Khái quát chung về thực trạng sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu 9833ac79-3938-4fcb-8f29-2993fb353f57 (Trang 55 - 60)

7. Kết cấu luận văn

2.1.1. Khái quát chung về thực trạng sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của tỉnh Sơn La

2.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2019 đoạn 2015-2019

2.1.1. Khái quát chung về thực trạng sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của tỉnh Sơn La của tỉnh Sơn La

a. Thực trạng sản xuất hàng hóa của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2019 - Về tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tận dụng hiệu quả lợi thế về khí hậu và đất đai, tỉnh Sơn La vừa phát triển các loại cây trồng giá trị cao một cách tập trung, quy mô lớn vừa đa dạng những nông sản đặc trưng của các vùng miền.

Giai đoạn 2015-2019, sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản của Tỉnh tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá so sánh 2010) năm 2019 ước đạt 13.360 tỷ đồng, tăng 35,4 % so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông nghiệp bình quân/năm giai đoạn 2015- 2020 ước 5,02%/năm. Giá trị thu hoạch trên ha đất trồng trọt năm 2019 ước đạt 36 triệu đồng/ha, tăng 18% so với năm 2015, giá trị thu hoạch trên một ha đất nuôi trồng thủy sản năm 2019 ước đạt 115 triệu đồng, tăng 17,3% so với năm 2015.

+ Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có những chuyển biến đáng khích lệ Về trồng trọt: Sơn La đã chuyển đổi từ tỉnh miền núi có diện tích đất nương đồi trồng ngô lớn nhất cả nước sang trồng cây ăn quả trên đất dốc, trở thành vựa cây ăn quả lớn thứ hai của cả nước và lớn nhất miền Bắc7. Toàn tỉnh có hơn 80.000 ha cây ăn quả, trong đó, hơn 9.780 ha cây trồng áp dụng VietGAP, GlobalGAP. Bên cạnh đó, Tỉnh phát triển một số cây công nghiệp

7

Kế hoạch số 142/KH-UBND về chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác kết hợp nuôi trồng thủy sản trênịabànđ tỉnh Sơn La giai đoạn 2019 - 2020.

lâu năm, chủ yếu là cây cao su, cà phê và chè. Tổng diện tích, năng suất và sản lượng của các loại cây trồng chủ yếu tăng đều qua các năm.

+ Về chăn nuôi: Tỉnh Sơn La phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng và hiệu quả, số lượng gia súc, gia cầm tăng khá, phát triển các trang trại chăn nuôi tập trung gắn với các hộ gia đình.

Tổng đàn trâu có số lượng giảm dần, còn khoảng 133 nghìn con năm 2020, trong khi tổng đàn bò tăng nhanh, ước đạt 351.890 con, gồm khoảng 27.400 con bò sữa và 324.490 con bò thịt. Tổng đàn lợn tăng mạnh, tới gần 700 nghìn con. Bên cạnh đó là đàn ngựa, đàn dê với số lượng tăng dần qua các năm.

+ Lĩnh vực thủy sản: Mặc dù thuộc miền núi nhưng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn Tỉnh không nhỏ, năm 2019 ước đạt 2.792 ha, tăng khoảng 200 ha so với năm 2015. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản năm 2019 ước đạt 8.826 tấn, tăng khoảng 2.000 tấn so với năm 2015.

+ Lĩnh vực lâm nghiệp: Sơn La phát triển vốn rừng theo định hướng ưu tiên phát triển cây ăn quả trên đất dốc, cây lâm nghiệp đa mục tiêu, cây lâm sản ngoài gỗ có lợi thế, giá trị kinh tế cao, có tiềm năng phát triển đã đạt được những kết quả tích cực trong giai đoạn 2015 - 2019.

- Về tình hình sản xuất sản phẩm công nghiệp

Sản xuất công nghiệp của Tỉnh nói chung phát triển khá tích cực trong giai đoạn 2015-2019. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2019 tăng 3% so với cùng kỳ, Sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Tỉnh là xi măng, đá xây dựng, đường kính, chè sơ chế, sữa tiệt trùng, điện sản xuất, nước máy thương phẩm và tinh bột sắn.

Tính đến năm 2019, trên địa bàn Tỉnh có 3.300 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 140 doanh nghiệp, 18 HTX, còn lại là hộ cá thể.

Trong đó, Sản xuất nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có tốc độ tăng cao, liên tục và ổn định, chủ yếu sản xuất các sản phẩm mà Tỉnh có lợi thế về nguyên liệu và tham gia xuất khẩu như chè, cà phê, tinh bột sắn, đường kính và sữa tươi tiệt trùng.

Công nghiệp sản xuất và phân phối điện là nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn ngành công nghiệp Sơn La, với 3 nhà máy thủy điện lớn (tổng công suất là 3.140 MW) và 57 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ với công suất lắp máy đạt trên 693 MW sản lượng đạt trên 12.000 triệu kwh.

Bảng 2.1. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2019

Sản phẩm ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019

- Xi măng 1000 Tấn 469.8 504.7 423.4 474.0 490.7

- Đá xây dựng Nghìn m3 1,171.6 3,103 1,258 1,274 1,400

- Đường kính Tấn 44,655 34,484 47,847 59,752 78,420

- Chè sơ chế Tấn 6,043 8,496 10,923 15,654 14,088

- Sữa tươi tiệt trùng Triệu lít 49 52.3 54.7 57.0 63.0

- Nước máy thương phẩm Triệu m3 10.6 12.0 11.0 11.0 12.0

- Điện sản xuất Triệu Kwh 9,733 11,720 14,866 15,418 11,588

- Tinh bột sắn Tấn 13,975 25,041 40,000

Nguồn: Sở Công Thương

b. Thực trạng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2019

Sản xuất hàng hóa của Tỉnh về cơ bản bảo đảm đủ nhu cầu nội tỉnh và tiêu thụ nội địa, đồng thời, phát triển mạnh một số mặt hàng có lợi thế để xuất khẩu.

Sản phẩm hàng hóa của tỉnh Sơn La được phân phối để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội tỉnh và thị trường nội địa.

Từ năm 2015 đến năm 2019, cùng với sự gia tăng mạnh về năng suất và sản lượng hàng hóa, tỉnh Sơn La đã chú trọng giới thiệu, xúc tiến để tiêu thụ hàng hóa của Tỉnh trên địa bàn các tỉnh, thành trên cả nước, chủ yếu là hàng nông sản. Tỉnh tổ chức thành công 25 lượt “tuần hàng nông sản an toàn” và tiêu thụ khoảng trên 100.000 tấn nông sản tại hệ thống siêu thị ở Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh.... Trong đó, hệ thống siêu thị BigC tiêu thụ 2.000 tấn rau, củ quả các loại năm 2018, tăng 15 lần so với năm 2015. Tại Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn Sơn La năm 2018, chỉ tính riêng sau ba tuần lễ tổ chức, Tỉnh tiêu thụ được 500 tấn nông sản, chủ yếu là nhãn. Sản phẩm nông sản của Tỉnh chủ yếu được đưa vào các siêu thị lớn như Intimex, HaproMart, Vinmart, BigC, Lotte Mart. Sau đó, nhiều đơn vị ký cam kết tiêu thụ nông sản với các công ty, nông hộ sản xuất nông nghiệp của tỉnh, ổn định đầu ra cho sản phẩm.

- Xuất khẩu hàng hóa

Hoạt động chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa được triển khai tích cực, hiệu quả, khẳng định chủ trương đúng đắn của Tỉnh về phát triển vùng nguyên liệu tập trung bền vững, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, hàng hóa của Sơn La hiện nay vẫn chủ yếu xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch. Do vậy, giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu (gồm cả chính ngạch và tiểu ngạch) khá cao nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (chỉ tính xuất khẩu chính ngạch) còn thấp.

+ Tổng giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu giai đoạn 2015 -2020 ước đạt 488,177 triệu USD, bình quân đạt 97,6 triệu USD/năm, tăng bình quân 13,1%/năm. Trong đó, tổng giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu đạt 432,4

triệu USD, chiếm 88,6% tổng giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu của Tỉnh, bình quân đạt 86,5 triệu USD/năm.

+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (XK chính ngạch) của tỉnh Sơn La khá thấp, giai đoạn 2015 -2020 đạt trung bình 18,7 triệu USD/năm. Trong đó các sản phẩm chủ yếu là cà phê, xuất sang thị trường Đức, Mỹ, Ấn Độ, …; chè xuất sang thị trường Đài Loan, Pakistan, Apganistan, UAE, Nhật Bản, Trung Quốc; Tinh bột sắn xuất sang Trung Quốc; xi măng xuất sang Trung Quốc, Lào; Điện thương phẩm xuất khẩu sang Lào và tơ tằm xuất sang Ấn Độ.

Như vậy, có thể nhận thấy, sản phẩm của Sơn La vẫn đang chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch và ủy thác, chủ yếu là các mặt hàng nông sản như cà phê, trái cây, chè, tinh bột sắn, … nên chưa được tính vào chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu Năm 2017, các mặt hàng nông sản với số lượng trên 100.000 tấn (giá trị khoảng 6 triệu USD) như chuối (khoảng 25.000 tấn), mận (10.000 tấn), xoài (2.000 tấn), nhãn (3.000 tấn), chanh leo (5.000 tấn), sắn lát (15.000 tấn), ngô hạt… do các thương nhân mua gom bán qua biên giới sang Trung Quốc. Năm 2018, xuất khẩu nông sản tiếp tục tăng mạnh, đạt 135.000 tấn nông sản, với tổng giá trị hơn 112,6 triệu USD.

Tuy nhiên, sản phẩm nông sản xuất khẩu chính ngạch trong các năm gần đây có tăng mạnh và tích cực. Năm 2017, trái cây xuất khẩu chính ngạch với số lượng khá ít, xoài xuất khẩu vào thị trường Úc với số lượng 05 tấn, giá trị đạt 17,62 nghìn USD; 2,6 tấn nhãn chiếu xạ và gửi đi chào hàng tại th ị gnờưrt Úc và 0,5 tấn xuất sang thị trường Mỹ. Sang đến năm 2018, Tỉnh đã xuất khẩu 3.500 tấn xoài sang thị trường Australia, Trung Quốc, kim ngạch 1,75 triệu USD; xuất khẩu khoảng 5.000 tấn nhãn sang thị trường Trung Quốc, Mỹ, xuất chào hàng sang Nhật Bản, Hàn Quốc, kim ngạch hơn 11 triệu USD

Năm 2019, tổng giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu của Tỉnh đạt 150,24 triệu USD, trong đó: Giá trị nông sản tham gia xuất khẩu ước đạt 140,16 triệu USD, chiếm 93,29% giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu, tăng 23,45% so với năm 2018.Giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp ước đạt 10,08 triệu USD (tương ứng 6,71%, tăng 4,1 lần). Trong đó, Xi măng xuất khẩu: ước đạt 220.000 tấn, giá trị khoảng 7,8 triệu USD; Thị trường xuất khẩu: Lào, Trung Quốc; Sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Ấn Độ ước đạt 900 nghìn USD; Điện thương phẩm xuất khẩu sang Lào với giá trị ước đạt 600 nghìn USD;

Một phần của tài liệu 9833ac79-3938-4fcb-8f29-2993fb353f57 (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w