MỤC LỤC
- Thứ ba, chuyển từ cơ chế kế hoạch hiện vật, mang tính chất khép kín trong từng ngành, từng địa phương sang cơ chế kế hoạch theo chương trình mục tiêu với sự kết hợp hài hoà giữa các ngành, các vùng, cả bên trong lẫn bên ngoài theo hướng tối ưu hoá và hiệu quả các hoạt động KTXH. Việc lồng ghép các biến xã hội trong các chỉ tiêu kinh tế, hoặc là một biến xã hội này lồng trong một chỉ tiêu xã hội khác có nhiều tác dụng sẽ cho phép thống nhất được các mục tiêu kinh tế và xã hội, bảo đảm sự ràng buộc lẫn nhau giữa các nội dung kinh tế và xã hội có liên quan, thực hiện thống nhất quá trình điều hành và quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân.
+ Bước 1: Trên tầm vĩ mô, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) xây dựng khung định hướng phát triển kinh tế của quốc gia, trong đó bao gồm: Tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành, tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngành, mục tiêu về phát triển các lĩnh vực xã hội và môi trường, xác định các cân đối lớn như: Vốn đầu tư, ngân sách, cân đối thanh toán quốc tế, cân đối xuất - nhập khẩu, cân đối vật tư, hàng hoá v.v. Một trong những thuận lợi cho việc địa phương chủ động tiến hành Bước 3 trước là hiện nay, quá trình đẩy mạnh phân cấp quản lý, đặc biệt là quản lý ngân sách theo tinh thần Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2002, đã cho phép địa phương nắm được về cơ bản nguồn lực phân bổ hàng năm từ NSNN (kể cả chi đầu tư và chi thường xuyên), và trần về nguồn lực từ NSNN này sẽ được ổn định từ 3-5 năm trong suốt thời kỳ ổn định ngân sách.
- Công tác kế hoạch hoá không chỉ dừng lại ở việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, mà cũn phải kiểm tra, theo dừi quỏ trỡnh thực hiện kế hoạch, từ đó đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện qui trình kế hoạch tiếp theo. - Chớnh phủ sử dụng cỏc cơ quan chức năng tiến hành theo dừi, kiểm tra thường xuyên tình hình thực hiện tiến độ kế hoạch, kịp thời điều chỉnh khi có những yếu tố mới xuất hiện, đồng thời xây dựng hệ thống theo dừi, đỏnh giỏ (TDĐG) hiệu quả và hiệu lực để đo lường mức độ đạt được đầu ra, kết quả và tác động của kế hoạch.
Những kinh nghiệm cho thấy những chuyển hướng tích cực trong quá trình đổi mới kế hoạch hoá là đáng ghi nhận. Qui trình chung o Là một qui trình từ trên xuống và không có hoặc có ít sự chủ động của chính quyền địa phương vào qui trình lập kế hoạch và các quyết định đầu tư có rất ít sự tham gia của người dân.
Xây dựng kế hoạch có tính đến việc đầu tư tích cực cho các dịch vụ cơ bản như phổ cập giáo dục tiểu học, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong và suy dinh dưỡng của trẻ em; nâng cao đời sống và bảo tồn văn hoá đồng bào dân tộc ít người sẽ góp phần quan trọng nâng cao khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực trong tương lai – một yếu tố quyết định sự phát triển bền vững ở mỗi địa phương. Anh (chị) hãy lấy từ bản kế hoạch mới nhất của địa phương và tự đánh giá xem, với 5 điểm khác biệt cơ bản đó thì bản kế hoạch của địa phương vẫn mang dáng dấp của kiểu kế hoạch nào nhiều hơn?.
- Quy trình xây dựng mang tính chất lặp lại cao, không mang tính thời vụ, theo sự biến động của điều kiện môi trường và khả năng khai thác nguồn lực. - Chủ động tạo dựng khả năng khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồnlực của mọi thành phần kinh tế, bên trong và bên ngoài địa phương.
Nhận thức được các lợi ích và các thách thức của việc lập KHCL PTKTĐP, một mặt tạo động lực tốt cho triển vọng áp dụng phương pháp này trên thực tế; mặt khác, giúp cho chính quyền các địa phương cũng như các cơ quan nhà nước có liên quan có những chuẩn bị tốt cho quá trình áp dụng phương pháp, để có thể đạt được một kết quả tốt nhất. Tư duy về phương pháp lập kế hoạch kiểu truyền thống còn nặng nề và khá phổ biến.
- Sự tham gia trong hoạch định phát triển sẽ tạo ra sự nhất trí cao, rộng rãi về KHCL đã xây dựng, bảo đảm sự yêu dân và ổn định xã hội, tạo khả năng khích lệ huy động, đóng góp tiềm lực của các cá nhân và cả cộng đồng trong thực hiện mục tiêu chiến lược. - Phần lớn cán bộ kế hoạch, hoặc không có chuyên môn kế hoạch theo yêu cầu nhà kế hoạch chuyên nghiệp, hoặc là được đào tạo từ thời kỳ kế hoạch tập trung không phù hợp với tư duy lập kế hoạch chiến lược, trở thành rào cản lớn cho quá trình triển khai thực hiện.
Lập kế hoạch chiến lược đòi hỏi phải có chiến lược trong việc lập kế hoạch và điều đó được bắt đầu từ khâu chủ động tổ chức lập kế hoạch.
Nội dung của phần này bao gồm: một là, tổ chức hệ thống quản lý, như các nhà tổ chức, các bộ phận làm chức năng điều phối, chỉ huy, điều độ; hai là, tổ chức hệ thống bị quản lý, tức là các cấp, các lĩnh vực tổ chức thực hiện mục tiêu; ba là, tổ chức hệ thống quản lý và cung cấp nguồn lực, phương thức quản lý và phân phối nguồn lực trong tiến độ thực hiện đã xác định trong KHHĐ; bốn là, thực hiện tổ chức phối hợp giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức, sử dụng các phương pháp, thể chế, chính sách, pháp luật v.v. Theo dừi là việc thu thập cú hệ thống cỏc dữ liệu về những chỉ số nhất định để cung cấp thông tin cho những nhà quản lý và các bên có liên quan của một chính sách, chương trình hay kế hoạch về tiến độ thực hiện các mục tiêu để ra và tiến độ sử dụng vốn đã được phân bổ.
Quy trình bao gồm các bước này có thể được áp dụng cho một dự án, một kế hoạch tác nghiệp hay một KHCL tổng thể PTKTĐP. Anh (chị) hãy thử vận dụng 7 bước lập kế hoạch chiến lược nêu trên vào lập một kế hoạch công việc cho cá nhân, và cho biết nhận xét của mình về tác dụng của phương pháp này sau khi đã xây dựng xong kế hoạch đó.
Việc sử dụng sự tham gia của các bên trong lập KHCL sẽ tập trung được sự quan tâm cuả nhiều bên, nhiều ý kiến với nội dung có thể trái ngược nhau, nhưng sau khi trao đổi thống nhất, sẽ tạo nên được một bản KHCL với sự thoả thuận đồng tâm nhất trí cao nhất, các mục tiêu đặt ra bảo đảm sự dung hoà ở mức độ hợp lý nhất lợi ích của những người hưởng lợi. Có sự tham gia của nhiều bên trong lập kế hoạch sẽ là một biện pháp hữu hiệu để đặt ra các câu hỏi, thảo luận vấn đề, đặt ra các ưu tiên, dự kiến trước được nhiều phát sinh có thể xảy ra trong quá trình phát triển của địa phương, một bản KHCL có sự lồng ghép toàn diện, có cơ sở thực hiện chăc chắn được ra đời, và điều đó sẽ là cơ sở quan trọng để biến các mục tiêu PTKTĐP trở thành hiện thực.
Sự tham gia của đại diện các bên, các tổ chức được thực hiện thông qua nhiều cuộc họp, thậm chí theo định kỳ tổ chức gắn với các bước trong quá trình lập kế hoạch, sự tham gia này mang tính cụ thể và đi vào chiều sâu, các bên tham gia được bày tỏ quan điểm ( trao đổi ý kiến), tư vấn nội dung, gắn với chức trách cụ thể và cú nhiệm vi rừ ràng. Nhóm nòng cốt có trách nhiệm: Điều hành việc lập kế hoạch; hỗ trợ quá trình thực hiện các bước lập kế hoạch; hỗ trợ thu thập số liệu, xác định tầm nhìn, mục tiêu, xây dựng phương án kế hoạch v.v..; báo cáo với các cơ quan chính quyền và các nhà lãnh đạo địa phương; Tổng hợp, phối hợp quá trình thực hiện các bước lập kế hoạch của các bên liên quan để tổng hợp kế hoạch chính thức.
Nội dung của bước này gồm: phân đoạn các bước triển khai thực hiện ứng với các nhiệm vụ cụ thể, tổng thời gian, thời gian tưng bước, thành phần tham gia, nguồn lực cần thiết thực hiện từng bước. Các sự kiện này thường là những điểm yếu của địa phương đang mắc phải hoặc đang muốn giải quyết, đó chính là bài toán đặt ra cho địa phương và cần phải có chiến lược để giải quyết.
(1) Phân tích tiềm năng của địa phương: bao gồm phân tích các nguồn lực của địa phương, trong đó có nguồn lực vật chất gắn liền với đất như tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khoáng sản, không gắn với đất như lao động, vốn, tài chính; các nguồn lực phi vật chất như khoa học công nghệ, trtình độ nguồn nhân lực, yếu tố xã hội, lịch sử v.v. (2) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội: bao gồm các đánh giá về kinh tế (tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, khả năng cạnh tranh, các nguồn vốn đầu tư xã hội, sự phát triển của thị trường, kết quả sản xuất kinh doanh, các mối liên kết kinh tế), xã hội (thu nhập, bảo đảm nhu cầu cơ bản cho con người, HDI, giới), môi trường.
Quy hoạch cũ chưa thực sự gắn kết với hướng quy hoạch nguồn nhân lực, chưa giải quyết được vấn đề công ăn việc làm cho dân cư trên địa bàn, chưa thực sự phát huy có hiệu quả có những tiềm năng riêng có cho phát triển KTXH. Trên cơ sở chuỗi số liệu có được, tiến hành phân tích, rút ra những qui luật phát triển các chỉ tiêu KTXH của địa phương bằng phương pháp thống kê thực nghiệm hay đơn giản là tính toán tốc độ tăng trưởng bình quân và trực tiếp đưa ra các phán đoán định tính dựa trên các số liệu đã có: tăng hay giảm; mức và tốc độ tăng, giảm diễn ra như thế nào, so với khả năng thực tế của địa phương là cao hay thấp.
Phương pháp so sánh chéo là việc đánh giá, phân tích thực trạng phát triển các lĩnh vực KTXH của địa phương dựa trên việc đưa ra các so sánh cùng một chỉ tiêu của địa phương với chỉ tiêu đó của các địa phương khác trong vùng và các trong cả nước. Dù cao hơn mức trung bình của cả nước là 7% trong cùng thời kỳ và 7.3% năm 2003, con số này vẫn thấp hơn mức trung bình của 6 tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ (Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Nam và Quảng Ngãi).
- Phạm vi, qui mô, địa điểm điều tra: Tùy theo ngân sách dành cho điều tra và yêu cầu chọn mẫu, chúng ta cần dự kiến được phạm vi điều tra phù hợp, có tính đến tính đại diện (số lượng các huyện, xã, thôn cần tiến hành điều tra), từ đó xác định số lượng mẫu điều tra (bao nhiều người, hộ, doanh nghiệp..) và địa điểm điều tra. √ Điều tra trực tiếp: Chủ yếu được thực hiện thông qua các biện pháp: (i) hẹn và trực tiếp gặp đối tượng để phỏng vấn sâu về các vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế địa phương; (ii) gặp, phỏng vấn trực tiếp đối tượng theo nội dung chuẩn bị trước hoặc (iii) phỏng vấn qua điện thoại theo các nội dung trong phiếu điều tra.
Mỗi địa phương có thể có những cách xác định nội dung Tầm nhìn của mình khác nhau, nhưng một Tầm nhìn tốt cần đảm bảo ít nhất các đặc điểm như sau (Xem Hộp 5.1).
Tầm nhìn quá viển vông hoặc xa vời, nếu hiện tại Thành phố còn đang chưa giải quyết xong những vấn đề nan giải của một thành phố kém phát triển. Anh (chị) hãy tìm cách hoán chuyển hoặc thay đổi những câu phát biểu sai về tầm nhìn như trên thành các câu phát biểu đúng, dựa trên hiểu biết của anh (chị) về các đặc điểm cần có của tầm nhìn.
Thành phố Hạ Long sẽ trở thành một đô thị phát triển hài hòa trong lòng di sản thế giới Vịnh Hạ Long có môi trường sống với cơ sở hạ tầng kĩ thuật và xã hội đạt tiêu chuẩn quốc tế, một đô thị sinh thái mang hình mẫu về những hình ảnh một đô thị văn hóa – di sản đặc sắc và đảm bảo chất lượng sống cao cho mọi người dân. Ở các bước sau, nếu thấy Tầm nhìn chưa thật phù hợp, có thể quay lại vấn đề hiệu chỉnh Tầm nhìn cho phù hợp, nhằm đảm bảo các mục tiêu kế hoạch, phương án chiến lược và kế hoạch hành động xây dựng ở các bước sau có khả năng đưa đến việc thực hiện Tầm nhìn trong thực tế.
Điều đó đòi hỏi một sự thay đổi cơ bản trong tư duy về lập kế hoạch, trong đó KHCL PTKTĐP sẽ phải nhấn mạnh hơn đến các mục tiêu phát triển về xã hội và môi trường (như giảm nghèo, tăng mức hưởng thụ các dịch vụ công cơ bản của dân cư, thúc đẩy dân chủ cơ sở, đảm bảo môi trường trong sạch..), còn các mục tiêu kinh tế (tăng trưởng GDP, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển doanh nghiệp..) chỉ đóng vai trò là các mục tiêu trung gian (kết quả), góp phần đạt đến mục tiêu cuối cùng nói trên. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là không phải lúc nào cũng dễ phản ánh được các mục tiêu thành các chỉ tiêu định lượng, bởi vì có thể hệ thống thống kê không có sẵn những dữ liệu như vậy (ví dụ như chỉ tiêu về số lượng việc làm tạo ra trong khu vực không chính thức hoặc tổng vốn đầu tư của khu vực tư nhân tại địa phương); hoặc bản chất của các mục tiêu đòi hỏi một cách tiếp cận mang tính định tính là chủ yếu và rất khó đo lường (ví dụ như những mục tiêu liên quan đến cải cách thể chế, nâng cao các giá trị tinh thần..).
Các hành động nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH của địa phương có thể bao gồm: xây dựng chính sách và cơ chế phát triển phù hợp, triển khai các dự án thí điểm, tổ chức tham quan khảo sát và học tập kinh nghiệm, cải thiện điều kiện sản xuất tại địa phương, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành lập các trung tâm đào tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hình thành các khu/cụm công nghiệp, nâng cấp các trung tâm đô thị (thị trấn, thị tứ), hình thành các tổ chức phát triển kinh tế địa phương, phát triển hệ thống tín dụng địa phương, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước, hỗ trợ khu vực kinh tế phi chính thức, phát triển du lịch bền vững, bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên,vv. Trên cơ sở các hành động chiến lược đã được đề xuất, người làm kế hoạch sẽ căn cứ vào thực lực của địa phương và khả năng liên kết kinh tế với các đối tác, các nhà tài trợ, qua đó hình thành tập hợp các phương án KHCL để tìm kiếm, phân bổ, sử dụng nguồn lực, tổ chức quá trình hoạt động nhằm đạt được các kết quả đạt được trong từng phân đoạn của KHCL.
Vì thế, để quá trình triển khai thực hiện kế hoạch không gặp phải những tiêu cực nêu trên, thì quá trình lập kế hoạch phải, một là, phải dự tính trước các yếu tố khách quan tác động đến tiến trình phát triển kinh tế địa phương; kế đó, bộ máy tổ chức quản lý, triển khai thực hiện kế hoạch phải được tổ chức tốt một cách chu đáo; và cuối cùng, những cán bộ, chuyên gia, các nhà chuyên môn tương ứng với yêu cầu của các bước thực hiện cần phải được dự kiến và phân công cụ thể. Để có hệ thống cơ cấu tổ chức hợp lý, quan điểm chung là nên sử dụng cơ cấu tổ chức hiện có ở các địa phương để có thể cải thiện hiệu quả trong công tác lập kế hoạch, quản lý, điều hành các khu vực khác nhau trong quá trình thực hiện kế hoạch; chỉ khi cần thiết mới xây dựng cơ cấu mới để giải quyết yêu cầu cụ thể về kỹ thuật và quản lý, những phần không có hoặc rất yếu trong cơ cấu cũ.
Theo dừi dựa vào kết quả khụng chỉ dừng lại ở việc theo dừi tuõn thủ qui trình, mà đi xa hơn khi tập trung nghiên cứu sự đóng góp của rất nhiều các yếu tố để đạt được một kết quả mục tiêu nhất định, các yếu tố này bao gồm cỏc đầu ra, mối quan hệ hợp tỏc, quy trỡnh chớnh sỏch, v.v… và theo dừi xem các hoạt động được tiến hành có đem lại những kết quả/tác động mong muốn hay không. TDĐG có sự tham gia là việc ghi nhận một cách có hệ thống và phân tích theo định kỳ những thông tin về tình hình thực tế (được lựa chọn và ghi chép bởi những người bên trong với sự giúp đỡ của những người dân từ bên ngoài) qua đó tạo cơ hội cho cả những người bên trong và người bên ngoài nhìn nhận và suy nghĩ về những kết quả quá khứ nhằm học hỏi và phục vụ cho việc ra quyết định trong tương lai.
Mức độ ưu tiên đối với từng vấn đề sẽ phản ánh qua số lần được lựa chọn trong bảng, xuất hiện càng nhiều thì càng được ưu tiên cao. Kết quả xếp hạng sau khi so sánh cặp đôi cho thấy ưu tiên số 1 của xã X (có số điểm cao nhất) là vấn đề nước tưới cho cây trồng.
Tuy nhiên, nếu nhà kế hoạch thấy rằng thang điểm 3 chưa đủ phản ánh hết mức độ đánh giá của người dân thì có thể sử dụng các thang điểm lớn hơn như thang điểm 5, 10 hoặc 20, nhưng cần thống nhất từ đầu với nguyên tắc: nếu tiêu chí nào được đánh giá càng cao thì cho điểm càng nhiều. Ví dụ, nếu nhà kế hoạch thấy rằng tạo việc làm có ý nghĩa quan trọng gấp đôi so với việc sử dụng nguồn lực tại chỗ của địa phương thì có thể qui định cho điểm tiêu chí “tạo việc làm”.
- Thấy được mối liên hệ giữa kế hoạch của địa phương (ngành) mình với các địa phương (ngành) khác trong quá trình cùng hướng tới một mục tiêu chung làm cơ sở để tổ chức phối hợp hành động giữa các địa phương (ngành). Cách đơn giản nhất để xây dựng cây mục tiêu là dựa vào cây vấn đề đã có, nhưng tất cả các phát biểu mang tính chất tiêu cực (để nêu vấn đề) được đổi lại thành các phát biểu mang tính chất tích cực (để nêu mục tiêu).
• Liệu hành động này có những tác động không mong muốn hoặc tạo ra sự bất công hay không (hãy tính đến những người thiệt thòi, người nghèo, thanh niên, trẻ em, các doanh nghiệp địa phương, môi trường)?. • Tác động có thể đến lĩnh vực tài chính của địa phương, kể cả thu nhập và chi phí dài hạn, là gì?.
• Cần có những dịch vụ công nào và chi trả cho các dịch vụ đó bằng cách nào?.
Khi các trọng số giá trị đã được xác định chúng cần được kết hợp theo phương thức toán học với những dữ liệu kỹ thuật được thể hiện qua các chỉ số. Các thang điểm này rất hữu ích khi có một loạt các tác động do có những dữ liệu không chắc chắn hoặc không có sẵn.
Mối năm có 500 việc làm mới, hầu hết các việc làm mới có thể được coi là tốt. Mối năm có 900 việc làm mới, hầu hết các việc làm mới có thể được coi là tốt.