Những tồn tại của pháp luật về đánh giá tác động môi trường

Một phần của tài liệu pháp luật về đánh giá tác động môi trường thực trạng và giải pháp (Trang 47)

5. Bố cục đề tài

2.2.2. Những tồn tại của pháp luật về đánh giá tác động môi trường

Các quy định về đánh giá tác động môi trường ngày càng được quan tâm bổ sung, hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, hướng đến phát triển bền vững. Điều đó chứng tỏ sự nhìn nhận về vai trò của ĐTM như một công cựu hữu hiệu để thực hiện công tác quản lý môi trường. Hiện nay, các quy định của pháp luật về ĐTM đã được hướng dẫn chi tiết, cụ thể như quy

định: Đối tượng, thời điểm lập báo cáo ĐTM, lập lại báo cáo ĐTM và tổ chức thẩm định, phê duyệt ĐTM; quy trình, thời hạn kiểm tra và phê duyệt báo cáo ĐTM; trách nhiệm của cơ quan phê duyệt và của chủ dự án sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt; tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định ĐTM; thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vạn hành của dự án.

Việc phân hóa các cấp độ thực hiện ĐTM theo quy mô, tính chất dự án và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phân hóa về trách nhiệm cũng như thể hiện đúng tính chất, mức độ yêu cầu trong công tác bảo vệ môi trường. Các quy định về đánh giá tác động môi trường cũng cho thấy chính sách mở rộng xã hội hóa huy động sự tham gia của các tổ chức có chuyên môn vào công tác lập báo cáo ĐTM cũng như công tác thẩm định báo cáo ĐTM.

Với Nghị định số 29/2011/NĐ-CP và Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT được ban hành thì chính sách pháp luật về ĐTM đã được rõ ràng hơn trong việc áp dụng và thực thi công tác ĐTM. Tuy nhiên, hệ thống chính sách và pháp luật về ĐTM hiện đang dần hoàn thiện, nên vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cụ thể:

Mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định

Tại điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định 29/2011/NĐ-CP quy dịnh: Đối với dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng, chủ dự án phải trình thẩm định báo cáo ĐTM trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng. Với quy định này, có thể hiểu báo cáo ĐTM không nhất thiết phải được trình nộp trước khi được cấp phép đầu tư, mà chỉ cần trước khi cấp giấy phép xây dựng. Quy định này là trái với quy định tại khoản 4 Điều 22 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, khoản 4 Điều 22 quy định như sau “Các dự án quy định tại Điều 18 của Luật này chỉ được phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư,

xây dựng, khai thác sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt”.

Thiếu tính khả thi

Còn rất nhiều quy định pháp luật không thể áp dụng trong thự tế hoặc áp dụng nhưng không hiệu quả do không hợp lý, cụ thể: Theo quy định thì chủ dự án phải được kiểm tra xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vê môi trường thì mới được đưa vào hoạt động chính thức, nhưng dự án chưa hoạt động thì chất thải đâu ra để mà vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường để lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận theo quy định. Do đó, trong thực tế hầu hết các dự án đã đi vào hoạt động chính thức mới lập hồ sơ đề nghị phê duyệt ĐTM. Đây là vấn đề bất cập mà nhiều địa phương đang gặp phải trong quá trình quản lý, kiểm tra, xác nhận công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, tại khoản 1 Điều 21 quy định báo báo ĐTM được thẩm định thông qua 2 hình thức: thành lập hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành Quyết định số 17/2007/QĐ-BTNMT ngày 26/11/2007 ban hành quy định về điều kiện và hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, việc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định là không khả thi về thời gian và kinh phí nên rất ít có đơn vị nào đăng ký để được tuyển chọn, riêng ở địa phương hầu như không có đơn vị nào đăng ký để được tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định ĐTM.

Về cơ chế giám sát cộng đồng: các thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt ĐTM cũng như đảm bảo thực thi ĐTM được quy định tương đối chặt chẽ, việc đảm bảo cho cộng đồng dân cư quyền được tham gia ý kiến, quyền được lắng nghe ý kiến, đặc biệt là các ý kiến không đồng ý triển khai dự án hoặc không đồng ý các giải pháp bảo vệ môi trường được nêu trong báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, hoạt động lập ĐTM là hoạt động có tính chuyên môn cao, vì vậy với trình độ, nhận thức của cộng đồng thì khó có thể đánh giá được hết các vấn đề chuyên môn, khoa học. Các quy định hiện hành chỉ quy định thủ tục, trình tự lấy ý kiến tham vấn cộng đồng, không có bất kỳ cơ chế nào để hỗ trợ về chuyên môn nhằm nâng cao nhận thức và khả năng của cộng đồng trong việc xem xét, góp ý cho các nội dung báo cáo ĐTM. Trong nhiều trường hợp, các ý kiến được đưa ra không xác đáng hoặc cản trở các hoạt động của dự án có phương án bảo vệ môi trường phù hợp.

Chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ

Các quy định về đánh giá tác động môi trường trước đây thiếu những yêu cầu, tiêu chí cần thiết để đảm bảo chất lượng của báo cáo ĐTM. Các quy định hiện hành dường như đã cố gắng khắc phục hạn chế này bằng các phương thức như quy định các chủ thể lập báo cáo ĐTM phải đảm bảo những điều kiện nhất định; quy định về việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường, quy định cách thức thực hiện như: yêu cầu thành lập tổ công tác, yêu cầu về thành phần tham gia, quy định chi tiết về các bước thẩm định, chủ thể thẩm định…, nhưng lại thiếu những quy định về cơ sở để đánh giá chất lượng của báo cáo ĐTM. Điều này dẫn đến một thực tế là việc thẩm định ĐTM chủ yếu dựa vào ý chí chủ quan của các thành viên hội đồng thẩm định, chưa có các căn cứ cụ thể để thẩm định và cơ chế pháp lý cụ thể ràng buộc yêu cầu thẩm định. Còn khá nhiều các văn bản không rõ ràng và khó hiểu không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn cả đối với các cấp chính quyền, nhất là chính quyền địa phương. Có không ít các quy định được hiểu theo các cách khác nhau dẫn đến tình trạng vô tình hoặc cố ý hiểu sai trong áp dụng.

Một phần của tài liệu pháp luật về đánh giá tác động môi trường thực trạng và giải pháp (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)