1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp Quản lý của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh

139 353 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm qua cùng với tốc độ phát triển liên tục về kinh tế, xã hội. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào. Quy mô giáo dục được duy trì và ngày càng phát triển, nhưng chưa thật cân đối đồng đều giữa các địa phương. Một trong những vấn đề mà ngành giáo dục phải quan tâm tìm hiểu nguyên nhân thấu đáo và tìm giải pháp hữu hiệu để khắc phục hiện nay là hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh đặc biệt là ở những vùng miền khó khăn. Đối với vùng khó, lâu nay khi nói đến việc xóa đói giảm nghèo thì phương diện vật chất được xác định đầu tiên và hầu như lấn át các yếu tố khác. Nhưng xóa đói kiến thức, giảm nghèo nhận thức mới thực sự là sự xóa đói giảm nghèo một cách căn cơ nhất cho sự phát triển bền vững và ổn định xã hội. Hiện tượng học sinh bỏ học hàng loạt đến mức báo động như trong thời gian vừa qua đặt ra nhiều vấn đề cho cả xã hội suy nghĩ và lo lắng.Theo báo cáo giám sát toàn cầu về phát triển giáo dục của UNESCO trong 5 năm gần đây đã có hơn 3,5 triệu học sinh phổ thông các cấp bỏ học, trong đó con em của những gia đình nghèo khó ở những vùng sâu, vùng xa chiếm một tỷ lệ đáng kể. Khả năng rất lớn là sẽ có khoảng từng ấy (thậm chí hơn nữa) một lực lượng lao động dự trữ của xã hội có trình độ rất thấp và buộc phải mưu sinh chủ yếu bằng cách bán mồ hôi giá rẻ.Vì đã nghèo lại thiếu tri thức, nên chính họ sẽ là người gánh chịu nhiều thua thiệt nhất, gặp nhiều rủi ro nhất trong quá trình vận động và phát triển của xã hội với những biến chuyển khôn lường, phức tạp. Đồng thời cũng từ đó tạo ra hai cực phân hóa giàu nghèo càng gay gắt hơn, xung đột lợi ích sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Mặt khác chất lượng cuộc sống và sự hưởng thụ hạnh phúc của con người ngày càng liên quan mật thiết với hiệu quả giáo dục mà họ được đào tạo. Điều đáng lo ngại nhất ở đây là trong vòng 5 đến 10 năm nữa thì hàng triệu học sinh bỏ học vừa qua chính là nguồn lao động trẻ trong giai đoạn mà đất nước đang cần một sự tăng tốc 1 mạnh mẽ để tiến về cái đích của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy hãy nhìn nhận nghiêm túc, triệt để và toàn diện về vấn đề học sinh bỏ học như là một nguy cơ khủng hoảng nguồn nhân lực có báo trước. Bên cạnh đó tình trạng này cũng tiềm ẩn gây ra những bất ổn xã hội khó lường đoán hết được. Di Linh là một huyện vùng cao Tây Nguyên. với dân số 160 ngàn dân trong đó 36% người dân tộc Tây Nguyên (chủ yếu là dân tộc K'ho). Được sự quan tâm đầu tư tích cực của Đảng và nhà nước như chương trình 134, chương trình 135 của Chính phủ. Mạng lưới trường lớp đã được phát triển đều khắp trong cộng đồng dân cư, cơ sở vật chất trường học cũng như hạ tầng được tăng cường, đội ngũ giáo viên được bổ sung. Tuy vậy so với mặt bằng Kinh tế -Xã hội chung của cả nước Di Linh vẫn là một huyện nghèo, nhất là các vùng khó khăn của huyện, trình độ dân trí thấp. Giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục mặc dù đã có nhiều chuyển biến tiến bộ như: quy mô giáo dục được duy trì và phát triển nhưng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế chưa thật sự cân đối giữa các vùng trong huyện. Đặc biệt là tình trạng học sinh bỏ học ngày càng nhiều nhất là các trường THPT vùng khó trên địa bàn huyện Di Linh. Việc học sinh bỏ học là một thực tế diễn ra nhiều năm. Qua khảo sát thực tế hầu hết học sinh bỏ học ở nhà mà không học tiếp bổ túc, không học nghề, không đi làm với một công việc ổn định trở thành bỏ học “ Tiêu cực”. Về lâu dài, số học sinh bỏ học “ Tiêu cực” ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các em, rộng hơn xã hội sẽ gánh chịu nguồn nhân lực chất lượng thấp. Theo thông kê của các trường THPT vùng khó của huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng hàng năm tỷ lệ bỏ học ở nơi này trên 10%. (Nếu tính cả số liệu học sinh bỏ học trong hè). Vậy thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục vấn đề này như thế nào? Trong thời gian qua các trường THPT trong huyện đặc biệt các trường THPT vùng khó đã bỏ nhiều công sức, thời gian và hết sức vất vả tìm những 2 giải pháp để khắc phục tình trạng bỏ học nhưng kết quả đạt được còn hạn chế và chưa bền vững. Từ những vấn đề đã nêu trên chúng tôi thực hiện đề tài: "Biện pháp Quản lý của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh" là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Về lý luận: Đề tài đóng góp lý luận nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng vùng khó trong điều kiện quản lý có nhiều khó khăn, kinh tế xã hội, dân trí còn thấp. Về thực tiễn: Đề tài mang lại thông tin mới về tình hình bỏ học ở các trường THPT vùng khó, các nguyên nhân tác động, tìm ra nguyên nhân chủ yếu và những biện pháp tích cực cũng như các yếu kém đang tồn tại và tìm ra giải pháp tối ưu để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường THPT trên địa bàn huyện Di Linh,tỉnh Lâm Đồng. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hoá các vấn đề lý luận và nghiên cứu đánh giá thực trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường THPT huyện Di Linh góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo. Có những khuyến nghị phù hợp đối với các cấp chính quyền, các cấp quản lý giáo dục, các tổ chức ban ngành liên quan nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trên địa bàn huyện Di Linh. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Hiện tượng bỏ học của học sinh trong năm trường THPT thuộc địa bàn vùng khó huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đó là các trường THPT Nguyễn Viết Xuân, THPT Tân Thượng, THPT Hoà Ninh, THPT Lê Hồng Phong, THPT Phan Bội Châu. 3 Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học thuộc năm trường vùng khó nêu trên. 3.2 Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý học sinh bỏ học của hiệu trưởng. 3.3. Đối tượng khảo sát Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh 5 trường THPT vùng khó trên địa bàn huyện Di Linh. Lãnh đạo chính quyền địa phương, Già làng trưởng bản, phụ huynh học sinh trên địa bàn vùng khó huyện Di Linh. 4. Giả thuyết khoa học của đề tài: Nếu khảo sát và đánh giá đúng thực trạng biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường THPT vùng khó huyện Di Linh và đề xuất được các biện pháp đồng bộ phù hợp với đặc điểm vùng miền thì sẽ hạn chế tình trạng học sinh bỏ học với tỷ lệ lớn như hiện nay. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề học sinh bỏ học và công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với vấn đề này. 5.2 Khảo sát thực trạng bỏ học, các nguyên nhân tác động, những biện pháp và việc làm của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh trong các trường THPT vùng khó huyện Di Linh. 5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học của học sinh các trường THPT vùng khó huyện Di Linh. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu tình trạng học sinh bỏ học của học sinh THPT vùng khó dưới tác động quản lý của hiệu trưởng. Đề tài chỉ khảo sát năm trường THPT vùng khó huyện Di Linh đó là các trường hiện tượng học sinh bỏ học cao gồm: trường THPT Nguyễn Viết Xuân, 4 THPT Tân Thượng, THPT Hoà Ninh, THPT Lê Hồng Phong, THPT Phan Bội Châu. 7. Các phương pháp nghiên cứu của đề tài 7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích và tổng hợp các tài liệu về quản lý giáo dục, quản lý trường học, hiện tượng học sinh bỏ học, đánh giá kết quả thu được 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1 Phương pháp điều tra phiếu: Địa bàn điều tra: Bốn trường THPT vùng khó huyện Di Linh đã nêu trên Đối tượng điều tra - Phiếu hỏi ý kiến cán bộ quản lý - Phiếu hỏi ý kiến giáo viên. - Phiếu hỏi ý kiến học sinh đang học. - Phiếu hỏi ý kiến phụ huynh có con đang học. - Phiếu hỏi ý kiến các lãnh đạo chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, già làng trưởng bản. 7.2.2 Phương pháp phỏng vấn: - Phương pháp quan sát - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 7.3. Phương pháp thống kê toán học. 8. Dự kiến điểm mới của đề tài. - Hiện tại có một số các nghiên cứu về tình hình bỏ học, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập sâu về tình hình bỏ học của học sinh THPT vùng khó. - Nghiên cứu vấn đề trên địa bàn vùng khó huyện Di Linh nơi có tỷ lệ học sinh bỏ học cao và chưa có đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với đặc 5 điểm vùng miền và tập quán người dân tộc K-Ho chiếm tỷ lệ lớn trên địa bàn và có nguy cơ bỏ học cao. - Kết hợp giữa tổng kết kinh nghiệm cũng như đề xuất những biện pháp quản lí mới nhằm khắc phục có hiệu quả tình trạng học sinh bỏ học trên địa bàn. - So sánh đối chiếu phân tích độ phù hợp vùng miền của các biện pháp quản lí đã được đề nghị trong các nghiên cứu trước đây về vấn đề này. 9. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của luận văn được chia là 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài. Chương 2: Thực trạng học sinh bỏ học và biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh. Chương 3: Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh. 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề. Nghiên cứu một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học đặc biệt là học sinh vùng khó trên địa bàn huyện Di Linh,tỉnh Lâm Đồng đang là thời sự nóng bỏng và cấp bách. Để nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó đặc biệt là khắc phục tình trạng học sinh bỏ học “ Tiêu cực” trước hết đòi hỏi chính hệ thống quản lý làm thế nào để tạo ra nội lực ở chính tổ chức mình cần có một hệ thống giải pháp nào để quản lý giáo dục có hiệu quả hơn, cùng với nguồn lực như hiện nay mà làm giáo dục tốt hơn. Đó là vấn đề đặt ra hết sức bức xúc. Tình trạng học sinh bỏ học ở Việt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu như: - Nguyễn Hữu Chuỳ, Vấn đề lưu ban, bỏ học xét từ bình diện tâm lý xã hội. NCGD số 7/92 - Võ Thị Minh Chí, Tâm lý học thần kinh và một số hướng giải quyết vấn đề học sinh kém. TTKHGD, số 43/94 - Hoàng Ngọc Di, Những nguyên nhân của hiện tượng bỏ học, tạp chí khoa học giáo dục số 3, Hà Nội 1964. - Đặng Thành Hưng, Lưu ban, bỏ học: bản chất, nguyên nhân và hướng ngăn ngừa khắc phục. NCGD số 7/92 - Trần Kiểm, Trẻ em bỏ học và trách nhiệm của các bậc cha mẹ. TTKHGD số 43/94 - Cách tiếp cận trong việc mô tả xác định nguyên nhân bỏ học. NCGD số 5/93 Qua các đề tài nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy các công trình đã đề cập sâu nhiều về vấn đề lý luận liên quan đến tình trạng bỏ học như bản 7 chất của tình trạng bỏ học, tác động, hậu quả của bỏ học đến chiến lược phát triển của nguồn nhân lực tuy nhiên các nghiên cứu trên chưa khai thác sâu khía cạnh quản lý của ngành giáo dục, nhất là đối với trường THPT và vai trò vị trí trách nhiệm của Hiệu trưởng hết sức quan trọng trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Các giải pháp đề nghị còn bao quát chưa cụ thể hoá cho hiệu trưởng và trường THPT. Các đề tài nghiên cứu của Sở Giáo dục & Đào tạo Lâm Đồng, chưa có công cụ khảo sát phân tích khoa học còn mang tính chủ quan, nội dung bao quát chưa phân tích đánh giá cụ thể theo vùng miền, chưa đi sâu đề cập cụ thể đến biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học của Hiệu trưởng trong các trường THPT vùng khó huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Muốn khắc phục tình trạng bỏ học trong các trường THPT vùng khó huyện Di Linh có hiệu quả cần phải quan tâm nghiên cứu, đánh giá thực trạng cũng như biện pháp quản lý của hiệu trưởng một cách khoa học khách quan để có những giải pháp thoả đáng, đồng bộ nhằm duy trì sĩ số học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó. 1.2 . Một số khái niệm cơ bản của đề tài. 1.2.1 Quản lý Có nhiều cách tiếp cận khái niệm quản lý. Sau đây là một số cách tiếp cận: Tiếp cận trên phương diện hoạt động của tổ chức, tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lí là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lí nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [34, tr.24]. Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “Quản lí là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thể quản lí (người bị quản lí) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục đích của tổ chức” [7, tr.1]. 8 Tác giả Nguyễn Minh Đạo định nghĩa: “Quản lí là tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lí (người quản lí hay tổ chức quản lí) lên khách thể (đối tượng quản lí) về mặt chính trị, văn hoá xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [12, tr.7]. Dựa vào “điều khiển học”, tác giả “Đại bách khoa toàn thư Liên Xô” định nghĩa: “Quản lí - đó là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (sinh vật, xã hội, kĩ thuật) nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động” [28, tr.5]. Theo cách tiếp cận của một số nhà khoa học quản lí người nước ngoài: “Quản lí là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm, có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định [38, tr.29]. Dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu: quản lí là cách thức tổ chức - điều khiển (cách thức tác động) của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu mà tổ chức đã đề ra. 1.2.2. Chức năng quản lý: Chức năng quản lý là một hoạt động cơ bản mà thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu xác định. Chức năng quản lý chiếm giữ vị trí then chốt, nó gắn liền với nội dung của hoạt động điều hành ở mọi cấp. - Chức năng kế hoạch hoá Peter Drucker, một trong những chuyên gia quản lý đương đại hàng đầu, đã đề xuất tiêu chuẩn về tính hiệu nghiệm (tức là khả năng làm những việc “đúng”) và tính hiệu quả (tức là khả năng làm đúng việc). Ông cho rằng, tính hiệu nghiệm là quan trọng hơn, bởi vẫn có thể đạt được hiệu quả khi chọn sai mục tiêu. Hai tiêu chuẩn này song hành cùng với hai khía cạnh của kế hoạch: xác định những mục tiêu “đúng” và lựa chọn những biện pháp “đúng” để đạt các mục tiêu này. Cả hai khía cạnh đó đều có ý nghĩa sống còn đối với quá trình quản lý [40]. 9 Để phản ánh bản chất của khái niệm chức năng kế hoạch hoá, chúng ta có thể định nghĩa như sau: chức năng kế hoạch hoá là quá trình xác định mục tiêu và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Như vậy, thực chất của kế hoạch hoá là đưa toàn bộ những hoạt động vào công tác kế hoạch hoá, với mục đích, biện pháp rõ ràng, bước đi cụ thể và ấn định tường minh các điều kiện cung ứng cho việc thực hiện mục tiêu. Nhiều lý thuyết gia quản lý cho rằng, kế hoạch là cái khởi nguyên của mọi hoạt động, mọi chức năng quản lý khác. Họ ví kế hoạch như một chiếc đầu tầu kéo theo các toa “tổ chức”, “chỉ đạo”, “kiểm tra”. Như vậy, người quản lý, nếu không có kế hoạch thì không biết phải tổ chức nhân lực và các nguồn nhân lực khác như thế nào, thậm chí họ còn không rõ phải tổ chức cái gì nữa. Không có kế hoạch, người quản lý không thể chỉ dẫn, lãnh đạo người thuộc quyền hành động một cách chắc chắn với những kỳ vọng đặt vào kết quả mong đạt tới. Cũng vậy, không có kế hoạch thì cũng không xác định được tổ chức hướng tới đúng hay chệch mục tiêu, không biết khi nào đạt được mục tiêu và sự kiểm tra trở thành vô căn cứ. Trong QLGD, quản lý nhà trường, kế hoạch hoá là một chức năng quan trọng vì trên cơ sở phân tích các thông tin quản lý, căn cứ vào những tiềm năng đã có và những khả năng sẽ có mà xác định rõ hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để chỉ rõ trạng thái mong muốn của nhà trường khi kết thúc các hoạt động. Kế hoạch hoá có vai trò to lớn như vậy bởi bản thân nó có những chức năng cơ bản cụ thể sau: Chức năng chẩn đoán: Bao gồm việc xác định trạng thái xuất phát và những phân tích về trạng thái đó. Đối với nhà trường đó là trạng thái về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên, về các kết quả về hoạt động sư phạm của các năm học trước đó, những mặt tốt và mặt tồn tại, nguyên nhân của chúng…Dựa trên những số liệu của năm học trước rút ra kết luận cụ thể về trạng thái xuất phát của nhà trường trong năm học mới. 10 [...]... mà học, học mà chơi”, giúp các em tránh xa sự quyến rũ của các tệ nạn xã hôi Hội khuyến học cơ sở phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, trường học và gia đình học sinh để thực hiện việc khuyến học, khuyến tài, bàn cách ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học, sớm đưa các em trở lại trường, từng trường hợp bỏ học cần tìm hiểu nguyên nhân để giúp đỡ 1.3.2.5 Công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THPT. .. tác quản lý trường THPT là Hiệu trưởng Điều 17 Điều lệ trường Trung học: “Tổ chức bộ máy nhà trường, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh Vì vậy, để nâng cao công tác quản lý khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, ... viên, quản lý việc thực hiện chương trình dạy học, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên, quản lý việc dự giờ và phân tích bài học sư phạm, quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh, quản lý việc bồi dưỡng và phụ đạo học sinh Quản lý hoạt động dạy của thầy là quản lý một quá trình chủ đạo của thầy trong quá trình dạy học, đòi hỏi hiệu trưởng nhà trường. .. kết quả học tập của học sinh thường xuyên hàng tháng Nội dung cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu là: • Tình hình thực hiện nề nếp học tập, tinh thần thái độ học tập, sự chuyên cần và kỷ luật học tập của học sinh • Kết quả học tập các môn học, về điểm số, tình hình kiểm tra, nhận xét đánh giá của giáo viên về tình hình học tập của học sinh • Chất lượng học tập của học sinh ở các môn học, các yêu... bản của nó bao gồm: - Quản lý việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh Phương pháp học tập là hệ thống các cách sử dụng hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh Vì vậy, quản lý việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh cần phải đạt được những yêu cầu chủ yếu sau đây: • Làm cho học sinh nắm được kỹ năng chung của hoạt động học tập • Làm cho học sinh có kỹ năng học. .. phục vụ và hình thành một xã hội học tập là một nội dung đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý trường THPT 1.3.2.4 Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc bỏ học của học sinh THPT Vấn đề quan trọng và cấp bách hiện nay là tìm cho được giải pháp tối ưu, có tính khả thi để khắc phục, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh bỏ học Đây là việc hoàn toàn xã hội, chứ không của riêng ai Nguyên nhân của tình. .. không tiếp tục đi học nữa, có loại bỏ học hẳn như học xong chương trình một lớp nào đó rồi bỏ học, có loại đang học dở một buổi học bỏ một hoặc vài tiết để giải quyết một vấn đề nào đó hoặc đi chơi (bỏ học trong thời gian ngắn) Trong giới hạn của đề tài này chủ yếu nói về học sinh ở lứa tuổi THPT bỏ học, đang học giữa năm thì bỏ học không đi học nữa, hoặc chưa học hết bậc THPT đến hè thì bỏ hẳn Bộ Giáo... trường học chính là Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng các trường Hoạt động của người quản lý phải làm sao cho hệ thống các thành tố vận hành, liên kết chặt chẽ với nhau và đưa lại kết quả mong muốn Như vậy xác định một cách tổng thể: Quản lý nhà trường phổ thông thực chất là tác động một cách có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường. .. cầu kỹ năng đạt được của học sinh qua các môn học Những kết luận sau khi phân tích sẽ giúp cho Hiệu trưởng có những thông tin phản hồi Đánh giá đúng chất lượng dạy học hiện tại của nhà trường Trên cơ sở đó để có những quyết định quản lý chính xác, kịp thời - Phối hợp các lực lượng giáo dục quản lý hoạt động học tập của học sinh Phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường (cha mẹ học sinh, chính quyền,... nhiệm vụ của trường THPT Điều 3 điều lệ trường trung học “ Tổ chức giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục Trung học do bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Tiếp nhận học sinh, vận động học sinh bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch giáo dục cơ sở trên phạm vi cộng đồng theo quy định của nhà nước Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh Quản lý sử dụng đất đai, trường sở, trang . lý của hiệu trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh. Chương 3: Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các. Trưởng nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh trong các trường THPT vùng khó huyện Di Linh. 5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học. học của học sinh các trường THPT vùng khó huyện Di Linh. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu tình trạng học sinh bỏ học của học sinh THPT vùng khó dưới tác động quản lý của hiệu trưởng. Đề

Ngày đăng: 23/04/2015, 00:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A GAFANAXEP, Con người trong quản lý Xã hội – Nxb khoa học, Hà Nội 1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người trong quản lý Xã hội
Nhà XB: Nxb khoa học
2. Đặng Quốc Bảo, Một số kinh nghiệm về quản lý, Trường CBQLGD &ĐT Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kinh nghiệm về quản lý
3. Đặng Quốc Bảo, Một số khái niệm về quản lý Giáo dục, Trường CBQL& ĐT Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý Giáo dục
5. Nguyễn Ngọc Bảo – Ngô Hiện, Tổ chức hoạt động dạy học ở Trường Trung học. Nxb Giáo dục, Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động dạy học ở TrườngTrung học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
7. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những cơ sở khoa học về QLGD. Đại học Quốc gia Hà Nội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở khoa học vềQLGD
8. Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 -2010, Bộ Giáo dục Đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 -2010
9. Cơ sở khoa học QL- Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học QL
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 1997
10. Đảng Cộng Sản Việt Nam- Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCH TƯ khoá VII- NXB Chính trị QG HN. 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng Sản Việt Nam- Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCH TƯ khoáVII
Nhà XB: NXB Chính trị QG HN. 1994
11. Đảng Cộng Sản Việt Nam- Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCH TƯ Đảng khóa VIII- NXB Chính trị Quốc gia HN. 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng Sản Việt Nam- Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCH TƯ Đảngkhóa VIII
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia HN. 1997
12. Nguyễn Minh Đạo, Cơ sở khoa học của quản lí- Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học của quản lí
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
13. Phạm Minh Hạc, Phát triển Giáo dục, phát triển con người phục vụ xã hội phát triển kinh tế. Nxb khoa học Xã hội, Hà Nội 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển Giáo dục, phát triển con người phục vụ xãhội phát triển kinh tế
Nhà XB: Nxb khoa học Xã hội
14. Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề Giáo dục và KHGD, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề Giáo dục và KHGD
Nhà XB: Nxb Giáo dục
15. Phạm Minh Hạc, Mười năm đổi mới GD - Nxb GD - Hà Nội 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mười năm đổi mới GD
Nhà XB: Nxb GD - Hà Nội 1996
16. Đặng Xuân Hải, Giáo trình Vai trò xã hội trong quản lý giáo dục. Khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Vai trò xã hội trong quản lý giáo dục
17. Hà Sĩ Hồ – Lê Tuấn, Những bài giảng về quản lý Trường học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài giảng về quản lý Trường học
Nhà XB: Nxb Giáodục
18. Hà Thế Ngữ – Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học, Nxb Giáo dục 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Nhà XB: Nxb Giáo dục 1998
19. Trần Hậu Kiệm, Một số vấn đề về quản lý nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về quản lý nhà nước
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
20. Trần Kiểm, Khoa học quản lý Nhà trường Phổ Thông, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý Nhà trường Phổ Thông
Nhà XB: Nxb Đại họcquốc gia Hà Nội
21. Trần Kiểm, QLGD và QL trường học – Viện KHGD Hà Nội 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: QLGD và QL trường học
22. Trần Kiều – Vũ Trọng Rỹ – Trần Kiểm, Về mâu thuẫn lớn nhất hiện nay của Giáo dục nước ta, Tạp chí thông tin KHGD số 73 – 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về mâu thuẫn lớn nhất hiệnnay của Giáo dục nước ta

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w