Vấn đề nâng cao chất lượng vàhiệu quả của kì thi tốt nghiệp THPT luôn được các cấp quản lý giáo dụcquan tâm và tìm giải pháp để nâng cao tỉ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp.Trường THPT số 1
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học và côngnghệ, thế kỷ của trí tuệ và cạnh tranh thị trường, thế kỷ của sự bùng nổ thông tin và
xu thế toàn cầu hóa đã đặt ra những yêu cầu to lớn, cấp bách về nguồn lực, đặc biệt
là chất lượng nguồn lực con người Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
đã xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quantrọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá, là điều kiện để phát huynguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh
và bền vững” Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, Đảng
và Nhà nước ta luôn coi “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư chogiáo dục là đầu tư cho sự phát triển”
Giáo dục phổ thông là nền tảng cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân màtrong đó giáo dục Trung học phổ thông (THPT) sẽ là cơ sở đem đến chất lượngcho cả hệ thống giáo dục Mục tiêu của giáo dục THPT là nhằm giúp học sinhcủng cố và phát triển những kết quả của Giáo dục trung học cơ sở, hoànthành học vấn phổ thông để học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia vàocuộc sống lao động, hoặc để tiếp tục học lên Cao đẳng - Đại học Đó làmục tiêu rất thiết thực mà mỗi học sinh đều mong muốn đạt được saunhững năm dài học tập bằng cuộc thử sức qua kỳ thi tốt nghiệp lớp 12
Kết quả của kì thi tốt nghiệp THPT là một trong những tiêu chí để
Trang 2đánh giá chất lượng của một nhà trường Vấn đề nâng cao chất lượng vàhiệu quả của kì thi tốt nghiệp THPT luôn được các cấp quản lý giáo dụcquan tâm và tìm giải pháp để nâng cao tỉ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp.Trường THPT số 1 huyện Văn bàn, tỉnh Lào Cai trong những năm qua cókết quả thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi tương đối ổn định và có chiềuhướng đi lên, nhà trường đã khẳng định được vị thế so với các trườngTHPT trong tỉnh Bản thân được Hiệu trưởng phân công phụ trách công
tác quản lý ôn tập thi tốt nghiệp, do vậy tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản
lý ôn tập thi tốt nghiệp ở trường THPT số 1 huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp quản lý ôn tập thi tốt nghiệp ở trường THPT số 1huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thi tốtnghiệp THPT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường
3 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý ôn tập thi tốt nghiệp ở trường THPT số 1 huyệnVăn Bàn, tỉnh Lào Cai
4 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý ôn tập thi tốt nghiệp củalãnh đạo trường THPT huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Trang 35 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có nhiệm vụ chỉ ra cách làm trong công tác quản lý ôn thi tốt nghiệp ởtrường THPT số 1 huyện Văn Bàn
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp quan sát
PHẦN NỘI DUNG
1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường là một trong nhữnglĩnh vực khoa học được nhiều nhà quản lý giáo dục quan tâm nghiên cứu và đặcbiệt là những cán bộ quản lý giáo dục ở các nhà trường với những góc độ quan sátkhác nhau Trong mỗi cách tiếp cận thì những biện pháp của nhà quản lý đưa ra có
sự khác biệt để phù hợp với đặc điểm, đối tượng nghiên cứu
Trang 4Việc tổ chức ôn tập thi tốt nghiệp cho học sinh là một trong những nhiệm vụtrọng tâm của các trường THPT, công tác này luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạocủa Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng chuyênmôn của Sở Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý các nhà trường Trên địa bàn tỉnhLào Cai, hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo đều tổ chức Hội nghị tập huấn công tácquản lý, chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị về việc tổ chức, thực hiện giải pháp nâng caochất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT Qua nghiên cứu cho thấy các báo cáo, thamluận của lãnh đạo các trường trong những năm học vừa qua tập trung cơ bản vàocác vấn đề sau:
- Xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh lớp 12 ngay từ đầu năm học và tổchức bồi dưỡng thường xuyên trong cả năm học
- Khảo sát, phân loại đối tượng học sinh để có biện pháp giảng dạy và ôn tậpphù hợp
- Phân công giáo viên có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn trực tiếpgiảng dạy và ôn tập thi tốt nghiệp
- Chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng nội dung ôn tập theo hướngđối tượng học sinh đã phân hóa
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ, ítkinh nghiệm trong công tác hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức công
Trang 5- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong công tác quản lý, giáo dục họcsinh chấp hành tốt nội quy của nhà trường và tự học ở nhà.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các lực lượng có trách nhiệmtrong nhà trường,…
Mặc dù các biện pháp đưa ra là rất nhiều, nhưng cách thức để thực hiện mỗibiện pháp của từng trường là khác nhau và trong mỗi biện pháp đưa ra cũng cónhững khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện Do vậy có những biện phápđược thực hiện triệt để nhưng cũng có những biện pháp mới thể hiện trên báo cáo,tham luận Thực tế cho thấy nhiều trường rất khó khăn trong việc dạy phân hóatheo đối tượng học sinh vào buổi chiều, tổ chức học theo hướng phân hóa một thờigian ngắn thì lại quay trở lại học theo đơn vị lớp do không nhận được sự ủng hộ từphía học sinh, sự đồng tình từ giáo viên trực tiếp giảng dạy chính khóa Việc phâncông giáo viên có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn trực tiếp giảng dạy và ônthi tốt nghiệp cũng không phải là việc làm dễ với các trường có lực lượng giáo viêncốt cán mỏng, thường đội ngũ này đảm nhận các công việc ôn thi học sinh giỏi và
ôn thi chuyên nghiệp nhiều hơn so với dạy ôn thi tốt nghiệp
Ở góc độ quản lý ôn tập thi tốt nghiệp thì có nhiều báo cáo, tham luận củalãnh đạo các trường THPT trong tỉnh Lào Cai thực hiện thường niên trong các nămhọc, nhưng thể hiện qua một sáng kiến kinh nghiệm thì có rất ít người nghiên cứu
về vấn đề này
Trang 62 Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý ôn tập thi tốt nghiệp tại trường Trung học phổ thông số 1 huyện Văn Bàn
lý học sinh Có giáo viên cốt cán ở hầu hết các môn văn hóa cơ bản
Nền nếp nhà trường tốt, học sinh ngoan tuy nhiên khả năng nhận thức củamột bộ phận học sinh còn hạn chế
Cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu học tập và các hoạtđộng giáo dục khác của nhà trường
Môi trường xã hội tốt Cấp ủy và Chính quyền địa phương, các tổ chức xãhội, các ban ngành địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn quan tâm, ủng
hộ các hoạt động giáo dục của nhà trường
Đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trưởng trẻ, năng động, sáng tạo, tâm huyếtvới nghề Công tác quản lý điều hành từ lãnh đạo nhà trường đến các tổ trưởngchuyên môn, đầu mối của các tổ chức đoàn thể luôn đảm bảo tính kế hoạch, hiệuquả
2 Khó khăn
Trang 7Đội ngũ giáo viên cốt cán ở các môn rất mỏng do thuyên chuyển công tácnhiều trong những năm gần đây Một số giáo viên ở các môn Ngữ văn, Toán, TiếngAnh mặc dù đã giảng dạy nhiều năm nhưng không thể bố trí dạy lớp 12 do phươngpháp cũng như kiến thức bộ môn còn nhiều hạn chế Khó khăn của đội ngũ giảngdạy 8 môn văn hóa cơ bản thể hiện qua các số liệu sau:
- Môn Toán: 10 giáo viên trong đó có 1 giáo viên cốt cán làm quản lý; 1 giáoviên mới nhận công tác năm học 2010-2011; 1 giáo viên trình độ đại học Trung học
cơ sở rất yếu về chuyên môn nên nhiều năm chỉ bố trí dạy ở lớp 10; 1 giáo viênđiều kiện sức khỏe yếu nghỉ nhiều; 2 giáo viên đã công tác nhiều năm nhưng dophương pháp cũng như năng lực chuyên môn còn hạn chế nên chưa thể bố trí dạylớp 12
- Môn Vật lý: 5 giáo viên, không có giáo viên cốt cán; chất lượng thi tốtnghiệp môn Vật lý trong nhiều năm qua rất thấp so với mặt bằng chung của tỉnh
- Môn Hóa học: 4 giáo viên, có 1 giáo viên cốt cán đạt giáo viên dạy giỏi cấptỉnh năm học 2011-2012; 2 giáo viên mới chuyển về trường công tác từ học kì IIcủa năm học 2010-2011
- Môn Ngữ văn: 8 giáo viên, đây là tổ chuyên môn có lực lượng giáo viêntương đối đều tay, nhiều giáo viên có năng lực chuyên môn tốt Tuy nhiên còn 1giáo viên đã giảng dạy nhiều năm nhưng không bố trí dạy được ở lớp 12
Trang 8- Môn Tiếng Anh: 5 giáo viên trong đó có 4 giáo viên trình độ tại chức, khókhăn trong việc dạy Tiếng Anh hệ 7 năm cho học sinh Có 1 giáo viên cốt cán đạtgiáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
- Môn Sinh: 4 giáo viên, trong đó 3 giáo viên mới ra trường được 3 năm; 1giáo viên có kinh nghiệm nhất đã bổ nhiệm làm quản lý từ tháng 2/2011
- Môn Sử: 3 giáo viên, cả 3 giáo viên này đều rất yếu về phương pháp, nănglực chuyên môn còn nhiều hạn chế
- Môn Địa lý: 3 giáo viên trong đó có 1 cán bộ quản lý; 2 giáo viên mới ratrường được 3 năm
Đa số học sinh nhận thức yếu về các môn tự nhiên và môn Tiếng Anh, tuyểnsinh đầu vào thấp, học sinh rỗng kiến thức từ các lớp dưới do đó việc bù lập kiếnthức và dạy kiến thức mới gặp rất nhiều khó khăn
Học sinh ở các xã chiếm 72,6%, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn do đócha mẹ học sinh còn mải lo làm ăn kinh tế, làm nương, làm rẫy ít quan tâm đếnviệc học hành của con em mình
Những thuận lợi và khó khăn trên là một trong những cơ sở đề đưa ra cácbiện pháp quản lý ôn tập thi tốt nghiệp tại trường THPT số 1 huyện Văn Bàn gópphần nâng cao chất lượng và hiệu quả thi tốt nghiệp của học sinh
3 Biện pháp quản lý ôn tập thi tốt nghiệp tại trường Trung học phổ thông số 1 huyện Văn Bàn
Trang 93.1 Phân công nhiệm vụ đảm bảo yêu cầu dạy phân hóa theo đối tượng học sinh ôn tập thi tốt nghiệp
3.1.2 Nội dung và cách thức thực hiện
Trong phân công nhiệm vụ cho giáo viên hiện nay, nhiều trường sử dụngcách thức giao cho các tổ chuyên môn dự kiến phân công rồi trình lên Hiệu trưởngxem xét, cân nhắc, phê duyệt Đây là cách làm dựa trên tính dân chủ của tập thể cán
bộ, giáo viên trong trường và tạo được sự đồng thuận cao giữa giáo viên với lãnhđạo nhà trường Tuy nhiên, cách phân công nhiệm vụ này chính là điều gây khókhăn trong khi phân công giáo viên dạy ôn thi tốt nghiệp theo đối tượng đã phânhóa bởi vì khi học chính khóa học sinh được học giáo viên A nhưng khi ôn thi buổichiều lại là giáo viên B Chúng ta vẫn nói là giao cho giáo viên có kinh nghiệm dạylớp 12 và ôn thi tốt nghiệp theo đối tượng học sinh đã phân loại, do vậy nếu chúng
ta phân công giáo viên A vừa dạy chính khóa vừa dạy ôn thi tốt nghiệp thì chắcchắn kết quả sẽ tốt hơn so với việc phân công giáo viên này dạy chính khóa, giáoviên kia dạy ôn thi tốt nghiệp Chỉ riêng với đối tượng học sinh ôn thi chuyênnghiệp thì hãy dành đội ngũ giáo viên tốt nhất để đảm nhiệm công việc này, vì lẽ
Trang 10đây là đối tượng học sinh có nhận thức tốt gặp được các thầy cô giáo có năng lựcchuyên môn tốt các em sẽ phát huy được nhiều hơn khả năng học tập của bản thân
và nếu không phân công như thế, tự các em cũng sẽ tìm đến những giáo viên cónăng lực chuyên môn tốt nhất để học Với trường THPT số 1 huyện Văn Bàn, côngtác ôn tập thi tốt nghiệp, ôn thi chuyên nghiệp được nhà trường tổ chức và duy trìtốt bởi trong phân công nhiệm vụ nhà trường luôn quan tâm đến việc đảm bảo dạyphân hóa đối tượng học sinh trong quá trình ôn thi Cách phân công giảng dạy nhưsau:
- Phân công dạy chính khóa theo cặp giáo viên của tất cả các môn văn hóa cơbản
- Phân công giáo viên có năng lực về chuyên môn, có tinh thần trách nhiệmcao trong công tác, có kinh nghiệm dạy lớp 12 và tạo điều kiện cho những giáoviên trẻ có triển vọng về chuyên môn cùng tham gia giảng dạy Trong đó riêng vớilớp chọn của lớp 12 được ưu tiên nhất về đội ngũ giáo viên
Trong những năm học gần đây trường THPT số 1 huyện Văn Bàn ổn định ở
21 lớp và có 7 lớp 12, có 1 lớp chọn là 12A1, chúng tôi thực hiện như sau:
- Phân công dạy theo cặp: 12A2 với 12A7, 12A3 với 12A5, 12A4 với 12A6
- Phân công giáo viên cốt cán dạy lớp chọn 12A1
- Trong ôn tập thi tốt nghiệp, phụ đạo chia tách đối tượng học sinh từ các lớp12A2 đến 12A7 thành 3 đối tượng:
Trang 11+ Đối tượng 1: gồm những học sinh khá, giỏi, giáo viên dạy ôn thi ở lớp nàytheo nhu cầu học tập của học sinh.
+ Đối tượng 2: gồm những học sinh ở mức trung bình khá được ghép theocác cặp lớp 12A2,7; 12A3,5; 12A4,6
+ Đối tượng 3: gồm những học sinh trung yếu và học sinh yếu được ghéptheo các cặp lớp 12A2,7; 12A3,5; 12A4,6
Như vậy, với cách phân công trên thì sẽ đáp ứng được việc giáo viên dạychính khóa trực tiếp ôn tập thi tốt nghiệp, phụ đạo Trong quá trình học tập học sinh
dễ nắm bắt kiến thức hơn, giáo viên có điều kiện thuận lợi hơn trong việc kiểm tra,đánh giá sự tiến bộ của học sinh và để làm được việc này thì lãnh đạo nhà trườngphải là người trực tiếp phân công nhiệm vụ
3.2 Phân loại học sinh đúng đối tượng và có kế hoạch ôn tập phù hợp theo từng giai đoạn trong năm học
3.2.1 Mục đích của biện pháp
Phân loại học sinh đúng đối tượng giúp giáo viên có phương pháp, cách thức
ôn tập phù hợp, từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh
Xây dựng kế hoạch ôn tập theo từng giai đoạn giúp học sinh chủ động trong
ôn tập, tránh học nhồi nhét kiến thức vào thời điểm cuối năm học và tăng cườngkhả năng tự học, tự ôn tập của học sinh đặc biệt là với đối tượng học sinh có họclực trung bình yếu và học lực yếu
3.2.2 Nội dung và cách thức thực hiện
Trang 12Nếu phân loại đối tượng học sinh theo từng môn học thì việc biên chế lớphọc buổi chiều và xếp lịch học vô cùng khó khăn và có lẽ không thực hiện được.Trên thực tế cho thấy nếu học sinh học được các môn tự nhiên thì chắc chắn sẽ họcđược các môn xã hội, trường hợp học sinh học được môn tự nhiên mà không họcđược môn xã hội chỉ là những trường hợp đặc biệt và đối tượng này nếu có thì rất
ít Dựa trên thực tế này chúng tôi lấy tiêu chí để phân chia đối tượng học sinh cơbản dựa vào môn Toán, giao cho giáo viên dạy môn Toán kết hợp với giáo viênchủ nhiệm phân chia học sinh thành 3 đối tượng như ở biện pháp 1 đã nêu Nhiềunăm nhà trường đã áp dụng cách phân chia đối tượng dựa trên tiêu chí này và đãnhận được sự đồng lòng ủng hộ từ phía đội ngũ giáo viên và học sinh, không cóhọc sinh phản ảnh về việc phân chia đối tượng hay phân công giáo viên giảng dạykhông phù hợp và đặc biệt không có hiện tượng học sinh phải học thêm ở ngoàitrường
Kế hoạch ôn tập được nhà trường tổ chức thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ đầu năm học đến kết học kì I, tổ chức ôn thi tốt nghiệp vớicác môn Toán (3 tiết/tuần), Ngữ văn (2 tiết/tuần), Tiếng Anh hệ 7 năm (3 tiết/tuần)
và hệ 3 năm (2 tiết/tuần) Phụ đạo môn Vật lý, Hóa học mỗi môn 2 tiết/môn/tuầntheo đối tượng học sinh đã phân theo đối tượng từ lớp 12A2 đến 12A7 Thời lượnghọc 3 buổi/tuần Riêng lớp 12A1 chỉ ôn thi tốt nghiệp với môn Tiếng Anh
- Giai đoạn 2: Từ đầu học kì I đến thời điểm thông báo môn thi tốt nghiệp tổ
Trang 13tiết/môn/tuần Thời lượng học 4 buổi/tuần Riêng lớp 12A1 vẫn duy trì ôn thi tốtnghiệp với môn Tiếng Anh.
- Giai đoạn 3: Từ thời điểm thông báo môn thi tốt nghiệp đến khi kết thúcchương trình học chính khóa ôn 6 môn thi tốt nghiệp theo thông báo của Bộ Giáodục và Đào tạo Thời điểm này nhà trường tiếp tục phân chia học sinh thuộc đốitượng 2 và 3 kỹ hơn thông qua việc biên chế thêm 1 lớp gồm những đối tượng họcsinh yếu nhất nếu không có sự cố gắng nỗ lực sẽ trượt tốt nghiệp và phân công độingũ giáo viên có kinh nghiệm nhất trong công tác ôn thi tốt nghiệp giảng dạy lớpnày, đồng thời điều chuyển học sinh giữa các lớp thuộc đối tượng 2 và đối tượng 3còn lại cho phù hợp nhưng vẫn đảm bảo theo từng cặp lớp để giáo viên dạy chínhkhóa sẽ ôn thi tốt nghiệp, làm như thế giáo viên sẽ sâu sát hơn với từng học sinh
- Giai đoạn 4: Từ thời điểm hoàn thành chương trình chính khóa đến hết nămhọc (thường kết thúc quá trình ôn thi vào khoảng 22 đến 25/5) Thời điểm này nhàtrường bố trí ôn tập vào buổi sáng, các buổi chiều học sinh yếu và trung bình yếuđến trường tự học dưới sự quản lý, hướng dẫn của giáo viên Cách thức tổ chức củagiai đoạn 4 như sau:
+ Với đối tượng học sinh trung bình khá, học sinh khá và giỏi bản thân các
em có tinh thần tự giác trong học tập và có khả năng sắp xếp thời gian hợp lý để tựhọc, tự ôn tập trên cơ sở nền kiến thức đã được trang bị trong suốt quá trình tổ chức
ôn tập do đó không nên học theo kiểu nhồi nhét mà để các em có thời gian tự ôn tập
ở nhà vào các buổi chiều