1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiếp tục lồng ghép lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (cprgs) vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.doc

14 1,1K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 192 KB

Nội dung

Tiếp tục lồng ghép lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (cprgs) vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Trang 1

GIẢM NGHÈO (CPRGS) VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

PGS TS Ngô Thắng Lợi

Đại học Kinh tế Quốc dân

Giảm đói nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản được Nhà nước ViệtNam đặc biệt quan tâm, trong thời gian qua người nghèo ở Việt Nam đã có nhiều điều kiệnđể tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống, tạo việc làm, tiếp cận với các dịch vụ xã hộinhư giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đóigiảm nghèo, do Chính phủ Việt nam phê duyệt ngày 21 tháng 5 năm 2002, đã được chỉ đạođưa vào trong các kế hoạch hàng năm và đặc biệt là trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 ởcâp quốc gia và cáccấp địa phương Tuy vậy,để thực hiện thắng lợi Chiến lược này,chúng ta cần phải thực hiện lồng ghép tiếp tục các nội dung của nó trong các kế hoạchhàng năm và các chương trình dự án có liên quan trong thời kỳ kế hoạch 2006-2010 Bàiviết này muốn hệ thống hóa lại những nội dung chủ yếu của chiến lược và trả lời các câuhỏi: tại sao lại phải tiếp tục lồng ghép trong các kế hoạch hàng năm? những vần đề cầntiếp tục hoàn thiện trong các bản kế hoạch năm để thực hiện mục tiêu lồng ghép? tổ chứcphối hợp các bộ phận với nhau như thế nào để thực hiện tốt quá trình lồng ghép

1 Quan điểm "lồng ghép" trong đổi mới kế hoạch ở Việt nam hiện nay

Quan điểm "Lồng ghép" trong soạn lập kế hoạch đã trở thành khá phổbiến và gắn liền với quá trình đổi mới kế hoạch hóa ở nước ta trong thời gianqua, trên thực tế, chúng ta đã có những hoạt động cụ thể triển khai thực hiệnquan điểm này, đó là: dự án " Lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hóa pháttriển ở Việt Nam" ( Dự án VIE/97/P15); "Sổ tay xây dựng kế hoạch phát triểnbền vững ngành và địa phương" ( dự án VIE/01/021) nhằm đưa quan điểm vàyêu cầu phát triển bền vững vào lập kế hoạch của các ngành và các địaphương phương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của Bộ,ngành, địa phương mình; Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã đưa ra hướng dẫn cụ thểnhững yêu cầu lồng ghép chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảmnghèo trong quá trình xây fựng kế hoạch 2006-2010, đồng thời phối hợp vớiTổ công tác liên ngành Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói giảmnghèo đã hỗ trợ các địa phương về nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch phát

Trang 2

triển kinh tế - xã hội ở địa phương có tính đến yếu tố tăng trưởng và giảmnghèo, v.v

Lồng ghép một yếu tổ nào đó trong kế hoạch có nghĩa là đưa yếu tố đóvào với tư cách là hạt nhân, là mục tiêu cuối cùng của kế hoạch, hướng toànbộ nội dung của kế hoạch theo quỹ đạo của yếu tố này trong quá trình xácđịnh mục tiêu cuối cùng, mục tiêu trung gian, chỉ tiêu kết quả, các yếu tố đầuvào, chương trình hành động và giải pháp tổ chức triển khai thực hiện Lồngghép biến dân số trong kế hoạch phát triển tức là phải xem yếu tố dân số( quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số ) là đối tượng chính, để từ đó đặt ranhững yêu cầu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt gắnvới kế hoạch về nâng cao múc sống dân cư, kế hoạch giáo dục, kế hoạch y tếvà chăm sóc sức khỏe, kế hoạch môi trường Lồng ghép quan điểm phát triểnbền vững trong lập kế hoạch tức là phải coi ba yếu tố kinh tế - xã hội và môitrường là nội dung chủ đạo trong thiết kế các chỉ tiêu phát triển ngành, địaphương Lồng ghép CPRGS vào kế hoạch đòi hỏi gẵn kết hai yếu tố tăngtrưởng và giảm nghèo vào nhau và coi đó là cơ sở của kế họach và đánh giákết quả thực hiện

Lập luận cho quan điểm lồng ghép trong soạn lập kế hoạch thường xuấtphát từ những luận cứ sau đây:

Một là, thực hiện quan điểm lồng ghép trong xây dựng kế hoạch chính làcách thực thực hiện sự chuyển đổi công tác kế hoạch hóa từ trạng thái mệnhlệnh, nặng nề, trải theo diện rộng, ôm đồm với nhiều chỉ tiêu rời rạc, riêngbiệt, mang tính tác nghiệp, hiện vật sang một trang thái năng động hơn, có chủđề rõ ràng hơn và mang mầu sắc chiến lược phù hợp với điều kiện của kinh tếthị trường Lập kế hoạch theo quan điểm lồng ghép sẽ hướng nguồn lực tậptrung vào những vấn đề bức xúc, đột phá và là cơ sở để tổ chức triển kháithực hiện kế hoạch dưới dạng các chương trình, dự án mang tính hiệu quảcao.

Hai là, nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi chúng ta phải quan tâmnhiều hơn đến mục tiêu cuối cùng của xã hội trong đó con người là yếu tốtrung tâm Vấn đề cuối cùng mà một nền kinh tế muốn phấn đấu không phảilà tăng trưởng kinh tế, không phải là vấn đề chuyển dịch cơ cấu nền kinh tếhay là phát triển ngoại thương v.v mà nó phải là đem lại những gì cho conngười và duy trì, phát triển nó trong dài hạn như thế nào? lồng ghép, mà thông

Trang 3

thường là lồng ghép những biến xã hội vào trong các kế hoạch kinh tế chínhlà hướng hoạt động kinh tế của đất nước, của địa phương, của ngành vào quỹđạo phục vụ con người, vì con người, hướng các hoạt động kinh tế vào quỹđạo của quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội chưa không phải là hiệu quả tàichính hay kinh tế đơn thuần.

Ba là, thực hiện lồng ghép các biến, các yêu cầu về xã hội , môi trườngtrong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho phép chúng ta có thể giảm bớtđược số lượng các chỉ tiêu định lượng trong kế hoạch, phù hợp với đặc điểmcủa nền kinh tế thị trường, nhưng lại không làm giảm tính chất định lượngvốn là bản chất của kế hoạch do hướng vào việc thiết kế các chỉ tiêu mangtính lồng ghép phản ánh nhiều nội dung hơn trong một chỉ tiêu Các chỉ tiêulồng ghép sẽ là cơ sở để các nhà kế hoạch và quản lý đưa ra được những giảipháp đồng bộ hơn, toàn diện hơn, các giải pháp này có cơ sở để ràng buộc lẫnnhau và thực hiện được các giải pháp này là cơ hội để chuyển nền kinh tế theohướng chủ đề trong tâm một các có hiệu quả nhất

2 Triển khai lồng nghép CPRGS trong quá trình soạn lập kế hoạch

2.1 Mục tiêu của CPRGS

Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo đặt ra các mục

tiêu cơ bản sau:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đi đôi với thực hiện tiếnbộ, công bằng xã hội nhằm nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống củamọi tầng lớp dân cư Phát triển nhanh ở các vùng động lực, tạo điều kiện đểcó tăng trưởng cao về kinh tế, đồng thời tập trung phát triển nông nghiệp,nông thôn, bảo đảm an ninh về lương thực, tạo công ăn, việc làm, tăng thunhập cho dân cư nông thôn; quan tâm nhiều hơn đầu tư hỗ trợ cho các vùngkém phát triển; hạn chế bớt chênh lệch về khoảng cách phát triển giữa cácvùng, thu hẹp chênh lệch về khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư,quan tâm đến đời sống của nhóm dân tộc ít người.

- Tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho tất cả các loại hình doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài trong việc hưởng lợi từ các dịch vụ công và cơ hội đầu tưkinh doanh, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trang 4

- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quảdoanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách, cải cách hệ thống ngân hàngthương mại, sắp xếp lại và lành mạnh hóa các tổ chức tài chính, tín dụng, tựdo hóa thương mại, thực hiện các cam kết quốc tế đã thoả thuận trong khuônkhổ AFTA, chuẩn bị tốt điều kiện để gia nhập WTO, thực hiện các hiệp địnhthương mại song phương để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đáp ứngyêu cầu tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững Tạo cơ hội cho các hộ giađình nghèo tăng thu nhập bằng các giải pháp đẩy nhanh tốc độ phát triểnnông, công nghiệp và dịch vụ trên diện rộng; mở rộng và phát triển thị trườngtiêu thụ sản phẩm, cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và công bằngtrong tiếp cận các dịch vụ sản xuất và xã hội cơ bản

- Khuyến khích phát triển con người và giảm bất bình đẳng; ưu tiên phát triểny tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, kìm chế lây nhiễm HIV/AIDS, bình đẳnggiới và các dân tộc ít người Giải quyết các vấn đề đặc thù của nghèo đói đôthị về việc làm, thu nhập, nhà ở Bảo đảm người nghèo đô thị tiếp cận mộtcách công bằng tới các nguồn lực, dịch vụ công và dịch vụ xã hội cơ bản Cảithiện tình trạng tiếp cận của người di cư, đặc biệt là con em của họ

- Hình thành, mở rộng mạng lưới bảo trợ và an sinh xã hội cho người nghèo,người bị rủi ro do thiên tai, giảm thiểu mức độ dễ tổn thương cho người dân.Tăng vai trò của các hội và đoàn thể tham gia vào mạng lưới an sinh xã hội.- Thực hiện cải cách hành chính trên 4 lĩnh vực: cải cách thể chế; cải cách bộmáy hành chính; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức vàcải cách tài chính công để cán bộ, công chức, chính quyền thay đổi phongcách làm việc, có trách nhiệm hơn với công việc và người dân tiếp cận dễdàng hơn các dịch vụ công, đảm bảo bình đẳng xã hội Thực hiện đầy đủ Quychế Dân chủ cơ sở nhằm cải thiện điều kiện và thu hút sự tham gia của ngườidân vào quá trình lập kế hoạch và thực thi các quyết định phát triển kinh tế -xã hội cộng đồng; tăng cường tính công khai, minh bạch về ngân sách và côngtác thống kê kinh tế vĩ mô.

- Hình thành hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng về phát triển kinhtế, xã hội và xoá đói giảm nghèo (có tính đến yếu tố giới và nhóm xã hội) đểtheo dõi, giám sát quá trình thực hiện Chiến lược.

2.2 Các hoạt động triển khai thực hiện lồng ghép vào kế hoạch

Trang 5

Từ khi Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo được

thông qua Các Bộ, các ngành đã từng bước lồng ghép các mục tiêu của Chiếnlược vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Các kế hoạch hàng năm đã cụthể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược toàn diện về Tăng trưởng vàXóa đói giảm nghèo; mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đặt ra cho Việt Nam;Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm thời kỳ 2006-2010 và kế hoạch 2006 theo hướng tiếp tục lồngghép mục tiêu của Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảmnghèo đồng thời chính phủ cũng ban hành những thông tư quan trọng nhằmtrển khai bước đầu trong các bộ, ngành và địa phương gắn mục tiêu của chiếnlược vào các kế hoạch của mình Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với cácnhà tài trợ hỗ trợ các địa phương thực hiện lồng ghép mục tiêu của Chiến lượcvào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Xây dựng khung hướng dẫntriển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương có tínhđến yếu tố tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo;Tiếp tục duy trì và mở rộng tậphuấn hướng dẫn công tác kế hoạch hoá ở địa phương và lồng ghép Chiến lượctoàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói giảm nghèo (CPRGS) vào kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội tại các địa phương Nhiều dự án trong khuôn khổ lồngghép chiến lược vào kế hoạch của ngành cũng được triển khai như: Bộ TàiChính đang tiến hành dự án Xây dựng khuôn khổ Chi tiêu Trung hạn này,theo tiến độ thực hiện từ năm 2003 - 2008 Xây dựng quy trình đầu tư côngcộng phục vụ người nghèo; tiến hành một số rà soát đánh giá về Chương trìnhđầu tư công cộng; xác định và lựa chọn một số kinh nghiệm quốc tế phù hợpvới Việt Nam về lĩnh vực lập ngân sách có tính chất ủng hộ người nghèo.

2.3 Những bất cập của các bản kế hoạch hiện hành so với yêu cầu lồng ghépvới CPRGS

Tuy đã bước đầu vận dụng những nội dung cơ bản của CPRGS vào quá trình

soạn lập kế hoạch, những nhận xét chung, quá trình lập KH quốc gia cũngnhư của các địa phương trong thời gian qua vẫn mang dáng dấp và phù hợpvới nền kinh tế kế hhoạch hóa tập trung trước đây Trong điều kiện kinh tế thịtrường, khi sản xuất sản phẩm được quyết định bởi nhiều thành phần kinh tếvà sản xuất dựa trên dấu hiệu thị trường thì quá trình lập KH và nội dung củacác bản kế hoạch còn chưa hoàn toàn bắt kịp sự thay đổi của nền kinh tế và nó

Trang 6

bộc lộ những hạn chế đứng trên góc độ yêu cầu lồng ghép chiến lược về tăngtrươnggr và xóa đói giảm nghèo đặt ra:

(1) Các phần trong bản kế hoạch vẫn chưa thể hiện sự gắn kết mang tính

gogic với nhau Giữa mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, các chương trìnhhành động, các giải pháp mang tính chia cắt rời rạc, thiếu mối quan hệ vớinhau Điều quan trọng là mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo,giải quyết các vấn đề xã hội chưa thực sự gắn kết với nhau; Mục tiêu XĐGNvà giải quyết vấn đề xã hội chưa thực sự được quan tâm thích đáng, nó chưathực sự được quan niệm là mục tiêu cuối cùng để thiết kế các mục tiêu kinh tếvà xã hội khác Việc đưa ra các chỉ tiêu xã hội chưa dựa trên cơ sở khả năngkinh tế và ngược lại các chỉ tiêu kinh tế cũng chưa được xây dựng từ nhữngyêu cầu của giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xãhội Chúng ta hãy xem lại mục tiêu về thu nhập bình quân trên đầu người đặtra đến năm 2010 của Việt Nam là 1050 – 1100 USD ( giá hiện hành ), để đạtđược con số này, GDP cần có là ở năm 2010 phải là 98 tỷUSD, tuy vậy nếukế hoạch tăng trưởng đặt ra trong thờì kỳ này bình quân năm là 8% thì chúngta chỉ đạt được tối đa là 80 tỷ mà thôi Hiện nay chuẩn quốc tế do WB đưa rađế xác định quốc gia có mức thu nhập thấp là 925 USD (báo cáo phát triển thếgiới 2006- Ngân hàng thế giới), và tương lai năm 2007 là 965 USD, nếu tốcđộ tăng trưởng 8% bình quân năm đặt ra trong thời kỳ 2006-2010 thì đến2010 thu nhập bình quân trên đầu người của chúng ta vẫn không thể vượt khỏingưỡng các nước nghèo, và điều đó đồng nghĩa với việc mục tiêu củaCPRGS, cũng như mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 không thực hiện được Kế hoạch của các tỉnh chưa thực sự thể hiện tínhchủ động và xuất phát từ nhu cầu cần thiết của địa phương mà chủ yếu vẫnlàm theo yêu cầu của cấp trên, bản kế hoạch của tỉnh không có sự phân biệtvới bản kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, tham khảo nhiềubản kế hoạch của các tỉnh, còn thấy thiếu khá nhiều các chỉ tiêu xã hội nằmtrong yêu cầu của CPRGS như thu nhập bình quân đầu người, mục tiêu về ytế, giáo dục, mục tiêu môi trường.

(2)Các kế hoạch 5 năm, hàng năm của cấp quốc gia và các địa phương cònquá nặng nề, bao hàm nhiều chỉ tiêu mang tính chất hiện vật quá chi tiết, cáckế hoạch ngành, vùng, địa phương bao gồm những chỉ tiêu sản xuất vật chấthết sức cụ thể Trong bản kế hoạch quốc gia, vẫn đặt những chỉ tiêu hiện vật

Trang 7

hết sức chi tiết như: ngành công nghiệp, đến năm 2010 là 1100 triệu m2 vảilụa, 1800 triệu sản phẩm may, 2,5 tỷ lít bia các loại, 1.2 triệu tấn giấy, 190triệu đôi giầy dép các loại, v.v ; Ngành nông nghiệp, vẫn hiện diện các chỉtiêu như: sản lượng hiện vật đến năm 2010 của cà phê ( 900 nghìn tấn), cao su( 650 nghìn tấn), hạt điều ( 95 nghìn tấn), điều ( 500 nghìn tấn), thịt hơi ( 3600nghìn tấn ) v.v Trong khi sản xuất được tiến hành trên cơ sở thị trường, việcthực hiện sản xuất và sản xuất sản phẩm gì phần nhiều do các cơ sở kinh tế tưnhân, hay các hộ gia đình nông dân thì việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạchnhư vậy sẽ trở nên không cần thiết và không có cơ sở thực thi.

(3)Trong khi các chỉ tiêu kế hoạch thể hiện nhiệm vụ cần thực hiện trong kỳ

kế hoạch đưa ra khá nhiều thì trong các bản kế hoạch lại chưa thấy bóng dángcủa những nhiệm vụ cần ưu tiên, hoặc những nhiệm vụ cần ưu tiên được liệtkê quá nhiều mà không có cơ sở logic với nhau Các mục tiêu ưu tiên chưathực sự xuất phát từ khía cạnh tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo.Nếu xem bảng phụ lục về danh mục dự án ưu tiên của kế hoạch 5 năm quốcgia chúng ta chưa thấy thể hiện quan điểm ưu tiên cho xóa đói giảm nghèo,các dự án này chủ yếu vẫn là cho các lĩnh vực kinh tế và mang nặng quanđiểm ưu tiên cho khu vực nhà nước, các dự án ưu tiên cho y tế, giáo dục, xâydựng cơ sở hạ tầng nông thôn chưa, phát triển nông nghiệp còn rất ít (chỉ có 4dự án cho các lĩnh vực này)

(4) Các chỉ tiêu kế hoạch xây dựng chưa gắn kết vói những điều kiện ràngbuộc về nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính, ngân sách, chưa nhấnmạnh đến những khó khăn trong thực tế để thực hiện chỉ tiêu Ví dụ như: kếhoạch phát triển nông nghiệp nông thôn chưa nhấn mạnh đến những khó khănmà người nông dân gặp phải trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu đặt ra, vấnđề bảo đảm thuỷ lợi không được không được coi là trọng tâm, chưa đưa ranhững tieu chuẩn về chất lượng sản phẩm nông nghiệp, sự yếu kém của côngtác khuyến nông, thú y, cơ sở hạ tầng, hậu cần thương mại như đường xá, cầucống hay là việc đưa ra các chỉ tiêu XĐGN không đựoc tiến hành trên cơ sởphân tích nghèo cụ thể và làm thế nào để đạt được mục tiêu đó, các mục tiêuXĐGN không gắn kết với chỉ tiêu sản xuất; các mục tiêu sản xuất này liênquan đến mục tiêu sản xuất khác như thế nào chưa được đề cập rõ ràng.

(5) Cách tiếp cận kế hoạch vẫn theo kiểu hành chính mệnh lệnh, trong đó cácchỉ tiêu kế hoạch mang tính chất áp đặt từ phía trung ương, ngành mà thiếu đi

Trang 8

sự tham vấn của các bên hữu quan cũng như của cộng đồng dân cư Vì vậy,các chương trình đầu tư công cộng vẫn chỉ mang tính cục bộ của ngành, địaphương mà không gắn kết với mục tiêu kinh tế, xã hội rộng lớn hơn của đấtnước Các chỉ tiêu và giải pháp chính sách chưa thực sự xuất phát từ quanđiểm bảo vệ quyền lợi của cộng đồng dân cư và những tầng lớp yếu trong xãhội như người nghèo hay tầng lớp dễ bị tổn thương.

3 Tiếp tục triển khai lồng ghép CPRGS trong đổi mới lập kế hoạch

3.1 Những yếu cầu đặt ra trong tiếp tục thực hiện lồng ghép CPRGS trongđổi mới lập kế hoạch

Để thực sự biến các mục tiêu của chiến lược toàn diện vể tăng trưởng vàXĐGN vào thực tế cuộc sống, chúng ta phải tiếp tục thực hiện nội dung lồngghép mục tiêu của chiến lược trong các kế hoạch hàng năm trong thời kỳ2007-2010 muốn thực hiện được điều này, trong thời gian tới việc lập các kếhoạch phát triển kinh tế – xã hội ở cấp quốc gia và các địa phương cần phảitiếp tục thay đổi thay đổi theo những yêu cầu sau đây:

- Lấy mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo làm chủ đề chínhcủa kế hoạch, coi đó là đầu ra cuối cùng cần đạt được trong thời kỳ kế hoạch.Bảo đảm sự gắn kết, logic giữa 2 mục tiêu này với nhau trong hệ thống mụctiêu kế hoạch Trong đó mục tiêu XĐGN phải được đặt ra trước tiên, trên cơsở đó thiết kế các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế phù hợp với năng lực tăngtrưởng kinh tế của địa phương nhưng mặt khác phải phù hợp với yêu cầu đặtra của mục tiêu XĐGN Trong việc đưa ra CPRGS, chính phủ VN đã xác địnhđược một bộ gồm 136 chỉ tiêu bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, bổ sungthêm vào bảng danh mục chỉ tiêu của CPRGS các chỉ tiêu khác thì bộ chỉ tiêutrong Kh 2006-2010 lên tơí 293 chỉ tiêu, con số này vượt quá khả năng đốivới các nhà lập kế hoạch và hoạch định chính sách ở các địa phương Vì vậy,một yêu cầu nữa đặt ra trong việc xác định mục tiêu trong kế hoạch các địaphương là cần phải tập trung vào một số nhỏ các mục tiêu phát triển kinh tế –xã hội và xem đó là các mục tiêu ưu tiên để thực hiện phân bổ ngân sách thựchiện Chính quyền địa phương căn cứ vào khuôn khổ các mcụ tiêu PTVN vàcác mục tiêu quốc gia khác cần lựa chọn một danh mục ưu tiên ở cấp địaphương mình (khoảng 30 – 60 chỉ tiêu)

Trang 9

- Từ mục tiêu chính là tăng trưởng kinh tế và XĐGN, các nội dung tiếp theocủa KH phải nhằm vào thực hiện được các mục tiêu đó Cụ thể, một là phảigắn kết các mục tiêu với đề xuất chính sách kinh tế và sự giám sát của chínhphủ, trong đó tập trung chủ yếu vào các nội dung điều chỉnh môi trường hoạtđộng của các đơn vị sản xuất kinh doanh như: tăng cường năng lực cạnh tranhtrong thị trường hàng hoá và dịch vụ, thắt chặt ngân sách DNNN, tạo sân chơibình đẳng giữa các doanh nghiệp khác nhau là cách thức để khuyến khíchnâng cao năng suất lao động và do đó làm tăng thu nhập; các chính sách vàgiải pháp nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất tốt hơn cải thiện tiếp cận đấtđai và bảo đảm sự can thiệp ít hơn của các cơ quan chính phủ đối với doanhnghiệp để có thể giúp hỗ trợ sự phát triển của khu vực tư nhân, thúc đẩy tạoviệc làm và do đó giảm nghèo; tăng cường ngân sách cho y tế, tăng khả năngtiếp cận của người nghèo đối với các cơ chế bảo hiểm y tế và điều tiết hợp lýgiá cả của sản phẩm dược phẩm và điều trị y tế, có thể giảm rủi ro khi đau ốmvà bảo đảm người dân được tiếp cận lợi ích phát triển một cách rộng rãi hơn.- Một yêu cầu cho xây dựng kế hoạch hiện đại là phải gắn kết các mục tiêutăng trưởng và xoá đói giảm nghèo với quy trình ngân sách.Việc công bố cácmục tiêu tăng trưởng và XĐGN của địa phương và xác định các chính sáchhiệu quả nhất để đạt được mục tiêu chỉ là bước đầu Để làm được việc này,cần bố trí đủ nguồn lực ngân sách thực hiện và hỗ trợ bởi các khoản chi tiêuđầu tư và thường xuyên Do đó các kế hoạch mục tiêu chính là khung phân bổnguồn lực công trong giai đoạn trung hạn đây còn là cơ sở gắn kết sự hỗ trợcủa các nhà tài trợ vào việc thực hiện các ưu tiên của địa phương.

- Để đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch đảm bảo yêu cầu của chiến lược tăngtrưởng và XĐGN thì một yêu cầu quan trọng đặt ra trong quá trình xây dựnglà phải sử dụng được sự tham gia của nhiều bên khác nhau, đặc biệt là sựtham vấn của các tổ chức cộng đồng như: các quan chức chính phủ, các tổchức đoàn thể, các nhà và cơ sở nghiên cứu khoa họ, khu vực tư nhân, xã hộidân sự và các đối tác phát triển Nhất là đưa ra những thách thức có liên quanđến việc đạt được kết quả cho các nhón khác nhau, tích cực tìm kiếm các ýkiến phản hồi và chỉ đạo, đưa các quan điểm của các nhóm khác nhau vàocác kế hoạch cuối cùng Yêu cầu cụ thể đặt trong nguyên tắc cùng tham giakhi xác định các mục tiêu cũng như giải pháp thực hiện là: các ngành vàChính quyền địa phương phải làm chủ sự lựa chọn mục tiêu phát triển và các

Trang 10

quyết định phân bổ ngân sách phải dựa trên sự đồng thuận của ngành, địaphương về đánh giá nghèo và lựa chọn các mục tiêu phát triển cũng như cácbiện pháp chính sách phù hợp để đạt được mục tiêu đó; Sự tham gia tích cựccủa người nghèo một cách trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức cơ sở gópphần xác định các nguyên nhân thực sự của sự nghèo đói tốt hơn, tạo ra các ýkiến phản hồi về kỳ vọng của cộng đồng và góp phần xây dựng các sáng kiếncải tiến có lợi cho người nghèo; Sự tham gia phối hợp của chính phủ và cácnhà tài trợ góp phần tạo nên sự gắn kết mục tiêu phát triển của địa phương vớimục tiêu chung của cả nước và điều chỉnh quan điểm của các bên có liên quantrong việc phân bổ nguồn vốn tài trợ; Phải thu hút được sự tham vấn của cáccơ quan nghiên cứu, các trường đại học nhất là các cơ sở đóng tại địa phươngtrong việc phân tích chính sách và đề xuất ý tưởng trên cơ sơ quy trình và nộidung lập kế hoạch.

- Điểm cuối cùng không kém phần quan trọng là việc lập kế hoạch theo cácmục tiêu phát triển là cần phải có một loạt các chỉ tiêu để giám sát và đánh giátiến độ thực hiện Trong thời gian qua chúng ta đã có tiến bộ đáng kể trongviệc cải thiện số lượng và chất lượng các dữ liệu sẵn có để đánh giá và giámsát tiến độ thực hiện Tuy vậy, tuy vậy các số liệu và dữ kiện đó vẫn cần phảiđược sắp xếp và cung cấp theo hướng hỗ trợ cho hoạt động của các cán bộ lậpkế hoạch Cần có sự nỗ lực hơn tong việc tập tung đua ra những chỉ số đánhgiá việc thực hiện ưu tiên chiến lược vốn khó có thể đo đạc chính xác hiệnnay, đặc biệt là liên quan đến ưu tiên đảm bảo dân chủ cơ sở Cơ chế để tổchức xay dựng và sử dụng hệ thống giám sát có thể được cải thiện, trong đóbảo đảm vai trò lớn hơn của các địa phương và các bộ chủ quản đối với cácyếu tố đầu vào

3.2 Những nội dung cần tiếp tục đổi mới trong xây dựng kế hoạch phát triểncó sự lồng ghép với CPRGS

Việc lồng ghép mục tiêu xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế trongCPRGS cần được thực hiện trong tất cả các khâu của quy trình lập kế hoạchhóa, từ việc đánh giá thực trạng, xác định mục tiêu chỉ tiêu phát triển trongtừng lĩnh vực, đến việc hệ thống các chương trình và dự án đầu tư, các giảipháp và xây dựng các giải pháp chương trình hành động thực hiện mục tiêu.Những khía cạnh cần chú ý nhiều hơn :

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w