Đề tài: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC 1.1. VÀI NÉT TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Quan điểm lý luận chung Tình trạng học sinh bỏ học thường gặp phải ở hầu hết các nước trên thế giới, nhất là các nước nghèo, chậm phát triển, nơi có trình độ dân trí còn thấp, là một hiện tượng phức tạp với hệ thống các nguyên nhân từ bên trong và bên ngoài nhà trường. Ở Việt Nam, có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề học sinh bỏ học, nghiên cứu về quan điểm lý luận chung gồm có: Đặng Thành Hưng (20, 33), Đặng Vũ Hoạt (19, 1), Nguyễn Sinh Huy (21, 7), Trần Kiểm (22, 28)… Các tác giả đã đề cập đến bản chất của hiện tượng lưu ban bỏ học; các nhân tố tác động đến lực lượng bỏ học: xã hội, nhà trường, gia đình và bản thân học sinh; đề xuất các giải pháp trên bình diện quá trình giáo dục, quá trình dạy học, bình diện xã hội, bình diện nhân cách cá nhân học sinh. Các tác giả còn đề cập đến nguyên nhân khiến học sinh bỏ học là do chương trình và sách giáo khoa, do giáo viên gây ra. Từ đó các tác giả cho rằng: cần phải sửa tận gốc những sai lầm đó, có nghĩa là phải tạo ra một cấu trúc mục đích, nội dung chương trình, phương pháp mới, hợp lý hơn và phải áp dụng các biện pháp đồng bộ thì mới có thể khắc phục được tình trạng học kém - nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng học sinh bỏ học. 1.1.2. Các nghiên cứu trong tâm lý học, giáo dục học liên quan đến hiện tượng học sinh bỏ học. Tình trạng học sinh bỏ học hàng loạt đã và đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, vấn đề này đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, như: Võ Thị Minh Chí (9, 31), Trần Kiểm (23, 19), Trần Hữu Trù (39, 19),… Các tác giả đã khảo sát các đặc điểm tâm lý của học sinh yếu, kém, lưu ban; tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm ngăn ngừa hiện tượng bỏ học. 1.1.3. Các nghiên cứu tình hình bỏ học ở Trà Vinh 6 Trà Vinh là tỉnh có tỉ lệ học sinh bỏ học cao gần nhất nước. Chính vì thế, vào ngày 29/4/2008 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành văn bản chỉ đạo các ngành chức năng, cụ thể là Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh, các phòng Giáo dục và Đào tạo trong tỉnh, các trường học trên địa bàn tỉnh Trà Vinh tiến hành rà soát lại số học sinh bỏ học, phân ra từng đối tượng cụ thể để có giải pháp khắc phục hiệu quả. Căn cứ vào văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Trà Vinh, UBND huyện Càng Long, Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh, phòng Giáo dục và Đào tạo Càng Long đã tổ chức hội thảo khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở 14 xã, thị trấn để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trên địa bàn huyện Càng Long. Hội thảo đã đưa ra các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc học sinh bỏ học như sau: - Nguyên nhân khách quan: mức sống của người dân còn thấp, dân tộc Khmer nhiều, chính sách đào tạo sử dụng con người chưa hợp lý, còn nhiều tụ điểm vui chơi quanh trường… - Nguyên nhân chủ quan: do cơ sở vật chất, trình độ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý, tổ chức quản lý, nội dung chương trình sách giáo khoa còn nhiều bất cập; do kiểm tra đánh giá chưa đúng thực chất. Hội thảo cũng đưa ra các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học như sau: - Nâng cao chất lượng đội ngũ GV và CBQL. - Củng cố cơ sở vật chất, xây dựng cảnh quan sư phạm - Hạn chế học sinh lưu ban - Làm tốt công tác phổ cập giáo dục THCS - Thực hiện xã hội hoá giáo dục Nghiên cứu về tình trạng bỏ học ở Trà Vinh còn có thạc sĩ Võ Văn Nhân, với luận văn nghiên cứu về vấn đề bỏ học của học sinh ở các trường THPT thuộc vùng sâu tỉnh Trà Vinh. Tác giả cũng đã đề cập đến những 7 nguyên nhân và giải pháp trên, nhưng đặc biệt hơn là giải pháp: tổ chức cho học sinh yếu kém học ở cùng một lớp. Các đề tài nghiên cứu trên đã đề cập sâu đến nhiều vấn đề về lý luận liên quan đến tình trạng bỏ học; như bản chất của tình trạng bỏ học, ảnh hưởng của việc bỏ học đến phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đến chất lượng nguồn nhân lực… Trên cơ sở lý luận đó, các tác giả đã phân tích, lý giải sâu sắc, hoàn chỉnh về tình trạng bỏ học; đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu phù hợp để tìm ra nhiều nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm "dứt điểm" tình trạng bỏ học. Tuy nhiên, giải pháp đưa ra phần lớn ở tầm vĩ mô, như: điều chỉnh mục đích giáo dục; điều chỉnh nội dung, chương trình, sách giáo khoa; đổi mới phương pháp dạy học, trị dứt bệnh thành tích. Những nội dung nghiên cứu bao quát, các giải pháp đề xuất ở tầm vĩ mô đã chưa đi sâu được vào từng khía cạnh của vấn đề bỏ học; đặc biệt là bỏ học ở bậc THCS và vai trò quan trọng của người hiệu trưởng trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Người hiệu trưởng ở trường THCS là người quản lý việc thực thi các giải pháp, biến các mục tiêu, các chủ trương thành hiện thực. Nhưng, nếu các giải pháp cứ ở mãi tầm vĩ mô thì rõ ràng là không thuộc phạm vi quản lý của người hiệu trưởng. Các đề tài nghiên cứu ở Trà Vinh; đặc biệt là các ý kiến đúc kết từ hội thảo học sinh bỏ học ở Càng Long, thì chỉ là những tổng kết qua công tác quản lý chỉ đạo, chưa có công cụ khảo sát khoa học, nên các nguyên nhân tác động đến tình trạng bỏ học chỉ mang tính chủ quan và giải pháp chưa cụ thể nên chưa ảnh hưởng được "phần chìm" của "tảng băng" học sinh bỏ học. Tình trạng học sinh bỏ học ở huyện Càng Long đã "góp phần" tăng tỉ lệ học sinh bỏ học ở tỉnh Trà Vinh lên mức báo động. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất trong nhà trường về học sinh bỏ học, cho nên hiệu trưởng không thể ngồi chờ sự thực thi của các giải pháp ở tầm vĩ mô trong khi học sinh bỏ học hàng loạt đã và đang diễn ra từng ngày. Muốn khắc phục được tình trạng bỏ học của học sinh ở các trường THCS, người hiệu trưởng 8 phải quan tâm đến việc nghiên cứu những biện pháp ở tầm vi mô thuộc phạm vi quản lý của hiệu trưởng, để có sức tác động sâu sắc đến từng khía cạnh của vấn đề học sinh bỏ học. 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.2.1. Quản lý Theo quan niệm truyền thống: Quản lý là quá trình tác động có ý thức của chủ thể vào một bộ máy (đối tượng quản lý) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ máy, tìm kiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu đã xác định. Như vậy, quản lý có các thành phần: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý. Theo quan niệm hiện nay: Quản lý là những hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu [38, 1]. Trong quá trình hình thành và phát triển của lý luận quản lý, khái niệm quản lý đã được các nhà nghiên cứu đưa ra theo nhiều cách khác nhau. Theo GS. Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến" [34, 108]. PGS.TS. Đặng Quốc Bảo cho rằng: "Bản chất của hoạt động quản lý gồm hai quá trình tích hợp vào nhau, quá trình "quản" gồm sự coi sóc giữ gìn để duy trì tổ chức trạng thái ổn định, quá trình "lý" gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ vào thế phát triển" [5, 1]. Tiếp cận theo quan điểm hệ thống, GS. Hà Thế Ngữ lại cho rằng: "Quản lý là dựa vào các quy luật khách quan vốn có của hệ thống, để tác động đến hệ thống, nhằm chuyển hệ thống đó sang một trạng thái mới" [14, 106]. Về sự cần thiết của quản lý, được C.Mác viết: "Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít hay nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung, phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất, khác với sự vận động của những cơ quan độc lập của nó. Một người 9 độc tấu vĩ cầm riêng lẻ tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng" [5, 34]. Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý, nhưng chỉ khác nhau về cách diễn đạt, về góc tiếp cận, còn những nội dung cơ bản thì giống nhau, và cùng hướng đến một khái niệm quản lý: "Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra" [18, 12]. 1.2.2. Quản lý giáo dục Có thể hiểu rằng giáo dục và quản lý giáo dục tồn tại song hành cùng nhau, nếu nói: giáo dục là hiện tượng xã hội tồn tại lâu dài cùng với xã hội loài người thì cũng có thể nói như thế về quản lý giáo dục. Giáo dục ra đời nhằm thực hiện cơ chế truyền kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người, của thế hệ đi trước cho thế hệ sau. Thế hệ sau có trách nhiệm kế thừa, phát triển nó một cách sáng tạo, làm cho xã hội, giáo dục và bản thân con người phát triển không ngừng. Để đạt được mục đích đó, quản lý giáo dục được coi là nhân tố tổ chức, chỉ đạo việc thực thi cơ chế nêu trên. Nhiều tài liệu khoa học cho rằng quản lý giáo dục được xem xét dưới hai góc độ: - "Quản lý giáo dục ở cấp độ vĩ mô (quản lý hệ thống giáo dục) ở cấp độ này, quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ thể quản lý giáo dục đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả việc tổ chức, huy động, điều phối, giám sát và điều chỉnh, . Các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực và thông tin) để hệ thống giáo dục vận hành đạt được mục tiêu phát triển giáo dục" [8, 14]. - "Quản lý giáo dục ở cấp độ vi mô (quản lý một cơ sở giáo dục). - Ở cấp độ này, quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật .) chủ thể quản lý một cơ sở giáo dục đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể người học và các lực lượng tham gia giáo dục khác trong và ngoài cơ sở 10 giáo dục đó, nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục" [8, 14]. Theo GS. Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất" [34, 35] Từ những khái niệm trên, ta có thể nhận thấy rõ các yếu tố của quản lý giáo dục là: chủ thể quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý. 1.2.3. Quản lý nhà trường Nhà trường là cấp cơ sở của hệ thống giáo dục, là nơi trực tiếp giáo dục, đào tạo học sinh, sinh viên, nơi thực thi mọi chủ trương, đường lối, chế độ chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục. Nhà trường là nơi diễn ra hoạt động dạy học của thầy và trò, hoạt động của bộ máy quản lý trường học. Quản lý nhà trường là một bộ phận trong QLGD. Quản lý nhà trường chính là quản lý giáo dục nhưng trong một phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục mà nền tảng là nhà trường. Do đó, quản lý nhà trường phải vận dụng tất cả các nguyên lý chung của QLGD để đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo mục tiêu GD đặt ra. Theo GS. Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường là quản lý dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu GD" [16, 32]. Theo TS. Nguyễn Phúc Châu: "Quản lý nhà trường (một cơ sở giáo dục) là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ thể QL nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể QLNT (giáo viên, nhân viên, người học,…) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục" [8, 14]. QL trường THCS là khâu cơ bản của hệ thống quản lý GD THCS; vì trường THCS là đơn vị cơ sở của GDPT. Quản lý trường THCS là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của CTQL đến tập thể GV, cán bộ để 11 chính họ tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục học sinh nhằm thực hiện mục tiêu GD cấp học. Theo PGS. Đặng Quốc Bảo: "Phi giáo dục phổ thông bất thành dân trí" [3, 11]. Qua đó thấy được tầm quan trọng của việc QL trường THCS trong việc nâng cao mặt bằng dân trí, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Muốn thực hiện mục tiêu này một cách có hiệu quả, thì phải hạn chế được tình trạng học sinh THCS bỏ học. 1.2.4. Học sinh bỏ học Học sinh bỏ học đồng nghĩa với việc các em không tiếp tục đi học nữa có học sinh bỏ học khi vừa học xong chương trình một lớp nào đó; có học sinh bỏ học khi năm học mới bắt đầu, vào giữa năm học hoặc khi năm học gần kết thúc; có học sinh bỏ học một vài ngày, một vài tiết (bỏ học trong thời gian ngắn) để đi chơi hoặc đi giải quyết vấn đề gì đó rồi trở lại lớp học. Còn có một đối tượng học sinh khác, mặc dù vẫn ngồi trong lớp nhưng không khác gì học sinh bỏ học. Đó là những học sinh ngồi lơ mơ trong lớp, không chú ý nghe giảng hoặc làm việc riêng trong khi thầy, cô giáo đang giảng bài, không tham gia vào các hoạt động trên lớp và chỉ mong hết giờ. Đối tượng này chính là đối tượng "tiền bỏ học". Học sinh bỏ học có thể chia ra làm hai loại là bỏ học "tích cực" và bỏ học "tiêu cực". Bỏ học "tích cực" nếu học sinh bỏ học để đi học nghề hoặc tiếp tục học bổ túc; bỏ học "tiêu cực" nếu học sinh bỏ học để đi chơi la cà, bám vào cha mẹ, phá phách xóm giềng…, học sinh bỏ học "tiêu cực" có thể là đội quân "trù bị" của ma tuý và tệ nạn xã hội. Dù cho học sinh bỏ học "tích cực" hay "tiêu cực" cũng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nhân lực, đến cộng đồng và xã hội. Một trong các yêu cầu cơ bản đối với quá trình dạy học nói riêng, quá trình giáo dục nói chung là phải đảm bảo cho mỗi học sinh được học trọn vẹn bậc học. Nhưng thực tế do nhiều nguyên nhân tác động, học sinh bỏ học không hoàn thành được hết bậc học, thậm chí có em bỏ học ngay từ lớp sáu. 12 Đây là hiện tượng không bình thường, bởi vì các em còn quá nhỏ, mới hơn mười tuổi, tương lai các em sẽ ra sao? Các em sẽ làm được những gì với mớ kiến thức không trọn vẹn đó. Xét sâu xa hơn, việc bỏ học bất thường sẽ gây xáo trộn về mặt tâm lý của học sinh đang còn đi học, gây hậu quả xấu cho việc phổ cập GD THCS, làm giảm niềm tin của xã hội vào nhà trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tương lai. Bác Hồ dạy: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, đúng vậy, khi học sinh bỏ họ tăng sẽ làm tăng thêm số lượng người thất học, mù chữ gây ra nhiều hậu quả cho nền kinh tế và xã hội; "Thanh niên mới là chủ nước nhà", "thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên" [26, 124]. Mặc dù ở tuổi THCS, các em chưa phải là thanh niên; nhưng các em sẽ lớn lên, sẽ trưởng thành, sẽ là chủ nước nhà. Vậy các em sẽ làm cho nước nhà thịnh hay suy với khối óc trống rỗng, không kiến thức, không kinh nghiệm; các em không hiểu rằng kiến thức tốt, kinh nghiệm phong phú sẽ là cơ hội cho người nghèo bứt phá, vượt lên phía trước để tiếp cận với những cơ hội có thu nhập cao, để cải thiện cuộc sống. Bỏ học, thất học và mê tín dị đoan thường hay đi cùng nhau. Chính sự hiểu biết nông cạn đã biến những người thất học thành nạn nhân của những vụ lừa đảo, thành công cụ cho kẻ địch lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc ảnh hưởng đến chính trị, trật tự an ninh của xã hội. 1.2.5. Khái niệm về biện pháp Theo đại từ điển tiếng Việt, trang 161, nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội 1999 thì khái niệm biện pháp được hiểu như sau: Biện pháp là cách làm, cách tiến hành giải quyết một vấn đề cụ thể. Hiện nay chưa có định nghĩa nào về biện pháp khắc phục học sinh bỏ học ngoài định nghĩa của thạc sĩ Võ Văn Nhân với luận văn nghiên cứu về tình trạng học sinh THPT bỏ học ở vùng sâu tỉnh Trà Vinh. Theo thạc sĩ Võ Văn Nhân thì học sinh bỏ học là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội; vì thế biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học bao 13 hàm cả biện pháp giáo dục và quản lý đối với tất cả các đối tượng liên quan, tác động đến nguyên nhân bỏ học ở cấp vi mô và vĩ mô. Dựa vào bản chất của quản lý: là hệ thống những tác động của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý để thực hiện các mục tiêu đề ra; hệ thống những tác động được tiến hành theo các phương pháp quản lý giáo dục. Thạc sĩ Nhân đã cho rằng biện pháp quản lý là cách thức tiến hành hoạt động quản lý cụ thể; đồng thời đã đưa ra định nghĩa biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm khắc phục tình trạng bỏ học như sau: "Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm khắc phục tình trạng bỏ học là hệ thống những cách thức cụ thể của hiệu trưởng; tiến hành các tác động đến các mối quan hệ quản lý với các đối tượng có liên quan đến nguyên nhân gây ra hiện tượng bỏ học, để khắc phục được tình trạng bỏ học của học sinh" [31, 11]. 1.3. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG THCS: 1.3.1. Trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.3.1.1. Mục tiêu của giáo dục THCS Trường THCS là cơ sở GD của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường THCS có tư cách pháp nhân và con dấu riêng (điều 2, Điều lệ trường trung THCS, THPT nhiều cấp, (ban hành kèm theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). "Mục tiêu của giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động [35, 21] 1.3.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS Tại điều 3, Điều lệ trường THCS, THPT nhiều cấp, nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS được quy định như sau: Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của chương trình giáo dục phổ thông. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán 14 bộ nhân viên. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục, phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của nhà nước. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Trường THCS là cầu nối giữa trường tiểu học và trường THPT.Có thể hiểu trường THCS là nơi cung cấp những kiến thức cơ sở làm nền tảng cho học sinh học tiếp THPT hoặc học nghề ở các trường trung cấp nghề . "Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động" [35, 21] Qua mục tiêu của giáo dục THCS, chứng tỏ học sinh THCS chỉ mới có được những kiến thức, hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp; nếu các em đi vào cuộc sống với kiến thức và hiểu biết đó, các em sẽ không thể nào tìm được một việc làm thích hợp, cơ hội để nâng cao tay nghề và thu nhập cao, ổn định. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, việc nâng cao mặt bằng dân trí và sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Như vậy, khắc phục tình trạng bỏ học là một nội dung quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của trường THCS. Khắc phục tình trạng bỏ học là nhiệm vụ trước mắt mang tính cấp bách hàng đầu, đồng thời cũng là nhiệm vụ lâu dài đối với giáo dục THCS. 1.3.2. Học sinh THCS Học sinh THCS là học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học. Theo điều lệ trường THCS, THPT nhiều cấp: tuổi của học sinh vào lớp sáu THCS 15 [...]... các hoạt động giáo dục phù hợp với lứa tuổi của học sinh 1.4.3 Công tác quản lý của hiệu trưởng trường THCS trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học a) Hoạt động QL của HT nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học Hiệu trưởng là thủ trưởng trường học, có thẩm quyền cao nhất về hành chính chuyên môn Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước UBND huyện về QL toàn bộ hoạt động của nhà trường, đại diện... như: chỉ tiêu huy động học sinh; chỉ tiêu trí dục, đức dục ở các khối lớp; chỉ tiêu duy trì sĩ số, chỉ tiêu về xây dựng đội ngũ, xây dựng CSVC - TBDH Để có thể khắc phục một cách có kết quả tình trạng học sinh bỏ học; HT phải xây dựng được kế hoạch, xác định được chỉ tiêu cụ thể về huy động học sinh đầu vào; chống tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng; công tác phổ cập giáo dục học sinh đúng độ tuổi; kế... Đảng và Nhà nước, các lý luận khoa học đề ra một hệ thống biện pháp phù hợp cho từng đối tượng QL, chú trọng hoàn thành dứt điểm từng biện pháp ở tầm vi mô, trong phạm vi quản lý của HT trường THCS nhằm hoàn thành mục tiêu khó khăn trước mắt là: khắc phục tình trạng học sinh THCS bỏ học trong thời điểm còn nhiều khó khăn này 29 Chương 2 THỰC TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG... học sinh đi học thêm Dạy thêm, học thêm bị tác động bởi 19 cơ chế thị trường đã trở thành một vấn nạn làm xói mòn quan hệ thiêng liêng của tình thầy trò Tất cả những tiêu cực trên đã tác động trực tiếp đến học sinh và hậu quả là các em bỏ học vì chán trường Tình trạng bỏ học đang ở mức báo động; nhưng một số trường vẫn xem đó là chuyện nhỏ, bởi vì số học sinh bỏ học thường không quá 10% so với số học. .. nhiều cấp có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của HT như sau: Tổ chức bộ máy nhà trường, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên Vì vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động quản lý trong việc khắc phục tình trạng học sinh THCS bỏ học, người HT trường THCS... sinh làm cho họ nhận thức sâu sắc về tác hại do tình trạng học sinh bỏ học gây ra Từ đó có động cơ, thái độ đúng đắn và hành động phù hợp với yêu cầu của nhà trường trong việc góp phần khắc phục tình trạng học sinh bỏ học Để thuyết phục mọi người, HT không chỉ bằng lời nói mà bằng cả sự 27 tâm huyết đối với sự phát triển của nhà trường, tất cả vì học sinh thân yêu, vì tương lai của thế hệ trẻ - Phương... đề học sinh bỏ học, nếu HT kiểm tra đánh giá thường xuyên sẽ xác định được chính xác số lượng học sinh bỏ học, địa bàn cư trú của học sinh bỏ học và đặc biệt là nguyên nhân chính dẫn đến việc bỏ học; qua đó sẽ có biện pháp giải quyết cho từng trường hợp cụ thể b) Phương pháp quản lý của hiệu trưởng - Phương pháp hành chính - tổ chức Phương pháp hành chính tổ chức là cách thức tác động của chủ thể quản. .. định hướng giá trị vấn đề học tập của học sinh Đối với những em sinh ra trong những gia đình khó khăn bắt buộc phải bỏ học sớm, nhưng cũng có em từng bỏ học để đi làm với hy vọng “đổi đời”, với những em sinh ra trong gia đình khá giả, nhưng cha mẹ mải mê làm ăn, quản lý con lỏng lẻo, dẫn đến việc các em dễ sa vào việc ham chơi, chán học Bên cạnh đó, cũng có những học sinh bỏ học vì chán phương pháp dạy... tuổi; học sinh gái được tăng một tuổi so với tuổi quy định Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể học trước tuổi hoặc vượt lớp nếu được Hội đồng giáo dục nhà trường xét đề nghị và được trưởng phòng GD&ĐT, Giám đốc Sở GD&ĐT cho phép Học sinh dân tộc thiểu số, học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh bị khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể... chế học sinh bỏ học hiệu quả nhất, trách nhiệm khó khăn này là trách nhiệm của HT trường THCS - một người đứng đầu nhà trường và cũng là một nhà hoạt động xã hội Khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh THCS là mục tiêu trước mắt và lâu dài đầy khó khăn và phức tạp, bị tác động bởi nhiều yếu tố không thuộc tầm quản lý của HT Đòi hỏi người HT trường THCS phải biết năng động, nhạy bén dựa trên cơ sở đường