X.3.2.1. Khái niệm
Cây mục tiêu là việc xác định một tập hợp các mục tiêu cần đạt đến, rồi sắp xếp chúng theo thứ tự, bắt đầu từ cấp đưa ra được những kết quả cụ thể nhất và là điều kiện cần thiết để đạt được những mục tiêu cao hơn. Việc phân loại mục tiêu được thực hiện từ dưới lên, với cấp 1 là đầu ra (hay còn gọi là kết quả trực tiếp), cấp thấp nhất trong cây mục tiêu. Bước thấp thứ hai là mục tiêu trung gian và bước trên cùng là mục tiêu cuối cùng.
Lưu ý:
Ở dạng đơn giản nhất, Cây mục tiêu có cấu trúc giống hệt như Cây vấn đề, nhưng với các phát biểu mang tính chất tiêu cực trong Cây vấn đề đã được hoán chuyển thành các phát biểu mang tính chất tích cực.
X.3.2.2. Tác dụng
Ở dạng đơn giản nhất, Cây mục tiêu có cấu trúc giống hệt như Cây vấn đề, nhưng với các phát biểu mang tính chất tiêu cực trong Cây vấn đề đã được hoán chuyển thành các phát biểu mang tính chất tích cực.
Chương X: Các công cụ hỗ trợ quá trình lập KHCL PTKTĐP
Nếu Cây vấn đề cho biết mối quan hệ nhân – quả giữa các vấn đề thì Cây mục tiêu cho biết mối quan hệ phương tiện – mục đích giữa các mục tiêu. Việc xây dựng cây mục tiêu có tác dụng:
- Giúp nhà kế hoạch nhìn thấy rõ mối quan hệ giữa các cấp mục tiêu, mà mỗi cấp mục tiêu sẽ trở thành mục tiêu của các kế hoạch 5 năm hoặc hàng năm. Từ đó, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa kế hoạch 5 năm và hàng năm của địa phương.
- Thấy được mối liên hệ giữa kế hoạch của địa phương (ngành) mình với các địa phương (ngành) khác trong quá trình cùng hướng tới một mục tiêu chung làm cơ sở để tổ chức phối hợp hành động giữa các địa phương (ngành).
- Là đầu vào trực tiếp để xây dựng các cấp mục tiêu trong kế hoạch chiến lược.
X.3.2.3. Yêu cầu về cây mục tiêu
- Các mục tiêu phải có tính logic: Mục tiêu cấp dưới phải có tác dụng thực hiện được mục tiêu cấp trên
- Các mục tiêu phải có tính cụ thể hoá dần: Mục tiêu cấp càng thấp càng phải cụ thể hơn so với mục tiêu cấp trên.
- Các mục tiêu phải có tính độc lập tương đối: Các mục tiêu cùng cấp phải độc lập với nhau để tránh sự chồng chéo về nguồn lực
X.3.2.4. Cách thức tiến hành xây dựng cây mục tiêu
Cách đơn giản nhất để xây dựng cây mục tiêu là dựa vào cây vấn đề đã có, nhưng tất cả các phát biểu mang tính chất tiêu cực (để nêu vấn đề) được đổi lại thành các phát biểu mang tính chất tích cực (để nêu mục tiêu).
Bảng 10.3: Ví dụ chuyển từ vấn đề thành mục tiêu
Câu phát biểu trong cây vấn đề Câu phát biểu trong cây mục tiêu
Tình trạng đói nghèo còn phổ biến Giảm bớt tình trạng đói nghèo
Tỉ lệ thất học cao trong nhóm người lớn
Giảm tỉ lệ thất học ở người lớn
Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em còn cao
Cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em
Cây vấn đề thể hiện quan hệ nhân – quả, còn Cây mục tiêu thể hiện quan hệ phương tiện – mục đích.
Phần III: Các công cụ hỗ trợ lập KHCL PTKTĐP
Như vậy, sau khi chuyển đổi, cây mục tiêu sẽ có cấu trúc giống hệt như cây vấn đề (Hình 11.3), nhưng lúc này nó không phản ánh quan hệ nhân quả giữa các cấp nữa mà là quan hệ phương tiện – mục đích: thực hiện thành công các mục tiêu cấp dưới là phương tiện để đạt được cái đích là mục tiêu cấp trên. Sau khi chuyển các nội dung trong cây vấn đề sang cây mục tiêu, cần kiểm tra lại xem:
- Các nội dung về mục tiêu đã rõ ràng hay chưa?
- Mối liên hệ giữa các cấp mục tiêu có logic và hợp lý không? (Liệu đạt được một mục tiêu cấp dưới có góp phần đạt mục tiêu cấp trên hay không?)
- Có cần bổ sung hoặc chi tiết hoá thêm một mục tiêu nào không?
- Cấu trúc cây mục tiêu đã đơn giản chưa? Có cách nào đơn giản hoá hơn nữa mà vẫn không bị mất đi những mục tiêu quan trọng nhất hay không?
Hình 10.3: Mô hình cây mục tiêu
Lưu ý:
Không nhất thiết phải chuyển hoá toàn bộ cây vấn đề thành cây mục tiêu, mà qua thảo luận với các bên hữu quan, có thể chỉ tập trung vào những phần ưu tiên nhất của cây vấn đề và chuyển riêng phần đó thành cây mục tiêu mà thôi. Đồng thời, khi lựa chọn mục tiêu cần phải xem xét các yếu tố sau: … KQMĐ cấp 2 KQMĐ cấp 2 KQMĐ cấp 2 KQMĐ cấp 2 KQMĐ cấp 2
Kết quả mong đợi cấp
1 Kết quả mong đợi cấp 1 Kết quả mong đợi cấp 1
Mục tiêu gốc Mục tiêu nhánh cấp 1 Mục tiêu nhánh cấp 1 Mục tiêu nhánh cấp 1 MT nhánh c2 MT nhánh c2 MT nhánh c2 MT nhánh c2 MT nhánh c2 MT N cấp 3 MT N cấp 3 MT N cấp 3 MT N cấp 3 MT N cấp 3 MT N cấp 3 MT N cấp 3 MT N cấp 3 MT N cấp 3 MT N cấp 3 … …
Chương X: Các công cụ hỗ trợ quá trình lập KHCL PTKTĐP
- Dự báo xu hướng vận động của mục tiêu và các nhân tố ảnh hưởng trong tương lai.
- So sánh giữa mục tiêu dự định với mục tiêu đã đạt được để thiết lập các đầu ra tương ứng, đồng thời so sánh đầu ra tương ứng với đầu ra hiện tại để xác định các hoạt động trong tương lai.
- Xác định những nhiệm vụ cơ bản để thực hiện mục tiêu.
X.3.2.5. Sử dụng cây mục tiêu trong lập kế hoạch
- Kiểm tra lại cây vấn đề đã xây dựng từ bước trước, nhất là về mối quan hệ logic và mức độ quan trọng tương đối của các vấn đề (cấp vấn đề) đã nêu.
- Đổi từng nội dung đã ghi trong thẻ màu của cây vấn đề thành nội dung phản ánh mục tiêu, và ghi lại vào các thẻ màu khác.
- Sắp xếp các thẻ màu mới theo cấu trúc giống như cây vấn đề, kiểm tra lại quan hệ logic giữa các cấp mục tiêu.