0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Tham vấn ý kiến cộng đồng trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 38 -38 )

5. Bố cục đề tài

2.1.4. Tham vấn ý kiến cộng đồng trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động

ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt cho UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện), UBND cấp xã nơi thực hiện dự án; Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.30

Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/1011/NĐ-CP quy định trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt được quy định tại Khoản 2 Điều 16 bao gồm: Chứng thực báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt theo mẫu quy định; Gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chứng thực đến các địa chỉ theo quy định trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong Luật BVMT năm 2014 được quy định như sau: Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của chủ đầu tư dự án được quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án. Trường hợp phải phân tích các chỉ tiêu môi trường phức tạp thì thời gian cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

2.1.4. Tham vấn ý kiến cộng đồng trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trường

Tham vấn cộng đồng là một nội dung quan trọng trong quá trình tiến hành đánh giá tác động môi trường và cần thiết để biết được quan điểm của cộng đồng chịu tác động đối với thiết kế và quá trình thực hiện dự án.

Theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP thì chủ dự án phải tổ chức tham vấn ý kiến: UBND xã, đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án trong quá trình lập báo cáo ĐTM.

Các trường hợp sau đây không phải thực hiện tham vấn ý kiến:31

 Dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng với điều

30

Khoản 2, Điều 23, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

31

Điều 14, Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ qui định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

kiện dự án đó phải phù hợp với quy hoạch ngành nghề trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt;

 Dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định được cụ thể trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp xã;

 Dự án đầu tư có yếu tố bí mật quốc gia.

Theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP thì việc lấy ý kiến được quy định tại Điều 15 và được thực hiện theo cách thức sau đây:32

Chủ dự án gửi văn bản đến UBND cấp xã, đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án phụ lục 2.1 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT kèm theo tài liệu tóm tắt về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường của dự án xin ý kiến tham vấn;

Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến tham vấn, UBND cấp xã có trách nhiệm trả lời chủ dự án bằng văn bản và công bố công khai để nhân dân biết. Quá thời hạn này, nếu cơ quan được tham vấn không có ý kiến bằng văn bản gửi chủ dự án thì được xem là cơ quan được tham vấn đã nhất trí với kế hoạch đầu tư của chủ dự án;

Ý kiến tán thành, không tán thành của tổ chức, cá nhân được tham vấn phải được tổng hợp và thể hiện trung thực trong nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Tham vấn cộng đồng là một nội dung quan trọng trong thực hiện ĐTM và cần thiết để biết được quan điểm của cộng đồng chịu tác động trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Tham vấn cộng đồng hiệu quả sẽ góp phần đáng kể trong công tác đánh giá tác động môi trường bởi:

 Hỗ trợ việc xác định các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường then chốt tại địa điểm thực hiện dự án và các khu vục phụ cận;

 Hỗ trợ đánh giá tác động kinh tế - xã hội và môi trường trực tiếp, gián tiếp và tích lũy;

 Hỗ trợ xác định các biện pháp phù hợp về quản lý, bảo vệ môi trường; cải thiện quy hoạch cho các khu tái định cư.

Hoạt động tham vấn ý kiến cộng đồng ban đầu cũng giúp xem xét các vấn đề lo ngại của cộng đồng trong quá trình thiết kế dự án nhằm tăng niềm tin và sự ủng hộ của cộng đồng đối với dự án; có thể làm giảm nguy cơ xung đột và sự trì hoãn trong quá trình thực hiện và cải thiện tính bền vững của dự án.

Tham vấn trong quá trình lập báo cáo ĐTM được quy định cụ thể trong Luật BVMT năm 2014, điều này cho thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tham vấn cộng

32

Điều 15, Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ qui định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

đồng trong quá trình lập báo cáo ĐTM. Tham vấn trong quá trình lập báo cáo ĐTM được quy định tại Điều 21:

 Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường nhằm hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến môi trường và con người, bảo đảm sự phát triển bền vững của dự án.

 Chủ dự án phải tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án.

 Các dự án không phải thực hiện tham vấn gồm: Phù hợp với quy hoạch của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Thuộc danh mục bí mật nhà nước.

2.1.5. Xử phạt vi phạm hành chính do hành vi vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường

Đối với mỗi hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong hai hình thức xử phạt là xử phạt chính và phạt bổ sung. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, họ có thể bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt bổ sung. Cụ thể hình phạt cho hành vi vi phạm pháp luật về đánh giá tác động môi trường được quy định tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 38 -38 )

×