5. Bố cục đề tài
2.1.3.1. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Chủ thể có quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Thẩm định báo cáo ĐTM là nội dung quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước về môi trường. Thông qua hoạt động này các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, với tư cách là cơ quan phản biện các báo cáo ĐTM, sẽ thay mặt Nhà nước để xem xét và cân đối một cách toàn diện mối liên hệ giữa lợi ích kinh tế mà các dự án đem lại với lợi ích môi trường cần phải bảo vệ; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
Để đảm bảo tính chính xác về mặt khoa học, nội dung báo cáo ĐTM cần phải được cơ quan quản lý chuyên môn thẩm định. Theo quy định của pháp luật môi trường hiện hành, trách nhiệm tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án được quy định như sau:23
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định, phê duyệt; dự án liên ngành, liên tỉnh;
Bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình, trừ dự án liên ngành, liên minh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án trên địa bàn quản lý thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Luật BVMT năm 2014 dành riêng một điều luật quy định về thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM:24
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án sau: Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Dự án liên ngành, liên tỉnh, trừ dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh; Dự án do Chính phủ giao thẩm định.
23
Khoản 7, Điều 21, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
24
Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình nhưng không thuộc đối tượng thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ TN&MT, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình và các dự án thuộc bí mật quốcphòng, an ninh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ TN&MT, Bộ, cơ quan ngang bộ, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
Số dự án thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ TN&MT nhiều hơn so với quy định trong Luật BVMT năm 2005, quy định thêm thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Với quy định như vậy sẽ hạn chế được nhiều khó khăn trong việc thẩm định báo cáo ĐTM do thiếu các chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực đảm bảo các báo cáo ĐTM được thẩm định chính xác.
Hình thức thẩm định
Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thẩm định thông qua hai hình thức thẩm định là hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định:
Hội đồng thẩm định
Thành phần và cơ cấu hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường được quy định cụ thể như sau:25
Thành phần hội đồng thẩm định đối với các dự án thuộc trách nhiệm tổ chức thẩm định của Bộ TN&MT, Bộ, cơ quan ngan Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ gồm có đại diện của cơ quan phê duyệt dự án; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của cơ quan phê duyệt dự án; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định.
Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án thuộc trách nhiệm tổ chức thẩm định của UBND tỉnh gồm đại diện UBND cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường và các sở, ban chuyên môn cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định.
Trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh có thể mời đại diện của Bộ TN&MT, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tham gia hội đồng thẩm định.
25
Thành phần hội đồng bao gồm 01 chủ tịch hội đồng, 01 ủy viên thư ký, 02 ủy viên phản biện và các ủy viên khác; trường hợp cần thiết có thêm 01 phó chủ tịch hội đồng. Thành phần hội đồng, kể cả do ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất theo ủy quyền phải đảm bảo có sự tham gia ít nhất của 01 đại diện cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án.
Hội đồng thẩm định phải có trên năm mươi phần trăm số thành viên có chuyên môn về môi trường và lĩnh vực có liên quan đến nội dung dự án. Người trực tiếp tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường không được tham gia hội đồng thẩm định.
Điều kiện để lựa chọn các chức danh hội đồng:
Chủ tịch hội đồng lựa chọn từ một trong các nguồn: lãnh đạo cơ quan tổ chức việc thẩm định, lãnh đạo cơ quan thường trực hội đồng (Sở Tài nguyên và Môi trường), chuyên gia môi trường.
Phó chủ tịch hôi đồng được lựa chọn một trong các nguồn lãnh đạo cơ quan thường trực hội đồng, chuyên gia môi trường.
Ủy viên thư ký là cán bộ của cơ quan thường trực hội đồng.
Tối thiểu 01 ủy viên phản biện là chuyên gia môi trường, có kinh nghiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường và hiểu biết về lĩnh vực dự án.
Các ủy viên khác của hội đồng là các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án.
Dịch vụ thẩm định
Thẩm định thông qua tổ chức dịch vụ thẩm định được áp dụng đối với báo cáo ĐTM của dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 5 của Quy định về điều kiện và hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 19/2007/QĐ-BTNMT ngày 26/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thẩm định thông qua tổ chức dịch vụ thẩm định được áp dụng đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây: Dự án có sử dụng một phần hoặc toàn bộ diện tích đất của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di sản thế giới và khu di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng; Dự án thuộc một trong các lĩnh vực sau: điện nguyên tử, điện nhiệt hạch, lò phản ứng hạt nhân, thuỷ điện, thuỷ lợi có hồ chứa, nuôi trồng thuỷ sản ven biển, xây dựng cảng biển, xây dựng cảng sông, xây dựng sân bay hoặc cảng hàng không, lọc dầu, hoá dầu, sản xuất hoá chất cơ bản, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất phân hoá học, có sử dụng chất phóng xạ hoặc phát sinh chất phóng xạ, khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại, tái chế chất thải, chôn lấp chất thải; Dự án mà chủ đầu tư hoặc
chủ dự án có văn bản đề nghị được thẩm định theo hình thức dịch vụ thẩm định; Dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung mà trước đây báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đó đã được thẩm định thông qua hình thức dịch vụ thẩm định.
Tổ chức dịch vụ thẩm định phải đáp ứng đầy đủ một số điều kiện thoe quy định tại Điều 6 của Quy định về điều kiện và hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 19/2007/QĐ-BTNMT ngày 26/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tổ chức tham gia dịch vụ thẩm định phải đáp ứng các điều kiện sau:
Có tư cách pháp nhân; có đội ngũ cán bộ về khoa học, công nghệ và kỹ thuật có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực dự án đầu tư, trong đó có ít nhất ba (03) chuyên gia có tối thiểu năm (05) năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường.
Có các phương tiện, thiết bị bảo đảm chất lượng và độ tin cậy cần thiết để đo đạc, lấy và phân tích các mẫu về môi trường và các mẫu liên quan khác phù hợp với tính chất của dự án và địa điểm thực hiện dự án. Trường hợp không có đủ các phương tiện, thiết bị theo quy định thì được thuê phương tiện và thiết bị đáp ứng yêu cầu để thực hiện.
Luật BVMT năm 2014 chỉ quy định thẩm định báo cáo ĐTM thông qua hội đồng thẩm định hoặc thông qua việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan thay vì tổ chức dịch vụ thẩm định như Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Điều này sẽ đảm bảo được chất lượng của báo cáo ĐTM, với việc thành viên hội đồng thẩm định và cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình và trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến phản biện của cơ quan, tổ chức và chuyên gia để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ đảm bảo thông tin thu được có độ chính xác cao, góp phần năng cao chất lượng báo cáo ĐTM.
Thời hạn thẩm định
Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:26 Báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là sáu mươi (60) ngày làm việc; Báo cáo đánh giá tác động môi trường không thuộc thẩm quyền thẩm định của
Bộ TN&MT, thời hạn thẩm định tối đa là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày
26
Khoản 1, Điều 20, Nghị Định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ qui định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với những dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc.