Nó là cácthiết bị vật chất huy động vào việc dạy học như: thiết bị trực quan, thiết bịnghe nhìn, dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ thực hành, máy chiếu, máy tính…Thiết bị dạy học là một trong
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC
NHẰM ĐÁP ỨNG TỐT YÊU CẦU CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP TẠI TRƯỜNG THCS THÁI THỊNH
QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HÀ NỘI - 2011
Trang 2QLNT : Quản lý nhà trườngQLTBDH : Quản lý thiết bị dạy học
TBDH : Thiết bị dạy học
THCS : Trung học cơ sở
Trang 3M C L CỤC LỤC ỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Mục đích nghiên cứu 7
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 7
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Giả thuyết nghiên cứu 8
6 Giới hạn nghiên cứu 8
7 Phương pháp nghiên cứu 8
8 Những đóng góp của đề tài 8
9 Cấu trục của đề tài: 9
CHƯƠNG 1- MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TBDH 10
1.1 Khái niệm dạy học 10
1.2 Thiết bị dạy học 11
1.2.1 Khái niệm cơ bản vật chất và thiết bị dạy học 11
1.2.2 Khái niệm thiết bị dạy học 12
1.2.3 Phân loại thiết bị dạy học 13
1.2.4 Ý nghĩa, vai trò, của thiết bị dạy học 14
1.2.5 Chức năng của thiết bị dạy học 16
1.2.6 Yêu cầu của thiết bị dạy học 17
1.2.7 Khái quát việc sử dụng TBDH 18
1.3 Quản lý 19
1.3.1 Khái niệm quản lý 19
1.3.2 Khái niệm quản lý giáo dục 20
1.3.3 Khái niệm quản lý nhà trường 21
1.4 Quản lý thiết bị dạy học 22
1.4.1 Khái niệm quản lý thiết bị dạy học 22
1.4.2 Nội dung quản lý thiết bị dạy học 22
1.4.3 Hiệu trưởng trường THCS quản lý thiết bị dạy học 23
1.5 Đổi mới phương pháp dạy học 25
1.5.1 Khái niệm phương pháp 25
1.5.2 Khái niệm phương pháp dạy học 26
1.5.3 Vấn đề ĐMPPDH và vai trò của TBDH trong việc ĐMPPDH 27
Trang 4CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TBDH VÀ QUẢN LÝ TBDH TẠI TRƯỜNG
THCS THÁI THỊNH 30
2.1 Vài nét về trường THCS Thái Thịnh- quận Đống Đa- thành phố Hà Nội.30 2.2 Đội ngũ cán bộ quản lý TBDH ở trường THCS Thái Thịnh 32
2.3 Thực trạng về số lượng và chất lượng TBDH tại trường THCS Thái Thịnh.35 2.4 Thực trạng quản lý TBDH tại trường THCS Thái Thịnh 38
2.4.1 Vần đề mua sắm, trang bị TBDH 38
2.4.2 Vấn đề khai thác, sử dụng TBDH 38
2.4.3 Vấn đề kiểm tra, bảo quản TBDH 40
2.4.4 Kỹ năng quản lý, sử dụng TBDH và công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên 40
2.5 Kết luận về thực trạng và quản lý TBDH tại trường THCS Thái Thịnh 41
2.5.1 Những ưu điểm 41
2.5.2 Những hạn chế 42
2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 42
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TBDH TẠI TRƯỜNG THCS THÁI THỊNH 44
3.1 Nâng cao nhận thưc, thái độ, hình thành thói quen, kỹ năng sử dụng quản lý TBDH cho giáo viên và cán bộ quản lý tại trường THCS Thái Thịnh 44
3.1.1 Mục đích 44
3.1.2 Nội dung thực hiện 44
3.1.3 Cách thực hiện biện pháp 47
3.2 Xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị TBDH 48
3.2.1 Mục đích 48
3.2.2 Nội dung thực hiện 48
3.2.3 Cách thực hiện biện pháp 48
3.3 Khai thác tốt các TBDH đã có 51
3.3.1 Mục đích 51
3.3.2 Nội dung thực hiện 51
3.3.3 Cách thực hiện biện pháp 51
Trang 53.4 Xây dựng tốt phong trào tự làm TBDH 57
3.4.1 Mục đích 57
3.4.2 Nội dung thực hiện 58
3.4.3 Cách thực hiện biện pháp 58
3.5 Khai thác, sử dụng có hiệu quả máy tính điện tử kết hợp với máy chiếu để tạo ra các mô hình, tranh ảnh thay thế các TBDH 60
3.5.1 Mục đích 61
3.5.2 Nội dung thực hiện 61
3.5.3 Cách thực hiện biện pháp 61
3.6 Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài cho việc trang bị, mua sắm TBDH 62
3.6.1 Mục đích 62
3.6.2 Nội dung thực hiện 63
3.6.3 Cách thực hiện biện pháp 63
3.7 Mối quan hệ giữa các biện pháp 64
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 66
4.1 Kết luận 66
4.2 Khuyến nghị với các cấp 67
4.2.1 Với Bộ Giáo dục- Đào tạo 67
4.2.2 Với Sở Giáo dục thành phố Hà Nội, phòng Giáo dục quận Đống Đa 68
4.2.3 Với hiệu trưởng phòng THCS Thái Thịnh 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 71
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thiết bị dạy học là một trong ba nội dung của cơ sở vật chất và thiết bịdạy học, bao gồm: trường học, sách và thư viện, và thiết bị dạy học Nó là cácthiết bị vật chất huy động vào việc dạy học như: thiết bị trực quan, thiết bịnghe nhìn, dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ thực hành, máy chiếu, máy tính…Thiết bị dạy học là một trong sáu thành tố của quá trình dạy học: mục đích,nội dung, phương pháp, giáo viên, học sinh, phương tiện; là yếu tố quan trọngtrong việc đổi mới phương pháp và góp phần thực hiện mục tiêu dạy học
Bộ GD & ĐT đã chỉ đạo việc quản lý sử dụng TBDH trong các trườnghọc như một tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá chất lượng nhà trường Vấn
đề quản lý TBDH được quy định trong nhiều văn bnr có liên quan Quyếtđịnh số 41/2000/QĐ- BGDĐT ngày 07 tháng 9 năm 2000 của Bộ GD & ĐTban hành quy chế TBDH trong trường mầm non, trường phổ thông đã nêu rõtrách nhiệm quản lý, sử dụng thiết bị giáo dục Theo đó, hiệu trưởng cáctrường tiểu học, THCS, Giám đốc TTGDTX chịu trách nhiệm về số lượng,chất lượng, hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học tại mỗi đơn vị trường học.Thông tư số 12/2009TT- BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2009 ban hành quyđịnh về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở cóquy định: Trường THCS phải "Sử dụng thiết bị trong dạy học và viết, đánhgiá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viênthực hiện theo kế hoạch của nhà trường" và "Nhà trường có đủ thiết bị giáodục, đồ dùng dạy học và quản lý sử dụng theo quy định của Bộ Giáo dục vàĐào tạo"
Trong tình hình nước ta hiện nay, nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dụccòn hạn chế, CSVC và TBDH chưa đáp ứng được yêu cầu của việc dạy học
Trang 7và giáo dục; ngay cả những trường đóng thành phố dù có phòng học kiên cốnhưng cũng không đủ các dụng cụ thực hành, thí nghiệm, máy tính,… Hơnthế nữa, chúng ta lai đạng giai đoạn đổi mới PPDH, nhiều trường, nhiều giáoviên chưa có thói quên sử dụng TBDH thường xuyên Đứng trước thực trạng
đó, vấn đề quản lý CSVC nói chung và quản lý TBDH trở thành một vấn đềhết sức quan trọng
Trong thời gian thực tập em đã được nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạngcũng như các biện pháp quản lý TBDH tại trường THCS Thái Thịnh Vì vậy
em thực hiện đề tài nghiên cứu "Biện pháp quản lý thiết bị dạy học nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của việc đổi mới phương pháp tại trường THCS Thái Thịnh quận Đống Đa, thành phố Hà Nội" nhằm tìm ra các biện pháp giúp trường
THCS Thái Thịnh trang bị đa dạng thiết bị dạy học, sử dụng, khai thác cóhiệu quả các thiết bị hiện có trong trường; phục vụ đắc lực cho việc đổi mớiphương pháp dạy học
2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra biện pháp trang bị, bảo quản, sử dụng có hiệu quả thiết bị dạyhọc nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của hoạt động đổi mới phương pháp dạyhọc tại trường THCS Thái Thịnh
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu của đề tài: Các thiết bị được sử dụng trang hoạtđộng giảng dạy và học tập tại trường THCS Thái Thịnh
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Việc trang bị, bảo quản, sử dụng thiết
bị dạy học tại trường THCS Thái Thịnh
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc quản lý thiết bị dạy học
Trang 8- Nghiên cứu thực trạng trang bị, bảo quản, sử dụng TBDH tại trườngTHCS Thái Thịnh
- Nghiên cứu các biện pháp trang bị, bảo quản, sử dụng thiết bị dạy họctại trường THCS Thái Thịnh
5 Giả thuyết nghiên cứu
Có thể trang bị đa dạng, khái thác sử dụng, bảo quản có hiệu quả cácthiết bị dạy học với nguồn kinh phí hạn chế bằng cách nâng cao vai trò, tinhthần trách nhiệm và tính sáng tạo của giáo viên trong việc quản lý thiết bị dạyhọc
6 Giới hạn nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu việc trang bị đa dạng thiết bị dạy học; việc bảoquản và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, phục vụ đắc lực cho hoạt độngđổi mới phương pháp dạy học tại trường THCS Thái Thịnh
Đề tài không đi sâu nghiên cứu nội dung trang bị, xây dựng, sử dụng,bảo quản sách giáo kho, trường lớp, thư viện, sân chơi; không nghiên cứuviệc quản lý tài chính
7 Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm PP nghiên cứu lý luận: phân tích tài liệu, tổng hợp tài liệu, phânloại, hệ thống hóa, phương pháp chuyên gia
- Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn: quan sát, phỏng vấn, điều tra
8 Những đóng góp của đề tài
- Đề tài đã hệ thống các vấn đề cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về TBDH vàquản lý TBDH trong trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay
Trang 9- Đề tài đã làm sáng tỏ thực trạng về TBDH và quản lý TBDH, chỉ rõnhững mặt tích cực, mặt hạn chế trong việc mua sắm, khai thác sử dụng, bảoquản TBDH tại trường THCS Thái Thịnh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
- Trên cơ sở thực trạng TBDH và quản lý TBDH, đề tài đã đưa ra đượccác biện pháp nhằm giúp hiệu trường THCS Thái Thịnh quản lý tốt cácTBDH, đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới PPDH
9 Cấu trục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tai gồm có 3 chương:
Chương 1- Một số lý luận chung về quản lý TBDH
Chương 2- Thực trạng TBDH và quản lý TBDH tại trường THCS Thái Thịnh.Chương 3- Một số biện pháp quản lý TBDH tại trường THCS Thái Thịnh
Trang 10CHƯƠNG 1- MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TBDH 1.1 Khái niệm dạy học
Dạy học là quá trình gồm hai giai đoạn thống nhất biện chứng: Hoạt
động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh Trong đó, dưới sự lãnhđạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức,
tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụdạy học Trong quá trình dạy học,hoạt động dạy học của giáo viên có vai tròchủ đạo, hoạt động học của học sinh có vai trò tự giác, chủ động, tích cực.Nếu thiếu một trong hai hoạt động trên, quá trình dạy học không diễn ra Hoạt động dạy của giáo viên mang tính chủ đạo, lãnh đạo, tổ chức, điềukhiển hoạt động học của học sinh, giúp học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức.Giáo viên phải đề ra những yêu cầu, mục đích của học tập; xây dựng kế hoạchhoạt động của bản thân và kết hợp, sáng tạo của học sinh; theo dõi, kiểm traviệc học tập của học sinh cũng như điều chỉnh hoạt động dạy của bản thâncho phù hợp với hoàn cảnh
Hoạt động học của học sinh là hoạt động tự giác, tích cực, tự tổ chưc, tựđiều khiển hoạt động nhận thức của mình nhằm thu nhận, xử lý, biến đổi làmphong phú thêm giá trị của bản thân Hoạt động học đòi hỏi ở học sinh tính tựgiác, tính tích cực và tính chủ động Trong đó tính tự giác là sự ý thức đượcđầy đủ mục đích, nhiệm vụ học tập qua đó sẽ nỗ lực nắm vững tri thức, lĩnhhội kiến thức Tính tích cực là thái độ của học sinh đối với mục đích, nội dunghọc tập thông qua việc huy động các chức năng tâm lý vào việc giải quyết cácnhiệm vụ học tập Tính chủ động nhận thức là sự sẵn sàng tâm lý để hoànthành nhiệm vụ học tập, nó vừa là năng lực, vừa là phẩm chất tự tổ chức hoạtđộn học tập của bản thân
Trang 11Hoạt động dạy và hoạt động học gắn liền với hau, có mối quan hệ tácđộng qua lại trong mỗi quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học baogồm: Các thành tố đó quan hệ với nhau theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Các thành tố của quá trình dạy học
Hoạt động học trong đó có hoạt động nhận thức của học sinh có vai tròquyết định kết quả dạy học Để hoạt động học có kết quả thì trước tiên chúng
ta phải coi trọng vai trò người giáo viên Giáo viên phải xuất phát từ lôgíc củakhái niệm khoa học, xây dựng công nghệ dạy học, tổ chức tối ưu hoạt độngcông tác giữa dạy và học, thực hiện tốt các chức năng dạy học Vì vậy, muốnnâng cao mức độ khoa học của việc dạy học ở trường phổ thông thì ngườihiệu trường đặc biệt chú ý hoạt động dạy của giáo viên; chuẩn bị cho họ cókhả năng hình thành và phát triển ở học sinh các phương pháp, cách thức pháthiện lại các thông tin học tập Đây là khâu cơ bản để tiếp tục hoàn thiện tổchức hoạt động học của học sinh
1.2 Thiết bị dạy học
1.2.1 Khái niệm cơ bản vật chất và thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục
MT
PT
HS GV
PP ND
Trang 12Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học gồm 3 nội dung chính: Trường học;sách và thư viện; thiết bị dạy học
Trường học là nơi diễn ra các hoạt động dạy học, giáo dục, đảm bảo một
số điều kiện làm việc, sinh hoạt khác của giáo viên và học sinh; bao gồm cácphòng học với bàn ghê, bảng đen, các thiết bị chiếu sáng, âm thanh, quạt,phòng thí nghiệm, phòng làm việc của cán bộ giáo viên, sân trường, khu vệsinh, cảnh quan, trường bao, cổng trường và môi trường xung quanh Trongtình hình thực tê của Việt Nam hiện nay, các yếu tố trên đây có thể thay đổitùy theo điều kiện kinhtees của từng địa phương; tuy nhiên, yếu tố quan trọngnhất của trường học là phòng học với bàn ghế và bảng đen phải luôn đượcđảm bảo
Sách và thư viện: Sách giáo khoa là yếu tố quan trọng, là thiết bị cầnthiết phục vụ cho học tập và giảng dạy của nhà trường, đồng thời là nguồn trithức quan trọng của giáo viên và học sinh Sách giáo khoa và sách tham khảo
là thành phần chính của thư viện, trong đó sách giáo khoa được Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành thống nhất trong cả nước
Thiết bị dạy học gồm thiết bị dùng chung, trực quan hay thí nghiệm vàcác thiết bị kỹ thuật khác Thiết bị dạy học được sử dụng trực tiếp vào quátrình giảng dạy và được xem là bộ phận quan trọng góp phần đổi mới nộidung, phương pháp dạy học
1.2.2 Khái niệm thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học đã được nhiều nhà nghiên cứu thống nhất hiểu là cácphương tiện vật chất giúp giáo viên và học sinh tổ chức giờ học Tuy nhiênmỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra những định nghĩa khác nhau
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Bảo: Thiết bị dạy học là tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ
Trang 13chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, và đối với học sinh, đó là phương tiện để tiến hành hoạt động nhận thức của mình, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học
Theo PGS.TS Võ Chấp: "Thiết bị dạy học được xem là đối tượng vật chất của nhận thức, chiếm giữ vị trí hết sức quan trọng trong việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh".
Thiết bị dạy học là một bộ phận của cơ sở vật chất- thiết bị giáo dục, cómối quan hệ chặt chẽ với nội dung và phương pháp dạy học, được giáo viên
sử dụng để truyền tải thông tin, khơi dạy sự hứng thú, tích cực, chủ động vàlàm tăng khả năng nhận thức cho học sinh Với học sinh, nó là đối tượng đểkhám phá, tìm hiểu, lĩnh hội tri thức hay sử dụng để tập luyện các kỹ năng, kỹxảo, thực hiện nhiệm vụ học tập
1.2.3 Phân loại thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học rất đa dạng về chủng loại, thành phần và phụ thuộc vào
sự phát triển của khoa học công nghệ Có nhiều tiêu chí phân loại khác nhaucho TBDH như sau:
Căn cứ vào việc chúng tiêu thụ điện năng hay không mà phân chia thành hai nhóm:
+ Nhóm TBDH trực quan: Các loại vật thật, mẫu vật, mô hình, hìnhmẫu, tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ, sơ đồ, thiết bị thí nghiệm…
+ Nhóm thiết bị kỹ thuật dạy học: Gồm các loại thiết bị nghe nhìn gồmhai loại: Các giá mang thông tin như băng đĩa từ, bảng trong, phim dươngbản, âm bản,….Các thiết bị máy móc truyền tải, xử lý thông tin như máychiếu dương bản, máy chiếu projector, máy tính, ti vi, catset, máy quay phim,máy thu âm,…
Trang 14Phân loại TBDH theo mục đích sử dụng:
+ TBDH dùng để chứng minh, biểu diễn cho HS quan sát
+ TBDH dùng để thực hành, giúp HS hình thành nên các kỹ năng, kỹ xảo
Phân loại TBDH theo môn học Ta gọi tên các TBDH theo tên môn học
mà nó phục vụ như: TBDH môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý,Lịch sử, Văn học, Kỹ thuật, Thể dục, Hát nhạc,…
Các cách phân loại trên đều là tương đối, vì thiết bị kỹ thuật dạy họccũng là các TBDH trực quan, các TBDH môn Toán có thể dùng trong mônVật lý, Hóa học Hơn nữa, mọi yếu tố vật chất khác đều có thể được giáo viên
và học sinh sử dụng làm TBDH nếu nó chứa đựng các yếu tố thông tin vàđảm bảo các yêu cầu của dạy học, phù hợp với nội dung của bài học
1.2.4 Ý nghĩa, vai trò, của thiết bị dạy học
Trong hoạt động dạy học, quá trình dạy của giáo viên là tổ chức, điềukhiển hoạt động nhận thức học sinh, mà một trong các nhiệm vụ tổ chức, điềukhiển đó là việc tổ chức,điều khiển quá trình tri giác những hiện tượng hoặcđối tượng được nghiên cứu của học sinh Tuy nhiên, trong thực tế, các hiệntượng, đối tượng đó không diễn ra tại phòng học, hoặc khó có thể quan sát.Chính vì vậy, các thiết bị dạy học giúp giáo viên diễn tả hoặc mô phỏng cáchiện tượng, sự vật đó một cách sinh động, tái hiện các sự vật, hiện tượng mộtcác gián tiếp bằng tranh ảnh, video, sơ đồ, mô hình ngay trên lớp Nhờ có cácthiết bị đó mà tạo nên trong ý thức của học sinh những hình ảnh trực quancảm tính về đối tượng
Tuy nhiên, TBDH chỉ là hình ảnh chủ quan, nó phản ánh yếu tố bênngoài của sự vật, hiện tượng Nhiệm vụ của dạy học là làm sao từ những hình
Trang 15ảnh trực quan cảm tính đó thành giúp học sinh nhận ra các quy luận bản châtbên trong sự vật, hình thành lên các khái niệm trừu tượng
Thiết bị dạy học là một trong sáu thành tố cơ bản của quá trình dạy học,
nó có mối liên hệ trực tiếp với nội dung và phương pháp, và giữ vai trò quantrọng trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, nó là công cụ tạo ra những hìnhảnh trực quan cảm tính sinh động trong quá trình nhận thức cảm tính của họcsinh Những hình ảnh trực quan tính đó thể hiện vai trò với học sinh và hoạtđộng học như sau:
- Việc sử dụng những TBDH giúp HS có thông tin đầy đủ và sâu sắc hơn
về tối tượng sự vật, hiện tượng nghiên cứu và chính bằng cách đó mà tạo rađiều kiện nâng cao chất lượng dạy và học
- Sử dụng TBDH một cách hiệu quả giúp truyền tải thông tin chính xác,tiết kiệm thời gian, hợp lý hóa quá trình dạy học
- Giúp thỏa mãn và là phát triển hứng thú của người học
- Làm cho tài liệu học tập trở nên vừa sức hơn đối với HS bằng tính trựcquan thông TBDH
- Tăng cường hoạt động lao động HS, và bằng cách đó cho phép nângcao nhịp điệu nghiên cứu tài liệu học tập
- Làm tăng khối lượng công tác tự lực trong tiết học của học sinh, là tăngkhả năng tự học
- Các TBDH giúp hình thành sự liên hệ giữa lý luận và thực tế, gắn bàihọc với cuộc sống thường nhật, học đi đôi với hành và hình thành ở học sinhthế giới quan, tác phong làm việc khoa học
Vai trò của TBDH trong quá trình sư phạm thể hiện mối quan hệ giữaTBDH với các thành tố khác trong quá trình dạy học Trong đó, TBDH đóng
Trang 16vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp và tổ chức hình thức dạyhọc của giáo viên và học sinh Ví dụ: với nội dung "định luật truyền thẳng củaánh sáng" trong môn Vật lý lớp 7, nếu giáo viên có đủ các TBDH cần thiếtnhư: nguồn sáng, gương, lăng kính, v.v…hay các dụng cụ thí nghiệm khác,giáo viên sẽ lựa chọn các phương pháp dạy học trực quan như biểu diễn thínghiệm Ngược lại, nếu khong có trong tay một dụng cụ thí nghiệm nào, giáoviên chỉ có thể dùng phương pháp thuyết trình, vẽ lại hình vẽ trên bảng và cốgắng giải thích cho học sinh hiểu nội dung của định luật
Như vậy, TBDH có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong dạy học, là công
cụ giúp nâng cao kết quả và chất lượng dạy học, góp phần thực hiện tốt nhiệm
vụ dạy học Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn
2001-2010 có nhấn mạnh giải pháp là "Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chấtcho giáo dục", trong đó cũng nhấn mạnh vai trò không thể thay thế củaBTDH
1.2.5 Chức năng của thiết bị dạy học
TBDH có chức năng chính sau đây trong quá trình dạy học
+ Chức năng nhận thức Như Lê-nin đã nói: "từ trực quan sinh động đến
từ duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thức tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan" BTDH là
công cụ mang đến những hình ảnh trực qua cảm tính sinh động cho ngườihọc Những hình ảnh trực quan sinh động đó là cơ sở hình thành nên nhữngkhái niệm, tư duy trừu tượng và giúp vạch ra những thuộc tính bên trong của
sự vật, hiện tượng
+ Chức điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh Quá trình học sinhtri giác các TBDH sẽ giúp hình thành nên những hình ảnh, biểu tượng trựcquan cảm tính sinh động Những hình ảnh đó không ngừng được hoàn thiện
Trang 17và làm phong phú nhờ tri giác nhiều đối tượng TBDH khác nhau Sau cùng,chúng trở thành nguyên liệu đầu vào, là tiền đề bặt cuộc cho hoạt động nhậnthức ở trình độ cao hơn là nhận thức lý tính Vì thế, TBDH là trơ thủ khôngthể thay thế trong hoạt động dạy học ở giai đoạn tư duy, tưởng tượng
Ở giai đoạn sau của quá trình nhận thức, giai đoạn "từ tư duy trừu tượng đến thức tế", tức là vận dụng các kiến thức đã học và thực tế Giai đoạn này
nếu thiếu các TBDH cũng sẽ không đạt được kết quả như mong muốn
Như vậy, dù ở giai đoạn nào của quá trình nhận thức, trực quan cảm tính(nhận thức cảm tính), tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính), hay giai đoạn vậndụng vào thực tế đều đòi hỏi cần có các TBDH Đây là điều xuất phát từ quyluật của nhận thức
1.2.6 Yêu cầu của thiết bị dạy học
Khi lựa chọn, mua sắm trang thiết bị TBDH, giáo viên cần lưu ý các yêucầu cơ bản sau đây:
- Yêu cầu về tính khoa học: Là mức độ chuẩn xác trong việc phản ánh
hiện thực khách quan Những TBDH là các vật thật thì phải đảm bảo tính đại diện cao, những TBDH là những sơ đồ, tranh ảnh, bản đồ,…phải đảm bảo thực sự là bản sao của các đối tượng, sự vật, hiện tượng trong thế giới thực Ngoài ra còn phải đảm bảo dễ dàng sử dụng, vệ sinh, an toàn khi sử dụng
- Yêu cầu về tính sư phạm: TBDH phải phù hợp với nội dung, PPDH, và
phù hợp với đối tượng học sinh Tức là ngoài việc phản ánh nội dung dạy học,được sử dụng một cách hợp lý trong phương pháp, TBDH còn phải phù hợp với các đặc điểm về tâm sinh lý, khả năng nhận thức (khả năng quan sát, tri giác, tư duy, tưởng tượng) của từng đối tượng học sinh
Trang 18- Yêu cầu về tính kinh tế: Yêu cầu kinh tế khi sử dụng TBDH đề cập đến
vấn đề hiệu quả kinh tế Các CSVC và TBDH nói chung hay TBDH nói riêng,khi sử dụng đều phải cần đến nguồn kinh phí Vì vậy, phải có sự tính toàn hợp
lý trong đầu tư, sử dụng TBDH có giá cả thấp nhất mà vẫn đảm bảo được yêu cầu sư phạm, yêu cầu khoa học của TBDH
- Yêu cầu về tính đồng bộ của hệ thống TBDH: Các TBDH đồng bộ tức
là có thế kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra một tính năng sử dụng mới của
hệ hoặc khai thác được tối đa giá trị sử dụng của nó Yêu cầu này đặt ra khi
mà nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục cón hạn chế, nhỏ dọt trong nhiều năm
Vì vậy khi mua sắm các TBDH phải tính toán cho phù hợp, TBDH mua trướcphải đảm bảo khả năng được nâng cấp, các TBDH mua sau phải phù hợp,đồng bộ với TBDH mua trước Điều này giúp tiết kiệm kinh phí và nâng caokhả năng sử dụng của TBDH Ví dụ: khi ta mua chiếc loa ta nên chọn loại loa
có khe cám USB, khi đó nó vừa có kết hợp với máy tính, đều VCD, lại có thể
xử lý dữ liệu độc lập với thẻ nhớ
1.2.7 Khái quát việc sử dụng TBDH
TDBH, đặc biệt là các TB kỹ thuật dạy học làm thay đổi cấu trúc và cảnhịp điệu giờ học, dẫn đến làm thay đổi vị trí của giáo viên Điều đó đòi hỏitrình độ và năng lực sư phạm của người giao viên, trình độ nghiệp vụ của giáoviên càng lớn thì hiệu quả sử dụng TBDH càng cao Khi sử dụng TBDH trongmột giờ học, giáo viên phải lưu ý các điều sau đây:
- Nghiên cứu tài liệu để phân chia chúng và xác định chính xác nhữngthiết bị dạy học nào cần thiết phải sử dụng, mục tiêu sư phạm của việc sửdụng từng TB đó
- Hiểu rõ tính năng của TB và qua đó phối hợp các TBDH khác nhau đểđạt hiệu quả cao nhất
Trang 19- Xác định vị trí của những TB đó trong tiết học, nghĩa là lựa chọn thờiđiểm sử dụng chúng một cách hợp lý nhất
- Xác định thời lượng sử dụng các TBDH cho hợp lý, tránh việc HS mải
mê quan sát mà không tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm ra bản chất của vấn đềhoặc quên mất nhiệm vụ học tập
- Tạo sự phù hợp giữa việc sử dụng các TBDH với nhau và giữa TBDHvới nội dung, phương pháp
- Xây dựng kế hoạch, biện pháp cho học sinh tiếp xúc, tri giác TBDHhay các tài liệu học tập khác, tránh việc HS quá chú ý vào các đặc điểm khôngbản chất của TBDH, nhưng cũng phải đảm bảo HS quan sát đầy đủ các đặctính, thuộc tính quan trọng của TBDH
- Xây dựng kế hoạch, sử dụng PPDH hợp lý, tổ chức giờ học một cáchkhoa học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trongviệc lĩnh hội tài liệu học tập
1.3 Quản lý
1.3.1 Khái niệm quản lý
Khi chúng ta có chung một mục đích và làm việc một trong tập thể,muốn có tập thể đạt được mục đích đã đề ra đòi hỏi phải có sự quản lý Cónhiều định nghĩa khác nhau về quản lý
- Theo từ điển tiếng việt thông dụng (NXB Giáo Dục, 1998): "Quản lý là
tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan"
- Theo Marry Parker Follet: "Quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua nỗ lực của người khác"
- Theo PGS TS Trần Quốc Khánh: "Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội hành vi
Trang 20và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí của nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan".
- Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo: "Quản lý là quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung."
Các định nghĩa trên đều thống nhất về các thành tố của quản lý là: Chủthể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý, công cụ quản lý, phươngpháp quản lý Các thành tố đó có mối quan hệ với nhau theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các thành tố quản lý
1.3.2 Khái niệm quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hoạt động quản lý trong lĩnh vực giáo dục Theonghĩa tổng quan, quản lý giáo dục là sự điều hành, điều chỉnh, và phối hợpcác lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêucầu phát triển của xã hội Ngày nay, với sứ mệnh phát triển phát triển giáodục thường xuyên trong xã hội, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệtrẻ mà cho mọi người Vậy nên, QLGD được hiểu là sự điều hành, điều chỉnhhoạt động của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục trong
Phương pháp quản lý
Chủ thể quản lý
công cụ quản lý
Chủ thể quản lý
Mục tiêu quản lý
Trang 21hệ thống giáo dục quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạonhân lực, bồi dường nhân nhân tài và hoàn thiện nhân cách công dân
Xét ở cấp hệ thống: Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có
ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành bình thường và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng và chất lượng
1.3.3 Khái niệm quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là một nội dung cụ thể của quản lý giáo dục QLNT
là hệ thống các tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường, làm cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, làm cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường mà điểm hội
tụ là quá trình dạy học- giáo dục, đưa nhà trường tới mục tiêu dự kiến, tiến liên trạng thái mới về chất, góp phần thực hiện mục tiêu chung của hệ thống giáo dục quốc dân: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước
Quản lý nhà trường là quản lý các thành tố cấu thành nhà trường, cụ thể
là các thành tố cơ bản sau đây:
Sơ đồ 1.3: Các thành tố cơ bản của
Giải thích sơ đồ:
BM: Bộ máy quản lýHĐQL: Hoạt động quản lý HT: Hình thức giáo dụcMT: Môi trường giáo dụcQC: Quy chế giáo dục
Trang 22Theo sơ đồ trên, CSVC và TBDH là một thành tố câu thành nên nhàtrường, vì vậy, quản lý CSVC và THDB nói chung, quản lý TBDH nói riêng
là một nội dung của quản lý nhà trường
1.4 Quản lý thiết bị dạy học
1.4.1 Khái niệm quản lý thiết bị dạy học
Quản lý TBDH là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống các TBDH phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và đào tạo
Nội dung của TBDH mở rộng đến đâu thì tầm quản lý cũng mở rộng đến
đó Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng: các TBDH chỉ phát huy được tácdụng tác dụng trong dạy học khi được quản lý tốt Do đó, đi đôi với việc đầu
tư mua sắm trang thiết bị, điều quan trọng hơn là phải chú ý đến việc quản lýTBDH trong nhà trường
Do TBDH là một lĩnh vực vừa mang tính kinh tế- giáo dục, vừa mangtính khoa học- giáo dục nên việc quản lý một mặt phải tuân thủ các yêu cầu
về tính khoa học, của việc quản lý kinh tế, và vừa phải tuân thủ các yêu cầucủa quản lý giáo dục, quản lý quá trình dạy học
Như vậy, quản lý TBDH là một nội dung của quản lý nhà trường Dotầm quan trọng của TBDH nên việc quản lý TBDH là một trong những biệnpháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
1.4.2 Nội dung quản lý thiết bị dạy học
Quản lý TBDH gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Mua sắm, trang bị, bổ sung TBDH Là việc làm nhằm hình thành hệ
thống hoàn chỉnh của TBDH phụ vụ cho mọi nhu cầu dạy học của giáo viên
Trang 23và học sinh Đề trang bị đầy đủ các TBDH, nhà quản lý có thể dùng các hìnhthức sau:
+ Đầu tư mua sắm từ nguồn tài chính trong ngân sách hoặc các nguồn tài
chính khác
+ Tổ chức tự làm, sưu tầm TBDH
+ Kêu gọi sự ủng hộ, quyên tặng của các cá nhân, tổ chức trong vàngoài trường
- Duy trì, bảo quản TBDH Nhằm đảm bảo chất lượng và khai thác có
hiệu quả tính năng của các TBDH, hạn chế tối đa hao mòn, tránh thất thoátgây lãng phí tài sản của nhà trường
- Quản lý việc sử dụng có hiệu quả TBDH Khai thác tối đa tính năng
của TBDH, tránh hiện tượng có TBDH mà không sử dụng, sử dụng khônghiệu quả, hoặc gây khó khắn cho GV và HS khi muốn tiếp cận TBDH
- Đào tạo, bồi dường nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng TBDH cho đội ngũ giáo viên Đội ngũ giáo viên là những người trực tiếp sử dụng, khai thác
TBDH Để quản lý TBDH có hiệu quả thì trình độ, kỹ năng sử dụng của họ làmột yếu tố hết sức quan trong Chính vì vậy, đào tạo bồi dưỡng tình độ, kỹnăng sử dụng TBDH cho đội ngũ giáo viên là nội dung tác động trực tiếp tớihiệu quả quản lý TBDH
Các nội dung của quản lý TBDH có mối quan hệ trực tiếp với nhau, ảnhhưởng lẫn nhau và chi phối hiệu quả công việc Nhà quản lý phải thực hiện tốt
cả bốn nội dung quản lý, không được xem nhẹ nội dụng nào
1.4.3 Hiệu trưởng trường THCS quản lý thiết bị dạy học
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý nhà trường Đối với nộidung CSVC và TBDH, hiệu trưởng quản lý dựa trên các quy định sau
Trang 24- Tại khoản 5 điều 58 luật giáo dục 2005 sửa đổi 2009 quy định nhà
trường có nhiệm vụ và quyền hạn: "Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa"
- Tại mục e, khoản 1, điều 19 của điều lệ trường Trung học 2007 quy
định hiệu trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn: "Quản lý tài chính, tài snr của nhà trường".
Quyết định số 41/2000QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 9 năm 2000 của Bộ
GD & ĐT ban hành Quy chế thiết bị giáo dục trong trường mầm non, trườngphổ thông đã nêu rõ trách nhiệm quản lý, sử dụng thiết bị giáo dục Theo đó,hiệu trượng các trường tiêu học, THCS, Giám đốc TTGDTX chịu trách nhiệm
về số lượng, chất lượng, hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học tại mỗi đơn vịtrường học
- Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2009 Ban hànhQuy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở
có quy định: Trường THCS phải "Sử dụng thiết bị trong dạy học và viết, đánhgiá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viênthực hiện theo kế hoạch của nhà trường" Và "Nhà trường có đủ thiết bị giáodục, đồ dùng dạy học và quản lý sử dụng theo quy định của Bộ Giáo dục vàĐào tạo
- Mua sắm, trang bị TBDH theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấptrung học cơ sở được ban hành theo thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công văn hướng dẫn số
6817 ngày 11 tháng 8 năm 2009 về hướng dẫn mua sắm, sử dụng, bảo quảnTBDH cấp Tiểu học và THCS Một số quy định cụ thể như sau:
"Kinh phí mua tài liệu hướng dẫn, tổ chức tập huấn sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên, viên chức làm công tác thiết bị dạy học được sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của mỗi đơn vị."
Trang 25"Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chỉ đặt ra yêu cầu tối thiểu về số lượng, chất lượng (mô tả chi phí) của các thiết bị mà mỗi trường cần phải có Khi lập kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học, mỗi đơn vị trường học phải tổ chức rà soát các thiết bị dạy học hiện
có, đối chiếu với Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của cấp học, số lớp học,
số học sinh và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, viên chức làm công tác thiết bị hiện có của trường để mua sắm đủ về số lượng tối thiểu, đảm bảo chất lượng ngay từ đầu năm học và tránh lãng phí."
"Đối với mỗi nội dung dạy có thể lựa chọn thiết bị thuộc một hoặc một số trong các chủng loại khác nhau để mua sắm như: tranh ảnh, bản đồ, mô hình, mẫu vật, tiêu bản, các phần mềm dạy học, bản trong, thiết bị dạy học điện tử… hoặc tổ chức tự làm thiết bị dạy học nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học và tính sư phạm để phục vụ giảng dạy Khuyến khích các trường mua sắm các thiết bị tiên tiến, có tính thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng cao".
"Giao trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường Giám đôc các trung tâm giáo dục thường xuyên xây dựng kế hoạch, tổ chức mua sắm, bảo quản và triển khai sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học đã trang bị, tránh lãng phí".
"Chỉ đạo, tổ chức phong trào tự làm thiết bị dạy học để bổ sung, cải tiến, sửa chữa thiết bị dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục"
1.5 Đổi mới phương pháp dạy học
1.5.1 Khái niệm phương pháp
"Phương pháp là con đường, cách thức hoạt động đạt được mục đích nhất định Phương pháp là cách thức tiến hành một cách tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định"
Trang 26Theo PGS TS Nguyễn Ngọc Bảo: "Phương pháp là hệ thống những hành động tự giác tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định"
Dù tiếp cận theo cách nào thì các định nghĩa trên đều thống nhất về cácthành tố của phương pháp, bao gồm: Mục đích, hệ thống những hành động,phương tiện, quá trình biến đổi đối tượng, kết quả Nếu kết quả của việc thựchiện phương pháp càng gần với mục đích đề ra thì phương pháp đó càng tối
ưu, nếu ngược lại thì phuwong pháp đó chưa phù hợp
1.5.2 Khái niệm phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên để tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh, nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính nhờ vậy mà đạt được những mục đích dạy học
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp họcvới sự tương tác lẫn nhau, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo,phương pháp học chịu sự chi phối của phương pháp dạy song nó có tính độclập tương đối và có ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy
Phương pháp dạy học là một thành tố của quá trình dạy học và nằmtrong mối quan hệ chặt chẽ với các thành tố khác, đặc biệt là các thành tố:mục tiêu, nội dung, thiết bị dạy học
PPDH có nhiều loại, dựa vào các hình thức tổ chức hoạt động nhận học tập của học sinh có thể chi PPDH thành các nhóm phương pháp sau đây:
thức Nhóm PP dùng lời gồm:
+ PP thuyết trình
+ PP đàm thoại
Trang 271.5.3 Vấn đề ĐMPPDH và vai trò của TBDH trong việc ĐMPPDH
Trong nhiều năm về trước, quan niệm cũ về dạy học đã xem nhẹ vai tròcủa người học và hoạt động trong khi quá đề cao vai trò của người thầy vàhoạt động dạy Vì thế việc dạy học sử dụng nhiều những phương pháp mangtính thông báo, tái hiện, áp đặt Điều này không những đem lại hiệu quả cao
mà con làm giảm đi sự sáng tạo của học sinh
Đổi mới PPDH được bắt đầu từ nhận thức đúng đắn của giáo viên và nhàquản lý về quá trình dạy học, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của người học
và hoạt động học Những quan điểm mới đã chỉ rõ, sự chủ động, tích cực,sáng tạo của người học đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu
Trang 28dạy học, nhưng không làm mất đi vai trò chủ đạo của người dạy trong việc tổchức, điều khiển họ tham gia vào quá trình nhận thức Quan điểm mới đó gọi
là dạy học "lấy người học làm trung tâm" và đặt ra vấn đề đổi mới PPDH hay
sử dụng của PPDH tích cực
Việc đổi mới PPDH không đề cấp đến vấn đề là PPDH nào tích cực hớnPPDH nào, PPDH nào là tối ưu hay đòi hỏi GV phải sáng tạo ra các PPDHmới Đổi mới PPDH thực chất là việc sử dụng kết hợp, sáng tạo, linh hoạt cácPPDH đã có nhằm phát huy sự chủ động, tích cực của người học, đem đếncho họ nhiều hứng thú, say mê tìm hiểu, chuyển quá trình dạy học sang tựhọc Để sử dụng có hiệu quả các PPDH phải thực hiện tốt các yêu cầu sauđây:
- Sự phù hợp giữa các PPDH với nguyên tắc dạy học
- Sự phù hợp giữa các PPDH với nhiệm vụ dạy học
- Sự phù hợp giữa các PPDH với ND dạy học ở trường THCS
- Sự phù hợp giữa các PPDH với khả năng học tập của học sinh, đặcđiểm của lớp học
- Sự phù hợp của PPDH với những điều kiện,phương tiện, thời gianhọc tập
- Sự phù hợp giữa các PPDH với trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp
vụ của giáo viên
Vai trò của TBDH trong việc đổi mới PPDH
- Các PPDH truyền thống sử dụng nhiều các PP dùng lời, đặc biệt làthuyết trình như người ta hay gọi là PP "đọc chép" Vì vậy, để chuyển từ việcthông báo, tái hiện sang việc tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của họcsinh, đổi mới PPDH được xem như việc áp dụng nhiều hơn đến các PPDH
Trang 29trực quan, thực hành, kích thích và hình thành động cơ hoạt động nhận thức.Các PPDH này đòi hỏi sử dụng nhiều đến các TBDH Giáo viên sẽ không thể
tổ chức thành công giờ học trực quan, giờ học thực hành thí nghiệm, biểu diễnthí nghiệm, diễn dịch….mà không có TBDH Như vậy, có thể nói TBDH làđiều kiện cần quan trọng cho việc ĐMPPDH Việc quản lý TBDH, hình thànhthái độ, thói quen, kỹ thuật sử dụng TBDH gắn liền với việc sử dụng cácPPDH của giáo viên và học sinh
- TBDH là điều kiện cho sự sáng tạo của giáo viên và học sinh ĐMPP
bắt đầu từ giáo viên và hoạt động dạy, nó đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo trongviệc sử dụng kết hợp các PP, TB Với một nội dung bài học như nhau, mỗigiáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp, phương tiện truyền tài khácnhau phù hợp với trình độ của giáo viên, đặc điểm tâm sinh lý và nhận thứccủa học sinh, điều kiện về văn hóa, kinh tế,xã hội ở mỗi địa phương Có thểnói mỗi một sự lựa chọn, kết hợp sử dụng PP, TB là một sự sáng tạo của giáoviên và học sinh Để phát huy tính sáng tạo đó, mỗi nhà trường cần có hệthống các TBDH đa dạng, đồng bộ, đáp ứng tốt các nhu cầu của giáo viênđược quản lý một cách khoa học và dễ dàng chọn lựa khi cần thiết Đó chính
là yêu cầu của ĐMPPDH với TBDH
Trang 30CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TBDH VÀ QUẢN LÝ TBDH TẠI
Nhà trường có cơ cấu tổ chức phù hợp với qui định tại điều lệ trườngtrung học cơ sở, các hoạt động dạy học, quản lý tài chính của nhà trường đềutuân theo các quy định đã được ban hành Năm học 2009- 2010 có 24 lớp ở
đủ 4 khối 6, 7, 8, 9 với 1012 học sinh Để phục vụ cho việc dạy và học ngoài
22 phòng học đạt tiêu chuẩn, trường còn có 6 phòng chức năng phục vụ chocác bộ môn: Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ và phòng đa năng để hỗ trợ giảngdạy cho các bộ môn khác
Với 100% giáo viên đạt chuẩn, 100% giáo viên đạt chuẩn, 60% giáo viêntrên chuẩn và nhiều thầy cô giáo tiếp tục được đào tạo nâng cao trình độchuyên môn, đội ngũ giáo viên của trường nhìn chung tương đối đồng đều, có
Trang 31tay nghề vững, đoàn kết cúng hướng tới mục tiêu xây dựng trường trở thànhmột trong những trường đứng đầu của quận Đống Đa
Trường THCS Thái Thịnh năm học 2010- 2011 có 1012 học sinh chialàm 24 lớp học Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên gồm 59 người trong đó
có 1 hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng, 5 tổ chuyên môn
- Hiệu trưởng Nguyễn Văn Thịnh: phụ trách chỉ đạo chung, quản lý giáoviên, quản lý học sinh
- Phó hiệu trưởng:
+ Nguyễn Hải Yến: Quản lý cơ sở vật chất + Chu Thị Lý: Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục
- Tổ chuyên môn: + Tổ Toán - Lý - Tin - Công nghệ
+ Tổ Hóa - Sinh - Địa+ Tổ Văn - Sử
+ Tổ Ngoại ngữ+ Tổ Mỹ thuật - Âm nhạc - Thể dục
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của trường THCS Thái Thịnh.
Trang 32Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý của trường THCS Thái Thịnh
2.2 Đội ngũ cán bộ quản lý TBDH ở trường THCS Thái Thịnh
Đội ngũ cán bộ quản lý TBDH của trường THCS gồm ban giám hiệu vàcác cán bộ chuyên trách
- Ban giám hiệu bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng là những ngườichịu trách nhiệm quản lý chung
+ Hiệu trưởng Nguyễn Đức Thịnh chịu trách nhiệm quản lý chung
+ Phó hiệu trưởng Nguyễn Hải Yến phụ trách quản lý toàn bộ CSVC,phụ tráh quản lý trực tiếp các TBDH dùng chung như: máy chiếu đa năng,phòng máy chiếu, loa, đài, tivi…
Chi bộ Đảng
Hội đồng trường THCS Thái Thịnh
Công đoàn
Phó hiệu trưởng
phụ trách hoạt động dạy học và giáo dục
Phó hiệu trưởng
phụ trách cơ sở vật chất Đoàn
Tổ Văn
Sử GDCD
Tổ Nhạc Họa T.dục
Tổ Toán
Lý Tin CN
Thư viện Phòng máy Phòng CN
…….
Văn phòng
Y tế Lao công Bảo vệ Các lớp
Các chi đội
Trang 33- Cán bộ chuyên trách: phụ trách quản lý các TBDH và phòng chứcnăng, phòng bộ môn, thư việ Trong các cán bộ chuyên trách thì chỉ có nhânviên thư viện không phải là giáo viên kiêm nhiệm, còn lại đều là giáo viên củamôn nào thì quản lý phòng học bộ môn đó, hoặc quản lý ở lĩnh vực gì thìquản lý các CSVC, TBDH ở lĩnh vực đó.
Sơ đồ 2.2: Tổ chức quản lý CSVC tại trường THCS Thái Thịnh
- Giáo viên nào muốn sử dụng TBDH hoặc phòng chức năng thì phảiđăng ký với tổ trưởng hoạc phó hiệu trưởng, người quản lý trực tiếp củaTBDH đó Người mượn có trách nhiệm quản lý, bảo quản, sử dụng TBDH cóhiệu quả cho đến khi bàn giao lại cho cán bộ quản lý
HIỆU TRƯỞNG
Phó hiệu trưởng
phụ trách cơ sở vật chất
Tổ trưởng
Bí thư Đoàn
GV phụ trách nhà đa năng
GV phụ trách phòng máy
CB phụ trách thư viện
Bảo vệ
Lao công
Nhà đa năng
Phòng máy
Thư viện
Trang 34a) Những ưu điểm
- Ban giám hiệu được đào tạo trình độ trên chuẩn về kỹ năng quản lý nóichung và kỹ năng quản lý TBDH nói riêng, là những người vừa có nhiều kinhnghiệm, vừa nhiệt tình và rất quan tâm đến vấn đề quản lý TBDH
- Các quy định về mượn, trả, sử dụng và bảo quản TBDH rõ ràng thànhquy chế của nhà trường
- Phân công chuyên môn rõ ràng, giao trách nhiệm đến từng người
- Các năm học, kỳ học đều có kế hoạch quản lý TBDH rõ ràng, sát với
kế hoạch năm học, kế hoạch hoạt động dạy học
b) Những hạn chế
- Cán bộ chuyên trách chủ yếu là công tác kiêm nhiệm, do các giáo viêntham gia giảng dạy ở các môn học khác nhau phụ trách, ít được đạo tạo về kỹnăng quản lý TBDH, thậm trí họ còn kiêm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như:giảng dạy, làm tổ trưởng, nhóm trưởng, vừa làm quản lý TBDH Chính vì vậykhiến cho các cán bộ này gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ, đây lànguyên nhân không nhỏ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lýTBDH
- Các cán bộ kiêm nhiệm do chưa được đào tạo về quản lý TBDH nêchưa hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của việc quản lý TBDH, hầu như chỉchú ý đến việc phân bố, tạo điều kiện khuyến khích giáo viên và học sinh sửdụng TBDH Đặc biệt, các cán bộ này cũng chưa góp phần hình thành thóiquen sử dụng TBDH cho giáo viên và học sinh
- Việc phân công các cán bộ phụ trách quản lý TBDH căn cứ vào vấn đềphân bố chuyên môn hàng năm Các giáo viên ít tham gia giảng dạy sẽ được
bố trí phụ trách quản lý TBDH Khi phân công chuyên môn hàng năm thayđổi thì các cán bộ này cũng thay đổi Điều này không tạo được sự ổn định
Trang 35trọng quản lý TBDH, hơn thế nữa còn gây khó khăn cho công tác đào tạo, bồidường cho cán bộ phụ trách
2.3 Thực trạng về số lượng và chất lượng TBDH tại trường THCS Thái Thịnh
a) Về số lượng
Theo bản tự đánh giá kiểm định chất lượng của trường THCS TháiThịnh ngày 05 tháng 12 năm 2010, hệ thống TBDH của nhà trường đạt tiêuchuẩn và đầy đủ các TBDH theo danh mục tối thiểu của Bộ
Các TBDH nằm ngoài danh mục t i thi u m nh trối thiểu mà nhà trường có là các ểu mà nhà trường có là các à nhà trường có là các à nhà trường có là các ường có là cácng có l cácà nhà trường có là cácTBDH hi n ện đại như máy tính, thiết bị nghe nhìn và một số các TBDH tự đại như máy tính, thiết bị nghe nhìn và một số các TBDH tựi nh máy tính, thi t b nghe nhìn v m t s các TBDH tư ết bị nghe nhìn và một số các TBDH tự ị nghe nhìn và một số các TBDH tự à nhà trường có là các ột số các TBDH tự ối thiểu mà nhà trường có là các ự
l m, tuy nhiên các TBDH t l m còn r t ít à nhà trường có là các ự à nhà trường có là các ất ít
Năm học 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010
Trang 362.4 Thực trạng quản lý TBDH tại trường THCS Thái Thịnh
2.4.1 Vần đề mua sắm, trang bị TBDH
- Nguồn kinh phí cho mua sắm TBDH một phần được lấy từ ngân sáchmột phần từ các nguồn tài từ các cá nhân, tổ chức bên ngoài nhà trường củaphụ huynh học sinh quyên tặng
- Nhà trường luôn chú ý tới việc đầu tư, mua sắm TBDH Quy trình muasắm TB tuân theo các quy định của cấp trên, nguồn tài chính luôn năm trong
dự toán chi tiêu
- Tuy nhiên, việc đầu tư, mua sắm quá chú ý vào các TBDH tối thiểunhằm tuân thủ quy định của cấp trên chứ chưa có những phân tích về nhu cầu
sử dụng của giáo viên
- Việc trang bị TBDH bằng cách tự làm chưa đem lại hiệu quả cao, sốlượng TBDH tự làm còn ít, đa số là các tranh ảnh, biểu đồ bằng giấy dán hoặccác chất liệu rẻ tiền, chỉ có thể bảo quản được ý tưởng chứ không bảo quảnđược vật thể, vì vậy các năm sau đó muốn dùng lại thì chỉ có thể quan sát ýtưởng và chế tạo tạo lại
2.4.2 Vấn đề khai thác, sử dụng TBDH
TBDH rất được cán bộ quản lý khuyến khích và tạo mọi tạo mọi điềukiện giúp giáo viên và học sinh khai thác, sử dụng có hiệu quả Tuy nhiên nhàtrường chưa khai thác có hiệu quả các TBDH, nhiều TBDH chưa được sửdụng đúng công suất của nó Cụ thể như sau:
- Chưa hình thành được thói quen sử dụng TBDH Một số giáo viên chỉ
sử dụng TBDH trong các tiết dạy hội thi giáo viên giỏi, thao giảng hay kiểmtra giáo viên
- Có một số các TBDH thường xuyên được sử dụng, nhưng có một sốkhác thì hầu như ít được khai thác, bị bỏ quên trong phòng