5. Kết cấu đ ti
3.3.2. Hướng hon thiện
Một là, để đảm bảo cho việc thu hồi đất được tiến hành thuận lợi thì trước tiên
cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một trình tự do luật quy định thống nhất chứ không phải được quy định rải rác trong các nghị định, thông tư. Điều này đã được Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn ghi nhận cụ thể hứa hẹn sẽ mang lại những hiệu quả tích cực trong thời gian sắp tới cụ thể như sau:
- Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thu hồi đất giúp các địa phương triển khai thực hiện dễ dàng và thống nhất. Cụ thể cho quy định này Điều 69 Luật đất đai năm 2013 đã quy định rõ về trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Với việc ghi nhận trình tự, thủ tục thu hồi đất trong luật sẽ tạo nên một trật tự thi hành thống nhất giữa các địa phương với nhau, hạn chế được những sai phạm xảy ra trong quá trình này đồng thời hạn chế được những khiếu nại, khiếu kiện của người dân trong quá trình thu hồi đất.
- Thời gian chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được quy định rõ tại Điều 93 Luật đất đai năm 2013 là là trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có
GVHD: TS. Phan Trung Hi n 56 SVTH: ặng Thị Bích Phượng
trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi. Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả. Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước. Bên cạnh đó Điều 32 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP cũng quy định rõ trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm hạn chế tình trạnh đùng đẩy trách nhiệm với lý do chưa có kinh phí để bồi thường giữa các cơ quan với nhau. Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đúng tiến độ sẽ giúp việc thu hồi đất được thực hiện đúng tiến độ và nhanh chóng đồng thời hạn chế được những khiếu nại, khiếu kiện của người dân.
- Quyền lợi của người dân cũng dần được đảm bảo, đồng thời vai trò phối hợp của người dân cũng được đề cao trong việc thu hồi hồi đất thông qua việc Luật đất đai năm 2013 quy định thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Bên cạnh đó, người sử dụng đất còn có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Với quy định này việc đo đạc, kiểm đếm sẽ được tiến hành có cơ sở và vai trò phối hợp của người dân cũng được đề cao trong quá trình thực hiện.
- Việc tổ chức đối thoại đối với những trường hợp còn ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ đảm bảo quyền lợi và tính công bằng cho người dân đồng thời tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Bên cạnh đó quyền lợi của người dân còn được đảm bảo thông qua việc quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi thể hiện tính công khai, minh bạch. Không dừng lại ở đó quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn được gửi đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền
GVHD: TS. Phan Trung Hi n 57 SVTH: ặng Thị Bích Phượng
bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Để hạn chế được những hành vi vi phạm pháp luật về đai đai, Luật đất đai năm 2013 cũng đặt ra những quy định xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai và xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai cụ thể tại Điều 206 và Điều 207 Luật đất đai năm 2013.
Hai là, bên cạnh những giải pháp mà Luật đất đai năm 2013 đã đề ra thì cần
phải có sự kết hợp với một số giải pháp khác để trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được hoàn thiện hơn, cụ thể như sau:
- Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật cho người dân. Có thể thấy, việc
người dân do không nắm rõ những quy định của pháp luật thường gây ra những gây khó khăn, cản trở cho việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; làm chậm tiến độ thực hiện của các dự án đồng thời còn có những hành vi tiêu cực như chống đối lại đội ngũ làm công tác này dẫn đến quyền lợi của họ không được đảm bảo…Vì thế, việc tuyên truyền pháp luật để người dân biết và hiểu rõ những quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là việc làm hết sức cần thiết và hữu ích khi tiến hành thu hồi đất. Chỉ có như thế người dân mới hiểu rõ được quy trình thu hồi đất là như thế nào, đảm bảo được quyền lợi của mình, tránh tình trạng như trước đây người dân luôn ở thế bị động, bị đặt vào tình thế mọi chuyện đã rồi. Bên cạnh đó cần giải thích rõ cho người dân biết về quy hoạch một cách thật tường tận không sơ sài như chỉ công khai bản vẽ quy hoạch, tăng cường phổ biến pháp luật về khiếu nại, khiếu kiện và hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về trình tự khiếu nại, khiếu kiện cho người dân biết.
- Phát huy sức mạnh của các tổ chức chính trị xã hội, cơ quan đoàn thể tại địa
phương nơi có đất thu hồi thông qua các hoạt động như: cử các cán bộ đến từng hộ
dân để tuyên truyền cho người dân biết rõ về quy hoạch đồng thời ghi nhận tâm tư, nguyện vọng của người dân và truyền đạt những tâm tư nguyện vọng đó đến những cơ quan thực hiện việc giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để có được phương án bồi thường phù hợp, đạt được sự đồng thuận cao trong nhân dân nhằm phát huy quy chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
- Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức. Thực tiễn đã cho
thấy trong thời gian qua số lượng đơn khiếu nại, khiếu kiện tăng cao một phần là do cơ quan có thẩm quyền thực hiện không đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dẫn đến những khiếu nại, khiếu kiện của người dân mà nguyên nhân chính yếu là do sự hạn chế về năng lực, trình độ của những người làm công tác này. Vì
GVHD: TS. Phan Trung Hi n 58 SVTH: ặng Thị Bích Phượng
thế, việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức thực sự rất cần thiết và là việc làm thiết thực thông qua các hoạt động như: tổ chức các buổi học, các buổi tập huấn cho các cán bộ công chức nắm rõ những quy định của pháp luật về trình tự, thủ thục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi Luật đất đai năm 2013 đã bắt đầu có hiệu lực thi hành, việc chuyển từ những quy định cũ sang quy định mới rất cần những cán bộ, công chức này nắm rõ và triển khai vào thực tế tránh những sai phạm tiếp theo xảy ra trong quá trình này.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện trình tự, thủ tục
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Việc kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện những sai phạm cũng như thiếu sót của cá nhân, cơ quan, tổ chức xảy ra trong quá trình thực hiện trình tự, thủ tục thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đồng thời thể hiện sự phối hợp giữa các cơ quan với nhau góp phần hoàn thiện và phát huy những quy định của pháp luật hiệu quả hơn.
- Cần bổ sung các quy định về cách giải quyết đối với các trường hợp người
dân không đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Mặc dù Luật đất đai
năm 2013 có quy định việc tổ chức lấy ý kiến người dân về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đối với trường hợp còn ý kiến không đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại. Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định rõ cách giải quyết đối với trường hợp nếu đa số hộ dân không tán thành với phương án, điều này dẫn đến việc lấy kiến người dân chỉ mang tính hình thức và tham khảo chứ không làm thay đổi nội dung phương án đã được đưa ra.
GVHD: TS. Phan Trung Hi n 59 SVTH: ặng Thị Bích Phượng
KẾT LUẬN
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt vì thế thu hồi đất là vấn đề lớn, phức tạp và nhạy cảm nhưng các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thường xuyên thay đổi dẫn đến sự không thống nhất giữa các địa phương trong quá trình thực hiện trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tạo nên những khó khăn và vướng mắc trong thời gian qua. Vì thế, để giải quyết vấn đề đó Luật đất đai năm 2013 đã ghi nhận trình tự, thủ tục thu hồi đất trong luật tạo nên cơ sở pháp lý cao hơn cho quá trình thực hiện trình tự này. Luận văn là kết quả nghiên cứu những quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực tế triển khai trong thời gian qua. Trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là nội dung cốt lỗi mà người viết tập trung nghiên cứu khi thực hiện đề tài này. Hiện nay trong bối cảnh của quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cải cách thủ tục hành chính ở nước ta hiện nay cũng như thực tiễn áp dụng những quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc thì sự ra đời của Luật đất đai năm 2013 với những quy định mới về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là tất yếu và khách quan phù hợp với tình hình thực tế. Đất nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì thế ngày càng có nhiều công trình, khu công nghiệp, khu đô thị mới, khu du lịch mọc lên, nhu cầu sử dụng đất ngày càng nhiều khiến quá trình thu hồi diễn ra càng phức tạp. Với sự ra đời của Luật đất đai năm 2013 và những văn bản hướng dẫn thi hành về trình tự, thủ tục thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hứa hẹn sẽ tạo ra một trang mới trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 sẽ thắt chặt quy trình thu hồi đất, bồi thường và cưỡng chế thu hồi đất. Về cơ bản quy trình này công khai hơn, giúp người dân có thể tham gia sớm và tích cực hơn trong quá trình thu hồi đất. Tuy nhiên, để hạn chế những khó khăn như giai đoạn thi hành Luật đất đai năm 2003 và góp phần đưa Luật đất đai năm 2013 vào thực thế thi hành có hiệu quả hơn thì cần có sự kết hợp những giải pháp sau:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật cho người dân.
Hai là, phát huy sức mạnh của các tổ chức chính trị xã hội, cơ quan đoàn thể tại địa phương nơi có đất thu hồi.
GVHD: TS. Phan Trung Hi n 60 SVTH: ặng Thị Bích Phượng
Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Năm là, cần bổ sung các quy định về cách giải quyết đối với các trường hợp người dân không đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Thông qua đề tài này người viết hy vọng đóng góp một số giải pháp để Luật đất đai năm 2013 được thực hiện có hiệu quả hơn, đồng thời trình tự, thủ thục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được hoàn thiện. Mặc dù đã cố gắng nhưng bản thân sinh viên trong khuôn khổ Luận văn tốt nghiệp này chưa thể tìm hiểu cặn kẽ, khai thác hết được những khó khăn về trình tự, thủ tục được quy định trong Luật đất đai năm 2013 vì đây là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình triển khai những quy định này vào thực tế. Người viết sẽ cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn nữa khi có điều kiện.
GVHD: TS. Phan Trung Hi n 61 SVTH: ặng Thị Bích Phượng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 (hết hiệu lực);
2. Hiến pháp năm 2013;
3. Luật đất đai năm 1987 (hết hiệu lực);
4. Luật đất đai năm 1993 sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2001 (hết hiệu lực);
5. Luật đất đai năm 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2008, 2009, 2010 (hết hiệu lực);
6. Luật đất đai năm 2013;
7. Nghị định của Chính phủ số 90/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 ban hành quy
định về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng (hết hiệu lực);
8. Nghị định của Chính phủ số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của
Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công công (hết hiệu lực);
9. Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11 tháng 2 năm 2000 về thi hành Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai (hết hiệu lực);