Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế

Một phần của tài liệu trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (Trang 48)

5. Kết cấu đ ti

2.3.7.4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế

- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là trưởng ban;

- Các thành viên gồm đại diện các cơ quan tài chính, tài nguyên và môi trường, thanh tra, tư pháp, xây dựng cấp huyện; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất và một số thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

Ngoài ra, lực lượng Công an căn cứ vào phương án cưỡng chế thu hồi đất để xây dựng kế hoạch bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Có thể thấy, trước đây việc cưỡng chế thu hồi đất tại các địa phương được thực hiện dựa vào các quy định về cưỡng chế xử phạt hành chính để áp dụng cho các trường hợp này, tuy nhiên việc áp dụng này là không phù hợp và không có cơ sở pháp lý. Vì thế, để khắc phục được những hạn chế trên Luật đất đai năm 2013 đã quy định cụ thể về thành phần Ban thực hiện cưỡng chế điều này góp phần cho việc cưỡng chế được thực hiện có cơ sở và đúng pháp luật.

2.3.7.4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất cưỡng chế thu hồi đất

Căn cứ vào Khoản 5 Điều 71 Luật đất đai năm 2013 thì trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất được quy định như sau:

Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật về khiếu nại; thực hiện phương án tái định cư trước khi thực hiện cưỡng chế; bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc cưỡng chế; bố trí kinh phí cưỡng chế thu hồi đất;

Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm chủ trì lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện cưỡng chế theo phương án đã được phê duyệt; bàn giao đất cho tổ

GVHD: TS. Phan Trung Hi n 43 SVTH: ặng Thị Bích Phượng

chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; Trường hợp trên đất thu hồi có tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải bảo quản tài sản; chi phí bảo quản tài sản đó do chủ sở hữu chịu trách nhiệm thanh toán;

Lực lượng Công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất;

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất; tham gia thực hiện cưỡng chế; phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất;

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Ban thực hiện cưỡng chế thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất khi Ban thực hiện cưỡng chế có yêu cầu.

Việc quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất là một điểm mới so với trước đây. Điều này làm cho quá trình thu hồi đất được tiến hành minh bạch và khách quan hơn, bảo đảm trật tự, an toàn và đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng lạm dụng quyền lực gây khó khăn cho người dân. Hơn nữa, trong trường hợp việc cưỡng chế có dấu hiệu trái pháp luật thì đây cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm giữa các chủ thể với nhau.

2.3.8. Quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng. Căn cứ vào quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 68 Luật đất đai năm 2013 thì đất đã thu hồi theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật đất đai năm 2013 được giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý. So với

trước đây40 thì Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành lại không

quy định rõ thời gian bàn giao đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng điều này gây khó khăn cho các các cơ quan trong quá trình thu hồi đất và quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng, đồng thời khiến người dân bị động trước việc bàn giao đất.

40 Khoản 4 Điều 31 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ( Nghị định này đã hết hiệu lực).

GVHD: TS. Phan Trung Hi n 44 SVTH: ặng Thị Bích Phượng 2.4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các cơ quan, đơn vị ở Trung ương v Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Để đảm bảo cho việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện đúng pháp luật thì pháp luật còn quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Theo đó, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định tại Điều 33 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP như sau:

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, đơn vị công lập thuộc Trung ương quản lý có dự án đầu tư phải thu hồi đất có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình tổ chức thực hiện; bảo đảm kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo Nghị định số 47/2014/NĐ-CP;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo Nghị định số 47/2014/NĐ-CP. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình và kết quả thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại địa phương;

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP và giải quyết các vướng mắc phát sinh theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Có thể thấy, quy định này đã ghi nhận trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc chỉ đạo, tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng như trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, đơn vị công lập thuộc Trung ương quản lý phải phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình tổ chức thực hiện; bảo đảm kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đây là quy định thể hiện trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với người có đất bị thu hồi, đồng thời thể hiện sự phối hợp giữa các cơ quan với nhau trong quá trình thu hồi đất.

Tóm lại, những nội dung trên đã tóm lược những vấn đề quan trọng xoay quanh trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất được quy định trong Luật đất đai năm 2013. Có thể thấy, trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại Điều 69 Luật đất đai năm 2013 đã kế thừa

GVHD: TS. Phan Trung Hi n 45 SVTH: ặng Thị Bích Phượng

và hoàn chỉnh những quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP. Với sự ra đời của Luật đất đai năm 2013 và những văn bản hướng dẫn thi hành về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian sắp tới hứa hẹn sẽ tạo ra một trang mới trong lịch sử thu hồi đất ở nước ta đồng thời khắc phục được những khó khăn trong giai đoạn trước đây.

GVHD: TS. Phan Trung Hi n 46 SVTH: ặng Thị Bích Phượng

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THU HỒI ĐẤT, BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƢ

VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN



Hiện tại do Luật đất đai năm 2013 vừa mới được ban hành và có hiệu lực vào ngày 01/7/2014 nên các cơ quan đang trong thời gian xây dựng và chuẩn bị kế hoạch thu hồi đất triển khai theo trình tự, thủ tục thu hồi đất quy định tại Luật đất đai năm 2013 nên vẫn chưa có số liệu thống kê rõ về tình hình thu hồi đất khi triển khai theo Luật đất đai năm 2013. Vì thế, ở chương này người viết chỉ đề cập đến tình hình thực hiện trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; nguyên nhân và những khó khăn, vướng mắc ở gian đoạn khi triển khai theo Luật đất đai năm 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2008, 2009, 2010. Đồng thời nêu lên những quy định của Luật đất đai năm 2013 đề ra đã khắc phục được một số khó khăn trước đây, bên cạnh đó người viết còn đề ra những giải pháp góp phần triển khai những quy định của Luật đất đai năm 2013 được hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (Trang 48)