ định hướng PTKTĐP
trong điều kiện thị trường và hội
nhập toàn cầu.
- Cung cấp bộ khung cho sự phát
triển, những định hướng về hoạt
động KTXH, chỉ dẫn những vấn
đề gì địa phương cần phải làm
- Chỉ dẫn cách thức phân bổ tốt
nhất các mục tiêu phát triển cụ
thể trong từng thời kỳ trên cơ sở
xác định mục tiêu cần ưu tiên
- Là cơ sở để địa phương thuyết
minh và trình lên cơ quan cấp
trên các nhu cầu tài chính, vốn
đề nghị hỗ trợ cũng như gọi mời
các nhà đầu tư trong, ngoài địa
vọng của nhân dân địa phương
trong quá trình hướng đến các
giá trị đích thực
- Mở ra được các cơ hội hợp tác
và quan hệ giữa các đối tác, huy
động được sự tham gia của
nhiều tổ chức và nhiều bên hữu
quan
- Cho phép thực hiện TDĐG và
điều chỉnh các mục tiêu chiến
lược khi điều kiện thay đổi
2 Nâng cao vai trò và trách nhiệm
của chính quyền địa phương trong
hoạch định KHPT của địa phương
- Địa phương chịu trách nhiệm tự
xây dựng KHPT cho địa phương
mình
- Địa phương tự xác định nhu cầu
hoạch kiểu truyền thống còn nặng nề
và khá phổ biến.
- Tư tưởng quan niệm kế hoạch địaphương là triển khai thực hiện kếhoạch cấp trên trong quá trìnhxây dựng và TDĐG thực hiện kếhoạch
- Quan điểm lập kế hoạch cơ học:
chỉ tiêu kế hoạch năm sau phảicao hơn năm trước; bệnh thànhtích trong xác định chỉ tiêu, khôngphụ thuộc vào điều kiện và nguồnlực địa phương
- Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vàonguồn vốn ngân sách nhà nướctrong xác định chỉ tiêu kế hoạch
- Quan niệm cho rằng lập kế hoạch
là công việc riêng của các nhà kếhoạch, ít quan tâm đến hợp tác,phối hợp các bên hữu quan vàcộng động, ỷ lại trông chờ vàocấp trên trong đổi mới, tiếp thuđổi mới một cách thụ động
2 Sự hạn chế trong việc chủ động nguồn lực của các địa phương.
- Hiện nay phần lớn các địa phương(tỉnh, huyện) đều không chủ độngđược ngân sách, mức độ phụthuộc vào ngân sách trung ươngquá lớn, hoàn toàn bị động trongquá trình xác định mục tiêu chiếnlược hoặc lực bất tòng tâm khibàn đến các định hướng phát triểncho địa phương và các vấn đề ưutiên
- Thông tin về ngân sách trungương giao cho địa phương rấtchậm so với tiến độ cần thiết xâydựng KHCL
3 Sự hạn chế về khả năng lập KHCL.
- Cán bộ kế hoạch các địa phương,
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LẬP KHCL PTKT ĐỊA PHƯƠNG
Trang 32Phần I: Giới thiệu chung về lập KHCL PTKT địa phương
Nguồn: Nhóm biên soạn tổng hợp
Câu hỏi tự kiểm tra
Anh (chị) có thấy việc chuyển đổi phương pháp lập kế hoạch truyền thống
sang lập KHCL ở địa phương mình là cần thiết hay không? Có đồng ý với
những nhận xét về tác dụng và những khó khăn khi áp dụng phương pháp
lập KHCL không? Ý kiến bổ sung của anh (chị)? Nếu muốn thực hiện những
hướng đổi mới như đã nêu, thì địa phương mình còn cần có những điều kiện
gì, vì sao?
II.2 QUY TRÌNH TỔNG QUÁT LẬP KẾ HOẠCH
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA
PHƯƠNG
II.2.1 Sơ đồ quy trình lập kế hoạch chiến lược
Một quy trình hợp lý lập KHCL PTKTĐP phải được xây dựng trên
cơ sở tiến hành trả lời một cách logic các câu hỏi: Hiện nay địa phương
đang đứng ở đâu? Địa phương muốn đi đến đâu trong tương lai? Làm thế
nào để có thể đến được? Và làm thế nào để biết được địa phương đã đi đến
đích? Theo cách tiếp cận như vậy, cuốn tài liệu này xin giới thiệu một quy
trình 8 bước thực hiện, theo sơ đồ tổng quát sau đây:
Hình 2.2 Sơ đồ tổng quát qui trình lập KHCL PTKTĐP
Bước 7: Lập kế hoạch theo dõi và đánh giá
Cân đối nguồn lực
Đảm bảo nguồn lựcNguồn lực không đảm bảo, phải điều chỉnh mục tiêu
Trang 33Chương II: Tổng quan về lập KHCL PTKTĐP
Nguồn : nhóm biên soạn tổng hợp
II.2.2 Mô tả các bước trong quy trình
Bước 1: Khởi động
Tổ chức tốt công tác lập kế hoạch là cơ sở cho sự ra đời một bản kế
hoạch tốt Khởi động thực chất bước thực hiện khâu tổ chức và lên kế hoạch
cho công tác lập KHCL PTKT phát triển kinh tế ở các cấp địa phương Mục
tiêu chính của bước này là chuẩn bị các điều kiện cho công tác lập kế hoạch
chiến lược Nội dung chính của bước khởi động bao gồm: Thành lập nhóm
lập kế hoạch chủ chốt và các thành phần tham gia trong lập kế hoạch, trong
đó bao gồm cả việc xây dựng cơ chế hoạt động và chức năng của các bên
tham gia trong quy trình lập KHCL PTKTĐP như thế nào Kế tiếp là Phác
thảo một quy trình lập kế hoạch Thực chất đây là chính là bước lập kế
hoạch cho quá trình lập kế hoạch Bao gồm việc làm rõ phạm vi, quy trình,
mục tiêu và những kết quả mong đợi của lập kế hoạch Trong khuôn khổ
của nội dung này, cần xác định rõ thời gian tiến hành các bước và các thành
phần tham gia thực hiện
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LẬP KHCL PTKT ĐỊA PHƯƠNG
Lập kế hoạch chiến lược đòi hỏi phải có chiến lược trong việc lập kế hoạch và điều
đó được bắt đầu từ khâu chủ động tổ chức lập kế hoạch.
Trang 34Phần I: Giới thiệu chung về lập KHCL PTKT địa phương
Bước 2: Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển KTXH của địa
phương
Bước đầu tiên trong quy trình lập KHCL là phân tích tiềm năng và
đánh giá thực trạng phát triển KTXH của địa phương Mục tiêu chính của
bước này là nhận dạng được bộ mặt của địa phương và xác định địa phương
đang đứng ở đâu trong quá trình phát triển Trên cơ sở đó tìm thấy những
mặt mạnh, yếu, các yếu tố cơ hội, thách thức trong giai đoạn kế hoạch tương
lai của địa phương như thế nào Giai đoạn này bao gồm cả phân tích về
nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu phát triển
Yêu cầu đặt ra cho bước này là phải có sự đánh giá đúng, toàn diện
địa phương, đặt sự đánh giá đó trong sự so sánh hiện tại với quá khứ và
tương lai, đồng thời trong sự tương quan giữa địa phương với các địa
phương khác, các vùng và các nước trên thế giới trong điều kiện thị trường
và hội nhập toàn cầu Để đạt được yêu cầu trên, những nội dung sau đây cần
được thực hiện: Phân tích tiềm năng của địa phương; đánh giá thực trạng
phát triển KTXH; phân tích các nhân tố tác động đến hiện tại và triển vọng
phát triển KTXH của địa phương; cuối cùng là mô tả bước tranh toàn cảnh
của địa phương ở điểm khởi đầu của kế hoạch
Bước 3: Xác định Tầm nhìn
Sau khi đánh giá tiềm năng và thực trạng KTXH của địa phương,
bước tiếp theo là xác định Tầm nhìn, tức là phác hoạ bức tranh chụp nhanh
viễn cảnh tương lai mà địa phương muốn đạt được Tầm nhìn không phải là
mục tiêu mà là ý tưởng mục tiêu của địa phương, là trạng thái có thể đạt
được trong điều kiện thuận lợi nhất Tình trạng hiện tại phản ánh Tầm nhìn,
và Tầm nhìn hướng về tương lai để biến hiện tại giống viễn cảnh mong đợi
Xác định Tầm nhìn chính là định dạng tương lai phát triển mà địa phương
có khả năng tiếp cận được Cần phân biệt giữa Tầm nhìn với mục tiêu hay
nhiệm vụ của kế hoạch Tầm nhìn là ý tưởng chung, là viễn cảnh mà địa
phương có thể đạt được nhưng không nhất thiết phải đạt được nếu như thực
tế những điều kiện thực hiện không diễn ra như mong muốn Mục tiêu là
định hướng chung hoạt động của địa phương, trong một giai đoạn nhất định
mục tiêu cần được hoàn thành hoàn toàn hoặc phần lớn nôị dung của nó
Nhiệm vụ là định hướng cụ thể và là chỉ tiêu định lượng, mô tả một loạt
chức năng, mà với chức năng này, nó xác định dạng và thời gian thực hiện
mục tiêu
Xác định Tầm nhìn là cơ sở cho xác định hướng đi đúng cho quá
trình phát triển của địa phương, là cơ sỏ cho các địa phương nghĩ rộng hơn
về tương lai Xác định tầm nhìn đúng sẽ hỗ trợ cho việc xây dựng mục tiêu,
nhiệm vụ cũng như các quyết định kế hoạch một cách chính xác hơn.; nó
còn hỗ trợ việc liên kết hoạt động của còn người theo một hướng thống
nhất, là cơ sở liên kết các ý tưởng của người lao động vào một khung giá trị
Bước 4: Xác định mục tiêu
Nội dung đầu tiên trong quy trình lập kế hoạch chiến lược là phải trả lời được câu hỏi: địa phương đang đứng ở đâu?
Xác định tầm nhìn là bước khởi đầu để trả lời câu hỏi: “Chúng ta muốn
đi tới đâu?” Xác định tầm nhìn rõ ràng, mạch lạc sẽ
là điểm tựa cho việc tìm đến các mục tiêu, nhiệm
vụ và những quyết định chính xác cho tương lai.
Quá trình xác định mục tiêu, chỉ tiêu phải quán triệt các tiêu chí SMART, tức là nó phải trả lời được những câu hỏi: các mục tiêu có bao đếm tính cụ thể không (S); nó có đo đếm được không (M);
nó có phù hợp với những điều kiện và khả năng về nguồn lực của địa phương hay không (A); nó có phản ánh đúng thực tế địa phương đang quan tâm không (R) và cuối cùng
là nó có xác định được thời gian thực hiện không (T).
Trang 35Chương II: Tổng quan về lập KHCL PTKTĐP Xác định mục tiêu là bước trực tiếp trả lời câu hỏi: “Chúng ta muốn
đi đến đâu?” trong những điều kiện cụ thể của mình Mục tiêu chính là định
hướng chung, là khung của PTKTĐP trong thời kỳ kế hoạch Mục tiêu khác
với Tầm nhìn là: nếu đã xác định thành mục tiêu phát triển thì cần phải đạt
được hoàn toàn hoặc là phần lớn mục tiêu này
Mục tiêu phát triển của địa phương có thể được chia thành ba loại:
mục tiêu chung, mục tiêu kinh tế và mục tiêu phi kinh tế: Mục tiêu chung là
đặt định hướng đi chung cho địa phương và xác định đích mà địa phương có
thể đạt tới trong một thời kỳ nhất định; mục tiêu phi kinh tế có thể là mục
tiêu về xã hội hay về môi trường; mục tiêu kinh tế phản ánh định hướng
trong việc đạt được những vấn đề về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của địa phương Mục tiêu xã hội thường là mục tiêu cuối cùng mà
địa phương cần đạt được, còn mục tiêu kinh tế là các mục tiêu trung gian
cho việc đạt được các mục tiêu xã hội
Các mục tiêu thường được phân loại theo thời gian thực hiện hoặc
định ra các điểm mốc thực hiện trong lộ trình đi của địa phương Mục tiêu
thường được chia thành mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn Thông
thường các mục tiêu dài hạn không có tính định lượng rõ ràng, nó thường
gắn với và đặt ra nhiệm vụ của địa phương; các mục tiêu trung hạn và ngắn
hạn thường có tính định lượng cụ thể hơn Tương ứng, mục tiêu dài hạn còn
được gọi là tác động, còn mục tiêu trung hạn còn gọi là kết quả Các mục
tiêu ngắn hạn thường liên quan đến các đầu ra, và để tạo ra được những đầu
ra đó cần có các hành động cụ thể Do đó, mối quan hệ giữa hành động –
đầu ra – kết quả - tác động còn gọi là chuỗi kết quả, và việc lập kế hoạch
chú trọng đến tất cả các cấp trong chuỗi kết quả như trên chính là bản chất
của lập kế hoạch dựa vào kết quả
Trong kế hoạch PTKTĐP thường có cả phần định tính và phần định
lượng Nếu phần định tính thể hiện trong các mục tiêu thì phần định lượng
thể hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kế hoạch Hệ thống chỉ tiêu hình thành nên
phần cốt lõi cơ bản của các kế hoạch PTKTĐP Theo cách hiểu chung nhất,
các chỉ tiêu kế hoạch là thước đo nhiệm vụ và nội dung phát triển KTXH
của địa phương trong thời kỳ kế hoạch, được lượng hoá mục tiêu dưới dạng
con số, có xác định quy mô, kích cỡ và thời gian hoàn thành
Vì vậy, nội dung của bước bốn này bao gồm quá trình hình thành
mục tiêu, các chỉ số và chỉ tiêu PTKTĐP trong tương lai
Bước 5 Xác định phương án kế hoạch chiến lược
Điểm cốt lõi của quá trình trả lời câu hỏi chúng ta muốn đi đến
đâu là phải có được một phương án KHCL và cũng là khâu mở đầu cho việc
trả lời câu hỏi: làm thế nào để đến được đích Như trên đã nói: phải có chiến
lược trong lập KHCL, vì vậy trong bước này: Trước hết, phải xây dựng
được nhiều phương án KHCL Một phương án chiến lược (PACL) là thể
hiện một cách đi, thông qua những hành động cụ thể để tiếp cận đến (thực
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LẬP KHCL PTKT ĐỊA PHƯƠNG
Phương án kế hoạch chiến lược được hình thành giúp cho người thực hiện hình dung ra toàn bộ lộ trình thực hiện mục tiêu, những gì cần phải chuẩn bị cho quá trình thực hiện, quy
mô và mức độ phức tạp của vấn đề, nó là cơ sở
để xây dựng các kế hoạch hành động Một bản kế hoạch chiến lược tốt chính là xây dựng biện pháp tốt, phương tiện tốt để đạt được các mục tiêu của địa phương.
Kế hoạch hành động là một văn bản mô tả tỉ mỉ các nhiệm vụ và hành động cụ thể, các bước thực hiện KHCL, yêu cầu và những cam kết
về nguồn lực và công tác tổ chức thực hiện từng bước.
Trang 36Phần I: Giới thiệu chung về lập KHCL PTKT địa phương
hiện) các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch đặt ra PACL phải thể hiện rõ được
con đường đi tới mục tiêu, nhất là thể hiện cách thức đạt được các mục tiêu
ưu tiên, nội dung cụ thể của các hành động trong chuỗi hành động của
phương án, những kết quả kỳ vọng sẽ đạt được từ những hành động, những
điều kiện cần thiết về chi phí nguồn lực và yêu cầu về độ khó của các hành
động Việc xây dựng nhiều phương án KHCL là tạo cơ hội để tiếp cận đến
PACL tối ưu và có có sở để lựa chọn những hành động hứa hẹn nhất Điều
này bảo đảm cho tính linh hoạt, nhạy bén của quá trình xây dựng, lựa chọn
kế hoạch phù hợp với yêu cầu của thị trường, đặc biệt là khi nguồn lực của
các địa phương còn rất hạn chế và những khả năng dự đoán chưa đảm bảo
độ chính xác cao Kế tiếp của bước này là tiến hành đánh giá các phương
án KHCL Việc đánh giá các PACL giúp chúng ta có cơ hội để so sánh các
phương án khác nhau, tìm ra những điểm chung của các phương án và tổng
hợp, so sánh những hành động tối ưu nhất trong các phương án KHCL Cuối
cùng là lựa chọn và hình thành KHCL Bản KHCL lựa chọn là phương án
kế hoạch tối ưu nhất thực hiện được những mục tiêu ưu tiên trong tương lai
của địa phương Nó có thể là một phương án KHCL nguyên vẹn nhưng cũng
có thể được hình thành từ nhiều phương án khác nhau
Bước 6: Lập kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện
Sau khi có KHCL, chúng ta sẽ lập kế hoạch hành động (KHHĐ) cho
bản KHCL ấy KHHĐ là một văn bản mô tả tỉ mỉ các nhiệm vụ và hành
động cụ thể, các bước thực hiện KHCL, yêu cầu và những cam kết về nguồn
lực và công tác tổ chức thực hiện từng bước Bản KHHĐ cần phải liệt kê rõ:
những việc cần làm, thứ tự thực hiện, thời gian làm, các bên tham gia trực
tiếp, nguồn lực cần có và các đơn vị bảo đảm Câu hỏi của bản KHHĐ
thường là: làm gì? Làm bao nhiêu? Làm như thế nào? Những ai tham gia
làm? Khi nào thì làm? Khi nào thì xong? Hệ thống bảo đảm nguồn lực cho
hành động như thế nào? Lập KHHĐ cần phải bảo đảm tính khả thi trong
phạm vi giới hạn về thời gian, ngân sách, nhân lực và các nguồn lực chính
trị hiện có
Lưu ý: Một KHHĐ tốt sẽ loại trừ được sự lúng túng của các bên
trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể, từ đó có
khả năng ứng phó với những biến động của tương lai một cách chủ
động và có hiệu quả hơn
Sau khi đã mô tả chi tiết các hành động chiến lược cần thực hiện, cần
tiếp tục lập kế hoạch cho công tác tổ chức thực hiện PACL và các hành
động đã lên kế hoạch Đây chính là việc tổ chức các hệ thống, các đơn vị, cá
nhân và phối hợp hoạt động của những bên, những bộ phận trong hệ thống
tổ chức có liên quan với nhau, thông qua những cơ chế, thể chế và cách thức
tiến hành cụ thể nhằm tiến đến mục tiêu một cách có hiệu quả nhất Nội
dung của phần này bao gồm: một là, tổ chức hệ thống quản lý, như các nhà
tổ chức, các bộ phận làm chức năng điều phối, chỉ huy, điều độ; hai là, tổ
Trang 37Chương II: Tổng quan về lập KHCL PTKTĐP
chức hệ thống bị quản lý, tức là các cấp, các lĩnh vực tổ chức thực hiện mục
tiêu; ba là, tổ chức hệ thống quản lý và cung cấp nguồn lực, phương thức
quản lý và phân phối nguồn lực trong tiến độ thực hiện đã xác định trong
KHHĐ; bốn là, thực hiện tổ chức phối hợp giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ
chức, sử dụng các phương pháp, thể chế, chính sách, pháp luật v.v để
hướng tới mục tiêu KHCL
Lưu ý: Hãy cẩn trọng!
Xây dựng được KHCL và KHHĐ không phải là điểm cuối cùng của
quy trình KHCL PTKTĐP có thể bị lạc hướng tại đây Cần phải có kế
hoạch tổ chức và hướng hành động rõ ràng, cần phải có kế hoạch quản
lý thực hiện tốt
Bước 7: Theo dõi và đánh giá kế hoạch
TDĐG kế hoạch là công cụ để giúp chúng ta đồng thời trả lời hai câu
hỏi: làm thế nào để đi đến đích và làm thế nào để biết chúng ta đã đi đến
đích Theo dõi là việc thu thập có hệ thống các dữ liệu về những chỉ số nhất
định để cung cấp thông tin cho những nhà quản lý và các bên có liên quan
của một chính sách, chương trình hay kế hoạch về tiến độ thực hiện các mục
tiêu để ra và tiến độ sử dụng vốn đã được phân bổ Đánh giá kế hoạch là
việc nhận định một cách có hệ thống về một kế hoạch chiến lược đang được
thựuc hiện hoặc đã thực hiện xong Đánh giá nhằm xem xét tính thích hợ
của các mục tiêu đề ra, hiệu quả hoạt dộng, tính hữu hiệu, tác động và tính
bền vững Đánh giá cũng nhằm thẩm định việc hoàn thành mục tiêu Đánh
giá nhằm cung cấp thông tin quan trọng để làm cơ sở rút kinh nghiệm cho
xây dựng kế hoạhc giai đoạn tiếp sau Thông qua TDĐG, một mặt bảo đảm
được các nguồn lực được hạn chế được sử dụng tốt nhất, cũng như giảm
thiểu được ảnh hưởng tiêu cực và không lường trước được trong thực hiện
kế hoạch, thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu một cách có hiệu quả cao nhất
Mặt khác, TDĐG đóng vai trò gióng hồi chuông báo hiệu nếu hoàn cảnh
bên trong và bên ngoài của môi trường kinh tế thay dổi, khi các cơ hội quan
trọng bị bỏ lỡ, hoặc khi một dự án không được thực hiện một cách hiệu quả
Cuối cùng, TDĐG đóng vai trò là cơ sở cho điều chỉnh KHHĐ nhằm bảo
đảm cho kế hoạch PTKTĐPcó thể duy trì sự hữu ích trong thời gian dài
TDĐG sẽ dẫn đến việc đạt được kết quả từng bước và cải thiện được
KHCL, đưa địa phương tiến dần đến viễn cảnh mong đợi
II.2.3 Mối quan hệ giữa các bước trong quy trình lập kế hoạch
chiến lược
Trên đây là toàn bộ các bước trong quy trình lập KHCL áp dụng cho
các địa phương Thực hiện theo quy trình này sẽ bảo đảm cho bản KHCL
PTKTĐP có cơ sở khoa học và bảo đảm tính khả thi Các bước này có mối
quan hệ với nhau Những điểm nhấn về mối quan hệ giữa các bước này thể
hiện như sau:
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LẬP KHCL PTKT ĐỊA PHƯƠNG
Theo dõi là việc thu thập
có hệ thống các dữ liệu về những chỉ số nhất định
để cung cấp thông tin về tiến độ thực hiện các mục tiêu để ra và tiến độ sử dụng vốn đã được phân
bổ Đánh giá kế hoạch là việc nhận định một cách
có hệ thống về một kế hoạch chiến lược đang được thực hiện hoặc đã thực hiện xong.
Trang 38Phần I: Giới thiệu chung về lập KHCL PTKT địa phương
- Dựa trên phân tích tích tiềm năng (Bước 2), giải đáp được câu hỏi
chúng ta đang đứng ở đâu? chính là bước nền tảng cho việc xác định
viễn cảnh mà chúng ta muốn đi đến trong tương lai (Bước 3) Viễn
cảnh là bức tranh đẹp nhất của tương lai và đạt được trong điều kiện
thuận lợi nhất, dựa vào viễn cảnh, gắn với những điều kiện cụ thể
nguồn lực cũng như những yếu tố khác mà địa phương có được và gặp
phải, chúng ta sã xác định được đích cần phải đến trong quá trình vươn
tới viễn cảnh (đó là xác định mục tiêu - Bước 4)
- Phần quan trọng nhất trong bản KHCL chính là Bước 4 (xác định mục
tiêu) Mục tiêu đóng vai trò hướng dẫn việc thiết kế PACL, là cơ sở để
đánh giá những PACL, để làm cơ sở cho xây dựng KHCL (Bước 5)
Mục tiêu đóng vai trò sàng lọc các thứ tự ưu tiên để PTKT và là cơ sở
để đưa ra những KHHĐ quan trọng và quá trình thực hiện quản lý, xác
định phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện để tăng hiệu quả hoạt
động kinh tế cho các địa phương (Bước 6) Cuối cùng mục tiêu, chỉ số,
chỉ tiêu tạo khung TDĐG để hoàn thành được kế hoạch đặt ra trong
tương lai (Bước 7)
- Trong quá trình xây dựng kế hoạch, Các bước (4) (5) (6) luôn ràng
buộc lẫn nhau, nên luôn luôn phải đặt ra trong mỗi quan hệ phụ thuộc
vào nhau Mục tiêu (bước 4) là cơ sở cho các bước sau Trong điều
kiện nguồn lực xác định, các mục tiêu được cân đối trong các PACL
và KHHĐ có thể phải dẫn đến điều chính mục tiêu để bảo đảm tính
khả thi Thực hiện việc gắn kế hoạch vói nguồn lực thể hiện rõ nhất
trong quá trình gắn các bước 4, 5, 6 với nhau
- Kết quả TDĐG thực hiện kế hoạch cũng như đánh giá những đổi thay
của điều kiện môi trường tác động đến địa phương trong khung khổ
KHCL (bước 7) sẽ dẫn đến sự lặp lại của quy trình lập kế hoạch, cụ
thể là bắt đầu lại từ khâu điều chỉnh lại mục tiêu (bước 4) cũng như
điều chỉnh lại các bước tiếp sau
Lưu ý: Vận dụng quy trình
Quy trình các bước lập kế hoạch nói trên, trong quá trình tổ chức
thực hiện sẽ được lặp lại khi cần thiết Chúng ta phải xác định đây là
một quá trình liên tục và tiến hoá không ngừng Quy trình bao gồm
các bước này có thể được áp dụng cho một dự án, một kế hoạch tác
nghiệp hay một KHCL tổng thể PTKTĐP Tuỳ theo quy mô của đối
tượng lập kế hoạch mà các bước đi sẽ được cụ thể với quy mô và
mức độ khác nhau
Câu hỏi tự kiểm tra
Anh (chị) hãy thử vận dụng 7 bước lập kế hoạch chiến lược nêu trên vào
lập một kế hoạch công việc cho cá nhân, và cho biết nhận xét của mình về
Trang 39Chương II: Tổng quan về lập KHCL PTKTĐP
tác dụng của phương pháp này sau khi đã xây dựng xong kế hoạch đó.
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LẬP KHCL PTKT ĐỊA PHƯƠNG
Trang 40PHẦN II:
CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG