1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh Quảng Nam

30 940 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 246,5 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp quản lý công tác Xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.. Giả thuyết khoa học Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục để

Trang 1

năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh 146/SL ngày 10/8/1946, trong đó khẳng

định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Người kêu gọi “Toàn dân tham gia diệt giặc dốt theo phương châm: Người biết dạy cho người chưa biết … ai cũng phải học” Người xác định ba nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục nước nhà là “Đại chúng hóa, dân tộc hóa, khoa học hóa và tôn chỉ phụng sự lý tưởng quốc gia và dân chò”.

Quan điểm này được thể hiện trong nhiều Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước Điều

này đã được ghi trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng CSVN " Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh

tế, xã hội, nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững, giáo dục

và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu" [Tr 11; 29]

Trong chiến lược phát triển giáo dục từ 2001-2010 Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh vaitrò then chốt của giáo dục - đào tạo, của vai trò nguồn nhân lực Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ IX đã chỉ rõ: cần phải quan tâm giáo dục - đào tạo học sinh bậc trung học, thực hiện " chuẩnhóa, hiện đại hóa, xã hội hóa" [Tr12; 102]

Như vậy, công tác quản lý, chỉ đạo, phát triển giáo dục đào tạo cần phải gắn công tác vận

động xã hội, sao cho mọi người đều quan tâm và tham gia vào sự nghiệp giáo dục nói chung vàquan tâm đến giáo dục đào tạo học sinh bậc học phổ thông, trong đó có cấp học THCS nói riêng

Trường THCS đạt chuẩn quốc gia là trường THCS đạt chuẩn hóa về chất lượng của bộ máy tổchức nhà trường, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, chất lượng giáo dục, cơ sở vậtchất, thiết bị và thực hiện tốt công tác xã hội hóa Mục tiêu của công tác xây dựng trường THCSđạt chuẩn quốc gia là huy động toàn xã hội tạo mọi điều kiện để nhà trường giảng dạy cho họcsinh, con em nhân dân đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng toàn diện

Ở tỉnh Quảng Nam, chủ trương tác xã hội đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng và thực sự

đi vào cuộc sống Quy mô phá triển giáo dục tăng, ngân sách đầu tư cho giáo dục không ngừngphát triển Tuy nhiên việc đầu tư các nguồn lực để hổ trợ cho công tác xây dựng trường THCS đạtchuẩn quố gia còn nhiều hạn chế

Trang 2

Vì vậy, việc tìm ra "Biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng trườngTHCS đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh Quảng Nam" là một việc làm hết sưc cần thiết và quan trọng

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý công tác Xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường THCS đạt

chuẩn quốc gia

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác Xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường học đạt

chuẩn quốc gia

3.2 Đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý công tác Xã hội hóa giáo dục trong xây dựngtrường THCS đạt chuẩn quốc gia ở Quảng Nam thời gian vừa qua (từ khi có quy định về trườngTHCS đạt chuẩn cho đến nay)

3.3 Xây dựng hệ biện pháp quản lý công tác Xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường THCSđạt chuẩn quốc gia

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác xã hội hóa giáo dục ở tỉnh Quảng nam

4.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựngtrường THCS đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh Quảng Nam

5 Giả thuyết khoa học

Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở QuảngNam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều bất cập Nếu

đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp hơn thì sẽ đẩy mạnh và phát huy tốt hơn hiệu quảcông tác xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở QuảngNam

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu khía cạnh quản lý công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng

trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh Quảng Nam

6.2 Giới hạn khách thể điều tra

- Lãnh đạo, cán bộ chuyên trách của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng giáo dục

- Lãnh đạo Đảng, chính quyền, đại diện các ban, ngành, đoàn thể ở một số huyện,

thị xã và các xã, phường

- Hiệu trưởng các trường THCS đạt chuẩn và chư đạt chuẩn quốc gia

7 Các phương pháp nghiên cứu

Trang 3

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích nghiên cứu các tài liệu có liên quan

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra viết, tổng kết kinh nghiệm, phương phápchuyên gia…

8 Cấu trúc luận văn: Luận văn gồm 3 phần: Mở đầu; Nội dung; Kiến nghị và Kết luận.

Thực chất đây là chủ trương xã hội hóa giáo dục Tuy nhiên, mãi đến Hội nghị Trung ươnglần thứ 4 (Khóa VII, 1993) thì tinh thần đó mới chính thức trở thành một trong những quan điểm

để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội trong xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục Và

xã hội hóa giáo dục đã trở thành một cuộc vận động rộng lớn toàn xã hội, toàn dân tham gia xâydựng giáo dục Nếu như trước đây vì quá nhấn mạnh đến chức năng tư tưởng và văn hóa của giáodục, nên giáo dục chỉ được quan niệm là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng và vănhóa, thì nay giáo dục được xem là "quốc sách hàng đầu", đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho pháttriển Do đó, "Giáo dục là sự nghiệp lâu dài của nhân dân, sẽ phát triển không ngừng với nguồnlực to lớn của nhân dân"

Trong văn kiện Hội nghị lần thứ 2, BCH TW khóa VIII tiếp tục nêu rõ vấn đề trên, khẳngđịnh: “ Giáo dục-đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân” Văn kiện Đại hội IX (2001) yêucầu “ Tăng cường đầu tư cho giáo dục từ ngân sách Nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục-đào tạo” [12; 204]

Nh vậy, xã hội hóa giáo dục là một hệ thống định hướng hoạt động của mọi người, mọi hoạt

động xã hội nhằm trả lại bản chất xã hội cho chính giáo dục, nhằm xây dựng một xã hội học tập

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm về quản lý

Quản lý là hệ thống những tác động có chủ định, phù hợp quy luật khách quan của chủ thểquản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội củađối tượng quản lý để đạt đến mục tiêu quản lý trong một môi trường luôn biến động

Trang 4

1.2.2 Bản chất và chức năng của quản lý

Bản chất của quản lý là sự phối hợp các nỗ lực của con người thông qua các chức năng quản lý Quá trình quản lý có 4 chức năng cơ bản có liên quan mật thiết với nhau bao gồm: Lập kếhoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra

1.2.3 Khái niệm về quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có chủ định của chủ thể quản lý giáo dục đến đối tượngquản lý trong hệ thống giáo dục nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội

để đạt được mục tiêu giáo dục trong một môi trường luôn biến động

1.3 Xã hội hóa và xã hội hóa giáo dục

1.3.1 Khái niệm về xã hội hóa

Xã hội hóa là quá trình học tập suốt đời của cá nhân Trong đó, cá nhân với tư cách là chủ thểhành động không chỉ tiếp thu mà còn làm phong phó them các quan hệ xã hội, các giá trị vật chất

và tinh thần dưới hình thức cá nhân

1.3.2 Khái niệm xã hội hóa giáo dục

Xã hội hóa giáo dục là mọi người, mọi nhà cùng học tập và chăm lo cho giáo dục " Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực

vào nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước" [11; 61]

1.3.3 Xã hội hóa giáo dục là một nhân tố để xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia

Tại Đại hội IX của Đảng, xã hội hóa được coi là một trong ba phương hướng để đẩy mạnh sự

phát triển Giáo dục- Đào tạo đi vào thế kỷ XXI: "Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa"

Như vậy, xã hội hóa để xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia cũng phát xuất từ nộidung của một trong ba phương hướng của Đảng ta Vì vậy, quản lý công tác xã hội hóa giáo dục

để xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nângcao chất lượng dạy - học trên cơ sở xây dựng trường, lớp đạt chuẩn, đội ngũ cán bộ quản lý ,giáo viên, công nhân viên có trình độ chuẩn hóa, áp dụng phương pháp giảng dạy và trang thiết

bị giảng dạy hiện đại để đẩy mạnh phát triển giáo dục

1.3.4 Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: "Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lựclượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo nhu cầu phát triển xã hội"

Xét từ phương diện quản lý giáo dục theo hướng xã hội hóa thì có thể hiểu đây chính là quản

Trang 5

lý công tác xã hội hóa giáo dục.

Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trước hết là xây dựng cơ chế vận hành của hoạt động xãhội hóa, tạo hành lang để hoạt động xã hội hóa đi đúng quỹ đạo, theo mục tiêu mà Đảng và Nhànước đặt ra Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục đòi hỏi phương pháp mềm dẻo, linh hoạt, tạođược phong trào, định hướng được phong trào, phát huy dân chủ trong nhân dân, tăng cườngnguồn lực của xã hội và cộng đồng cho Giáo dục - Đào tạo

1.4 Những vấn đề lý luận về xã hội hóa giáo dục

1.4.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác xã hội hóa giáo dục

Nghị quyết 90/NQ-CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ

trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa đã xác định 4 nội dung chủ yếu:

- Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân và của toàn xã hội

- Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể, các tổ chứckinh tế, xã mở rộng cơ hội cho các tầng lớp nhân dân được tham gia một cách chủ động và bìnhđẳng vào các hoạt động xã hội

- Đa dạng hóa các nguồn đầu tư, khai thác các nguồn nhân lực và vật lực đang tiềm Èn trong

xã hội

Đến Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định "Nhà nước dành tỷ lệ thích đáng, kết hợp đẩy mạnh xã hội hóa phát triển Giáo dục - Đào tạo Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho Giáo dục - Đào tạo Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phát triển Giáo dục - Đào tạo"

Hệ thống quan điểm của Đảng và các chính sách của Nhà nước ta về xã hội hóa giáo dụcthực chất là khẳng định tư tưởng chiến lược của Đảng trong quá trình phát triển Giáo dục - Đàotạo Quá trình đó đã chứng minh rằng, xã hội hóa giáo dục không phải là giải pháp tình thế khinền kinh tế đất nước còn khó khăn, điều kiện đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp, mà là một chủtrương chiến lược lâu dài, xuyên suốt toàn bộ quá trình phát triển giáo dục, ngay cả đến khi nước

ta phát triển thành một nước công nghiệp, có thu nhập quốc dân cao gấp nhiều lần so với hiệnnay

1.4.2 Bản chất của xã hội hóa giáo dục

Bản chất của xã hội hóa giáo dục thể hiện ở tính xã hội của giáo dục, bởi lẽ giáo dục xuấthiện cùng với đời sống xã hội của loài người Triết học Mác - Lênin đã khẳng định: "Trong quátrình tồn tại, con người bao giờ cũng cải tạo tự nhiên, chinh phục tự nhiên để tự nhiên phục vụcho mình, đồng thời con người cũng nhận thức chính mình, cải tạo chính mình và chinh phụcchính mình để phục vụ cho mình Con người luôn luôn sống trong các hoàn cảnh xã hội nhất định

Trang 6

và khi nói đến con người, tức là phải xem đó là con người - xã hội."

Trong quá trình phát triển của xã hội, giáo dục là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất, là hạt nhâncủa mọi sự phát triển Điều này có nghĩa là không thể tách rời giáo dục ra khỏi xã hội, hay nóicách khác, không có giáo dục đứng ngoài xã hội, không có xã hội nào phát triển không gắn liềnvới vai trò lịch sử của một nền giáo dục Sự tồn tại của giáo dục luôn chịu sự chi phối của trình độphát triển kinh tế - xã hội và ngược lại Điều này phản ánh tính chất xã hội của giáo dục Giáo dụcmang bản chất xã hội Xã hội càng phát triển thì vai trò của giáo dục càng lớn

1.4.3 Nội dung của xã hội hóa công tác giáo dục

Xã hội hóa công tác giáo dục có nội dung phong phú mà cốt yếu là huy động các lực lượng xã

hội tham gia cùng làm giáo dục dựa trên đặc điểm và thế mạnh của mình để thực hiện ở các mức

độ và hình thức khác nhau

Nói tới xã hội hóa giáo dục không nên chỉ nghĩ đến việc khai thác sự đóng góp của các lựclượng xã hội đối với giáo dục, cần phải thấy cả nghĩa vụ tham gia đồng thời cũng cần thấy được

cả quyền lợi được thụ hưởng từ thành quả của giáo dục mang lại

Nội dung của công tác xã hội giáo dục bao gồm:

+ Thường xuyên nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội về vai trò của giáo dụcđối với sự phát triển của đất nước và của bản thân:

+ Có sự liên kết giữa các lực lượng xã hội trong giáo dục, xây dựng cộng đồng trách nhiệm của từng người dân, từng gia đình và các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể

+ Xã hội hóa công tác giáo dục là sự huy động các nguồn vốn cho giáo dục:

+ Xã hội hóa công tác giáo dục cần có sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, sự quản lý của Nhànước mà vai trò nòng cốt là ngành giáo dục:

1.4.4 Các điều kiện thực hiện xã hội hóa giáo dục

Xã hội hóa giáo dục thực chất là nhằm xóa bỏ mọi hình thức áp đặt của cơ chế tập trung,quan liêu bao cấp, khơi dậy tính năng động, sáng tạo, khơi dậy nguồn nội lực to lớn tiềm tàngtrong mọi tầng lớp nhân dân để đẩy mạnh sự phát triển của giáo dục - đào tạo trong thời kỳ mới

Vì vậy xã hội hóa giáo dục là con đường rộng mở, linh hoạt và sáng tạo Các điều kiện để thựchiện xã hội hóa:

+ Dân chủ hóa quá trình tổ chức và quản lý

+ Đa dạng hóa Giáo dục - Đào tạo

+ Xây dựng và phát triển các tổ chức khuyến học

+ Xây dựng và đẩy mạnh hoạt động của 3 môi trường giáo dục

Trang 7

+ Tổ chức Đại hội giáo dục các cấp

+ Củng cố hoạt động của Hội cha mẹ học sinh trong trường học

1.4.5 Xã hội hóa giáo dục với việc xây dựng trường chuẩn quốc gia

Xã hội hóa giáo dục là quá trình góp phần nâng cao nhận thức đồng thời với việc nâng caotrách nhiệm của xã hội đối với giáo dục Muốn xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đạt kết quảngành giáo dục phải huy động được toàn xã hội cùng tham gia cộng tác với nhà trường trong việcđầu tư xây dựng các điều kiện thiết yếu cho trường chuẩn quốc gia Để huy động được toàn xãhội cùng cộng tác với nhà trường trong việc đầu tư xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia,phải thực hiện tốt khâu tuyên truyền, vận động để xã hội nhận thức đúng đắn về công tác xã hộihóa giáo dục, huy động được mọi nguồn lực tập trung xây dựng nhà trường và xây dựng đượcmối quan hệ phối kết hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội

1.5 Tình hình thế giới và khu vực về việc huy động xã hội cùng tham gia làm giáo dục

Xã hội hóa giáo dục là một xu hướng xuất hiện trong mấy chục năm gần đây ở các nước pháttriển và đang phát triển Đây chính là hình thức để tăng cơ hội tiếp cận với giáo dục cho mọingười, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư cho giáo dục và thúc đẩy tiến trình tiến tớimột xã hội học tập

Các nước công nghiệp phát triển trong khu vực và trên thế giới đều đặc biệt coi trọng chínhsách xã hội giáo dục Tuy hình thức và biện pháp tổ chức hoạt động của xã hội tham gia vào pháttriển giáo dục có khác nhau, nhưng về bản chất, cơ bản các nhà nước đều thực hiện chính sách

mở cửa cho giáo dục, tạo nhiều cơ hội để giáo dục phát triển và dành cho người học những điềukiện tốt nhất, hiệu quả cao nhất

1.6 Trường THCS:

THCS là cấp học nằm trong bậc trung học của hệ thống giáo dục quốc dân

Mục tiêu của giáo dục THCS là giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáodục tiểu học; có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật vàhướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp hoặc đi vào cuộcsống lao động

Giáo dục THCS hết sức quan trọng Nó thể hiện ở chỗ: Dựa trên cơ sở kế thừa những kết quả

đã lĩnh hội ở bậc cấp tiểu học mà tạo cho các em có cơ hội hình thành cơ sở học vấn phổ thông,chuẩn bị những điều kiện để tiếp tục học THPT hay học nghề, hoặc bước vào cuộc sống

1.7 Trường THCS đạt chuẩn quốc gia

Mét trong những nhiệm vụ cụ thể của mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010 của Đảng và

Trang 8

Nhà nước ta là: Xây dựng nền giáo dục theo hướng "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa" Nền giáo dục đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nền giáo dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa.

Trường THCS đạt chuẩn quốc gia xuất phát từ mục tiêu này Chuẩn hóa có thể hiểu bao gồmchuẩn hóa chương trình, nội dung giảng dạy, sách giáo khoa, giáo trình và quy trình kiểm trađánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo Đặc biệt nhấn mạnh chuẩn hóa tiêu chí đánh giá sản phẩmcuối cùng của giáo dục là con người và nguồn nhân lực; chuẩn hóa đội ngũ quản lý, giáo viên;chuẩn hóa về cơ sở vật chất, trường lớp, các trang thiết bị dạy và học cho tất cả các cấp học, bậchọc

1.8 Quy chế công nhận trường chuẩn quốc gia

Theo quy chế "Công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010" của BộGD&ĐT, Chương II, quy định các tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia gồm 5 tiêuchuẩn:

- Tiêu chuẩn 1 - Tổ chức nhà trường

- Tiêu chuẩn 2 - Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

- Tiêu chuẩn 3 - Chất lượng giáo dục

- Tiêu chuẩn 4 - Cơ sở vật chất và thiết bị:

- Tiêu chuẩn 5 - Công tác xã hội hóa giáo dục

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘIHÓA GIÁO DỤC

ĐỂ XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS ĐẠTCHUẨN QUỐC GIA

Ở TỈNH QUẢNG Nam 2.1 Khái lược về tình hình tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Quảng Nam.

2.1.1 Tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Nam.

Tỉnh Quảng Nam được thành lập từ tháng 01 năm 1997 trên cơ sở tách ra từ tỉnh QuảngNam-Đà Nẵng, là một tỉnh ven biển thuộc duyên hải miền Trung Việt Nam, nằm về phía Namthành phố Đà Nẵng Diện tích tự nhiên là 10.406,83 km2., có bờ biển dài hơn 100km Dân số cảtỉnh là 1.390.000 người, chiếm 1,8% dân số cả nước (diện tích chiếm 3,1 diện tích cả nước)

Nền kinh tế Quảng Nam có xuất phát điểm kinh tế còn thấp, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, sảnxuất nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thuần nông, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,vật nuôi chưa rõ nét, thu nhập của nông dân thấp, thiếu ổn định Sản xuất công nghiệp còn nhỏ

lẻ, cơ sở sản xuất chủ yếu là thủ công, công nghệ lạc hậu, phần lớn là chế biến nguyên liệu thô,khả năng cạnh tranh kém và rủi ro lớn

Trang 9

Trên Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc Nhân dân Quảng Nam có truyềnthống hiếu học lâu đời, từ thành thị đến nông thôn, nơi đâu cũng có phong trào học tập sôi nổi vàrộng khắp

Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế của nhân dân và những biến đổi của thực tiễn thì ngànhgiáo dục-đào tạo Quảng Nam vẫn còn nhiều bất cập, trong đó, có sự mất cân đối giữa yêu cầuphát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo với khả năng vốn có của kinh tế địa phương, điều nàyđang đặt ra cho chóng ta nhiều điều phải suy nghĩ

2 1.2 Khái quát về giáo dục - đào tạo tỉnh Quảng Nam

Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự cố gắng chung củacán bộ, giáo viên, học sinh và sự hổ trợ của các ban, ngành, đoàn thể, ngành giáo dục - đào tạotỉnh nhà ngay từ khi được chia tách thành hai đợn vị do sự phân chia địa giới hành chính từ SởGiáo dục - Đào tạo Quang Nam - Đà Năng, đã từng bước khắc phục những khó khăn ban đầu vàđến nay đã không ngừng phát triển đi lên

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam đã có những bướcphát triển đáng kể, việc đầu tư cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo được các cấp ủy Đảng và chínhquyền quan tâm hơn trước Chủ trương xã hội hóa giáo dục được các ban, ngành, đoàn thể xã hội

và nhân dân nhận thức và hưởng ứng tích cực Do vậy, sự nghiệp giáo dục của tỉnh có nhữngbước chuyển biến toàn diện và đúng hướng, chất lượng ở tất cả các mặt giáo dục từng bước đượcnâng lên, mạng lưới trường lớp được phát triển rộng khắp trên tất cả các vùng, miền từ thành thịđến nông thôn, từ miền xuôi đến miền núi

Đến nay, mỗi xã phường có Ýt nhất một trường tiểu học, các xã phường đồng bằng đều cótrường trung học cơ sở (THCS), mỗi huyện đều có Ýt nhất một trường trung học phổ thông(THPT) Cụ thể:

- Mầm non có 199 trường ( tăng thêm 07 trường so với năm học trước), trong đó công lập: 67trường, bán công: 125 trường và tư thục 07 trường Tiểu học có 263 trường (tăng thêm 06 trường

so với năm học trước) Phổ thông cơ sở có 24 trường ( giảm 05 trường so với năm học trước).THCS có 184 trường ( tăng thêm 08 trường so với năm học trước).Trung học phổ thông có 43trường (trong đó có 01 trường chuyên của tỉnh, 01 trường phổ thông DTNT tỉnh, 30 trường THPTcông lập, 01 trường phổ thông cáp 2,3; 08 trường THPT bán công và 02 trường THPT dân lập). Năm học 2005-2006 quy mô giáo dục được tiếp tục mở rộng ở tất cả các bậc học, ngànhhọc, nhất là ở THCS và THPT Toàn tỉnh có 724 trường với 11.827 lớp và 376.557 học sinh, sốliệu cụ thể:

Trang 10

Bảng 2.1: Thống kê tình hình trường lớp, học sinh nành giáo dục & đào tạo Quảng Nam

lớp 1

x x 26.379 x x -5.436

- Phổ thông cơ sở 24 x x 3 x x

- Trung học cơ sở 184 3.471 137.731 8 90 -1.010Trong đó: tuyển mới

lớp 6

x x 33.851 x x -1.288

- Phổ thông cấp 2-3 2 x x 0 x x

- Trung học phổ thông 43 1.294 64.082 1 95 5.449Trong đó: tuyển mới

Trang 11

- Số xã đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi: 207/233 xã (tỉ lệ 89%)

- Số huyện đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi 13/17 huyện

+ Phổ cậo giáo dục THCS: Toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2007 hoàn thành PCGD THCS Đếnnay số xã, phường đạt chuẩn quốc gia PCGS THCS: 168/233 Tỉ lệ 72,1%, so với năm học 1004-

2005 tăng 23 xã Số huyện, thị hoàn thành PCGD THCS là 09/17

* Về trường THCS đạt chuẩn quốc gia: Xác định xây dựng trường chuẩn quốc gia là trụcxuyên suốt nhằm chuyển đổi cơ cấu chất lượng các mặt giáo dục, Sở GD&ĐT đã phối hợp vớicác địa phương tiếp tục tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các trường thực hiện kế hoạch phát triểntrường THCS đạt chuẩn quốc gia Đến nay toàn tỉnh có 31/184 trừờng THCS đạt chuẩn quốc gia

2.2 Khái quát về công tác xã hội hóa giáo dục ở tỉnh Quảng Nam.

Ngày 8/3/2001, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 21/2001/NQ-HĐND

về một số giải pháp tăng cường xã hội hóa đầu tư giáo dục, phát triển giáo dục miền núi, chấn chỉnh dạy thêm, học thêm và ngày 25/6/2002, và Nghị quyết 50/2002/NQ-HĐND

về phổ cập giáo dục trung học cở sở Thực hiện các nghị quyết trên của tỉnh, UBND tỉnh ban hành chương trình hành động của tỉnh, tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện và nâng cao nhận thức trong toàn xã hội quan tâm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục.

Về tăng cường xã hội hóa giáo dục, phát triển giáo dục miền núi, quy mô được mở rộng, từ 658 trường năm học 2000-2001, lên 707 trường trong năm học 2004-2005 (tăng

49 trường), huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục tăng nhanh, hằng năm thu hút các khoản đóng góp (ngoài ngân sách) cho giáo dục gần 30 tỷ đồng thông qua sự vận động của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, phong tào khuyến học, khuyến tài phát triển mạnh trong các cơ quan, trường học, gia đình, tộc họ, thôn, bản ; giáo dục miền núi được đẩy mạnh, tăng cường cơ sở vật chất, ưu tiên tuyển chọn đội ngũ giáo viên, ban hành cơ chế ưu đãi, hổ trợ học sinh dân tộc thiểu số, chú trọng công tác cử tuyển Tuy kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 21/2001/NQ- HĐND và Nghị quyết số 50/2002/NQ-HĐND của HĐND tỉnh các năm qua là rất quan trọng, nhưng so với yêu cầu phát triển hiện nay, thì còn nhiều bất cập, công tác xã hội hóa giáo dục chưa được đẩy mạnh và phát huy đầy đủ trong các cấp, các ngành cũng như

Trang 12

toàn xã hội; giáo dục miền núi chưa được đầu tư đúng mức, chất lượng còn thấp; công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở còn nhiều khó khăn.

2.3 Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở tỉnh Quảng Nam

2.3.1 Quá trình tổ chức thực hiện - những kết quả đạt được và nguyên nhân của nó:

Kể từ khi tách tỉnh (tháng 01/1997) đến nay, ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam mặc dù còn gặpnhiều khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu thốn, thiếu cả giáo viên, ngân sách Nhà nước cấpcòn thấp, nhưng quy mô phát triển giáo dục của tỉnh tăng nhanh, điều đó càng làm cho tình trạngthiếu hụt ngân sách ngày càng lớn, phòng học tạm chưa xóa hết được

Trước tình hình trên, ngày 01/9/1998 UBND tỉnh có Quyết định số 1671/QĐ-UB quy địnhmức thu học phí theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg và đến năm 2001, Hội đồng nhân dân tỉnh

có Nghị quyết số21/2001/NQ-HĐND "Về một số giải pháp tăng cường xã hội hóa đầu tư giáodục, phát triển giáo dục miền núi " Nhờ vậy, trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hộicủa tỉnh Quảng Nam đã có những bước phát triển đáng kể, việc đầu tư cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo được các cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm hơn trước Chủ trương xã hội hóa giáodục được các ban, ngành, đoàn thể xã hội và nhân dân nhận thức và hưởng ứng tích cực Do vậy,

sự nghiệp giáo dục của tỉnh có những bước chuyển biến đáng kể, chất lượng ở tất cả các mặt giáodục từng bước được nâng lên, mạng lưới trường lớp được phát triển rộng khắp trên tất cả cácvùng, miền từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền núi

3.2.1 Nguyên nhân thành công:

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương đã quán triệt các Nghị quyết, chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục

- Truyền thống hiếu học của nhân dân đất Quảng

- Sù tham gia của các ban, ngành, đoàn thể xã hội ở một số địa phương Đặc biệt, có sựtham gia tích cực của ngành giáo dục-đào tạo, Hội khuyến học, bộ đội biên phòng, Hội chữ thập

đỏ tỉnh ngày càng chặt chẽ

3.2.2 Những khó khăn, tồn tại cơ bản và nguyên nhân của nó:

- Một số cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa có nhận thức đầy đủ về công tác

xã hội hóa giáo dục, nên chưa quan tâm đúng mức đến sự nghiệp giáo dục-đào tạo, do đó chưa đề

ra được các biện pháp để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Công tác xã hội hóa giáo dục ở một số địaphương còn lúng túng, hiệu quả thấp; các cấp ủy, chính quyền, Hội, đoàn thể và sự phối hợp giữacác ban, ngành, các lực lượng xã hội ở các huyện, thị xã; xã, phường còn thiếu tập trung, sâu sát

Trang 13

và đồng bộ, nhiều nơi còn có suy nghĩ, xã hội hóa giáo dục là "Nhà nước và nhân dân cùng làm"hoặc "đa dạng hóa giáo dục", xã hội hóa ở tất cả các vùng, miền đều như nhau, từ đó đã làm hạnchế đến thành quả của xã hội hóa công tác giáo dục.

- Chất lượng hiệu quả giáo dục tuy có tiến bộ, song vẫn còn thấp chưa đáp ứng được mụctiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trước yêu cầu mới của đất nước, thành tích học sinh giỏichưa tương xứng với truyền thống và tiềm năng của tỉnh

- Đời sống của một bộ phận giáo viên, học sinh nội trú, các dân tộc miền núi còn gặpnhiều khó khăn Trình độ và chất lượng dạy - học giữa miền núi và đồng bằng, giữa thành phố vànông thôn vẫn còn chênh lệch Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường tiểu học ở các huyện miền núivẫn còn thấp

- Việc phối hợp giữa các ban, ngành, các lực lượng xã hội ở địa phương, đơn vị, cònthiếu tập trung, sâu sát và thiếu đồng bộ

- Trình độ và năng lực của dội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên còn hạn chế chưavận động được toàn xã hội tham gia tích cực vào công tác xã hội hóa giáo dục tỉnh nhà

2.4 Thực trạng công tác quản lý xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh Quảng Nam.

Trong hơn ba năm triển khai thực hiện công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia,

lãnh đạo ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cũng đã áp dụng một số biện pháp biện pháp nhằm đẩymạnh các hoạt động quản lý chuyên môn, xây dựng cơ sở vật, trang thiết bị, huy động các nguồnlực giúp các trường xây dựng các điều kiện thiết yếu để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nhờ

đó đã gặt hái được một số thành quả ban đầu rất đáng kể; đặc biệt là nhận thức của cộng đồng xãhội về tầm quan trọng của việc đầu tư xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia Từ năm 2003đến nay toàn tỉnh Quảng Nam đã xây dựng được 31/184 trường THCS đạt chuẩn quốc gia (Cókèm theo danh sách các trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở phần phụ lục) Một số biện pháp màlãnh đạo ngành giáo dục đã áp dụng có hiệu quả là:

2.4.1 Huy động các nguồn kinh phí XHHGD để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, cảnh quang, môi trường sư phạm:

2.4.2 Tăng cường phối kết hợp giáo dục giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội:

2.6 Đánh giá chung

a) Ưu điểm: Qua những việc phân tích các biện pháp mà lãnh đạo ngành giáo dục - đào tạo

tỉnh Quảng Nam đã áp dụng trong công tác quản lý xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường

Trang 14

THCS đạt chuẩn quốc gia trong những năm qua cho thấy lãnh đạo ngành giáo dục và đào tạo tỉnhnhà đã thể hiện được sự cố gắng lớn của ngành trong việc huy động sự hổ trợ của toàn xã hộiđóng góp xây trường chuẩn quốc gia

b) Tồn tại: Tuy nhiên, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia là một chủ trương lớn, với

những yêu cầu về chất lượng giáo dục cao cho nên đòi hỏi lãnh đạo ngành cần phải có những biệnpháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục toàn diện hơn, triệt để hơn và đúng hướng hơn mới đápứng được tình hình thực tế hiện nay của từng địa phương trong tỉnh Một số tồn tại nh:

- Các biện pháp chưa bám sát được mục tiêu của trường xhuẩn quốc gia

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viênchưa đồng đều, năng lực còn hạnchế nhưng chưa được quan tâm bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ Đội ngũ giáoviên vừa thừa vừa thiếu

- Các tổ chức trong nhà trường không đồng đều về năng lực, chất lượng công tác chưa cao

- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn còn nghèo nàn, còn mang tính đối phó

- Chất lượng học tập của học sinh còn thấp

- Chưa có biện pháp bồi dưỡng cho học sinh phương pháp học tập, tự học, tự rèn

- Cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều thiếu thốn Nhiều trương học xuống cấp nhưng chưasửa chữa, xây mới kịp thời

- Về công tác xã hội hóa, chưa huy động hết các lực lượng xã hội tham gia, sự phối kếthợp giữa các lực lượng xã hội chưa chặt chẽ, không đồng bộ

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓAGIÁO DỤC ĐỂ XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở TỈNH QUẢNG NAM 3.1 Những định hướng về xã hội hóa giáo dục ở Quảng Nam từ nay đến năm 2010:

3.1.1 Quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam về công tác xã hội hóa giáo dục:

+ Đại hội lần thứ 19 của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đã khẳng định:

- Củng cố, mở rộng hệ thống các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp, các cơ sở dạynghề và đào tạo công nhân kỹ thuật; giữ vững kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học, xóa mù chữ,chống tái mù chữ, tiếp tục đẩy mạnh phổ cập giáo dục Trung học cơ sở Đầu tư nâng cấp cơ sởvật chất kỹ thuật ngành giáo dục, nhất là ở miền núi và vùng bị lũ lụt, thực hiện tiêu chuẩn hóa

Trang 15

giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, đáp ứng mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài.

+ Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) về giáo dục-đàotạo của Tỉnh ủy Quảng Nam đã nêu:

- Giáo dục-đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, các cấp ủy và

tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các giađình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục

- Thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hóa trường học của Chính phủ và của UBNDTỉnh, không để lãng phí, tham ô, sử dụng kinh phí sai mục đích trong quá trình thực hiện chươngtrình Tăng cường kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng nhà trường, lớp học

- Tiếp tục tham mưu với các Đảng bộ, chính quyền địa phương đầu tư cơ sở vật chất xây dựngtrường chuẩn quốc gia theo hướng chuẩn, có chất lượng Chỉ tiêu phấn đấu trong năm học: mỗihuyện, thị tăng thêm Ýt nhất 1-2 trường mâm non, tăng thêm Ýt nhất 1-2 trường tiểu học, tăng 1trường THCS; và cả tỉnh có Ýt nhất 1 trường THPT đạt chuẩn quốc gia

3 1.2 Những định hướng chung:

- Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chínhquyền, các tổ chức và cộng đồng dân cư về vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo trongphát triển kinh tế - xã hội của đất nước

- Tổ chức Đại hội giáo dục theo định kỳ, thành lập và thúc đẩy hoạt động thường xuyêncủa Hội đồng giáo dục các cấp Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể, các hội vớingành giáo dục-đào tạo trong việc chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo

- Bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến chủ trương xã hội hóa giáo dục

và đào tạo, như: Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp; Điều lệ các loạihình trường ngoài công lập thuộc các bậc học, cấp học, chính sách về học phí, học bổng, đặc biệt

là đối với các trường ngoài công lập, quy định về các khoản thu và sử dụng các khoản đóng gópcho giáo dục-đào tạo

3.1.3 Những nhiệm vụ chủ yếu để tăng cường xã hội hóa đầu tư cho giáo dục ở giai đoạn 2002-2007:

- Sắp xếp mạng lưới trường, lớp theo hướng đa dạng hóa các loại hình, có chính sáchkhuyến khích mở rộng trường dân lập

Ngày đăng: 23/04/2015, 00:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w