Phương pháp xây dựng Cây vấn đề

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu đào tạo “lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương”.doc (Trang 147 - 150)

X.3.1.1. Khái niệm

Phân tích vấn đề nhằm xác định những vấn đề đang gây trở ngại cho quá trình đạt đến Tầm nhìn phát triển của địa phương và xác định mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Cây vấn đề là công cụ chính nhằm thực hiện mục đích đó.

X.3.1.2. Tác dụng

Mục đích của việc phân tích vấn đề là nhằm đảm bảo kế hoạch phát hiện và xử lý được các nguyên nhân sâu xa gây trở ngại cho quá trình phát triển của địa phương, chứ không chỉ nhằm giải quyết các hiện tượng bề ngoài.

X.3.1.3. Cách thức tiến hành

Để xây dựng cây vấn đề, cần đi theo các bước chính như sau: a. Phát hiện vấn đề chủ yếu cần giải quyết (vấn đề then chốt)

Để xác định được vấn đề then chốt, cần đặt ra và trả lời một số câu hỏi sau đây:

- Nêu các vấn đề mà cộng đồng quan tâm một cách rõ ràng và dễ hiểu. Một vấn đề được mô tả rõ ràng phải thoả mãn các yêu cầu: Đó là vấn đề gì? Có ảnh hưởng đến ai? Ảnh hưởng ở qui mô và mức độ như thế nào? Có hợp lý và khả thi để giải quyết trong giai đoạn hiện tại chưa?

- Xác định vấn đề cần ưu tiên giải quyết bằng cách trả lời những câu hỏi sau: (i) Vấn đề nào đang được nhiều người quan tâm nhất? Vì sao? (ii) Vấn đề nào có thể giải quyết được với sự tham gia của nhiều bên hữu quan nhất? Vì sao? (iii) Vấn đề nào cần được giải quyết trước nhất? Tại sao? (iv) Vấn đề nào nếu được giải quyết sẽ kéo theo giải quyết được nhiều vấn đề khác? Vì sao?

Sau khi đã xác định được vấn đề then chốt, viết vấn đề đó lên một tấm thẻ, rồi đặt vào trung tâm của một tờ giấy A0 để cả nhóm thảo luận đều có thể đọc được rõ ràng.

b. Xác định các quan hệ nhân quả

Phân tích vấn đề nhằm xác định những vấn đề đang gây trở ngại cho quá trình đạt đến Tầm nhìn phát triển của địa phương và xác định mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Cây vấn đề là công cụ chính nhằm thực hiện mục đích đó. Nó giúp kế hoạch xử lý được các vấn đề cốt lõi chứ không chỉ hiện tượng bề ngoài.

Xây dựng Cây vấn đề qua bốn bước: (1) phát hiện vấn đề then chốt; (2) xác định quan hệ nhân quả; (3) kiểm tra lại tính logic; (4) tập hợp thành Cây vấn đề; và (5) xử lý với các trở ngại khách quan.

Phần III: Các công cụ hỗ trợ lập KHCL PTKTĐP

- Phát cho các thành viên những tấm thẻ màu khác để họ viết ý kiến của mình về những vấn đề mà họ cho là nguyên nhân dẫn đến vấn đề then chốt đang thảo luận (trên một loại thẻ màu và xếp bên dưới vấn đề then chốt) hay là hậu quả do vấn đề then chốt gây ra (trên một thẻ màu khác và xếp bên trên vấn đề then chốt). Tiếp tục làm như vậy cho đến khi tất cả các nguyên nhân hoặc hậu quả của vấn đề then chốt đều đã được phát hiện và xếp vào đúng vị trí. Đó sẽ là các nguyên nhân (hoặc hậu quả) cấp I.

- Trong quá trình thảo luận, nếu những ý kiến nào trên thẻ chưa rõ ràng thì hỗ trợ viên có thể đề nghị viết rõ thêm hoặc tấm thẻ đó bị loại bỏ. Vấn đề nào được nêu rõ, nhưng quá chung chung và có tác động không chỉ đến vấn đề then chốt, mà đến tất cả các vấn đề phát triển nói chung thì cũng nên coi đó là những “trở ngại chung” và tạm thời loại khỏi cây vấn đề chính. Điều này sẽ giúp cây vấn đề chính có trọng tâm và có thể kiểm soát được. Nếu những vấn đề nào mang tính khách quan mà kế hoạch phát triển của địa phương không thể can thiệp được thì cũng coi đó là một “trở ngại khách quan” và không cần tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân gây ra nó nữa.

- Tiếp theo, hỗ trợ viên đặt câu hỏi: “Cái gì dẫn đến những nguyên nhân đã nêu?”6 để các thành viên trong nhóm tiếp tục trả lời và viết vào các thẻ mới. Sau đó, những thẻ nào thể hiện các nguyên nhân chính sẽ được chọn và đặt dưới những tấm thẻ “nguyên nhân cấp I”. Các thẻ mới sẽ trở thành “nguyên nhân cấp II”. Nếu có nhiều nguyên nhân cấp II cùng gây ra một vấn đề cấp I thì đặt các thẻ đó cạnh nhau bên dưới nguyên nhân cấp I. - Hỗ trợ viên tạm dừng qui trình lại để các thành viên trong nhóm xem xét

lại logic giữa các tấm thẻ. Sau đó, hỏi các thành viên xem còn nguyên nhân nào bị bỏ sót nữa không. Nếu không, lại tiếp tục nhắc lại qui trình đó cho đến khi đã tìm được các nguyên nhân sâu xa mà với điều kiện về nguồn lực và khả năng của địa phương có thể giải quyết được trong kỳ kế hoạch, hoặc đã tương đối chi tiết để có thể cụ thể hoá thành các chương trình hoặc dự án đầu tư. Khi đó, ta sẽ được một “bản thảo” Cây vấn đề. c. Kiểm tra lại tính logic

Tại mỗi bước xác định các nguyên nhân (hậu quả) các cấp, hỗ trợ viên nên đề nghị các thành viên trong nhóm thử đảo vị trí các tấm thẻ xem còn mối quan hệ nhân – quả nào khác có thể xảy ra. Sau khi các thẻ đã định vị theo một logic mà nhóm cho là tốt nhất, cần xem lại toàn bộ cấu trúc của Cây vấn đề để đảm bảo rằng mọi vấn đề nhân – quả chủ yếu đều đã được xác định

6 Mặc dù từ bước này Tài liệu chỉ đề cập đến việc xác định nguyên nhân của vấn đề cấp I, nhưng qui trình này hoàn toàn có thể lặp lại để tìm hiểu hậu quả tiếp theo của hậu quả cấp I.

Chương X: Các công cụ hỗ trợ quá trình lập KHCL PTKTĐP

và sắp xếp theo một logic hợp lý. Một cách kiểm tra khác là chọn ngẫu nhiên một tấm thẻ ở trên cùng rồi rà soát lại từ trên xuống theo câu hỏi: “Tại sao lại có vấn đề đó?” để xem cấu trúc nhân – quả đó đã thỏa đáng chưa.

d. Tập hợp các vấn đề thành cây vấn đề

Bước tiếp theo là hệ thống hoá lại các vấn đề then chốt, vấn đề nhánh và hậu quả các cấp thành một sơ đồ có dạng hình cây, còn gọi là Cây vấn đề (xem Hình 11.4) Theo chiều từ dưới lên trên, cây vấn đề cho biết mối quan hệ nhân quả giữa các cấp: cấp dưới là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả là cấp sát trên của nó. Theo chiều ngang, cây vấn đề thể hiện quan hệ giữa các yếu tố cùng tác động. Bằng cách sơ đồ hoá này, nhà kế hoạch có thể có cái nhìn tổng thể về vấn đề mà mình cần giải quyết, tác động của việc giải quyết vấn đề đã nêu trong ngắn và dài hạn.

e. Xử lý với các “trở ngại khách quan”

Đối với những nguyên nhân do trở ngại khách quan gây ra và nằm ngoài khả năng can thiệp của kế hoạch địa phương, cây vấn đề sẽ không tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân gây ra chúng. Những trở ngại khách quan này sẽ được coi như những yếu tố tác động bên ngoài cần chú ý theo dõi trong quá trình thực hiện kế hoạch.

X.3.1.4. Minh họa cách sử dụng cây vấn đề trong lập kế hoạch

- Xuất phát từ các vấn đề đã phát hiện ra trong phân tích SWOT, cho điểm theo thứ tự ưu tiên các vấn đề quan trọng cần giải quyết.

Hình 10.2: Sơ đồ cây vấn đề

Hậu quả cấp 2 Hậu quả cấp 2 2

Hậu quả cấp 2 2

Hậu quả cấp 2 Hậu quả cấp 2

Hậu quả cấp 1 Hậu quả cấp 1 Hậu quả cấp 1

Vấn đề then chốt Vấn đề nhánh cấp 1 Vấn đề nhánh cấp 1 Vấn đề nhánh cấp 1 VĐ nhánh cấp 2 VĐ nhánh cấp 2 VĐ nhánh cấp 2 VĐ nhánh cấp 2 VĐ nhánh cấp 2 VĐ N cấp 3 VĐ N cấp 3 3 VĐ N cấp 3 VĐ N cấp 3 3 VĐ N cấp 3 VĐ N cấp 3 VĐ N cấp 3 VĐ N cấp 3 VĐ N cấp 3 VĐ N cấp 3 3

Phần III: Các công cụ hỗ trợ lập KHCL PTKTĐP

Lưu ý: Cây vấn đề sau khi xây dựng xong không phải là bất biến. Ở các bước sau, nếu phát hiện thấy có sự bất hợp lý, vẫn có thể quay trở lại điều chỉnh cây vấn đề.

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu đào tạo “lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương”.doc (Trang 147 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w