Đề tài: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Trang 1MỞ ĐẦU
- 1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - 8
1.1 Một số lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc phân tích - 8
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản - 8
1.1.2 Một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế - 10
1.2 Lý luận chung về chất lượng tăng trưởng kinh tế
-21 1.2.1 Các quan điểm khác nhau về chất lượng tăng trưởng kinh tế - 21
1.2.2 Các khung phân tích về chất lượng tăng trưởng kinh tế - 25
1.2.3 Các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế - 30
1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực - 30
1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu liên quan đến phúc lợi xã hội - 32
1.2.3.3 Chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - 33
1.2.3.4 Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế với khả năng đảm bảo cơ sở hạ tầng và bảo vệ tài nguyên môi trường - 34
1.2.3.5 Chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh tăng trưởng - 35
1.2.4 Các yếu tố tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế - 36
1.2.4.1 Các yếu tố về nguồn lực và sử dụng nguồn lực - 36
1.2.4.2 Các yếu tố về thể chế - 38
1.3 Chất lượng tăng trưởng kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế -
40 1.3.1 Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế - 40
1.3.2 Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế - 42
1.4 Kinh nghiệm các nước trên thế giới về việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế - 45
iv 1.4.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1950 – 1970 -
45 1.4.2 Kinh nghiệm của Singapore trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế - 51
1.4.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế -
55 1.4.4 Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
-59 1.4.5 Những bài học kinh nghiệm chung - 62
Tóm lược chương 1 -64
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Trang 2Ở TP.HCM THỜI GIAN QUA - 65
2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM thời gian qua
-65 2.1.1 Giới thiệu khái quát về TP.HCM - 65
2.1.2 Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế TP.HCM GĐ 1991 – 2008 - 66
2.2 Phân tích chất lượng TTKT ở TP.HCM giai đoạn 1991 – 2008
-74 2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực - 74
2.2.1.1 Hiệu quả sử dụng lao động địa bàn thành phố - 75
2.2.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn trên địa bàn thành phố - 81
2.2.1.3 Đóng góp của TFP đối với TTKT trên địa bàn thành phố - 85
2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến phúc lợi xã hội - 88
2.2.2.1 Tăng trưởng kinh tế với vấn đề xoá đói giảm nghèo và đáp ứng các dịch cơ bản trong xã hội - 88
2.2.2.2 Tăng trưởng kinh tế với vấn đề giải quyết việc làm, thu nhập và mức sống - 95
2.2.2.3 Tăng trưởng kinh tế về vấn đề công bằng xã hội - 98
2.2.3 Phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố - 103
2.2.3.1 Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế - 103
2.2.3.2 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế - 107
2.2.4 Phân tích tăng trưởng kinh tế với khả năng đảm bảo cơ sở hạ tầng và bảo vệ tài nguyên môi trường - 109
2.2.4.1 Tăng trưởng kinh tế với khả năng đảm bảo cơ sở hạ tầng - 109
v 2.2.4.2 Tăng trưởng kinh tế với vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường - 115
2.2.5 Phân tích về năng lực cạnh tranh tăng trưởng - 118
2.3 Đánh giá chung về chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM thời gian qua - 122
2.3.1 Những thành tựu đạt được về chất lượng tăng trưởng kinh tế - 122
2.3.2 Những mâu thuẫn phát sinh về chất lượng tăng trưởng kinh tế của TP.HCM - 124
Tóm lược chương 2 -
129 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TP.HCM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ -
130 3.1 Cơ sở đề xuất các định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế TP.HCM - 130
3.1.1 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với TP.HCM - 130
3.1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế - 133
3.2 Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM trong thời gian tới - 135
3.2.1 Định hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế - 135
3.2.2 Các mục tiêu cơ bản trong thời gian tới - 137
Trang 33.3 Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế TP.HCM trong hội
nhập kinh tế quốc tế - 141
3.3.1 Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực - 141
3.3.1.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn - 141
3.3.1.2 Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ - 143
3.3.1.3 Giải pháp về đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 144
3.3.2 Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ tài nguyên môi trường - 146
3.3.2.1 Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật - 146
3.3.2.2 Giải pháp về bảo vệ môi trường - 151
3.3.3 Nhóm giải pháp về thể chế - 152
vi 3.3.4 Nhóm giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến phúc lợi xã hội trên địa bàn thành phố -
159 3.3.4.1 Giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động - 159
3.3.4.2 Giải pháp nâng cao phúc lợi xã hội - 162
3.3.4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo - 164
3.3.4.4 Giải pháp giải quyết vấn đề công bằng xã hội - 166
Tóm lược chương 3 -
169 KẾT LUẬN -
171 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ -
174 TÀI LIỆU THAM KHẢO -
176 PHỤ LỤC - 185
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
ICOR : Incremental Capital Output Ratio
LĐTBXH : Lao động thương binh xã hội
KHCN : Khoa học công nghệ
TFP : Total Factor Productivity
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
UBND : Ủy ban nhân dân
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
WB : Ngân hàng thế giới
viii
Trang 4Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng các nhân tố và đóng góp của các nhân tố
vào tốc độ tăng trưởng GDP của TP.HCM 86
Bảng 2.10: Tốc độ tăng trưởng các nhân tố và đóng góp của các nhân tố
vào tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam 87
Bảng 2.11: Nguồn tăng trưởng kinh tế, 1960 - 2003 88
Bảng 2.12: Khảo sát đánh giá về hệ thống y tế trên địa bàn TP.HCM 92
Bảng 2.13: Khảo sát đánh giá về hệ thống giáo dục trên địa bàn TP.HCM 94
Bảng 2.14: Tỷ lệ thất nghiệp ở TP.HCM giai đoạn 2001 – 2008 95
Bảng 2.15: GDP Bình quân đầu người TP.HCM giai đoạn 1990 – 2008 96
Bảng 2.16: Chi tiêu bình quân một người một tháng trên toàn thành phố 96
Bảng 2.17: Khảo sát đánh giá về cuộc sống hiện nay 98
Bảng 2.18: Thu nhập bình quân một người 1 tháng 99
Bảng 2.19: Thu nhập bình quân một người 1 tháng chia theo khu vực trên địa bànTP.HCM giai đoạn 1994 – 2008 102
Bảng 2.20: Chi tiêu bình quân một người một tháng trên thành phố 103
Bảng 2.21: Chuyển dịch của ba ngành kinh tế TP.HCM GĐ 1990-2008 104
Trang 5Bảng 2.22: Cơ cấu khu vực kinh tế ở TP.HCM giai đoạn 1992 – 2008 108
Bảng 2.23 : Khảo sát đánh giá về giao thông trên địa bàn TP.HCM 111
Bảng 2.24 : Khảo sát đánh giá về ngập nước trên địa bàn TP.HCM 114
Bảng 3.3 : Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP và đóng góp của các
nhân tố vào tăng trưởng GDP của TP.HCM đến năm 2020 139
Bảng 3.4: Dự báo cơ cấu kinh tế TPHCM đến năm 2020 139
Biểu đồ 2.7 : So sánh năng suất lao động của TP.HCM so với
các nước trong khu vực 80
Biểu đồ 2.8 : Hệ số ICOR của TP.HCM giai đoạn 1994 – 2008 82
Biểu đồ 2.9: So sánh hệ số ICOR của TP.HCM và cả nước giai đoạn 1994 - 2008 83
Biểu đồ 2.10: Hệ số Gini của TP.HCM giai đoạn 1994 - 2008 100
Biểu đồ 2.11: So sánh hệ số Gini của TP.HCM với Việt Nam GĐ 1994 – 2006 101
Trang 6Biều đồ 2.12: Thu nhập bình quân một người 1 tháng 102
Biểu đồ 3.1: Dự báo hệ số Gini của TP.HCM đến năm 2020 140
1
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao là mục tiêu của hầu hết các quốc gia, nhất
là đối với các nước đang phát triển Đây là điều kiện tiên quyết để khắc phục tìnhtrạng đói nghèo của quốc gia, khắc phục sự lạc hậu, làm cho đời sống vật chất tinhthần của người dân ngày càng cải thiện Tuy nhiên, thế giới ngày càng chứng kiếnnhững mặt trái của tăng trưởng kinh tế nhanh, đó là tình trạng tàn phá tài nguyênmôi trường ngày càng nghiêm trọng, phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng, văn hoá
- xã hội không theo kịp phát triển kinh tế…Trước thực tế đó, ngày nay trong hoạchđịnh chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia hay các địa phương,vấn đề chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng được quan tâm và nhấn mạnh
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chiếm 0,6% diện tích và hơn 7,8 % dân
số cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của
cả nước Có thể nói thành phố là hạt nhân vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vớimức đóng góp hơn 65% GDP trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đóng
góp hơn 20% GDP của cả nước TP.HCM là nơi hoạt động kinh tế năng động, vớitốc độ tăng trưởng kinh tế cao Nếu như năm 1991 tốc độ tăng trưởng GDP của
thành phố là 9,1 % thì đến năm 2007 tăng lên 12,6% và năm 2008 là 10,7% Tínhbình quân giai đoạn 1991 – 1995 GDP thành phố tăng trưởng là 12,6%/năm, giaiđoạn 1996 – 2000 GDP tăng trưởng là 10,3 %/năm, giai đoạn 2001 – 2005 GDPthành phố đạt mức tăng trưởng 11%/năm và giai đoạn 2006 – 2008 đạt tốc độ tăngtrưởng bình quân 11,63 %/năm Những thành tựu về kinh tế, chính trị và xã hội
thời gian qua đã góp phần đưa thành phố trở thành trung tâm kinh tế đứng đầu cảnước
Tuy nhiên, khi đề cập đế _n kinh tế TP.HCM nhiều chuyên gia cũng như nhà
quản lý thường nói: “Kinh tế TP.HCM thời gian qua đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng chất lượng tăng trưởng chưa cao!” Nhưng khi đề cập đến cơ sở nào khẳng định: “Chất lượng tăng trưởng kinh tế thành phố chưa cao” ? thì cho đến nay
chưa có trả lời nào mang tính hệ thống, mà chỉ nhìn nhận, đánh giá ở một khía
2
cạnh hẹp như hiệu quả đầu tư còn thấp hay kết cấu hạ tầng kỹ thuật không theo kịptăng trưởng kinh tế hay ô nhiễm môi trường ngày càng tăng…
Xuất phát từ những trăn trở trên đã đặt ra các câu hỏi: Chất lượng tăng
trưởng kinh tế là gì? Chất lượng tăng trưởng kinh tế được đo lường thông qua
những tiêu chí nào? Chất lượng tăng trưởng kinh tế của TP.HCM hiện nay như thếnào? Làm thế nào để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của thành phố?
Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc nâng cao chất
lượng tăng trưởng kinh tế là hết sức cần thiết để thành phố xứng đáng là trung tâmkinh tế của cả nước và góp phần nâng cao đời sống của người dân thành phố Đó
là lý do tôi chọn đề tài: “ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Trang 7Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ” làm
luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị, để nghiên cứu đánh giá chấtlượng tăng trưởng kinh tế của thành phố thời gian qua Trên cơ sở đó, đề xuất cácđịnh hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP.HCMtrong thời gian tới
2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói
riêng là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, phần lớn cáccông trình nghiên cứu chỉ tập trung đề cập đến mặt tốc độ tăng trưởng Về chấtlượng của tăng trưởng kinh tế mới được các tác giả tập trung nghiên cứu trongnhững năm gần đây, song các nghiên cứu đề cập nhiều khía cạnh khác nhau Tiêubiểu là các công trình:
Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam của GS.TS Nguyễn
Văn Nam và PGS.TS Trần Thọ Đạt Công trình này bày khái quát thực trạng tăngtrưởng kinh tế ở Việt Nam về tốc độ và chất lượng giai đoạn 1991 – 2005, trên cơ
sở đó, các tác giả đã phân tích các nhân tố có tác động tích cực cũng như các nhân
tố cản trở đối với việc nâng cao tốc độ và chất lượng kinh tế ở Việt Nam
Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội tốc độ nhanh, bền vững
3
chất lượng cao ở Việt Nam của TS Đinh Văn Ân Công trình này trình bày quan
niệm về phát triển nhanh, bền vững và chất lượng cao trên thế giới cũng như ởViệt Nam Tác giả cũng đưa ra các giải pháp trong những năm tới để phát triểnnhanh, bền vững và chất lượng cao ở Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nhưng rào cản cần phải vượt qua của GS.
TS Nguyễn Văn Thường Công trình đã đi sâu vào việc phân tích các rào cản đốivới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến những rào cản đối vớiviệc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng ở vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam thời kỳ 2001 – 2010 của TS Trương Thị Minh Sâm Công trình này tập
trung vào việc phân tích những thành tựu và hạn chế của việc tăng trưởng kinh tếcủa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra một số giảipháp để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001 – 2010
Về chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM, hầu hết các công trình, nghiên
cứu chỉ đề cập đến một khía cạnh của vấn đề chất lượng tăng trưởng kinh tế, tiêubiểu có các công trình sau:
Mức sống dân cư và diễn biến phân hoá giàu nghèo tại TP.HCM, đề tài của
Viện Kinh tế TP.HCM do PGS.TS Nguyễn Thị Cành làm chủ nhiệm đã tiến hànhthực hiện trong giai đoạn 1995 – 2000 Với 1500 mẫu điều tra các hộ trên địa bànthành phố, đề tài đã nghiên cứu, khái quát được mức phân hoá giàu nghèo ở địabàn thành phố qua các mặt về thu nhập, ngành nghề, tài sản Đồng thời tác giả đã
đề ra một số giải pháp liên quan đến quản lý nhà nước để giải quyết vấn đề này
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn TP.HCM nhằm tăng
trưởng nhanh và bền vững, đề tài của Viện kinh tế TP.HCM thực hiện Đề tài đã
phân tích động thái chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn thành phốgiai đoạn 1996-2003 Qua đó, đánh giá những mặt được, những hạn chế và nguyên
Trang 8nhân của những hạn chế về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố trong giaiđoạn này Đề tài đã đưa ra các chính sách, giải pháp, cơ chế thực hiện chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trên địa bàn TP.HCM
4
Tăng trưởng và hiệu quả kinh tế TP.HCM 1995-2003, công trình do Cục
thống kê TP.HCM chủ biên đã đánh giá các yếu tố trực tiếp tác động đến tăngtrưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiệu quả đầu tư của thành phố tronggiai đoạn 1995-2003
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước TP.HCM hiện trạng và giải pháp, đề tài của Viện kinh tế TP.HCM do TS Lê Vinh Danh là chủ nhiệm, đề
tài đã đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ởTP.HCM giai đoan 1993-2002 Qua đó, đề xuất một số chính sách và giải phápnâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước TP.HCM thời giantới
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong điều
kiện hội nhập: Nhận diện thách thức và cơ hội, đề tài của Viện kinh tế TP.HCM
do Ths Nguyễn Thiềng Đức làm chủ nhiệm đã nghiên cứu khảo sát năng lực cạnhtranh của các doanh nghiệp trong nước tại TP.HCM Qua đó, đánh giá các nhân tốảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và đề xuất những công việc phải làm đối vớinhà nước và doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệptrong điều kiện hội nhập
Kinh tế TP.HCM 30 năm xây dựng và phát triển (1975-2005), công trình do
viện kinh tế phối hợp với sở văn hóa thông tin TP.HCM chủ trì Công trình này đãgiới thiệu bức tranh tổng thể những thành tựu kinh tế của thành phố trong 30 năm
và một số vấn đề kinh tế đang đặt ra trong thời gian tới
Những công trình trên đã trình bày các khía cạnh khác nhau của tăng trưởngkinh tế ở thành phố Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đánh giá một cáchtoàn diện chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM Do đó, bản thân tác giả đặt ramục tiêu nghiên cứu của mình là phân tích và đánh giá một cách tổng quát chấtlượng tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM thông qua các mặt hiệu quả sử dụng cácnguồn lực, phúc lợi xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khả năng đảm bảo cơ sở hạtầng, môi trường sinh thái và năng lực cạnh tranh tăng trưởng
5
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tăng
trưởng kinh tế của TP.HCM trong những năm qua Từ đó, đề xuất các định hướng
và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của thành phố trongthời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Hướng tới mục đích trên, luận án đề ra các nhiệm
vụ sau:
- Luận án phân tích một cách có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về chất
lượng tăng trưởng kinh tế
- Luận án phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế ở
TP.HCM thời gian qua Qua đó chỉ ra những thành tựu đạt được và những mâuthuẫn đặ _t ra về chất lượng tăng trưởng kinh tế
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án sẽ đưa ra hệ thống các định hướng
Trang 9và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế TP.HCM tronghội nhập kinh tế quốc tế.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
a Đối tượng nghiên cứu: luận án là vấn đề chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Trong quá trình nghiên cứu, luận án không đi vào nghiên cứu tất cả các nhân tốảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế mà chỉ tập trung vào những yếu tố cơ bản nhấttác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố, bao gồm các vấn đề vềhiệu quả sử dụng các nguồn lực trong quá trình tăng trưởng, về phúc lợi xã hội, vềchuyển dịch cơ cấu kinh tế, về đảm bảo cơ sở hạ tầng, môi trường sinh thái và vềnăng lực cạnh tranh tăng trưởng
b Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian, giới hạn nghiên cứu của luận án là từ năm 1991 đến năm
2008 Trong đó tập trung chủ yếu vào phân tích giai đoạn 1994 – 2008
- Về không gian, luận án nghiên cứu trên địa bàn TP.HCM
6
5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu của luận án
a Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu của luận án là chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Luận án nghiên cứu chất lượng tăngtrưởng kinh tế trong mối quan hệ tác động qua lại với tốc độ tăng trưởng kinh tế.Nghiên cứu mối quan hệ của các nhân tố cơ bản quan trọng tác động đến chấtlượng tăng trưởng kinh tế ở TP HCM thời gian qua
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học có một vai trò quan trọng trong quá
trình nghiên cứu luận án Trong quá trình nghiên cứu, luận án không đi vào nghiêncứu tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế mà chỉ tập trung vàonhững yếu tố cơ bản nhất tác động trực tiếp đến chất lượng tăng trưởng kinh tế ởthành phố, thông qua các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng các nguồn lực, về phúc lợi
xã hội, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về khả năng đảm bảo cơ sở hạ tầng, môitrường sinh thái và về năng lực cạnh tranh
Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp, khảo sát, mô hình hóa có vai
trò hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu Trong quá trình phân tích, luận
án chú trọng phân tích, đánh giá với dẫn chứng để chứng minh bằng số liệu cụ thể;kết hợp giữa lý luận và thực tiễn
b Nguồn số liệu nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ các cuộc điều tra khảo sát
mức sống dân cư trên địa bàn thành phố năm 1994, 2002, 2004, 2006, 2008 củaCục thống kê TP.HCM Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các số liệu trong niên giámthống kê TP.HCM qua các năm 1993, 1996, 1999, 2000, 2004, 2006, 2007, 2008
và các báo cáo tổng hợp của Sở Lao động Thương binh Xã hội TP.HCM, Ban chỉđạo Xoá đói giảm nghèo thành phố, Sở kế hoạch đầu tư TP.HCM
Thứ hai, đề tài sử dụng nguồn số liệu sơ cấp thông qua việc tiến hành điều
tra, khảo sát 539 mẫu đánh giá các nhóm dân cư trên địa bàn thành phố về các vấn7
đề liên quan đến phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống, cơ sở hạ tầng trên địa bànthành phố Qua đó, có được đánh giá thực tế hơn về một số vấn đề mà đề tài
Trang 10nghiên cứu.
6 Những điểm mới của luận án
Một là, luận án phân tích một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về chất
lượng tăng trưởng kinh tế Làm rõ khái niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế theoquan điểm của luận án và xây dựng các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế
Hai là, luận án phân tích, rút ra các bài học kinh nghiệm của các nước trong
việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế giúp TP.HCM tham khảo những kinhnghiệm thành công cũng như tránh được những sai lầm mà các nước khác đã trảiqua
Ba là, luận án phân tích, đánh giá bức tranh tổng quát chất lượng tăng trưởng
kinh tế TP.HCM thông qua các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng các nguồn lực, vềphúc lợi xã hội, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về khả năng đảm bảo cơ sở hạ tầng,môi trường sinh thái và về năng lực cạnh tranh tăng trưởng Qua đó, chỉ ra nhữngthành tựu đạt được và mâu thuẫn đang đặt ra về chất lượng tăng trưởng kinh tế củathành phố
Bốn là, trên cơ sở khái quát lý luận và thực tiễn chất lượng tăng trưởng kinh tế ở
TP.HCM thời gian qua, kết hợp các bài học kinh nghiệm các nước, luận án đưa ra hệthống các định hướng và giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh
tế ở TP HCM trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm
ba chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế
Chương 2 : Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM thời gian qua Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở
TP.HCM trong hội nhập kinh tế quốc tế
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1 Một số lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc phân tích
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu tại
mỗi quốc gia trong quá trình phát triển, nhất là ở giai đoạn đầu của quá trình pháttriển và cùng với thời gian, quan niệm về vấn đề này ngày càng hoàn thiện hơn.Nếu tiếp cận trong ngắn hạn, thì tăng trưởng kinh tế có các khái niệm sau:
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một
khoảng thời gian nhất định
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng quốc gia hoặc sản lượng quốcgia tính bình quân trên đầu người trong một thời gian nhất định
Nếu tiếp cận trong dài hạn, thì tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng quy mô sản
lượng hay sự mở rộng sản lượng của một nền kinh tế qua các năm
Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nềnkinh tế
Ngày nay, để đo lường sản lượng hay thu nhập của nền kinh tế người ta
thường dùng các chỉ tiêu sau:
Trang 11- Tổng giá trị sản xuất (GO – Gross Output) là tổng giá trị sản phẩm vật chất
và dịch vụ được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳnhất định (thường là một năm)
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product) là tổng giá trị
của những hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên phạm vi lãnh thổcủa một quốc gia trong một thời kỳ nhất định
- Tổng thu nhập quốc dân (GNI – Gross National Income) là tổng giá trị của
những hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi yếu tố sản xuất của một9
nước trong một khoảng thời gian nhất định
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế.
“Phát triển kinh tế được xem là quá trình biến đổi cả về lượng lẫn về chất của nềnkinh tế, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề vềkinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia”[55, tr.22]
Nội dung phát triển kinh tế được khái quát ở ba tiêu thức:
- Sự gia tăng tổng thu nhập của nền kinh tế và thu nhập bình quân trên đầu
người Đây là chỉ tiêu thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điềukiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện các mụctiêu khác của phát triển;
- Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại Đây là chỉ tiêu phản
ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia Để phân biệt các giai đoạnphát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau,người ta thường dựa vào dấu hiện cơ cấu ngành mà quốc gia đó đạt được;
- Sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội Mục tiêu cuối cùng
của sự phát triển kinh tế của các quốc gia không phải là tăng trưởng kinh tế haychuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là xoá bỏ đói nghèo, suy dinh dưỡng, sự tăng lêncủa tuổi thọ bình quân, trình độ dân trí, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nướcsạnh….Hoàn thiện các chỉ tiêu trên chính là sự thay đổi về chất của xã hội trongquá trình phát triển kinh tế
Ngày nay, người ta không chỉ đề cập đến tăng trưởng kinh tế và phát triển
kinh tế mà ngày càng nhấn mạnh và quan tâm đến phát triển bền vững
Thuật ngữ phát triển bền vững xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên vàTài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung: "Sự phát triển của nhânloại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhucầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học" [6, tr.1]
10
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường vàPhát triển Thế giới - WCED Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự pháttriển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hạiđến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai "[6, tr.1]
Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môitrường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi
đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong
Trang 12việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường.Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức tại Nam Phi
năm 2002 đã xác định: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợpchặt chẽ, hài hòa, hợp lý giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế, cải
thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường”[34, tr.3] Hội nghị này
nhận định rằng các vấn đề về môi trường trên thế giới là hậu quả của việc bùng nổdân số toàn cầu, của việc tiêu thụ ngày càng nhiều tài nguyên, của các mục tiêukinh tế ngắn hạn, của việc quá chú trọng lợi nhuận dẫn đến phí phạm nghiêm trọngcác nguồn lực thiên nhiên và đặc biệt là của tình trạng bất công bằng xã hội gây ra
và khoét sâu khoảng cách giàu nghèo
1.1.2 Một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế
1.1.2.1 Quan điểm cổ điển về tăng trưởng kinh tế
Quan điểm cổ điển về tăng trưởng kinh tế được xây dựng bởi các đại biểu
là William Petty (1623-1687), Adam Smith ( 1723 - 1790) và David Ricardo (
1772 - 1823) Quan điểm này có những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, họ cho rằng nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, từ đó
yếu tố căn bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn Trong từngngành và phù hợp với một trình độ kỹ thuật nhất định các yếu tố này kết hợp vớinhau theo một tỷ lệ cố định Trong ba yếu tố trên thì đất đai là quan trọng nhất.Đất đai chính là giới hạn của sự tăng trưởng
11
Thứ hai, họ chia xã hội ra thành ba nhóm người: địa chủ, tư bản và công
nhân Sự phân phối thu nhập của ba nhóm này phụ thuộc vào quyền sở hữu của họđối với các yếu tố sản xuất Địa chủ có đất thì nhận địa tô, tư bản có vốn thì nhậnlợi nhuận, công nhân có lao động thì nhận tiền công và họ cho rằng cách phânphối này là hợp lý Trong ba nhóm người này, thì nhà tư bản giữ vai trò quan trọng
cả trong sản xuất, tích luỹ và phân phối Họ đứng ra tổ chức sản xuất, giành lại
một phần lợi nhuận để tích luỹ và họ chủ động trong quá trình phân phối
Thứ ba, hoạt động của các chủ thể kinh tế bị chi phối bởi một “Bàn tay vô
hình” dẫn dắt để gắn lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội Việc bãi bỏ sự điều tiết củachính phủ đối với các hoạt động sản xuất và thị trường không chỉ góp phần làmtăng thu nhập của tầng lớp chủ tư bản, qua đó, làm tăng tỷ lệ tích luỹ của xã hội
mà còn góp phần mở rộng thị trường Mặc dù ủng hộ mạnh mẽ cho tự do cạnhtranh, nhưng Adam Smith vẫn nhận thức được tầm quan trọng của việc cung ứnghàng hoá công cộng nhằm phục vụ cho cơ chế thị trường, bao gồm quốc phòng,cảnh sát, hệ thống luật pháp, toà án, xây dựng cơ sở hạ tầng và giáo dục Tuynhiên, ông cho rằng việc cung ứng hàng hoá công cộng cần được tư nhân hoá càngnhiều càng tốt
1.1.2.2 Quan điểm của Karl Marx về tăng trưởng kinh tế
Karl Marx (Các Mác) (1818 - 1883) không những là nhà chính trị học, nhà
triết học mà còn được xem là nhà kinh tế xuất sắc Sự xuất hiện lý thuyết phêphán tăng trưởng kinh tế tư bản chủ nghĩa của Mác vào giữa thế kỷ XIX thực sự
là một sự kiện lớn Quan điểm cơ bản nhất của Mác về tăng trưởng kinh tế baogồm những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, về con đường phát triển Mác đã chỉ ra quy luật chung của mọi
Trang 13thời đại, mọi phương thức sản xuất, đó là quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sảnxuất với trình độ của lực lượng sản xuất Mác viết: “ Trong sự sản xuất xã hội rađời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ
thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù12
hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất của họ.Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội ”[13,
tr.14] Như vậy, theo Mác lực lượng sản xuất phát triển đến đâu thì quan hệ sảnxuất phát triển tương ứng tới đó Sự phát triển vượt trước hay tụt hậu của quan hệsản xuất so với sự phát triển của lực lượng sản xuất đều làm cản trở sự phát triểncủa sức sản xuất xã hội Do đó, không thể xoá bỏ một hình thức quan hệ sản xuấtnào đó khi mà lực lượng sản xuất tương ứng với nó đang còn sức sống, đang còn
là một tất yếu kinh tế đối với sự phát triển của xã hội Các Mác đã viết: “ Khôngmột hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất màhình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho sự phát triển, vẫn chưa phát triển, vànhững quan hệ sản xuất mới, cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi
những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòngbản thân xã hội cũ” [13, tr.15 -16]
Thứ hai, về các yếu tố của tăng trưởng kinh tế Nếu như các nhà kinh tế học
cổ điển xem đất đai, lao động và vốn là ba yếu tố cơ bản của tăng trưởng, trong đóđất đai là yếu tố quan trọng nhất, thì Mác cho rằng các yếu tố tác động đến tăngtrưởng kinh tế không chỉ là đất đai, lao động, vốn mà còn có yếu khoa học kỹ
thuật Về vai trò khoa học kỹ thuật trong tăng trưởng kinh tế, Mác viết: “Khoa học
kỹ thuật là lực lượng sả _n xuất trực tiếp”[12, tr.234] Mác đã đề cao vai trò của
khoa học kỹ thuật trong sản xuất khi cho rằng mục đích của nhà tư bản là tìm mọicách để tăng giá trị thặng dư, cho nên họ tìm cách tăng thời gian làm việc, tăngcường độ làm việc của công nhân, giảm tiền công của công nhân, hoặc nâng caonăng suất bằng cách cải tiến kỹ thuật Việc cải tiến kỹ thuật sẽ làm tăng số máymóc, thiết bị và dụng cụ lao động giành cho công nhân, nghĩa là cấu tạo hữu cơcủa tư bản c/v có xu hướng ngày càng tăng Do đó, các nhà tư bản cần nhiều vốnhơn để đầu tư máy móc thiết bị kỹ thuật, tăng năng suất lao động Vì vậy, trongtổng số giá trị thặng dư thu được nhà tư bản chỉ dùng một phần để tiêu dùng cánhân, phần còn lại để tích luỹ phát triển sản xuất Đây chính là nguyên lý tích luỹcủa chủ nghĩa tư bản
13
Trong các yếu tố sản xuất, Mác đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động
trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư Theo Mác sức lao động là một hàng hoáđặc biệt, cũng như hàng hoá khác, nó được nhà tư bản mua bán trên thị trường vàtiêu dùng trong quá trình sản xuất Nhưng trong quá trình tiêu dùng, giá trị sử
dụng của hàng hoá sức lao động không giống với giá trị sử dụng của các hàng hoákhác Trong quá trình sản xuất (tiêu dùng sức lao động) bằng lao động trừu tượngcủa mình người công nhân tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của sức lao động,phần dư ra đó chính là giá trị thặng dư cho nhà tư bản
Thứ ba, về tái sản xuất mở rộng Mác cho rằng muốn tái sản xuất mở rộng
Trang 14thì phải tích lũy tư bản (tư bản hóa giá trị thặng dư), tức phải biến một phần giá trịthặng dư thành tư bản bất biến phụ thêm (c1) và tư bản khả biến phụ thêm (v1).Nhưng, các bộ phận giá trị phụ thêm đó phải tìm được những tư liệu sản xuất và
tư liệu sinh hoạt phụ thêm dưới những hình thái vật chất tưng ứng với nhu cầu của
nó Điều này đòi hỏi cơ cấu sản xuất xã hội phải có những thay đổi so với tái sảnxuất giản đơn
Nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội khi chưa xét tới ảnh hưởng của tiến bộ
kỹ thuật, chưa tính đến thay đổi cấu tạo hữu cơ của tư bản, Mác đã thấy vai trò ưutiên của việc sản xuất tư liệu sản xuất Tổng cung về tư liệu sản xuất phải đủkhông những để bù đắp tư liệu sản xuất đã tiêu dùng mà còn để mở rộng sản xuất;quy mô tái sản xuất mở rộng của khu vực I quyết định quy mô tái sản xuất mởrộng của khu vực II Khi tính tới ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật làm cho cấu tạohữu cơ của tư bản không ngừng tăng lên trong quá trình tái sản xuất mở rộng, V.I.Lênin đã phát hiện ra quy luật: sản xuất ra tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu sảnxuất tăng nhanh nhất, sau đến là sản xuất ra tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu tiêudùng và chậm nhất là sự phát triển của tư liệu tiêu dùng Đó là quy luật ưu tiênphát triển sản xuất tư liệu sản xuất, một quy luật kinh tế quan trọng của nền kinh
1.1.2.3 Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế
Cuối thế kỷ XIX là thời kỳ đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của khoa học
kỹ thuật Hàng loạt các phát minh khoa học và các nguồn tài nguyên được khaithác phục vụ cho quá trình sản xuất Sự phát triển này hình thành một trường pháikinh tế mới – trường phái tân cổ điển
Trong mô hình tân cổ điển, các nhà kinh tế học bác bỏ quan điểm cổ điển
cho rằng sản xuất trong một tình trạng nhất định đòi hỏi những tỷ lệ nhất định vềlao động và vốn, họ cho rằng vốn có thể thay thế được nhân công, và trong quátrình sản xuất có thể có nhiều cách khác nhau trong việc kết hợp các yếu tố đầuvào Các nhà kinh tế học tân cổ điển còn cho rằng tiến bộ kỹ thuật là yếu tố thúcđẩy sự tăng trưởng kinh tế Đồng thời xu hướng thay đổi trong kỹ thuật là đa sốcác sáng chế đều có khuynh hướng dùng vốn để tiết kiệm nhân công
Các nhà kinh tế học tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăngtrưởng kinh tế thông qua hàm sản xuất Hàm số này nói lên mối quan hệ giữa sựtăng lên của đầu ra với sự tăng lên của yếu tố đầu vào là vốn, lao động, tài nguyên
Trang 15Theo trường phái tân cổ điển, có thể có nhiều nhân tố khác tham gia vào quátrình sản xuất nên hàm sản xuất có dấu chấm lững
15
Lý thuyết tăng trưởng của trường phái này đề cao vai trò của các yếu tố sản
xuất Mỗi sự gia tăng của yếu tố sản xuất sẽ làm gia tăng thêm sản lượng đầu ra
Họ cho rằng, mỗi nhân tố đều có vai trò nhất định đối với tăng trưởng sản xuất vàgiữa chúng có quan hệ lẫn nhau Trong đó, tư bản được quan tâm nhất bởi vì nó điliền với tiến bộ khoa học và công nghệ Lao động được coi là nguồn vốn ban đầuthiết yếu nhất của tăng trưởng
1.1.2.4 Mô hình của Keynes về tăng trưởng kinh tế
Học thuyết kinh tế của John Maynar Keynes ra đời trong hoàn cảnh cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 -1933) đã làm phá sản học thuyết “bàn tay vôhình, thăng bằng tổng quát” của trường phái cổ điển và tân cổ điển Ngoài ra,những năm 30 của thế kỷ XX, lực lượng sản xuất xã hội đã phát triển mạnh mẽ, xãhội hóa ngày càng cao hơn so với thời kỳ trước đòi hỏi phải có sự điều chỉnh tácđộng của nhà nước vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội trong xã hội tư bản.Theo Keynes, một nền kinh tế chịu tác động của hai nhân tố cơ bản: tổng
cung - tức toàn bộ số hàng hóa bán trên thị trường và tổng cầu - tức toàn thể sốhàng hóa mà người ta muốn mua Nhân tố trực tiếp quyết định mức sản lượng vàviệc làm trong nền kinh tế không phải là tổng cung mà chính là tổng cầu Tổngcung giữ vai trò thụ động, nó chịu sự tác động của tổng cầu Đến lượt mình, tổngcầu phụ thuộc vào các yếu tố: mức chi tiêu cá nhân của mỗi gia đình, mức chi tiêuđầu tư, mức chi tiêu của chính phủ và chi tiêu của nước ngoài đối với hàng hóa sảnxuất trong nước (xuất khẩu ròng) Trong quá trình vận động của nền kinh tế, tổngcầu thường không theo kịp tổng cung Điều đó ảnh hưởng đến tình hình sản xuất,thu hẹp đầu tư và gây ra nạn thất nghiệp Để giải quyết tình trạng này phải tăngtổng cầu, tổng cầu lớn hơn tổng cung sẽ làm gia tăng đầu tư do đó sẽ gia tăng việclàm và gia tăng thu nhập Cuối cùng sản lượng quốc gia sẽ tăng
Trong logic phân tích của mình, Keynes cho rằng để thoát khỏi khủng hoàng
và thất nghiệp cần có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để tăng tổng cầu,gia tăng việc làm và thu nhập Trước hết, Ông đề nghị sử dụng ngân sách nhà16
nước để kích thích đầu tư thông qua các đơn đặt hàng của Nhà nước và trợ cấp vốncho doanh nghiệp Để kích thích đầu tư phải có các biện pháp tăng lợi nhuận vàgiảm lãi suất, muốn vậy phải tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông Keynes đềnghị thực hiện lạm phát có mức độ Ông đánh giá cao vai trò của hệ thống thuếkhóa, công trái nhà nước, qua đó để bổ sung ngân sách nhà nước Ông đề nghịgiảm lãi suất ngân hàng để khuyến khích đầu tư và đánh thuế thu nhập cá nhân lũytiến làm cho phân phối thu nhập trở nên công bằng hơn, do đó sẽ tăng tổng thunhập mà nhân dân dùng cho tiêu dùng Ông tán thành đầu tư của Chính phủ vàocác công trình công cộng
1.1.2.5 Mô hình của Harrod – Domar về tăng trưởng kinh tế
Mô hình này do hai nhà kinh tế học Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở
Mỹ đưa ra vào thập niên 40 của thế kỷ XX và được các nước đang phát triển banđầu ứng dụng
Trang 16Mô hình này cho rằng, đầu ra của bất kỳ đơn vị kinh tế nào, dù là một công
ty, một ngành, hay toàn bộ nền kinh tế đều phụ thuộc vaò tổng vốn đầu tư cho đơn
vị đó:
Nếu gọi Y là đầu ra ( GDP, GNI)
g là tốc độ tăng trưởng của đầu ra, thì :
Mà mục đích của đầu tư là để tạo ra vốn sản xuất ( K ) nên: I = Δ K (4)
Nếu gọi k là tỷ số giữa gia tăng đầu tư với gia tăng sản lượng Hay còn goi
hệ số ICOR – hệ số gia tăng vốn đầu ra
Như vậy, theo mô hình này, để tăng trưởng kinh tế thì phải tăng tỷ lệ tích
luỹ (tiết kiệm) và giảm hệ số ICOR ( tăng hiệu quả sử dụng vốn)
Tuy vậy, trong thực tế thì tăng trưởng kinh tế có thể xảy ra không phải vì lý
do tăng đầu tư, hoặc ngược lại nếu đầu tư không có hiệu quả vẫn có thế dẫn đếnkhông có sự tăng trưởng Kể cả trong trường hợp đầu tư có hiệu quả thì sự tăng tỷ
lệ tiết kiệm cũng chỉ có thể tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn chứkhông thể đạt trong dài hạn Từ những lập luận này, năm 1956, dựa trên tư tưởngcủa lý thuyết trường phái tân cổ điển, Robert Solow xây dựng mô hình tăng
trưởng mới, còn gọi là mô hình tăng trưởng Solow
Nếu như mô hình của Harrod – Domar chỉ xét đến vai trò của vốn sản xuất
Trang 17thông qua tiết kiệm và đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế, thì mô hình Solow đãđưa nhân tố lao động và tiến bộ kỹ thuật vào phương trình tăng trưởng và theoSolow tiến bộ kỹ thuật là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế kể cả trongngắn hạn và trong dài hạn.
1.1.2.6 Quan điểm của kinh tế học hiện đại về tăng trưởng kinh tế
Kinh tế học hiện đại ngày này quan niệm về sự cân bằng kinh tế dựa theo môhình của J.M Keynes, nghĩa là sự cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết tạimức sản lượng tiềm năng, mà thường là dưới mức sản lượng tiềm năng, trong18
điều kiện hoạt động bình thường, nền kinh tế vẫn có thất nghiệp và lạm phát Nhànước cần xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát có thể chấp nhậnđược Sự cân bằng này của nền kinh tế được xác định tại giao điểm của tổng cung
và tổng cầu
Hiện nay, các mô hình tăng trưởng hiện đại thường không nói đến nhân tố
tài nguyên, đất đai với tư cách là biến số của hàm tăng trưởng kinh tế, họ cho rằngđất đai là yếu tố cố định còn vai trò của tài nguyên có xu hướng giảm sút Nhữngyếu tố tài nguyên, đất đai đang sử dụng có thể gia nhập dưới dạng yếu tố vốn sảnxuất: K
Ba yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng: Vốn, lao động và yếu tố năng
suất tổng hợp (TFP)
Vốn và lao động được xem là yếu tố vật chất có thể lượng hóa được tác
động của nó đến tăng trưởng và được xem là nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng.TFP là thể hiện hiệu quả của yếu tố khoa học kỹ thuật, trình độ quản ly hay
cách đánh giá tác động của KHKT đến tăng trưởng kinh tế TFP được coi là yếu tốchất lượng của tăng trưởng hay tăng trưởng theo chiều sâu
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cho rằng thị trường là yếu tố cơ bản
điều tiết hoạt động của nền kinh tế Sự tác động qua lại giữa mức tổng cung vàmức tổng cầu tạo ra mức thu nhập thực tế, việc làm, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạmphát, đó là cơ sở để giải quyết ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế Theo quan điểmhiện đại thì việc mở rộng kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhànước vào nền kinh tế không chỉ vì thị trường có những khuyết tật, mà còn vì xãhội đặt ra những mục tiêu mà thị trường không thể đáp ứng tốt được
Như vậy, qua phân tích lịch sử phát triển các quan điểm về tăng trưởng kinh
tế, có thể thấy quá trình chuyển biến nhận thức từ mô hình tăng trưởng theo chiềurộng chủ yếu vào tài nguyên, lao động sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâuchủ yếu dựa vào khoa học công nghệ
19
1.1.2.7 Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh
Mặc dù không đề cập trực tiếp đề cập đến vấn đề tăng trưởng và phát triển
kinh tế nhưng những tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về kinh tế có ý nghĩa rấtlớn đối với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và TP.HCM nóiriêng, thể hiện:
Một là, theo Hồ Chí Minh phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Ngay từ những ngày đầu xây dựng CNXH ở
Miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta
Trang 18là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH, đưa miền Bắc tiến dầnlên CNXH, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiêntiến Trong quá trình cách mạng XHCN, chúng ta cần phải cải tạo nền kinh tế cũ
và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt lâu dài ”[48,tr.13] Từ một nước thuộc địa, nữa phong kiến, trải qua nhiều năm tháng đấu tranhgian khổ, hy sinh để giành độc lập dân tộc, sau khi cách mạng thành công, ViệtNam đi theo con đường XHCN Nhưng muốn xây dựng xã hội mới thành công,đòi hỏi chúng ta phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật, có nền kinh tế phát triển Và đếnngày nay, tư tưởng đó đang thể hiện rõ trong đường lối xây dựng đất nước, khiĐảng ta khẳng định: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng lànhiệm vụ then chốt, văn hoá xã hội là nền tảng tinh thần
Hai là, quá trình phát triển đất nước không được rập khuôn máy móc mà
phải phát huy tính năng động, sáng tạo phù hợp với từng giai đoạn và từng hoàn cảnh của đất nước Vào cuối những năm 50, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Ta
không thể giống Liên xô, vì Liên xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử, địa lýkhác,….ta có thể đi theo con đường khác để tiến lên CNXH ”[47, tr.498 - 499] Cóthể nói đây là cơ sở để Đảng ta đoạn tuyệt với những quan điểm giáo điều và kinhnghiệm chủ nghĩa đã tồn tại hàng chục năm, gây nhiều cản trở đối với tinh thầnsáng tạo của cán bộ, đảng viên và nhân dân Tại các địa hội VII, VIII sau đó, luậnđiểm này từng bước hoàn thiện và đến đại hội IX, Đảng ta đã khẳng định: “ Xâydựng nền kinh tế độc lập, tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết20
hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước”[29, tr.92]
Ba là, trong cơ cấu kinh tế phải chú ý phát triển mạnh, cân đối giữa công
nghiệp và nông nghiệp Trong di sản lý luận của Hồ Chí Minh, phát triển lực
lượng sản xuất ở nước ta, đầu tiên và trước hết là phát triển sản xuất nông nghiệpnhằm giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, kế đó là phát triển công nghiệp nhẹ
để đảm bảo nguồn cung cấp lớn hàng tiêu dùng cho nhân dân Còn công nghiệpnặng, theo Người, là cần thiết, song nó chỉ được xây dựng từng bước để hướngđến đủ làm cơ sở cho xây dựng nền kinh tế độc lập Xét về mọi phương diện củanền kinh tế quốc dân, Hồ Chí Minh luôn xác định: “ tất cả các ngành từ côngnghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hoá, giáodục, y tế… đều cần phát triển toàn diện nhưng các ngành này phải lấy phục vụnông nghiệp làm trọng tâm”[47, tr.277]
Bốn là, tăng gia sản xuất phải đi liền với thực hành tiết kiệm, chống tham ô
lãng phí Nội dung này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quan điểm phát triển kinh tế
trong tư tưởng Hồ Chí Minh Người đã có nhiều tác phẩm quan trọng bàn về vấn
đề phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí Ngay sau khicách mạng tháng tám thành công, Hồ Chí Minh kêu gọi phải chống ba thứ giặc là :giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm Và muốn chống giặc đói, Người kêu gọi đẩymạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về vấn đềnày
Năm là, tư tưởng về vai trò của nhân tài trong quá trình phát triển của đất
nước Xác định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ Người
Trang 19quan niệm: để công nghiệp hoá một cách có hiệu quả thì vai trò của yếu tố nhânlực, mà đặc biệt là nhân tài là hết sức quan trọng Hồ Chí Minh từng bôn ba khắpbốn bể năm châu, tận mắt chứng kiến sự phát triển của các quốc gia tiên tiến trênthế giới, Người luôn tin tưởng ở yếu tố con người trong sự nghiệp phát triển khoahọc công nghệ của đất nước Từ năm 1945 Người đã viết: “ Kiến thiết cần có nhântài Nhân tài nước ta dù chưa nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo chọn, khéo phân21
phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển càng thêm nhiều”[46, tr.99] Nhưvậy, có thể thấy Hồ Chí Minh rất coi trọng trí thức trong quá trình phát triển kinh
tế của đất nước Đây là một bài học lớn trong quá trình công nghiệp hoá, phát triểnkinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay Nhân tố con người phải được coi trọngtrong quá trình sản xuất, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ phải được đưalên hàng đầu
1.2 Lý luận chung về chất lượng tăng trưởng kinh tế
1.2.1 Các quan điểm khác nhau về chất lượng tăng trưởng kinh tế
Những thập niên cuối thế kỷ XX , thế giới chứng kiến những thay đổi lớn laocủa nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu Á Tuy vậy,cùng với sự thay đổi lớn, vẫn còn có những dấu hiệu suy thoái, thậm chí là khủnghoảng kinh tế Thực tế ở các nước Châu Mỹ La tinh vào đầu thập kỷ 80, một loạtcác nước Châu Phi phải chịu thụt lùi về kinh tế với tốc độ tăng trưởng âm giaiđoạn 1980 – 1992, khủng hoảng kinh tế ở các nước châu Á vào cuối thập kỷ 90 vàđặc biệt là khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra hiện nay là những đại diệntiêu biểu cho hiện tượng này Tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nhưng khôngđảm bảo sự tăng trưởng trong dài hạn và nguyên nhân đưa ra là tăng trưởng theochiều rộng mà không theo chiều sâu Hay nói cách khác, quá trình tăng trưởngkinh tế đó không có chất lượng cao
Trước những diễn biến thực tế đó đã đặt một câu hỏi lớn đối với các kinh tế
cũng như các nhà hoạch định chính sách phải bắt đầu chú ý nhiều hơn đến chấtlượng tăng trưởng
Cho đến nay, chưa có một khái niệm chính thức về chất lượng tăng trưởng
kinh tế Vì vậy, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm chất lượng tăngtrưởng Theo nghĩa hẹp, chất lượng tăng trưởng kinh tế có thể chỉ được giới hạn ởmột khía cạnh nào đó, đôi khi đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư, chất lượng giáodục, chất lượng cuộc sống…Còn theo nghĩa rộng, nội hàm của khái niệm chấtlượng tăng trưởng có thể mở rộng trên nhiều khía cạnh [1, tr.3]
22
Một trong những cách định nghĩa chất lượng tăng trưởng kinh tế là liệt kê
các tăng trưởng kinh tế tốt và các tăng trưởng kinh tế xấu Chương trình phát triểncủa liên hiệp quốc (1996) UNDP đã liệt kê 05 loại tăng trưởng kinh tế xấu, baogồm :
- Tăng trưởng kinh tế không lương tâm Đó là tăng trưởng kinh tế mà thành
quả của nó chủ yếu đem lại lợi ích cho người giàu, còn người nghèo ít được
hưởng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng
- Tăng trưởng kinh tế không việc làm Đó là tăng trưởng kinh tế nhưng
không mở rộng cơ hội tạo thêm việc làm hoặc phải làm việc nhiều giờ và có thu
Trang 20nhập thấp với những công việc có năng suất thấp trong khu vực nông nghiệp vàkhu vực không chính thức.
- Tăng trưởng kinh tế không có tiếng nói Tức là tăng trưởng kinh tế không
đi kèm với việc mở rộng nền dân chủ hay là việc trao đổi thêm quyền lực cho dân,dập tắt những đòi hỏi được tham gia nhiều hơn của công đồng vào các quyết sáchliên quan đến đời sống xã hội
- Tăng trưởng kinh tế không gốc rễ Đó là tăng trưởng kinh tế khiến cho nền
văn hoá, đời sống tinh thần của còn người ngày càng khô héo
- Tăng trưởng kinh tế không có tương lai Tức là tăng trưởng kinh tế trong
đó thế hệ hiện nay phung phí những nguồn lực mà các thế hệ trong tương lai cầnđến [3, tr 34 -35]
Như vậy, điểm chung của các khái niêm trên là chỉ xoay quanh một ý đồ, đó
là tăng trưởng kinh tế phải gắn với chất lượng
Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới và một số phân tích của một số
nhà kinh tế học nổi tiếng được giải thưởng Nobel gần đây như R Lucas, AmartyaSen, J Stinglitz thì cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, chất lượng tăng trưởngkinh tế tập trung chủ yếu ở sáu tiêu chuẩn sau :
(i) Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong thời gian tương đối dài và tránh23
được các biến động từ bên ngoài
(ii) Tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnhtranh của nền kinh tế
(iii) Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, được thể hiện ở sự đóng góp của
nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) cao và không ngừng gia tăng
(iv) Tăng trưởng kinh tế phải đi kèm với phát triển môi trường bền vững
(v) Tăng trưởng kinh tế phải đạt mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và giảm
được đói nghèo
(vi) Tăng trưởng kinh tế phải hỗ trợ cho thể chế dân chủ luôn đổi mới, đến
lượt nó thúc đẩy tăng trưởng ở tỷ lệ cao hơn [3, tr.35]
Bản báo cáo ‘‘Chất lượng tăng trưởng kinh tế’’ năm 2000 của ngân hàng thếgiới tuy không đưa ra định nghĩa cụ thể về chất lượng tăng trưởng, nhưng có nhấnmạnh đến hai khía cạnh của chất lượng tăng trưởng, đó là :
- Tốc độ tăng trưởng cao cần được duy trì trong dài hạn
- Tăng trưởng cần phải đóng góp trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng cuộcsống, cụ thể là phân phối thành quả của tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.Với khái niệm này, cách nhìn nhận về tăng trưởng trở nên toàn diện hơn và
được nâng lên một bước so với trước đây Nói đến tăng trưởng kinh tế giờ đâykhông chỉ đơn thuần là tăng thu nhập bình quân đầu người, mà hai mục tiêu kháckhông kém phần quan trọng là phải duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn
và tăng thu nhập phải gắn với tăng chất lượng cuộc sống hay phúc lợi xã hội vàxoá đói giảm nghèo Như vậy, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế có ý nghĩalớn cho các nhà hoạch định chính sách, nhất là ở các nước đang phát triển Để tạođược điều này, việc xem xét các khía cạnh của quá trình tạo tăng trưởng trở nêncấp thiết hơn
Theo tác giả Lê Đức Huy: ‘‘Chất lượng tăng trưởng kinh tế là một khái
Trang 21niệm kinh tế dùng để chỉ tính ổn định của trạng thái bên trong vốn có của quátrình tăng trưởng kinh tế, là tổng hợp các thuộc tính cơ bản hay đặc tính tạo thànhbản chất của tăng trưởng kinh tế trong một hoàn cảnh và giai đoạn nhất định’’ [32, tr 28]
Theo TS Nguyễn Hữu Hiểu : “Chất lượng tăng trưởng phản ánh nền kinh tếđạt tốc độ tăng trưởng cao, duy trì trong một thời gian dài, gắn với đó là quá trìnhnâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền tự docho mỗi người ” [109, tr.1]
Theo Tác giả Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt thì : “Chất lượng tăng
trưởng kinh tế cao là sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế,thể hiện qua năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất lao động xã hội tăng và ổnđịnh, mức sống của người dân được nâng cao không ngừng, cơ cấu kinh tế chuyểndịch phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước, sản xuất có tính cạnh tranhcao, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường, quản lý kinh tế nhà nước có hiệu quả ” [51, tr 24]
Theo PGS.TS Ngô Doãn Vịnh thì ‘‘ Chất lượng tăng trưởng kinh tế là tập
hợp các đặc trưng về kết quả và hiệu quả của chính tăng trưởng kinh tế’’[90, tr.66]
Theo tác giả Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá thì : ‘‘ Chất lượng tăng
trưởng kinh tế không chỉ dừng lại ở việc xem xét các yếu tố tạo ra tăng trưởng,
mà quan trọng không kém là cần xem xét cả kết quả phân phối thành quả của tăngtrưởng cũng như tác động ngược trở lại tới tăng trưởng của khía cạnh phân phối
đó …và đóng góp của quản lý nhà nước tới cả quá trình tăng trưởng’’ [1,tr 5]
Từ những quan điểm và khái niệm trên, có thể khái quát khái niệm chất tăng
trưởng kinh tế như sau: Chất lượng tăng trưởng kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế trong dài hạn theo chiều sâu, trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực tăng trưởng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội.
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm chất lượng tăng trưởng,25
nhưng theo chúng tôi, nếu xét theo nghĩa hẹp, thì chất lượng tăng trưởng kinh tếgắn với hiệu quả tăng trưởng được thể hiện thông qua hiệu quả sử dụng vốn ( hệ
số ICOR), năng suất lao động, đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp trongtăng trưởng Còn nếu xét theo nghĩa rộng thì nội hàm của chất lượng tăng trưởngkinh tế bao gồm: (i) tốc độ tăng trưởng kinh tế cần duy trì ở mức hợp lý nhưngbền vững trong thời gian tương đối dài; (ii) tăng trưởng kinh tế phải hiệu quả thểhiện ở việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho tăng trưởng, trên cơ sở môhình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu Tăng trưởng kinh tế không chỉ phụ thuộcchủ yếu vào sự gia tăng của vốn và lao động mà được thể hiện ở sự đóng góp củanhân tố năng suất tổng hợp (TFP) cao và không ngừng gia tăng; (iii) đồng thờităng trưởng kinh tế phải tác động lan tỏa tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấukinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội, đảm bảo cơ sở hạ tầng và cải thiện môi trườngsinh thái
Như vậy, nói đến chất lượng tăng trưởng kinh tế không chỉ dừng ở việc xemxét các yếu tố tạo ra tăng trưởng mà cần phải xem xét các kết quả phân phối thành
Trang 22quả tăng trưởng cũng như các tác động lan tỏa của tăng trưởng kinh tế Khái niệmchất lượng tăng trưởng kinh tế trên khẳng định sự không trùng lắp với các kháiniệm về “phát triển kinh tế” hay “phát triển bền vững” Mặc dù, giữa chúng tồntại mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó vẫn đảm bảo nguyên tắc tăng trưởngkinh tế là một yếu tố quan trọng.
1.2.2 Các khung phân tích về chất lượng tăng trưởng kinh tế
Do trình độ phát triển giữa các quốc gia khác nhau và do sự khác nhau về
mô hình tăng trưởng mà các nước đang theo đuổi nên cho đến nay, chưa có mộtkhung phân tích thống nhất về chất lượng tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, theocách tiếp cận khái quát nhất, cơ sở để phân tích và đánh giá chất lượng tăngtrưởng kinh tế thường dựa vào ba nội dung bổ sung cho nhau, đó là : (i) vai tròcủa các loại tài sản vốn tham gia vào quá trình tạo giá trị gia tăng; (ii) vấn đề phânphối thu nhập và tạo cơ hội trong quá trình tăng trưởng và (iii) vai trò quản lý nhà26
nước trong quá trình phát triển
Việc đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế bằng cách xem xét ba nội dungtrên có quan hệ mật thiết với nhau Trong đó tăng trưởng kinh tế là một nhân tốquan trọng Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế về lượng không có nghĩa là các chỉ sốcủa phát triển tự động được cải thiện Vì vậy, tăng trưởng kinh tế về lượng nếukhông được duy trì và không đi đôi với cải thiện phúc lợi thì mục tiêu của pháttriển sẽ không đạt được Như vậy, phân tích chất lượng không chỉ dừng ở việcxem xét các yếu tố tạo ra tăng trưởng mà cần phải xem xét các kết quả phân phốithành quả tăng trưởng cũng như hiệu quả quản lý của nhà nước đối với quá trìnhtăng trưởng
Thứ nhất, việc hình thành các loại tài sản vốn Quá trình tăng trưởng kinh tế
chịu sự tác động của nhiều yếu tố, nhưng tham gia trực tiếp là các nhân tố sảnxuất gồm : vốn vật chất, vốn con người, vốn tài nguyên và tiến bộ khoa học côngnghệ Tiến bộ khoa học công nghệ một mặt ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vànăng suất các nhân tố còn lại, mặt khác góp vào tổng năng suất các nhân tố Do
đó, đầu tư hình thành các loại tài sản này là cần thiết để có tăng trưởng kinh tế.Tuy nhiên, với chất lượng tăng trưởng kinh tế thì mức đầu tư và cách thức đầu tưđều quan trọng Vì vậy, nếu đầu tư mất cân đối sẽ khó duy trì tăng trưởng trongdài hạn và nâng cao phúc lợi cho toàn dân
Thực tế ở nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển trong hai thập kỷ
80 và 90 là một bằng chứng khá rõ của sự tập trung vào tài sản vốn vật chất Cácnước này đã đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng đầu tư tài sảnvốn vật chất Để thực hiện mục tiêu này, các nước này đã tăng trợ cấp vốn, ưu đãi
về lãi suất, bảo lãnh cho vay, bảo hộ sản xuất trong nước, miễn giảm thuế… Hệquả của chính sách này là khuyến khích các nhà đầu tư, các ngân hàng và cộngđồng doanh nghiệp chấp nhận rủi ro, gây bùng nổ đầu tư vào tài sản vốn vật chấttrong hai thập kỷ trên Do đó thiếu nguồn lực đầu tư vào các tài sản vốn khác vìkhông hấp dẫn các nhà đầu tư Sự đầu tư thiên lệch này là một trong những
27
nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mất cân đối của nền kinh tế, tăng trưởng kinh
tế kém bền vững
Trang 23Bên cạnh đó, do theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao và làm hấp dẫn các nhà
đầu tư nước ngoài, nhiều quốc gia đang phát triển còn cho phép khai thác tàinguyên và môi trường quá mức, nhiều nước không thực hiện hoặc thực hiệnkhông nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường, về vệ sinh, an toàn laođộng…Do khai thác tài nguyên quá mức và phát triển các ngành công nghiệp dựavào tài nguyên cũng kéo theo đầu tư nhiều hơn vào tài sản vốn vật chất Quá trìnhkhai thác này sẽ dẫn đến các nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức, tài nguyênngày càng bị cạn kiệt sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế, mà đối tượngchịu ảnh hưởng trực tiếp lớn nhất là những người nghèo Vì hoạt động sản xuấtcủa người nghèo gắn với vốn tài nguyên, trong khi cơ hội thay thế vốn tài nguyênbằng các loại vốn khác của người nghèo là rất thấp Vì vậy, sự xuống cấp củanguồn vốn tài nguyên mà không thay thế bằng các loại tài sản vốn khác thì tăngtrưởng kinh tế cũng sẽ khó đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo một cách bềnvững
Tác động của sự xuống cấp vốn tài nguyên với tăng trưởng kinh tế có thể
giảm nếu các chính phủ có chiến lược thay thế bằng loại vốn khác, nhất là vốncon người Nếu chính phủ chú trọng đầu tư vào vốn con người để phát triển
những ngành kinh tế dựa vào tri thức và thông tin thì sẽ giảm sự phụ thuộc tăngtrưởng kinh tế vào các ngành khai thác tài nguyên
Khoa học công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành
và sử dụng các loại tài sản vốn trên Khoa học công nghệ làm tăng hiệu quả sửdụng các loại tài sản vốn và qua đó tác động trực tiếp đến năng suất lao động
Thứ hai, vấn đề phân phối thu nhập và tạo cơ hội trong quá trình tăng
trưởng Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập là một trongnhững vấn đề được nhiều các nhà kinh tế học quan tâm
Simon Kuznets, nhà kinh tế học người Mỹ, năm 1955 đã đưa ra mô hình
28
nghiên cứu thực nghiệm nhằm xem xét mối quan hệ giữa thu nhập (GNP/người)
và tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Theo ông, bất bình đẳng làmột hệ quả của quá trình tăng trưởng Giai đoạn đầu, khi GNP/Người tăng thì tìnhtrạng bất bình đẳng tăng, đến giai đoạn trình độ phát triển cao, khi GNP/ngườităng thì tình trạng bất bình đẳng lại giảm đi, lúc đó thu nhập và phúc lợi có xuhướng được phân phối công bằng hơn Tuy nhiên, Bản thân Kuznets không phântích và làm rõ những nguyên nhân cũng như bản chất dẫn đến tình trạng bất bìnhđẳng Trong khi đó, mỗi nước có những chính sách khác nhau tác động vào tìnhtrạng tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng dẫn đến quá trình này diễn ra khácnhau
Athur Lewis đồng tình với Kuznets về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và bất bình đẳng theo hình chữ U ngược Nhưng Lewis tập trung giải thích nguyênnhân dẫn tới hình chữ U ngược
Ông cho rằng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế tồn tại hai
khu vực: khu vực công nghiệp với tiền lương cao và khu vực nông nghiệp với tiềnlương thấp Do đó, việc mở rộng quy mô sản xuất khu vực công nghiệp sẽ thu hútmột số lượng lớn lao động từ nông nghiệp và nhà tư bản chỉ trả tiền lương côngnhân ở mức thấp Như vậy, thu nhập của nhà tư bản vừa tăng lên do quy mô sản
Trang 24xuất mở rộng, vừa tăng lên do lao động của công nhân đem lại.
Giai đoạn sau sự bất bình đẳng giảm do khi lao động dư thừa được thu hút
hết vào khu vực thành thị – công nghiệp và dịch vụ thì lúc này lao động trở nênkhan hiếm trong sản xuất Cung lao động giảm, cầu lao động tăng lên đòi hỏi phảităng tiền lương cho người lao động Điều này sẽ làm cho bất bình đẳng giảm.Trong mô hình này, theo ông bất bình đẳng không chỉ là kết quả của tăng
trưởng kinh tế mà còn là điều kiện cần thiết để tăng trưởng kinh tế Do đó, bất kỳmột sự hấp tấp vội vã trong chính sách nhằm nhanh chóng xóa bỏ bất bình đẳngtrong phân phối thu nhập của giai đoạn đầu phát triển có thể ảnh hưởng xấu đếntăng trưởng kinh tế
Theo ngân hàng thế giới (WB) nguyên nhân cơ bản của tình trạng bất bình
29
đẳng là do sự bất công trong vấn đề sở hữu mà đặc biệt là vấn đề sở hữu tư liệusản xuất Vì vậy, cần phải phân phối lại các thành quả của tăng trưởng kinh tế, saocho cùng với thời gian, phân phối thu nhập dần dần cải thiện Nó bao gồm phânphối lại của cải (tài sản) và phân phối lại từ tăng trưởng kinh tế Ở các nước đangphát triển, chính sách để phân phối lại tài sản bao gồm: Chính sách cải cách ruộngđất ; chính sách nhằm tăng cường cơ hội giáo dục cho nhiều người
Tuy nhiên, chính sách cải cách ruộng đất chỉ thực sự là công cụ tác động đốivới phân phối lại thu nhập khi có sự kết hợp với chính sách tín dụng nông nghiệpnông thôn, chính sách thị trường cho nông sản, chính sách công nghệ…Chính sáchcải cách ruộng đất của Hàn Quốc trong những năm 60 đã làm cho họ trở thànhnước có sự bất bình đẳng về đất đai vào loại thấp nhất thế giới Điều này dẫn đếnthúc đẩy sự bình đẳng về kinh tế Vì nông nghiệp đóng vai trò quan trọng tronggiai đoạn đầu tăng trưởng kinh tế
Như vậy, các chính sách tăng trưởng mà không tính đến khía cạnh phân phốithu nhập và phân phối cơ hội cũng như không gắn với xoá đói giảm nghèo bềnvững sẽ khó duy trì được tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Một khi chú trọng đếnchất lượng tăng trưởng thì khía cạnh phân phối và xoá đói giảm nghèo không thểgiải quyết chỉ bằng chính sách tái phân phối thu nhập trực tiếp Các biện pháp giántiếp nhằm tạo cơ hội cho người nghèo có thể tham gia nhiều hơn quá trình tăngtrưởng mới là cần thiết Do đó, đầu tư cho giáo dục, y tế và bảo vệ môi trường cótác động tích cực tới việc hình thành vốn con người và vốn tài nguyên Đây là haiyếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và thu nhập của người nghèo Tuynhiên, nếu chính sách đầu tư công chỉ tập trung vào số lượng mà không coi trọngchất lượng và cách thức phân phối thì sẽ không đạt được kết quả mong muốn.Việc thực hiện những chính sách này đã và đang gặp nhiều khó khăn tại nhiềunước dẫn đến tình trạng người giàu được tiếp cận các nguồn lực dễ dàng hơn vàhưởng lợi hơn so với người nghèo Bên cạnh chính sách đầu tư công, các chínhsách hỗ trợ người nghèo tiếp cận nguồn vốn đầu tư, đất đai, tài nguyên và các biệnpháp phổ biến kiến thức, chuyển giao công nghệ cũng có ảnh hưởng tích cực tới30
mở rộng cơ hội tạo việc làm có thu nhập cao hơn cho người nghèo
Thứ ba, quản lý của nhà nước Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc
vào năng lực bộ máy nhà nước, trước hết trong xây dựng thể chế và thực hiện vai
Trang 25trò quản lý của mình Quản lý nhà nước được thể hiện thông quan nhiều tiêu chí,nhưng có thể khái quát ở bốn tiêu chí tổng quát là ổn định vĩ mô, ổn định chínhtrị, xây dựng thể chế và hiệu lực của hệ thống pháp luật Một nhà nước có thể chế
và những quy định minh bạch, rõ ràng và tính thực thi của hệ thống pháp luật cao,
có bộ máy ít quan liêu, tham nhũng, đồng thời tạo điều kiện cho người dân thựchiện tốt các quyền của họ Tuy nhiên, đo lường và đánh giá sự quản lý của nhànước theo bốn tiêu chí trên là công việc không thể dễ dàng cả lý thuyết và thựctiễn
1.2.3 Các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế
Muốn đo chất lượng tăng trưởng kinh tế cần phải sử dụng nhiều tiêu chí Tuynhiên, trong giới hạn nghiên cứu của mình, trên cơ sở khái quát ba nội dung cơbản nhất của chất lượng tăng trưởng là : (i) vai trò của các loại tài sản vốn thamgia vào quá trình tăng trưởng; (ii) vấn đề phân phối thu nhập và tạo cơ hội trongquá trình tăng trưởng và (iii) vai trò quản lý nhà nước trong quá trình tăng trưởng.Luận án, tập trung vào phân tích các nhóm chỉ tiêu đo lường chất lượng tăngtrưởng kinh tế sau:
1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực
Thứ nhất, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao
động được thể hiện thông qua năng suất lao động Năng suất lao động có thểđược tính bằng cách lấy GDP theo giá cố định (giá so sánh) chia cho số lao động.Ngoài ra, năng suất lao động cũng có thể tính bằng số sản phẩm được tạo ra trongmột đơn vị lao động
NSLĐ =
GDP giá so sánh
Số lao động
31
Thứ hai, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn Một trong những chỉ tiêu
quan trọng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn là hệ số ICOR (Incremental CapitalOutput Ratio) – hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng Hệ số này cho biết đểtăng thêm một đơn vị hay một phần trăm GDP cần phải tăng thêm bao nhiêu đơn
vị hoặc bao nhiêu phần trăm GDP vốn đầu tư thực hiện Hệ số này phản ánh hiệuquả sử dụng vốn đầu tư dẫn tới tăng trưởng kinh tế Nếu hệ số ICOR thấp tức làhiệu quả sử dụng vốn đầu tư cao và ngược lại Tuy nhiên, theo quy luật hiệu quảcận biên của tư bản có khuynh hướng giảm dần, khi nền kinh tế tăng trưởng thì hệ
số ICOR sẽ tăng lên, tức để duy trì cùng một tốc độ tăng trưởng, thì giai đoạn saucần một tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP cao hơn
Có hai cách để tính hệ số ICOR:
Cách thức nhất, ICOR =
Trong đó :
I1 là tổng vốn đầu của năm nghiên cứu
Y1 là GDP của năm nghiên cứu
Y0 là GDP của năm gốc
Cách thứ hai, I COR =
Trong đó :
Trang 26I/Y là tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP
gy là tốc độ tăng GDP
Thứ ba, chỉ tiêu phản ánh đóng góp của khoa học công nghệ, trình độ quản
lý đối với tăng trưởng kinh tế (đóng góp của TFP) Khi phân tích các chỉ tiêu
phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực, thì một trong nhân tố không thể khôngnhắc đến là tác động của khoa học công nghệ và trình độ quản lý Ngày nay, đểđánh giá tác động của các yếu tố này người ta thường dùng chỉ tiêu TFP (Total
Factor Productivity) – nhân tố năng suất tổng hợp
Nhân tố năng suất tổng hợp được coi là yếu tố chất lượng của tăng trưởng
hay tăng trưởng theo chiều sâu Nếu nhân tố năng suất tổng hợp tăng nhanh vàchiếm tỷ trọng đóng góp cao cho tăng trưởng kinh tế thì sẽ đảm bào duy trì tăngtrưởng kinh tế trong dài hạn, tránh được những biến động từ yếu tố bên ngoài
Để tính tác động của TFP đến tăng trưởng kinh tế, người ta thường sử dụng
hàm sản xuất Cobb – Douglas để tính toán
Xét Hàm Cobb – Douglas với hai yếu tố vốn (K) và lao động (L)
Mô hình này xác định tác động của tốc độ tăng vốn và lao động đối với tốc
độ tăng trưởng kinh tế và phần còn lại của tăng trưởng kinh tế là do TFP (nhân tốnăng suất tổng hợp)
Thông thường để tính toán người ta dùng hồi quy mô hình kinh tế lượng chohàm sản xuất Cobb – Douglas bằng phần mềm Eviews để xác định đóng góp củatừng nhân tố trong tăng trưởng
1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu liên quan đến phúc lợi xã hội
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế với vấn đề xoá đói giảm nghèo và đáp ứng các
dịch cơ bản trong xã hội Chất lượng tăng trưởng kinh tế phải được thể hiện thông
qua việc các thành viên trong xã hội được thụ hưởng từ kết quả tăng trưởng kinh33
tế, nhất là người nghèo Vì vậy, xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế vàvấn đề xoá đói giảm nghèo là một trong những tiêu chí quan trọng liên quan đếnchất lượng tăng trưởng kinh tế Các chỉ tiêu phản ánh vấn đề này bao gồm : tỷ lệ
Trang 27phần trăm hộ nghèo, tốc độ giảm tỷ lệ nghèo đói, % giảm nghèo so với % tăngtrưởng GDP, % các hộ tiếp cận các dịch vụ cơ bản trong nền kinh tế…
Thứ hai, tăng trưởng kinh tế gắn với vấn đề giải quyết việc làm Chất lượng
tăng trưởng kinh tế phải thể hiện thông qua việc tăng trưởng kinh tế gắn với vấn
đề giải quyết việc làm Các thước đo vấn đề này bao gồm : số việc làm được tạo
ra mới trong một năm, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thời gian lao động, số người thấtnghiệp…
Thứ ba, tăng trưởng kinh tế gắn với vấn đề công bằng xã hội Chất lượng
tăng trưởng kinh tế phải được thể hiện thông qua việc phân phối hợp lý thành quảtăng trưởng giữa các tầng lớp dân cư Để đo vấn đề này, người ta thường dùngcác chỉ tiêu như : đường cong Lorenz, hệ số Gini, hệ số giãn cách…
1.2.3.3 Chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là một trong những thuộc tính quan trọng của nền kinh tế, nóphản ánh tính chất và trình độ phát triển của nền kinh tế; phản ánh số lượng vàchất lượng các phần tử hợp thành trong mối liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên
hệ thống kinh tế vận động và phát triển không ngừng Sự liên kết, phối hợp giữacác bộ phận hợp thành ở trình độ càng cao thì sự phát triển hài hoà được đảm bảo,
hệ thống càng phát triển và đem lại kết quả tăng trưởng kinh tế cao và hiệu quả
Để phân tích cơ cấu kinh tế, người ta thường tiếp cận theo các góc độ sau :
Thứ nhất, góc độ chuyển dịch cơ cấu ngành, để xem xét số lượng các ngành
tạo nên nền kinh tế và chất lượng các mối quan hệ giữa chúng với nhau ra sao.Thực tế người ta thường chia nền kinh tế thành ba nhóm ngành lớn là nông – lâmnghiệp – thuỷ sản, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ Sự chuyển dịch cơ cấungành kinh tế là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạngthái khác theo hướng ngày càng hiện đại hơn Mà thông thường là tỷ trọng của34
các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ trong GDP ngày càng tăng và tỷtrọng của ngành nông – lâm nghiệp – thuỷ sản trong GDP ngày càng giảm
Chất lượng của sự tăng trưởng kinh tế được thể hiện rõ nét qua sự chuyển
dịch cơ cấu nội ngành kinh tế Khi xem xét chất chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành
kinh tế người ta thường xét sự chuyển dịch các ngành trồng trọt, chăn nuôi vàdịch vụ nông nghiệp trong nội bộ trong ngành nông nghiệp; sự chuyển dịch cácngành công nghiệp thâm dụng lao động và tài nguyên với ngành công nghiệpthâm dụng khoa học công nghệ trong nội bộ ngành công nghiệp và sự chuyển dịchcác ngành dịch vụ cao cấp trong cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ
Thứ hai, góc độ chuyển dịch cơ cấu sở hữu, xem xét có bao nhiêu thành kinh
tế tồn tại, phát triển trong hệ thống nền kinh tế, trong đó thành phân kinh tế nào có
ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển Đây là một vấn đề hết sức phức tạp Tuynhiên, về mặt quan điểm, sự phát triển bao nhiêu thành phần hay phần thành nàogiữ vai trò quyết định cũng không thể nằm ngoài mục tiêu chung là phát triểnmạnh mẽ lực lượng sản xuất, đem lại đời sống ấm no cho người dân Vì một mụctiêu chung là xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, công bằng hơn
1.2.3.4 Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế với khả năng đảm bảo cơ sở
hạ tầng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế với khả năng đảm bảo cơ sở hạ tầng Chất
Trang 28lượng tăng trưởng kinh tế phải được thể hiện thông qua việc tăng trưởng kinh tếphải gắn với khả năng đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế trong quátrình tăng trưởng Đặc biệt là hạ tầng giao thông và khả năng đáp ứng nhu cầunăng lượng trong quá trình tăng trưởng Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao thườngdẫn đến vấn đề quả tải của cơ sở hạ tầng Điều này ảnh hướng lớn đến việc tăngtrưởng kinh tế trong những chu kỳ tiếp theo Do đó, nếu tăng trưởng kinh tế màkhông đảm bảo về cơ sở hạ tầng thì chất lượng tăng trưởng kinh tế không cao.
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế với việc bảo vệ tài nguyên môi trường Chất
lượng tăng trưởng kinh tế phải được thể hiện thông qua việc tăng trưởng phải gắn35
với khai thác tài nguyên hợp lý và bảo vệ môi trường Nếu tăng trưởng kinh tế màdựa chủ yếu vào việc khái thác tài nguyên thì tăng trưởng kinh tế này sẽ khôngbền vững, tức chất lượng tăng trưởng kinh tế sẽ không cao Các chỉ tiêu chính đểđánh giá vấn đề này bao gồm: mức độ cạn kiệt tài nguyên, tình hình ô nhiễm môitrường…
1.2.3.5 Chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh tăng trưởng
Hiện nay, để đo năng lực cạnh tranh tăng trưởng của nền kinh tế người ta
thường xem xét ở ba góc độ là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lựccạnh tranh của sản phẩm và khả năng lực tranh của quốc gia
Ở góc độ tỉnh, thành, năng lực cạnh tranh tăng trưởng thường thể hiện thôngqua môi trường đầu tư, yếu tố công nghệ, trình độ quản l ý, trình độ lao động….Tuy nhiên, việc đánh giá các chỉ tiêu trên khá phức tạp Do đó, trong giới hạnnghiện cứu của đề tài, để đánh giá khả năng cạnh tranh tăng trưởng, đề tài sử dụngchỉ số PCI – chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Mặc dù chưa phản ánh hết nănglực cạnh tranh tăng trưởng nhưng chỉ số PCI do Phòng thương mại – công nghiệpViệt Nam (VCCI) và dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) công
bố hàng năm cũng thể hiện một số nội dung quan trọng trong năng lực cạnh tranhtăng trưởng giữa các tỉnh, thành trong cả nước PCI được tính với tổng điểm là
100, cấu thành từ 10 chỉ số bao gồm :
Stt Chỉ số cấu thành PCI Trọng số
1 Chính sách phát triển kinh tế tư nhân 15%
2 Tính minh bạch 15%
3 Đào tạo lao động 15%
4 Tính năng động và tiên phong 15%
5 Chi phí thời gian để thực hiện quy định của nhà nước 10%
6 Thiết chế pháp lý 10%
7 Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước 5%
8 Chi phí không chính thức 5%
36
9 Tiếp cận đất đai và sử ổn định trong sử dụng đất 5%
10 Chi phí gia nhập thị trường 5%
Tổng cộng 100%
Nguồn: VCCI
Hiện nay cũng có những ý kiến nghi ngờ về tính chính xác trong việc so
sánh chỉ số PCI giữa các tỉnh Tuy nhiên đây vẫn là một chỉ tiêu có giá trị tham
Trang 29chiếu nhằm đo lường năng lực điều hành nền kinh tế của lãnh đạo các tỉnh thành,cũng như tính hấp dẫn về môi trường đầu tư tại các địa phương.
1.2.4 Các yếu tố tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế
1.2.4.1 Các yếu tố về nguồn lực và sử dụng nguồn lực
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào (nguồn lực sản
xuất) theo các cách thức nhất định để tạo các đầu ra (GDP, GNP) theo nhu cầu của
xã hội Thông thường nói đến các nguồn lực của tăng trưởng kinh tế, người tathường là nói đến bốn nguồn lực cơ bản sau:
Thứ nhất, nguồn vốn Vốn là yếu tố đầu vào của sản xuất Vốn được đặt ở
khía cạnh vật chất chứ không phải dưới dạng giá trị Nó bao gồm toàn bộ tư liệuvật chất được tích luỹ của nền kinh tế bao gồm: nhà máy, thiết bị máy móc, nhàxưởng và các trang thiết bị…Ở các nước đang phát triển sự đóng góp của sản xuấtvào tăng trưởng kinh tế thường chiếm tỷ trọng cao Đó thể hiện tính chất tăngtrưởng theo chiều rộng
Các nhà khoa học đã tìm ra được mối quan hệ giữa gia tăng GDP với gia
tăng đầu tư thông qua hệ số ICOR (Inceremental Capital Output Ratio) – Hệ sốhiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng Đây là tỷ lệ tăng đầu tư chia cho tỷ lệtăng GDP
Thứ hai, nguồn lao động Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng lao động là
một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất Vì vậy, để phát triển kinh
tế thì phải phát triển lao động Tức là nhấn mạnh đến số lượng lao động
37
Ngày nay, người ta khẳng định, lao động là nhân tố quyết định việc việc tổ
chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác Nếu không dựa trên nền tảng pháttriển cao của nguồn lao động về thể chất, trình độ văn hóa, kỹ thuật, kinh nghiệmquản lý, lòng nhiệt tình… thì không thể sử dụng hợp lý các nguồn lực khác, thậmchí là lãng phí các nguồn lực đó Nhấn mạnh đến vài trò của lao động chất lượngcao Hơn nữa là bộ phận của dân số, nguồn lao động tham gia vào tiêu dùng cácsản phẩm và dịch vụ xã hội Nguồn lao động trở thành nhân tố tạo cầu của nềnkinh tế Như vậy, nguồn lao động khác với các nguồn lực khác là vừa tham gia tạocung, tạo cầu của nền kinh tế, vừa trực tiếp điều tiết các quan hệ kinh tế đó
Trong nền kinh tế tri thức, thì tri thức là yếu tố quyết định nhất trong quá
trinh sản xuất và sáng tạo là để tồn tại và cạnh tranh Những yếu tố này đều gắnvới nguồn nhân lực Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực được xem là yếu tố chấtlượng của tăng trưởng
Thứ ba, nguồn tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các
nguồn lực của tự nhiên, bao gồm đất đai, không khí, nước, các loại năng lượng vànhững khoáng sản trong lòng đất … Con người có thể khai thác và sử dụng nhữnglợi ích do tài nguyên thiên nhiên ban tặng để thoả mãn các nhu cầu đa dạng củamình
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là phân bố không đồng đều giữa các vùng
trên trái đất, phụ thuộc vào địa chất, thời tiết, khí hậu từng vùng Đại bộ phận cácnguồn tài nguyên có giá trị cao hiện nay đều được hình thành qua quá trình pháttriển lâu dài của lịch sử Đặc tính cơ bản của tài nguyên là quý hiếm nên đòi hỏitrong quá trình khai thác và sử dụng phải luôn có ý thức bảo tồn, tiết kiệm và hiệu
Trang 30Tài nguyên thiên nhiên là một nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất
Nếu không có tài nguyên thì sẽ không có sản xuất và cũng không có con người tồntại Tuy nhiên, với tăng trưởng và phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên mớichỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ Nó chỉ trở thành sức mạnh khi con người biết38
khai thác và sử dụng chúng có hiệu quả
Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để tích luỹ vốn và phát triển ổn định, đặc
biệt là trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá Tài nguyên thiên nhiên là yếu tốthúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đặc biệt với cácnước đang phát triển: nguồn tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển các
ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp nặng……
Thứ tư, khoa học và công nghệ Trước đây, tồn tại quan điểm tăng trưởng
kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào vốn, lao động và tài nguyên Thực tế, có nhiều quốc
gia lao động dồi dào (Trung Quốc, Ấn Độ ), nguồn tài nguyên phong phú, dư thừavốn (các nước Ả Rập) vẫn chưa tiến kịp các nước Tây âu và Bắc Mỹ
Dưới tác động của khoa học công nghệ, các nguồn lực sản xuất đượ _c mởrộng: mở rộng khả năng phát hiện, khai thác và sử dụng có hiệu quả… , làm biếnđổi cơ cấu lao động, hiện đại hóa các khâu trung gian như giao thông, vận tải,thông tin KHCN tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển từ chiều rộng sang chiềusâu Tác động làm cho tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ có
xu hướng tăng dần, còn ngành nông nghiệp thì ngày càng giảm dần
KHCN góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của
hàng hóa, tạo điều kiện cho các nước đang phát triển phát triển kinh tế thị trường
và hội nhập vào thị trường thế giới
Hiện nay, các mô hình tăng trưởng hiện đại thường không nói đến nhân tố
tài nguyên, đất đai với tư cách là biến số của hàm tăng trưởng kinh tế, họ cho rằngđất đai là yếu tố cố định còn tài nguyên có xu hướng giảm sút Những yếu tố tàinguyên đất đai đang sử dụng có thể gia nhập dưới dạng yếu tố vốn sản xuất: K
Ba yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng: Vốn, lao động và nhân tố năng suấttổng hợp ( TFP)
Vốn và lao động được xem là yếu tố vật chất có thể lượng hóa được tác
động của nó đến tăng trưởng và được xem là nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng.39
TFP là thể hiện hiệu quả của yếu tố khoa học kỹ thuật, trình độ quản ly hay
cách đánh giá tác động của khoa học công nghệ đến tăng trưởng kinh tế TFP đượccoi là yếu tố chất lượng của tăng trưởng hay tăng trưởng theo chiều sâu
1.2.4.2 Các yếu tố về thể chế
Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào năng lực bộ máy nhà nước,trước hết trong xây dựng thể chế và thực hiện vai trò quản lý của mình Một nhànước có thể chế và những quy định minh bạch, rõ ràng và tính thực thi của hệthống pháp luật cao, có bộ máy ít quan liêu, tham nhũng, đồng thời tạo điều kiệncho người dân thực hiện tốt các quyền của họ thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi choviệc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
Thứ nhất, yếu tố thể chế chính trị, kinh tế - xã hội Đây là yếu tố ngày càng
Trang 31có vai trò quan trọng đối việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Theo kinh
tế học hiện đại, một thể chế thuận lợi cho sự phát triển kinh tế phải đáp ứng cácyêu cầu sau:
- Thể chế đó phải có tính mềm dẻo, linh hoạt, nhạy bén, có khả năng thích
ứng
- Phải tạo ra sự ổn định về mọi mặt
- Phải xây dựng được một nền kinh tế mở cửa có hiệu quả
- Có đội ngũ chuyên gia, các nhà quản lý và doanh nghiệp có năng lực và
năng động
- Thể chế này phải có khả năng huy động sự tham gia của đông đảo quần
chúng nhân dân
Tuy nhiên, dù quan trọng đến đâu chăng nữa, yếu tố thể chế cũng chỉ tạo
điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tức tạo điều kiện thuận lợi thuận lợi đểhướng hoạt động theo mục tiêu có lợi và hạn chế bất lợi Sẽ sai lầm nếu dùng thểchế thay cho tất cả và tạo ra tất cả theo ý muốn
Thứ hai, vai trò của nhà nước Trên thực tế nhiều quốc gia với tài nguyên
40
thiên nhiên khan hiếm, đất đai chật hẹp, khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn có tốc độphát triển cao và ổn định trong thời gian khá dài và ngược lại Điều này cho thấyvai trò của nhà nước rất quan trọng trong việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tếcũng như nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Vai trò nhà nước được thể hiệnnhư sau:
Một là, vai trò tạo môi trường kinh doanh cho các đơn vị kinh tế thuộc tất cả
các thành phần kinh tế Nhà nước xây dựng môi trường pháp lý bao gồm: hệ thốngpháp luật, các văn bản dưới luật, các chính sách, các thông tư và hệ thống hànhchính quốc gia Đây là hành lang pháp lý cho các chủ thể kinh tế Nhà nước giữavai trò quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội và thiếtlập hệ thống trị trường
Hai là, vai trò định hướng phát triển thông qua các chiến lược phát triển kinh
tế xã hội, quy hoạch phát triển các vùng, ngành, định hướng phát triển thông quacác hương trình, dự án đầu tư trong và ngoài nước Các chính sách kinh tế của nhànước như: thu chi ngân sách, chính sách thuế, chính sách trợ cấp… cũng tác độngđến sự phát triển chung của nền kinh tế
Ba là, vai trò định ra các chính sách xã hội như chính sách xóa đói giảm
nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chính sách nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, chínhsách đại đoàn kết…
Có thể nói rằng trong các điều kiện ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng
kinh tế thì vai trò của nhà nước là điều kiện hạt nhân chi phối sự phát triển của nềnkinh tế và hướng nền kinh tế đi vào phát triển chiều sâu hay không
1.3 Chất lượng tăng trưởng kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế
1.3.1 Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan lôi kéo nhiều quốc
gia tham gia Xu thế này bắt nguồn từ các lý do sau:
Thứ nhất, bắt nguồn từ sự phát triển nội tại của lực lượng sản xuất, từ tính
chất xã hội hóa sản xuất trên phạm vi quốc tế Cùng với sự phát triển của sản xuất,
Trang 32sự tăng tiến của sản xuất và trao đổi hàng hóa, sự mở rộng thị trường các mốiquan hệ kinh tế cũng dần dần vượt khỏi ranh giới quốc gia, hình thành các mốiquan hệ quốc tế và quá trình quốc tế hóa ngày càng mở rộng
Thứ hai, sự tác động trực tiếp của cách mạng KHCN Với cách mạng KHCN
hiện đại, công nghệ thông tin và viễn thông xuất hiện là cơ sở cho sự hình thànhnhững nguyên lý vận động mới trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế Chúng làm chocác tác động toàn cầu lan truyền với tốc độ nhanh và cường độ mạnh Siêu xa lộthông tin trở thành đường truyền dẫn quan trọng bậc nhất cho sự vươn rộng cácquan hệ kinh tế Các nền kinh quốc gia dường như trở thành những bộ phận hữu
cơ của nền kinh tế toàn cầu
Thứ ba, các tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế đóng vai trò thúc
đẩy quá trình hội nhập kinh tế của các quốc gia Các tổ chức này, trước hết là QũyTiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại thế giới(WTO) ra đời là kết quả của quá trình toàn cầu hóa về kinh tế và cũng do nhucầu của toàn cầu hóa kinh tế Các tố chức này hiện nay là những nhân tố thúc đẩyquá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nước Các tổ chức WTO, WB,
IMF…ngày càng có vai trò chi phối quan hệ kinh tế quốc tế trên nhiều lĩnh vực,can thiệp sâu vào nhiều mặt kinh tế - xã hội thế giới, vượt qua mọi biên giới quốcgia, và có vai trò như một chính phủ toàn cầu Cái chính phủ toàn cầu mà đứngđằng sau là các nước tư bản phát triển, đứng đầu là Mỹ, đang chi phối, điều khiểnnền kinh tế thế giới và thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ tư, sự chi phối mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia tác động lớn
đến quá trình hội nhập quốc tế Các công ty xuyên quốc gia gần đây có quy môcực kỳ lớn, địa bàn hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành, những chi nhánh nhưnhững chiếc vòi bạch tuộc giăng ra khắp hành tinh Các công ty xuyên quốc giabành trướng các hoạt động thương mại, tài chính, tín dụng, đầu tư chuyển giaocông nghệ trên phạm vi toàn cầu Bằng việc hình thành hệ thống chi nhánh củamình ở nhiều quốc gia trên thế giới, lôi cuốn các quốc gia vào quá trình hoạt độngcủa mình, nó biến các quốc gia gần như là những “bộ phận” trong quá trình sản42
xuất của nó
Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế mang tính tất yếu khách quan bắt nguồn từ
sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ xã hội hóa sản xuất cao trên phạm vi quốc
tế trong điều kiện tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ,của kinh tế thị trường và kinh tế tri thức
1.3.2 Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trong hội nhập kinh tế
quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện hiện nay đem lại nhiều tác động tíchcực đối với việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, đặc biệt đối với cácnước đang phát triển Những tác động tích cực này thể hiện:
Một là, hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy quá phân công lao động trên quy
mô toàn thế giới, mở ra khả năng cho các nước đang phát triển tham gia vào chuỗisản xuất toàn cầu Các quốc gia đều có thể tham gia vào quá trình chuyên môn hóasản xuất các sản phẩm hay bộ phận cấu thành sản phẩm trên cơ sở lợi thế của
Trang 33mình Các cơ sở sản xuất khắp nơi trên thế giới tham gia vào sản xuất các bộ phận,các chi tiết, linh kiện theo tiêu chuẩn, sau đó được lắp ráp thành các sản phẩmhoàn chỉnh Trên cơ sở đó, các quốc gia phát huy lợi thế so sánh của mình, làmcho các nguồn lực trong nước được sử dụng có hiệu quả cao, thúc đẩy phân cônglao động theo hướng chuyên môn hóa, xác lập một cơ cấu kinh tế hiện đại Mặtkhác, thương mại trong xu thế toàn cầu còn tạo ra những cuộc cạnh tranh quyếtliệt, buộc các doanh nghiệp phải ra sức cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất,chất lượng và hiệu quả để tồn tại và phát triển.
Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy việc giao lưu chuyển dịch các
nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất Toàn cầu hóa tạo ra sự di chuyển nguồnvốn trên quy mô toàn cầu với tốc độ, quy mô ngày càng lớn Giao lưu hàng hóa,dịch vụ giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng lên mạnh mẽ Điều này đãgóp phần tạo ra nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế nhanh, có hiệu quảcủa các nền kinh tế, đặc biệt các nước đang phát triển
Ba là, hội nhập kinh tế tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự phát triển khoa học
43
và công nghệ, góp phần vào việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Sự pháttriển mạnh của khoa học và công nghệ trên thế giới cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21,đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học ngày càng được ứng dụngrộng rãi, trong mọi lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất và hiệuquả sản xuất kinh doanh Đây là cơ hội lớn để các nước đi sau tiếp cận được vớinhững công nghệ hiện đại, phục vụ cho quá trình nghiên cứu, sản xuất ra của cảivật chất và dịch vụ với chi phí ngày càng giảm, qua đó thu hẹp dần khoảng cáchvới các nước trên thế giới
Bốn là, hội nhập kinh tế thúc đẩy quá trình cải cách ở các nước đang phát
triển Muốn hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải hoàn thiện hệ thốngpháp luật và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy địnhcủa các tổ chức kinh tế thế giới Đây là cơ hội để các nước đang phát triển cảithiện môi trường kinh để có thể thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhậnvốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượngnguồn nhân để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm tốc độ và chấtlượng tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực
và trên thế giới
Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những thách thức lớn đối với
các nước đang phát triển, thể hiện:
Một là, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra mâu thuẫn gay gắt và sự cạnh tranh
quyết liệt cho các nước đang phát triển Để đảm bảo các nướ _c đều có lợi ích trong
mở cửa, hội nhập, các bên tham gia phải hợp tác với nhau Các nước phát triển do
có ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý, nên các nước nàyluôn nắm quyền quyết định và khống chế các luật chơi chung có lợi cho họ Cácnước đang phát triển, các nước nghèo thường phải gánh chịu những điều bất lợi,thiệt thòi trong hợp tác Do trình độ học vấn thấp, đầu tư cho việc đào tạo nghềcòn thấp, nên không đuổi kịp trình độ công nghệ diễn ra nhanh chóng và thường
Trang 34xuyên, từ đó việc tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế bị hạn chế,44
chủ yếu là lao động giản đơn Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để thuđược nhiều lợi ích, các nước phát triển luôn tìm mọi cách chèn ép các nước đangphát triển trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị
Do vậy, muốn tồn tại và phát triển được trong hội nhập quốc tế đòi hỏi các
nước đang phát triển không ngừng nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế,tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩmcủa quốc gia mình Điều này bắt buộc các nước đang phát triển không chỉ chútrọng đến tăng trưởng kinh tế mà ngày càng phải quan tâm đến việc nâng cao chấtlượng tăng trưởng kinh tế
Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm gia tăng bất bình đẳng kinh tế giữa
các quốc gia, các khu vực và các nhóm dân cư Hội nhập kinh tế là quá trình vừahợp tác, vừa cạnh tranh giữa các quốc gia, các tổ chức kinh tế Cạnh tranh gay gắtdẫn đến nhiều doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp gia tăng, làm trầm trọng thêmcác vấn đề xã hội Hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo ra sự phân hóa giữa các nhómdân cư trong mỗi quốc gia Các nhóm dân cư trong mỗi quốc gia tham gia vào quátrình hội nhập với những điều kiện không thuận lợi như nhau Các nhóm dân cư tríthức, lao động kỹ thuật có điều kiện làm việc ổn định, thu nhập cao, ngày cànggiàu lên Ngược lại, bộ phận dân cư nông nghiệp, nông thôn có trình độ dân trí,trình độ kỹ thuật thấp khó có cơ hội tham gia vào guồng máy sản xuất có thu nhậpcao, họ bị bần cùng hóa tương đối Từ đó, khoảng cách giàu nghèo giữa các tầnglớp dân cư ngày càng bị nới rộng Đây là một vấn đề cực kỳ phức tạp và nan giảikhông chỉ đối với các nước đang phát triển mà ngay cả các nước phát triển Đốivới các nước đang phát triển, nguy cơ này ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện mụctiêu tăng trưởng kinh tế đi đối với tiến bộ và công bằng xã hội
Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng tình trạng tàn phá tự nhiên, gây ô
nhiễm môi trường Các nước đang phát triển đang trong quá trình công nghiệphóa, quá trình này đòi hỏi các nước này phải tranh thủ mọi nguồn lực để phát triểnsản xuất, tăng thu nhập để tái đầu tư mở rộng sản xuất, từ đó dẫn đến tình trạngkhai thác tài nguyên bừa bãi, làm cạn kiệt vốn tài nguyên, nền kinh tế tăng trưởng45
song tìm ẩn bất ổn, phát triển không bền vững
Bên cạnh đó, việc chuyển giao công nghệ gắn liền với việc di chuyển các cơ
sở sản xuất từ bên ngoài vào Các nước phát triển thông qua chuyển giao côngnghệ, đầu tư để đưa những công nghệ lạc hậu, ô nhiễm ra khỏi nước mình Do vậy,hội nhập kinh tế quốc tế vừa cho phép các nước đang phát triển tiếp cận vốn, côngnghệ, song nó cũng bao hàm khả năng phát triển không bền vững, do phải nhậnnhiều công nghệ đã lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường
Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đem lại nhiều mặt tích cực cũng
như những thách thức đối với các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển Đểvượt qua những thách thức này đòi hỏi trong quá trình phát triển, các nước đangphát triển không chỉ chú trọng đến vấn đề tốc độ tăng trưởng kinh mà ngày càngphải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, phải ra sức nângcao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng tự chủ cuả nền kinh tế, tham gia có hiệu
Trang 35quả vào phân công lao động quốc tế, có như vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế của các nước mới đem lại hiệu quả tốt
1.4 Kinh nghiệm các nước trên thế giới về việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
1.4.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc nâng cao chất lượng tăng
trưởng kinh tế giai đoạn 1950 - 1970
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản đã mau chóng
phục hồi và có bước phát triển nhảy vọt Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng nămgiai đoạn 1951 – 1973 là 10% Tăng trưởng kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn thần kỳnày đã trở thành mô hình nghiên cứu đối với nhiều nước đang phát triển Có thểnói đây là giai đoạn mà Nhật Bản không những duy trì được tốc độ tăng trưởngcao mà còn duy trì được chất lượng tăng trưởng tốt Để đạt được những thànhcông đó, Nhật Bản đã tiến hành các cuộc cải cách như sau:
Thứ nhất, tiến hành cải cách ruộng đất Trước chiến tranh, khoảng hơn 45%
ruộng đất của Nhật Bản là đất phát canh Nông dân phải nộp địa tô cao tới hơn46
50% số thu hoạch Cuộc cải cách sau chiến tranh đã được tiến hành một cách chặtchẽ Nội dung cơ bản của cuộc cải cách ruộng đất là chuyển quyền sở hữu ruộngđất phát canh cho những tá điền đã từng trồng trọt trên mảnh đất đó Để thực hiệnđược điều này, chính phủ đã mua tất cả ruộng đất phát canh của địa chủ vắng mặt
và trong trường hợp các địa chủ vẫn sống ở nông thôn, thì chính phủ mua lại sốruộng đất vượt quá 1 ha Sau đó chính phủ đem bán lại cho những tá điền đã từnglĩnh canh trên ruộng đất đó Đối với ruộng đất vẫn còn nằm trong tay địa chủ,cuộc cải cách ruộng đất cũng ràng buộc các địa chủ không được đơn phương huỷ
bỏ hợp đồng thuê nếu không có được sự nhất trí của người thuê, và địa tô đã đượcchuyển thành tiền tệ và chỉ còn chiếm khoảng 10% tổng thu hoạch
Việc chuyển quyền sở hữu ruộng đất cho những nông dân trực tiếp canh tác
đã kích thích mạnh tính tích cực sản xuất của nông dân Họ đã tiến hành cải tạoruộng đất, kết hợp với việc sử dụng những kỹ thuật canh tác mới để nâng caonăng suất nông nghiệp Việc tích cực đưa kỹ thuật vào nông nghiệp và thu nhậpcủa nông dân tăng lên đã góp phần mở rộng đáng kể thị trường trong nước
Thứ hai, thủ tiêu các doanh nghiệp độc quyền trong nền kinh tế Tháng 4
năm 1947 luật chống độc quyền ra đời Đây là đạo luật nhằm ngăn chạn bọn tàiphiệt phục hồi và cũng là một đạo luật thể hiện nguyên tắc cơ bản của nền kinh tếNhật Bản sau chiến tranh Tháng 12 năm 1947, luật thủ tiêu tình trạng tập trungquá mức sức mạnh kinh tế được thông qua Theo luật này, sẽ tiến hành giải tánnhững công ty nắm quá nhiều sức mạnh kinh tế Những chính sách này đã tạo sựcạnh tranh mạnh mẽ trong nền kinh tế, hình thành cơ chế thị trường thuận lợi.Chính phủ Nhật Bản đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho các công ty hoạtđộng, thực thi các chính sách nhằm hoàn thiện cơ chế thị trường vì sự tăng
trưởng kinh tế quốc gia Đây là những nhân tố quan trọng trong việc thúc đầy nềnkinh tế phát triển và duy trì được chất lượng tăng trưởng cao
Thứ ba, dân chủ hoá lao động nhằm nâng cao quyền lợi của người lao động,
các đạo luật về lao động lần lượt được thông qua Luật công đoàn được ban hành47
Trang 36vào cuối năm 1945 nhằm đảm bảo quyền tổ chức công đoàn, thương lượng tập thể
và bãi công; Luật điều chỉnh quan hệ lao động lao động được ban hành năm 1946quy định cơ chế giải quyết những tranh chấp lao động và Luật cơ bản về lao độngđược ban hành năm 1947 Cùng với sự ra đời các luật trên, phong trào công đoàncủa Nhật Bản giai đoạn này phát triển khá nhanh Điều kiện làm việc được cảithiện, nhất là tiền lương nâng cao hơn do cuộc đấu tranh của công đoàn mang lại,
đã làm tăng nhu cầu tiêu dùng, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước.Mặc dù nhà quản lý tỏ ra khó chịu với những yêu cầu của công nhân, nhưng họcũng phải công nhận rằng tăng lương có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng năng suấtcủa nền kinh tế Vì vậy, cuộc cải cách dân chủ hoá lao động thực sự đóng vai tròchuẩn bị cho sự tăng trưởng kinh tế sau này, góp phần vào việc nâng cao chấtlượng tăng trưởng kinh tế
Thứ tư, khuyến khích phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ để tạo nhiều cơ hội việc làm, toàn dụng lao động xã hội Với quan điểm việc làm là vấn đề cơ bản
nhất trong quá trình tăng trưởng, chính phủ Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực trongviệc tạo công ăn việc làm cho những người thất nghiệp Một mặt, Chính phủ đãtập trung các nguồn lực trong xã hội vào phát triển kinh tế với mục tiêu đất nướcgiàu có, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất
có đặc điểm là hướng về xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động, phát triển các xínghiệp, các tập đoàn lớn làm nhiệm vụ đầu tàu lôi kéo nền kinh tế Mặt khácChính phủ còn hỗ trợ các xí nghiệp vừa và nhỏ phát triển bằng các dịch vụ hỗ trợđặc biệt và các khoản tín dụng ưu đãi Luật về các tổ chức kinh doanh nhỏ và vừaban hành năm 1957 cho phép các nhà kinh doanh nhỏ cùng nhau lập hội để gópsức, góp tiền vào sản xuất Đầu những năm 1960, chính phủ coi trọng hơn đếnviệc hỗ trợ các hãng nhỏ trong việc giải quyết tình trạng năng suất lao động thấp
do kỹ thuật công nghệ lạc hậu quá nhiều so với các hãng lớn, chính phủ đã giúp
đỡ các đơn vị kinh doanh nhỏ ứng dụng kỹ thuật hiện đại, cải tiến công nghệ, hợp
lý hoá việc quản lý, giúp sắp xếp việc liên doanh, liên kết giữa các đơn vị vớinhau Điều này đã dẫn đến đạo luật về đẩy mạnh hiện đại hoá kinh doanh nhỏ ra48
đời vào năm 1963
Thứ năm, đầu tư phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực Đầu tư
cho giáo dục và phát triển nguồn vốn con người là một yếu tố quan trọng nhấtđảm bảo chất lượng tăng trưởng cao ở Nhật Bản giai đoạn thần kỳ Họ quan niệmrằng giáo dục không chỉ đơn thuần là quyền của con người được hiểu biết mà điều
cơ bản hơn là tạo cho công dân có khả năng tham gia các hoạt động kinh tế Nếutrình độ vốn nhân lực của con người được tăng lên thì khả năng tăng năng suất laođộng, và theo đó là tăng thu nhập càng lớn Do đó đầu tư phát triển nguồn nhânlực, trước hết là giáo dục đào tạo vừa làm cho kinh tế tăng trưởng vì nó cung cấpmột đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất, vừa làm giảm bất bình đẳng vì nótạo ra cơ hội cho các tầng lớp dân cư Điều này góp phần vào việc duy trì đượcchất lượng tăng trưởng kinh tế
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống giáo dục của Nhật Bản được cải
cách sâu rộng Chính phủ đã nâng hệ giáo dục bắt buộc miễn phí từ sáu năm lênchín năm, bao gồm sáu năm tiểu học và ba năm trung học Hiến pháp năm 1946
Trang 37của Nhật quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về giáo dục nhưsau: Tất cả mọi công dân đều có quyền hưởng sự giáo dục bình đẳng tương ứng
vớ _i năng lực của mình Mọi công dân có nghĩa vụ cho tất cả con cái của mình học
hết phổ thong như luật định Việc giáo dục bắt buộc như thế sẽ không mất tiền
Để đảm bảo điều kiện dạy và học tốt ở các vùng khó khăn, Chính phủ Nhật
đã trợ cấp cho các tỉnh nghèo hơn và những quận có trường học hẻo lánh Mộtphần khá lớn trong ngân sách giáo dục là do các tỉnh đóng góp và một phần docộng đồng địa phương, nhưng ngân sách quốc gia luôn chiếm khoảng ¼ ngânsách giáo dục bắt buộc chín năm Kết quả những nỗ lực trong giáo dục và đào tạotrên đã giúp Nhật bản là một nước có trình độ học vấn cao Năm 1967: 99% trẻ
em Nhật đều được đi học hệ chín năm, 75% trẻ em đi học lên hệ 12 năm Đếnnăm 1979, tổng số dân số độ tuổi từ 16 - 64, có 44,2% đã hoàn thành giao dục bắtbuộc, 41,5% hoàn thành giáo dục phổ thông trung học và 13,2% có trình độ đại49
học
Bên cạnh việc thành công trong việc đào tạo nguồn nhân lực, thì Nhật Bản
cũng là một trong những nước sử dụng và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực.Người lao động được sử dụng và đãi ngộ một cách xứng đáng với năng lực và cốgắng của họ theo cách đánh giá riêng phù hợp với tập quán và đặc điểm xã hộiNhật Bản
Thứ sáu, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu nhập Đây là biểu
hiện cụ thể nhất của công bằng xã hội trong tăng trưởng kinh tế Ở mọi cấp trongđời sống xã hội Nhật Bản, người ta luôn cố gắng một cách có ý thức để đem lạimột phần chia công bằng cân đối, tuy không phải bằng nhau cho tất cả các nhómngười Chính phủ Nhật đã thực thi nhiều chính sách khác nhau để điều tiết thunhập cho phù hợp, tránh gây ra sự chênh lệch quá đáng giữa các tầng lớp dân cư.Khi bước vào giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao, Chính phủ thừa nhận rằng: cácnhà tư bản, các nhân viên công ty, các công nhân công nghiệp, nông dân và côngchức chính phủ phải được có phần trong thành quả của tăng trưởng kinh tế Chínhphủ đã sử dụng các biện pháp như tạo việc làm, trợ cấp cho người thất nghiệp, cóthu nhập thấp hoặc mất khả năng lao động, đánh thuế luỹ tiến vào những người cóthu nhập cao… Các chính sách trên đã góp phần quan trọng vào việc ổn định xãhội và được các tầng lớp dân cư, cả giàu lẫn nghèo, chấp nhận ủng hộ Nhữngngười chia sẻ một phần lợi ích có được từ tăng trưởng ở mức hợp lý sẽ không cảmthấy thiệt thòi quá đáng, vẫn sẳn sàng đầu tư và tích cực đóng góp cho xã hội.Còn những người được bù đắp, hỗ trợ sẽ cảm thấy xã hội công bằng và họ cũngđược hưởng lợi từ sự tăng trưởng nếu như bản thân họ những cố gắng vươn lên.Nhờ đó, những chính sách hướng vào thị trường để thúc đẩy tăng trưởng để đượcchấp nhận và có hiệu quả hơn
Thứ bảy, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch và hiệu quả Để duy trì được
chất lượng tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian tương đối dài thì yêu cầu xâydựng một nhà nước trong sạch và có hiệu quả Đối với Nhật Bản, vấn đề quan50
trọng là trước hết là tách biệt giới kỹ phiệt kinh tế khỏi các sức ép chính trị hoặc
Trang 38các sức ép từ các nhóm lợi ích tư nhân Các quan chức chính phủ phải có khảnăng độc lập cao trong việc hình thành và thực hiện các chính sách và đạo luậtnhằm đạt được các mục tiêu của quốc gia và quản lý nền kinh tế nói chung Nếukhông có sự tách biệt này, các chính sách và đạo luật kinh tế - xã hội sẽ khôngkhách quan, không đảm bảo được lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân,thậm chí có thể bị vô hiệu hoá ngay từ đầu Ở Nhật Bản, các cơ quan thảo ra cácđạo luật độc lập với các uỷ ban chính sách của Đảng dân chủ tự do cầm quyền vàcác đại diện của khu vực tư nhân; Nghị viện chỉ phê chuẩn những gì mà bộ máyquan chức nhà nước đã chuẩn bị Do có quyền lực độc lập, bộ máy nhà nước cóthể ít bị ảnh hưởng sức ép từ các tác nhân riêng lẻ của khu vực tư nhân.
Để có được một đội ngũ công chức có uy tín, Nhật Bản đã sử dụng một số cơchế, phương pháp quản lý hành chính khách quan như:
- Việc tuyển mộ và đề bạt phải được dựa vào năng lực và phải có tính cạnh
tranh cao Hàng năm, cơ quan nhân sự quốc gia mở ba kỳ thi: kỳ thi tuyển chọnquan chức nhà nước loại I (cấp cao) và kỳ thi tuyển chọn qua chức nhà nước loại
II và III Những người trúng tuyển loại I sẽ được đào tạo thành cán bộ lãnh đạo.Còn những người trúng tuyển loại II và loại III hầu hết là những người làm cáccông việc chuyên môn Mỗi năm Nhật tuyển trên 1000 công chức loại I Các bộchỉ có quyền chọn quan chức cho bộ mình trong số những người trúng tuyển kỳthi loại I chứ không có quyền mở kỳ thi riêng ngay từ đầu Cách làm này tăng tínhkhách quan và chất lượng của việc tuyển chọn quan chức nhà nước Chính chế độthi tuyển công khai và có tính cạnh tranh cao như vậy đã làm cho quan chức nhànước Nhật Bản có được sự tin tưởng, tôn trọng trong xã hội vì chỉ có những thànhphần rất ưu tú mới được tuyển dụng Điều này cũng góp phần ngăn cản các động
cơ tham nhũng, thiên vị của họ vì niềm tự hào với trọng trách do xã hội giao phó
- Toàn bộ thu nhập, bao gồm cả tiền lương, phụ cấp và uy tín phải cạnh tranhđược với khu vực tư nhân Đời sống của quan chức nhà nước được đảm bảo suốt51
đời thông qua các chế độ về nhà cửa, lương bổng, hưu trí Nói chung, quyền lợicác quan chức được đảm bảo ở mức họ không thể dễ dàng bán rẻ vị trí của mìnhcho những nhóm lợi ích riêng biệt nào đó
- Nhiệm kỳ của quan chức lãnh đạo trong các bộ thường rất ngắn, chỉ một
hai năm, nên cơ cấu bộ máy nhà nước luôn được trẻ hoá và dễ tránh được nhữngtiêu cực về đặc quyền, đặc lợi liên quan đến một chức năng nào đó của bộ máynhà nước
- Con đường thăng tiến rõ ràng đối với những người xuất sắc và đào thải kịpthời đối với những người tha hoá
Thứ tám, xây dựng môi trường pháp lý và trật tự xã hội tạo thuận lợi cho
tăng trưởng kinh tế Để tạo thuận lợi cho việc tăng trưởng kinh tế, chính phủ Nhật
bản đã xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và duy trì trật tự xã hội bằngpháp luật Để thực hiện tốt được mục tiêu này, tất cả các đạo luật sau khi đượcthảo luận rộng rãi ở các cấp và được thông qua theo quy định của pháp luật phảiđược thực thi rất nghiêm chỉnh Mọi hành vi vi phạm pháp luật khi bị phát hiệnđều bị xử lý nghiêm minh và kịp thời An ninh trật tự phải được đảm bảo để ổnđịnh các hoạt động kinh tế - xã hội
Trang 391.4.2 Kinh nghiệm của Singapore trong việc nâng cao chất lượng tăng
trưởng kinh tế
Singapore đã đạt được một kỳ tích về tăng trưởng kinh tế trong vòng 40 năm
kể từ ngày giành độc lập Trong giai đoạn 1965 – 2005, tổng sản phẩm quốc nộivới mức giá ổn định đã tăng với tỷ lệ trung bình hàng năm là 8% Với mức tăngtrưởng dân số 2,1%, tổng sản phẩm quốc nội tính theo bình quân đầu người tăng ởmức 5,8% trung bình hàng năm
Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Singapore khá cao thể hiện mức tăng sảnlượng của Singapore luôn giữ ở mức ổn định qua nhiều thập niên liên tiếp Tỷ lệgiao động không đáng kể theo từng giai đoạn, Singapore đã tránh được nhữngthời kỳ tăng trưởng chậm hoặc không tăng trưởng Mức tăng trưởng nhanh cũng52
đồng nghĩa với sự thịnh vượng giàu có Chất lượng cuộc sống của đại bộ phậndân chúng được nâng cao Singapore đã tạo được thành công trong một bối cảnhkhông chỉ bao gồm mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà có cả mục tiêu phát triển xãhội Quốc gia này theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng kinh tế cùng với sự điều tiếtkhông quá chênh lệch về mặt xã hội Lợi nhuận thu được từ sự phát triển thịnhvượng được phân chia tương đối hợp lý cho tất cả mọi người Thêm nữa,
Singapore đã mang lại cơ hội bình đẳng hơn cho dân nhằm giúp họ có điều kiệnvươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội
Chương trình trợ cấp nhà ở của Chính phủ Singapore đã mang lại kết quả với93% người dân được quyền sở hữu nhà Ngay cả 20% số hộ dân cư nghèo nhấtcũng nhận được trung bình mỗi hộ số tiền tương đương 80,000 USD trong chínhsách công bằng về nhà ở của chính phủ
Việc phát triển về cảnh quan môi trường luôn được duy trì thực hiện Mặc dùvới mật độ dân số dày đặc nhưng Singapore vẫn được ghi nhận là rất xanh vàsạch, xứng đáng với danh hiệu “thành phố cây xanh của châu Á ” Đây cũng làmột trong những nơi tốt nhất trên thế giới không có biểu hiện ô nhiễm nguồnnước qua chất thải công nghiệp
Như vậy, kinh nghiệm phát triển kinh tế của Singapore có ý nghĩa rất lớn đốivới các quốc gia cũng như với TP.HCM
Điều cốt lõi là sử dụng ngân sách một cách chặt chẽ, cùng với những chính
sách phân bổ nguồn lực hiệu quả bằng việc trợ giá và cơ chế thị trường, sự canthiệp của nhà nước vào xã hội thông qua việc đem lại những cơ hội kinh tế, mộtchính quyền có đủ năng lực và trung thực, một tầm nhìn dài hạn và thái độ hợptác Tất cả những điều ấy gộp chung tạo nên những chính sách kinh tế và tâm thế
hỗ trợ cho nhau đem lại những thành quả phát triển kinh tế đầy ấn tượng
Singapore đã xây dựng nên những định chế mạnh mẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởngtrong thời gian qua Điều này đảm bảo việc thực thi các chính sách phát triển kinh
tế một cách hoàn hảo
53
Ưu thế về mặt địa lý và di sản của một nền thương mại kho cảng là những
điều kiện thuận lợi ban đầu Nhưng những chính sách ưu việc đã cung ứng cơ sở
hạ tầng truyền thông hiện đại, một nền tài chính vững vàng với những biện phápgiảm thuế cùng một lực lượng lao động đủ khả năng cạnh tranh Những định chế
Trang 40tốt đã đảm bảo cho sự ổn định xã hội và chính trị, cũng như làm cho chính quyềntrong sạch và hiệu quả Pháp luật đảm bảo việc chia sẻ những lợi ích và cung ứngnhững cơ hội Tiến trình tăng trưởng kinh tế đã tạo nên ý thức về mục đích vàcộng đồng.
Đấu tranh chống tham nhũng cũng là một kinh nghiệm lớn của Singapore.
Bắt đầu từ những lãnh đạo cao cấp nhất, những nỗ lực xuyên suốt thực thi phápluật chặt chẽ chống tham nhũng bất kể ai dù ở địa vị nào; đãi ngộ xứng đáng chocác chức vụ hành chính nhỏ bé mà chính sách tài chính phải cung cấp nhữngnguồn lực đủ sức ngăn ngừa lạm pháp, đồng thời giảm thiểu những cơ hội kinh tếhay chính trị tạo điều kiện cho tham nhũng, tất cả những điều này hợp lại vớinhau
Về giao thông đường bộ, với một thành phố có diện tích nhỏ và mật độ dân
số cao thì tắt nghẽn giao thông vào giờ cao điểm là một điều hiễn nhiên Nhưngđối với đảo quốc này, giao thông trong giờ cao điểm được ghi nhận êm ả mộtcách đáng ngạc nhiên Ngoài ra ô nhiễm không khí bởi giao thông trên đường rấtthấp so với các thành phố ở châu Á Ở Singapore cơ chế giá cả và nguồn lực thịtrường đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại hợp phápcủa người dân bằng cách điều hành hiệu quả và văn minh Nhiều loại chi phí khácnhau mà chính quyền đánh trên quyền sở hữu cá nhân mỗi chiếc xe hơi đã làmcho xe hơi ở đây đắt gấp 5 lần so với giá trên thế giới Ngoài ra, người Singaporephải trả chi phí rất cao cho việc sử dụng hệ thống đường xá công bằng phươngtiện tư Singapore đã đưa vào áp dụng phí đường điện tử (Eletronic Road Pricing -ERP) vào năm 1999 kết hợp với những quy định và công nghệ tiến tiến và cơ chếgiá Vào những ngày làm việc trong tuần, cổng tính phí được đặt đúng vị trí chiếnlược ngay trung tâm thành phố và đường tốc hành, quét tự động trừ tiền mặt vào54
thẻ tiền mặt gắn trong từng xe hơi đi qua cổng Mức phí này thay đổi tuỳ theo thờigian, nơi chốn và loại xe Hệ thống ERP đã cho phép sử dụng tối ưu đường xábằng cách buộc những ai góp phần nhiều vào việc gây tắt nghẽn giao thông phảichịu một mức cao hơn cho việc sử dụng nó Hàng năm, lợi tức thu từ các khoảnthu thuế liên quan đến xe cộ và các chi phí khác đã lên đến 10% ngân sách củachính phủ hay 3% GDP Số tiền này sẽ được tài trợ cho việc đầu tư các dự áncông như xây dựng hệ thống giao thông công cộng hoàn hảo Tuy nhiên, công tyhoả xa và xe buýt phải tự hạch toán chi phí hiện nay mà không nhận trợ cấp từchính phủ Ngoài ra, việc sử dụng taxi rất phổ biến và cũng không đắt so vớinhiều thành phố khác trên thế giới
Về giáo dục và đào tạo, đầu tư vào nguồn vốn con người thông qua giáo dục
và đào tạo là trung tâm của chính sách xã hội trong xây dựng nguồn nhân lực.Singapore đã nhấn mạnh đến yếu tố con người là nguồn tài nguyên duy nhất Nhànước cung cấp một nền giáo dục phổ cập và trợ cấp cho việc đào tạo Họ nhấnmạnh đến cơ hội lớn lao cho tất cả mọi người hiện thực hoá tiềm năng của chínhmình, bất kể đến tình trạng thu nhập của cha mẹ mình, thông qua những học bổng
và những lộ trình tiếp cận với các cơ hội được giáo dục để khai thác tài năng trong
xã hội cho tất cả mọi người, bao gồm những trẻ em nghèo và thông minh Việcgiáo dục bằng tiếng Anh cho tất cả mọi người đã giúp họ mở rộng các cơ hội