Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Một phần của tài liệu trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (Trang 38)

5. Kết cấu đ ti

2.3.4. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Một trong những nội dung được coi là rất quan trọng, được đánh giá là vấn đề nhạy cảm trong quá trình thu hồi đất đó là xác định giá đất để tính tiền bồi thường và

việc hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi. “Qua quá trình kiểm tra, nhiều

tỉnh có hơn 300-500 ý kiến khiếu kiện của dân, trong đó có 80% khiếu kiện tập trung ở việc bồi thường hỗ trợ tái định cư chưa thỏa đáng, nhiều nơi áp giá đền bù quá thấp… Có nhiều trường hợp không công bằng như: trong cùng một dự án, trong cùng một vị trí, địa điểm, diện tích đất như nhau nhưng hai trường hợp lại được đền bù, giải tỏa

32 Theo Khoản 2 Điều 86 Luật đất đai năm 2013.

33 Theo Khoản 3 và Khoản 4 Điều 86 Luật đất đai năm 2013.

34

Điều 27 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

GVHD: TS. Phan Trung Hi n 33 SVTH: ặng Thị Bích Phượng

khác nhau”35. Vì thế, việc lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được xem là rất quan trọng nhằm đưa ra phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợp và đảm bảo quyền lợi cho người có đất bị thu hồi. Theo đó, việc lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật đất đai năm 2013 như sau:

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất bị thu hồi.

Việc tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi. Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp của người dân trong khu vực có đất thu hồi ít nhất là hai mươi (20) ngày, kể từ ngày niêm yết.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;

Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

Căn cứ vào quy định tại Điều 13 Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT thì Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường là hai cơ quan có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

Đối với các trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng mà không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 17 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP thì nội dung phương án bồi

35 GS.TSKH Đặng Hùng Võ, Báo Người lao động, Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là điểm nóng nhất hiện nay,

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/boi-thuong--ho-tro-tai-dinh-cu-la-diem-nong-nhat-hien-nay-125020.htm, [truy cập ngày 5/9/2014].

GVHD: TS. Phan Trung Hi n 34 SVTH: ặng Thị Bích Phượng

thường, hỗ trợ, tái định cư gồm những nội dung được quy định tại Điều 28 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP bao gồm những nội dung sau:

“a) Họ và tên, địa chỉ của người có đất thu hồi;

b) Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất thu hồi; số lượng, khối lượng, giá trị hiện có của tài sản gắn liền với đất bị thiệt hại;

c) Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hương trợ cấp xã hội;

d) Số tiền bồi thường, hỗ trợ;

e) Chi phí lập và tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng; f) Việc bố trí tái định cư;

g) Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư;

h)Việc di dời mồ mã.”

So với quy định trước đây tại Điều 30 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP (Nghị định này đã bị thay thế bởi Nghị định số 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai) thì việc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một điểm mới trong Luật đất đai năm 2013. Với quy định này các cơ quan có thẩm quyền và người dân có thể tiếp xúc trực tiếp để đối thoại với nhau và cơ quan có thẩm quyền cũng có thể giải thích rõ hơn về nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với những đối tượng không đồng ý với phương án. Đồng thời thuyết phục họ đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, hạn chế được tình trạng phương án không được người dân đồng thuận thông qua nhưng lại được gửi đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm định và phê duyệt.

Một phần của tài liệu trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (Trang 38)