Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Một phần của tài liệu pháp luật về đánh giá tác động môi trường thực trạng và giải pháp (Trang 27)

5. Bố cục đề tài

2.1.1. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi triển khai thực hiện dự án, bao gồm các loại dự án như sau: Dự án công trình quan trọng quốc gia;Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hóa, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ; Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề; Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn;Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường.18

Theo đó, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP quy định đối tượng phải lập ĐTM gồm: 102 dự án và 12 dự án liên ngành, liên tỉnh thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, sau gần 2 năm triển khai thực hiện Nghị định 80/2006/NĐ-CP, ngày 28 tháng 02 năm 2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, trong đó quy định bổ sung danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, nâng lên 162 dự án và điều chỉnh quy mô một số dự án mà Nghị định số 80/2006/NĐ-CP quy định không phù hợp như: dự án sản xuất giấy; dự án chăn nuôi tập trung quy mô 100 đầu gia súc trở lên và 10.000 con gia cầm trở lên phải lập báo cáo ĐTM thì Nghị định số 21/2008/NĐ-CP đã nâng quy mô lên 1.000 đầu gia súc trở lên và 20.000 con gia cầm trở lên phải lập báo cáo ĐTM. Ngoài ra, theo Nghị định số 21/2008/NĐ-CP đã bổ sung đối tượng phải lập Đề án bảo vệ môi trường.

Ngày 18 tháng 4 năm 2011 Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, trong đó: Phụ lục II: Danh mục các dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM (có 146 dự án) và phụ lục III. Danh mục các dự án liên ngành, liên tỉnh thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM của Bộ TN&MT gồm 11 dự án. Nghị định số 29/2011/NĐ-CP được đánh giá là một bước tiến mới trong công tác đánh giá tác động môi trường, trong đó Nghị định bổ sung thêm một số đối tượng mà Nghị định số

18

80/2006/NĐ-CP và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP không có quy định như: Nghị định 80/2006/NĐ-CP không quy định dự án sản xuất giấy và bột giấy và chưa phân rõ giữa dự án kho hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và kho phân bón hóa học và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP thì không quy định dự án nuôi thủy sản trên cát (10 ha trở lên), nuôi động vật hoang dã (tất cả), nạo vét lòng sông làm vật liệu san lấp, xây dựng có khối lượng mỏ 50.000m3 trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và Nghị định này cho phép thực hiện lại Đề án bảo vệ môi trường.

Hệ thống văn bản pháp luật sau khi Luật bảo vệ môi trường năm 2005 ra đời đã quy định đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết hơn, cụ thể hơn với 146 dự án (Nghị định số 29/2011/NĐ-CP) và đáp ứng những nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường. Nghị định này đã phân rõ 20 nhóm dự án phải lập ĐTM (so với Nghị định 80/2006/NĐ-CP không phân theo nhóm), gom các dự án lại và điều chỉnh quy mô một số dự án phải lập ĐTM (so với Nghị định 21/2008/NĐ-CP). Ngoài ra, theo Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP đã quy định rõ hơn đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường đã góp phần rất lớn trong việc xác định đối tượng phải lập ĐTM và đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết mà các văn bản trước đây chưa thể hiện rõ ràng cụ thể như sau: Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là cơ sở) đến thời điểm ngày 05 tháng 6 năm 2011 đã đi vào hoạt động nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, giấy đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, trước ngày 31 tháng 12 năm 2014 phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm sau: Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP để thẩm định, phê duyệt; Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP để đăng ký .19

Nghị định số 35/2014/NĐ-CP được xem như việc cởi nút thắt trong việc lập đề án bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

19

Điều 1, Nghị định 35/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 sửa đổi Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ban hành ngày 18/04/2011 qui định về ĐMC, ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường.

Năm 2014 ngày 23/6/2014, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Bảo vệ môi tường năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được thông qua đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường. Các quy định về ĐTM trong luật mới đã có một số điểm mới. Tại Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định chỉ có 3 nhóm đối tượng phải thực hiện ĐTM như sau: Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Đối tượng lập báo cáo ĐTM được thu hẹp hơn so với Luật BVMT 2005 (Luật BVMT 2005 có 7 nhóm đối tượng phải lập báo cáo ĐTM).

Trong trường hợp có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian triển khai, thực hiện, hoàn thành dự án thì chủ dự án có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt; trường hợp cần thiết thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung20. Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/04/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường. Tại khoản 3 Điều 12 quy định báo cáo đánh giá tác động môi trường phải lập lại trong các trường hợp sau đây: Thay đổi địa điểm thực hiện dự án; Không triển khai thực hiện dự án trong thời gian ba mươi sáu (36 tháng), kể từ thời điểm ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ làm gia tăng mức độ tác động xấu đến môi trường hoặc phạm vi chịu tác động do những thay đổi này gây ra.

Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định rõ tại Điều 20 về lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường theo đó, chỉ những dự án không triển khai trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với dự án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt21. Trong khi đó việc lập báo cáo ĐTM bổ sung trong Luật BVMT năm 2005 chưa cụ thể, gây khó khăn trong việc áp dụng, tại Khoản 4, Điều 19 Luật BVMT năm 2005 quy định: “Trường hợp thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian triển khai, thực hiện, hoàn thành dự

án thì chủ dự án có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt; trường hợp cần thiết phải lập báo cáo ĐTM bổ sung”. Quy định này dẫn đến việc khó xác định được khi nào

thì cần thiết phải lập báo cáo ĐTM bổ sung, không có hướng dẫn cụ thể gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện.

20

Khoản 4, Điều 19, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

21

Một phần của tài liệu pháp luật về đánh giá tác động môi trường thực trạng và giải pháp (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)