Bình luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Tại sao nói mô hình tăng trưởng của Việt Nam là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng
Trang 11.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế 4
1.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế 4
1.1.3 Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế 5
1.2 Tổng quan về chất lượng tăng trưởng………… ……… …… 7
1.2.1 Nghĩa hẹp của chất lượng tăng trưởng 7
1.2.2 Nghĩa rộng của chất lượng tăng trưởng 7
1.2.3 Phân tích chất lượng tăng trưởng theo nghĩa hẹp 8
2 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ BIẾN ĐỘNG DOANH THU CỦA SUDICO GIAIĐOẠN 2005-2009 9
2.1 Một số thành tựu đạt được………… ……… ………… …9
2.2 Những hạn chế về chất lượng tăng trưởng kinh tế……… 10
2.2.1 Chất lượng tăng trưởng kinh tế không cao….……… 10
2.2.2 Hiệu quả kinh tế….……….….…12
2.2.3 Sức cạnh tranh của nền kinh tế….………14
2.2.4 Vấn đề xã hội và môi trường ngày càng bức xúc ………15
2.3 Tại sao nói mô hình tăng trưởng của Việt Nam là mô hình tăng trưởng theochiều rộng .………
193 KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP……… 21
KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo nhữngdấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội Trong đó, tăng trưởngkinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội Tăng trưởngkinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đườngvượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng Đồng thời, tăng trưởngkinh tế góp phần làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượngcuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinhdưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá phát triển.
Ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, mục tiêu kinh tế hàng đầu là đạt tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao và ổn định Trong những năm qua, Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tăngtrưởng kinh tế nhanh và bền vững nhằm phù hợp với xu thế kinh tế thế giới và đáp ứngđược yêu cầu phát triển nội tại của nền kinh tế đất nước
Tuy nhiên hiện nay, xét trên nhiều phương diện và các chỉ tiêu đánh giá, ViệtNam được nhận định có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng không cao vàmuốn phát triển bền vững Việt Nam phải thay đổi mô hình tăng trưởng.
Vì vậy, em chọn đề tài “Bình luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Namtrong thời gian qua Tại sao nói mô hình tăng trưởng của Việt Nam là mô hình tăngtrưởng theo chiều rộng?”
Trang 31 KHÁI QUÁT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNGTRƯỞNG KINH TẾ
1.1 Tổng quan về tăng trưởng kinh tế
1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự gia tăng của tổng sản phẩmquốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốcgia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặctổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thunhập bình quân đầu người (Per Capital Income, PCI).
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản phẩm
trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng đượcsản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thườnglà một năm tài chính).
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng
tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nướctrong một thời gian nhất định (thường là một năm) Tổng sản phẩm quốc dân bằngtổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.
Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dânsố Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bìnhquân đầu người trong một thời gian nhất định Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thayđổi về lượng của nền kinh tế Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinhtế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều ngườidân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.
Bản chất của tăng trưởng kinh tế thực chất là sự gia tăng về thu nhập (mặtlượng của nền kinh tế) Sự gia tăng này được đo bằng mức và tỷ lệ của thu nhập tínhtheo hiện vật và giá trị
1.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế
Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế là biểu hiện bề ngoài của tăng trưởng vàđược phản ánh qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng.
Trang 4Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy môkinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước.Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y × 100(%),
Trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng Nếu quy môkinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP(hoặc GNP) danh nghĩa Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP)thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế Thông thường, tăngtrưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
Hiện tại, có các chỉ tiêu đo lường như:1 Tổng giá trị sản xuất (GO);
2 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP);3 Tổng thu nhập quốc dân (GNI);4 Thu nhập quốc dân sản xuất (NI);5 Thu nhập quốc dân sử dụng (DI);6 GDP bình quân đầu người.
Tuy nhiên, chỉ tiêu thường được sử dụng nhất và được đánh giá là chính xácnhất: GDP và GDP/người Và hiện nay, các nước đang phát triển có nhu cầu và khảnăng đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn các nước phát triển.
1.1.3 Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế
Qua quá trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫncác nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực củaphát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăngtrưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ Bốn nhântố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưađến kết quả tương ứng.
Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thứcvà kỷ luật của đội ngũ lao động, là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởngkinh tế Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đềucó thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm
Trang 5điều tương tự Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay côngnghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao độngcó trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển,những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ,rừng và nguồn nước Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để pháttriển kinh tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏlớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ảrập Xê út Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phảiquy luật, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyếtđịnh một quốc gia có thu nhập cao Nhật Bản là một nước gần như không cótài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàmlượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ haitrên thế giới về quy mô.
Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản màngười lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị nhiều hay ít (tỷ lệ tưbản trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp Để có được tư bản,phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai Điều này đặcbiệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tưtính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững Tuynhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân đầu tư cho sản xuấtnó còn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thươngmại phát triển Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gầnnhư không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mônên phải do chính phủ thực hiện Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giaothông, mạng lưới điện quốc gia ), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi
Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng khôngphải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tưbản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất.Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo rasản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn Công nghệphát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, côngnghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới có những bước tiến như vũ bão gópphần gia tăng hiệu quả của sản xuất
Trang 61.2 Tổng quan về chất lượng tăng trưởng
1.2.1 Nghĩa hẹp của chất lượng tăng trưởng
Chất lượng tăng trưởng là thuộc tính bên trong của quá trình tăng trưởng kinhtế, thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đạt được mặt số lượng của tăngtrưởng và khả năng duy trì nó trong dài hạn.
1.2.2 Nghĩa rộng của chất lượng tăng trưởng
Chất lượng tăng trưởng thể hiện năng lực sử dụng các yếu tố đầu vào, tạo nêntính chất, sự vận động của các chỉ tiêu tăng trưởng và ảnh hưởng lan tỏa của nó đến
các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội - môi trường
1.2.3 Phân tích chất lượng tăng trưởng theo nghĩa hẹp
Chất lượng tăng trưởng kinh tế theo nghĩa hẹp có thể được phân tích trênnhiều nội dung:
Phân tích hiệu quả tăng trưởng
Phân tích cấu trúc đầu vào của tăng trưởng Phân tích cấu trúc tăng trưởng theo ngành Phân tích cấu trúc cấu ra của tăng trưởng Để phân tích hiệu quả tăng trưởng, ta có thể:
So sánh các chỉ tiêu tăng trưởng với mục tiêu cuối cùng cần đạt được vềmặt kinh tế:
o Tốc độ tăng GO và GDP(VA);
o Tốc độ tăng GDP với tốc độ tăng GDP/người.
So sánh kết quả đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng với chi phí bỏ ra:o Tăng trưởng với lao động;
o Tăng trưởng với vốn.
Trang 72 THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜIGIAN QUA
2.1 Một số thành tựu đạt được
Nước ta hiện nay có tốc độ tăng trưởng kinh tế được đánh giá là cao trong khuvực Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đãtăng lên liên tục Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), GDP chỉ đạtmức tăng trưởng bình quân 4,4%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991 - 1995), tăngtrưởng GDP bình quân là 8,2%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 5,5% - 6,5%, vàthuộc vào loại cao trong số các nước đang phát triển Trong giai đoạn 1996 - 2000,tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Nam là 6,9%, tuy có thấp hơn nửa đầu thậpniên 90 thế kỷ XX do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á,nhưng vẫn vào loại cao trong khu vực Năm 2001, tốc độ tăng GDP của Việt Nam là6,9%, năm 2002: 7%, năm 2003: 7,3%, năm 2004: 7,7%, năm 2005: 7,5%, năm2006: 8,2% và năm 2007: 8,5% So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng vàohàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng rất cao Cùng với tăng trưởng kinh tế cao,chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng ngày càng được cải thiện Điềuđó thể hiện ở các khía cạnh cơ bản sau:
Thu nhập theo đầu người ngày càng tăng Trước thời kỳ đổi mới, phần lớndân số nước ta sống bằng nghề nông, Việt Nam bị đánh giá là một đất nước nghèonàn, lạc hậu, với mức thu nhập bình quân đầu người rất thấp và có nhiều người trongdiện nghèo đói Đường lối đổi mới và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ranhiều cơ hội việc làm cho người lao động, dẫn đến nâng cao thu nhập cho người dân.Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 -2002 đạt trung bình 5,2% Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 của người dânViệt Nam đã đạt 820 USD/năm So với năm 1995, mức thu nhập bình quân đầungười hiện nay của Việt Nam đã tăng khoảng 2,8 lần.
Tỷ lệ nghèo đói có xu hướng giảm mạnh Trên cơ sở kinh tế tăng trưởngnhanh, mức độ nghèo đói của dân cư giảm mạnh Năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo ở ViệtNam là 18,1% (tính theo chuẩn nghèo quốc tế) và được thế giới đánh giá là thànhcông trong việc chống nghèo đói
Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tăng lên đáng kể Nhờ chútrọng giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, hạn chế tỷ lệ sinh, nên chỉ số phát triểncon người của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể Năm 2006, HDI của Việt Namđạt 0,709, cao hơn nhiều nước có cùng trình độ phát triển kinh tế.
Đời sống kinh tế, sinh hoạt của người dân ngày càng được cải thiện Đếnnay ở Việt Nam có 89,4% xã đã có điện, 94,6% xã có đường trải nhựa, 98,9% xã có
Trang 8trường tiểu học và 99% các xã có trạm y tế Nhiều mục tiêu đề ra đã đạt được hoặcvượt mức như tỷ lệ chết ở trẻ em dưới 1 tuổi chỉ còn 2,1%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻem dưới 5 tuổi còn 25%, tỷ lệ thôn bản có cán bộ y tế cộng đồng đạt 79,8% Tuổithọ của người dân (năm 2006) đạt 71,3 tuổi Phần lớn người dân Việt Nam đã cónhững tiện nghi tối thiểu cho sinh hoạt hằng ngày như điện, nước sạch, ti vi Tỷ lệhộ dân có phương tiện đi lại bằng xe máy, ô-tô và sử dụng các phương tiện sinh hoạtcao cấp như điện thoại di động, máy tính cá nhân, ngày càng có xu hướng tăngnhanh.
Cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển rõ nét theo hướng hiện đại hóa Nếu năm1990, ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới 38,7% GDP, thì đến năm 2006 giảmcòn 20,4% Trong khi đó, các ngành công nghiệp và xây dựng ngày càng chiếm tỷtrọng lớn, tăng tương ứng từ 22,7% lên 41,5% Ngành dịch vụ duy trì khá ổn định ởmức khoảng 38% Xét trong từng nhóm ngành, cơ cấu ngành kinh tế cũng có sự thayđổi tích cực Trong nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tỷ trọng của ngành nôngnghiệp và lâm nghiệp đã giảm, nhường chỗ cho ngành thủy sản tăng lên Trong cơcấu ngành công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến cũng không ngừngtăng Cơ cấu ngành dịch vụ cũng thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của cácngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch,
Năng suất lao động ngày càng tăng Những ngành có năng suất lao độngtăng cao nhất phải kể đến là ngành khai thác (tăng 17%/năm), ngành điện, khí đốt,nước (tăng 11,1%) nhờ áp dụng nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong sảnxuất kinh doanh và quản lý Hệ số vốn đầu tư phát triển so với tốc độ tăng GDP đãgiảm, chứng tỏ hiệu quả đầu tư đã tăng lên, mặc dù vẫn còn cao hơn rất nhiều so vớicác nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ do chi phí lớn Xét chung lại, tốcđộ tăng năng suất lao động của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2005 đạt bình quân 4,81%/năm
Thể chế kinh tế thị trường bước đầu được hình thành Sự chuyển đổi thểchế kinh tế hiện chủ yếu là dựa vào thị trường, để cho giá cả tự điều tiết, tôn trọngquan hệ cung cầu, khuyến khích kinh tế tư nhân, hình thành hàng loạt các thịtrường Việt Nam đã có Luật Đầu tư nước ngoài từ năm 1987, Luật Doanh nghiệptư nhân và Luật Công ty (năm 1991) Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã bảo đảm sựtồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chếthị trường và khu vực đầu tư nước ngoài Tiếp theo đó là hàng loạt đạo luật quantrọng để vận hành nền kinh tế thị trường đã ra đời như Luật Đất đai, Luật Thuế, LuậtPhá sản, Luật Môi trường, Luật Lao động và hàng trăm pháp lệnh, nghị định kháccủa Chính phủ nhằm cụ thể hóa việc thực hiện luật và thực hiện các chương trìnhphát triển kinh tế - xã hội
Trang 92.2 Những hạn chế về chất lượng tăng trưởng kinh tế
Qua gần 25 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tích đầy ấn tượngtrong tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo Điều này không chỉ góp phần giúp đấtnước khắc phục tình trạng kém phát triển, mà còn làm tiền đề để thực hiện nhiều mụctiêu kinh tế - xã hội khác như giảm thất nghiệp, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thungân sách, phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, xóa đói giảm nghèo Về cơ bản, nhữngthành tựu tăng trưởng đã đến được với đại bộ phận người dân, thể hiện ở mức tăng vềthu nhập và tiêu dùng của tất cả các nhóm dân cư trong thời gian qua Tuy nhiên, nềnkinh tế cũng đang bộc lộ ngày càng rõ những lo ngại về chất lượng và sự bền vững củaquá trình tăng trưởng, thể hiện dưới các góc độ: chuyển dịch cơ cấu, hiệu quả của tăngtrưởng, và một số khía cạnh về phát triển xã hội.
2.2.1 Chất lượng tăng trưởng kinh tế không cao
Những thành tựu về tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những thập kỷ qualà khá ấn tượng, cả trong so sánh với giai đoạn trước đổi mới lẫn trong so sánh vớicác nước trong khu vực và trên thế giới Tuy nhiên, nếu xét về quan hệ với biếnđộng cơ cấu kinh tế của các khu vực, các ngành, nhóm ngành, có thể thấy quá trìnhtái cơ cấu kinh tế đang diễn ra chậm chạp Nếu xét theo quan hệ với các chỉ tiêu hiệuquả kinh tế và khả năng cạnh tranh, thì chất lượng tăng trưởng càng bộc lộ nhiều hạnchế, thể hiện ở hệ số ICOR cao và tỷ suất lợi nhuận thấp đến mức đáng lo ngại.Những dấu hiệu này cho thấy nền kinh tế đang vận hành với hiệu quả thấp, sức cạnhtranh yếu.
Trong cơ chế thị trường, đầu ra - tiêu thụ sản phẩm - có ý nghĩa quyết địnhquá trình tái sản xuất xã hội Đầu ra quan trọng nhất trong nền kinh tế Việt Nam thờikỳ đổi mới là xuất khẩu hàng hóa Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăngtrưởng tương đối cao, chiếm tới 50% GDP của cả nước (cao thứ 6 trong khu vựcASEAN, thứ 9 ở châu Á và thứ 17 trên thế giới), nhưng cơ cấu xuất khẩu của chúngta đang đối mặt với nhiều vấn đề Hàng nguyên liệu, hàng thô, hàng sơ chế, hàng giacông hiện vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, do đó khả năng thu ngoại tệ chưa khai tháchết Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch của các mặt hàng này chiếm tới3/4, chủ yếu là do sự tăng nhanh về lượng của các mặt hàng than đá, dầu thô, cà phê,hạt tiêu, điều, chè và sự tăng nhanh về giá của các mặt hàng dầu thô, than đá, gạo,cao su, hạt điều, lạc,
Tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đều đi kèm với nhữngthay đổi trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ba nhóm ngành nông nghiệp (baogồm nông - lâm nghiệp và thuỷ sản), công nghiệp (bao gồm công nghiệp và xâydựng) và dịch vụ Cơ cấu kinh tế của nước ta trong thời gian qua đã có sự chuyểndịch tích cực (mặc dù chưa rõ nét): tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản trong GDP đã
Trang 10giảm đều đặn (từ 40,5% xuống 22,09% trong thời kỳ 1991-2008) và tỷ trọng côngnghiệp- xây dựng tăng lên tương ứng (từ 23,8% tăng lên 39,73% trong cùng thờikỳ) Trong khi đó, khu vực dịch vụ sau một thời gian dài chững lại (1995-2004) vàtăng chậm hơn nhịp độ tăng trưởng chung của GDP, hiện nay đã trở lại tốc độ tăngtrưởng khá
Hình 1 Cơ cấu kinh tế Việt Nam phân theo nhóm ngành, 1991-2008
Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế Việt Nam chuyển dịch chậm hơn dự kiến, kể cả cơcấu ngành, cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ Trong nhiều năm qua, xét theo tỷtrọng giá trị tăng thêm trong GDP, cơ cấu kinh tế chủ yếu biến đổi theo sự chuyểndịch của hai nhóm ngành nông - lâm - thủy sản và công nghiệp - xây dựng Tỷ trọngdịch vụ trong GDP trồi sụt theo từng năm và chưa thể hiện một xu thế chuyển dịchrõ ràng hướng tới một cơ cấu hiện đại, trong khi đây là khu vực có rất nhiều cơ hộivà tiềm năng phát triển Mục tiêu đặt ra cho chuyển dịch cơ cấu ngành trong GDPnăm 2010 (khu vực nông nghiệp 15-16%; công nghiệp và xây dựng 43- 44%; dịchvụ 40- 41%) rất khó đạt được.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành có liên quan chặt chẽ đến cơ cấu lao động và cơcấu đầu tư Cơ cấu lao động chưa có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tiến bộ, laođộng chưa có việc làm còn lớn, đang bị “tắc nghẽn” trong lĩnh vực nông nghiệp vànông thôn Trong khi đó, cơ cấu đầu tư thể hiện sự mất cân đối lớn giữa nguồn vốnđầu tư xây dựng cơ bản và tình trạng đầu tư tràn lan ở các địa phương
Nhìn từ góc độ dài hạn, quá trình chuyển dịch cơ cấu chưa diễn ra theo mộtquy hoạch chiến lược tổng thể có tầm nhìn dài hạn, với một lộ trình hợp lý và đượcbảo đảm thực hiện nghiêm ngặt Những năm qua là giai đoạn hình thành cơ cấu
Trang 11được định hướng bởi các quy hoạch mang tính cục bộ ngành và địa phương, nhằmphục vụ cho các lợi ích cục bộ và ngắn hạn Chính vì thế, quy hoạch tổng thể thườngbị điều chỉnh, phá vỡ, hiệu quả đầu tư thấp, cơ cấu chuyển dịch không đúng yêu cầuthúc đẩy tăng trưởng cao, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh Tất cả những điều nóitrên phản ánh tầm nhìn cơ cấu hạn chế, nặng về hiện vật và tư duy “chính sáchngành”, chưa theo kịp các xu hướng công nghệ và nguyên lý phát triển hiện đại.
2.2.2 Hiệu quả kinh tế
Trong khi sự thay đổi cơ cấu kinh tế phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tếdài hạn, thì các thước đo hiệu quả kinh tế thể hiện phần nào chất lượng tăng trưởngcủa nền kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn Hiệu quả kinh tế được thể hiện thôngqua hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của tăng trưởng như vốn (hiệu quả đầu tư),lao động (năng suất lao động), trình độ khoa học-công nghệ (đóng góp của TFP vàotăng trưởng) và tỷ lệ chi phí trung gian trong sản xuất.
Năng suất lao động xã hội (được tính bằng GDP theo giá thực tế chia cho tổngsố lao động đang làm việc) của Việt Nam còn rất thấp: năm 2007 đạt khoảng 25,9triệu đồng/người/năm, hoặc 1.608 USD/người/năm Đó là những con số rất thấp sovới các nước khác, chẳng hạn thấp hơn so với các nước ASEAN nhiều lần (nếu ViệtNam = 1 thì Indonesia = 2,5; Thái Lan = 4,1; Malaysia = 10,7) Nếu tính bằng giá sosánh thì tốc độ tăng năng suất lao động trong thời kỳ 1991-2008 chỉ đạt 5,2%/nămvà mức tăng tuyệt đối mỗi năm là 0,37 triệu VND trên một lao động làm việc Khinăng suất lao động thấp và tăng chậm, thì chẳng những tác động không tốt tới tăngtrưởng GDP mà còn chứng tỏ giá trị thặng dư tạo ra thấp, ảnh hưởng đến tích lũy táiđầu tư để tái sản xuất mở rộng cũng như nâng cao mức sống.
Năng lực sản xuất của vốn đầu tư cũng đang giảm thấp đến mức báo động vớichỉ số ICOR tăng mạnh trong giai đoạn 1991-2009 và thể hiện tính chu kỳ rõ rệtcùng với tăng trưởng GDP Nếu như năm 1991, hệ số ICOR tính được là 2,9 (nghĩalà đầu tư gần 3 đồng thì GDP tăng lên 1 đồng), thì năm 2008, hệ số này là 6,66.Thậm chí, theo tính toán của ủy ban Tài chính và ngân sách của Quốc hội, hệ sốICOR năm 2009 có thể lên tới 8 (VnEconomy 2009) Đây là tín hiệu cảnh báo chohiệu quả đầu tư sụt giảm nghiêm trọng Trong vòng 17 năm (1991-2008), hệ sốICOR tăng 2,3 lần Ngay cả mức phổ biến từ 4-5,3 trong giai đoạn 2000-2007 cũngcao hơn nhiều so với khuyến cáo của các định chế tài chính có uy tín như Ngân hàngThế giới: Đối với một nước đang phát triển, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả vànền kinh tế phát triển theo hướng bền vững So sánh với các nước trong khu vực,ICOR của Việt Nam gần gấp đôi, có nghĩa là hiệu suất đầu tư của nước ta chỉ bằngmột nửa Điều đáng nói ở khu vực đầu tư công, đặc biệt là các doanh nghiệp nhànước, thành phần chủ đạo của nền kinh tế, thì hệ số ICOR lại cao vọt Nếu hệ số