7. Kết cấu luận văn
2.2.5. Chínhsách về phát triển nguồn nhân lực cho xúctiến thương mại
điện tử; Khuyến khích các DN tham gia các mạng xã hội để quảng bá sản phẩm; Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm hàng hóa của tỉnh trên các phương tiện truyền thông….
Xác định công tác truyền thông, quảng bá là một trong những giải pháp trọng yếu trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch xúc tiến thương mại, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm hàng hóa, trong thời gian qua Sở Công Thương đã chủ trì phối hợp với các sở, ngành địa phương, các cơ quan truyền thông xây dựng phát hành các phóng sự, chương trình để quảng bá cho các sản phẩm, các sự kiện xúc tiến thương mại; phối hợp với các Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Sơn La luôn theo sát, kịp thời đưa tin đối với các sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng của tỉnh như các Hội nghị triển khai kế hoạch xuất khẩu sản phẩm hàng hóa hàng năm, tổ chức Tuần hàng nông sản an toàn và các sản phẩm của Sơn La, Lễ hội trái cây của các huyện, thành phố. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông của Trung Ương và các tỉnh, thành trong cả nước… thực hiện các chuyên trang, chuyên mục, đưa tin rộng rãi về các tuần hàng, sự kiện xúc tiến thương mại cũng như các chủ trương, định hướng phát triển sản phẩm hàng hóa của Tỉnh.
Hoạt động thông tin, truyền thông hiệu quả đã góp phần tích cực vào công tác quảng bá sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Sơn La đến với thị trường trong nước và quốc tế.
2.2.5. Chính sách về phát triển nguồn nhân lực cho xúc tiến thươngmại. mại.
Các chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xúc tiến thương mại có vai trò quan trọng nhằm nâng cao số lượng, chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chính sách tuyển dụng, chính sách đãi ngộ, đào tạo.
Các chính sách chủ yếu tập trung vào nâng cao chất lượng cho cán bộ quản lý nhà nước về XTTM, cho cán bộ hoạch định và thực thi chính sách về XTTM như nâng cao, bổ sung kiến thức, kỹ năng;
- Chính sách về hỗ trợ đào tạo kỹ năng XTTM cho nhân sự của các tổ chức, doanh nghiệp… trên địa bàn tỉnh. Sở Công Thương đã ban hành kế hoạch và tổ chức nhiều chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của mình. Điển hình như năm 2018 với Kế hoạch số 52/KH-
SCT về tập huấn đào tạo bồi dưỡng kỹ năng bán hàng Việt tỉnh Sơn La.
- Tỉnh cử cán bộ hướng dẫn và hỗ trợ DN thực hiện chính sách xúc tiến thương mại của DN, kết nối và cung cấp thông tin cho DN.
Để thực hiện công tác tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của tỉnh theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, Sở Công Thương, Sở Kế Hoạch Đầu tư, Sở Nông nghiệp & PTNT hàng năm có kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện và chủ động làm việc trực tiếp với đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, Tham tán thương mại Đại sứ Trung Quốc, Úc, các doanh nghiệp xuất khẩu, tiêu thụ như công ty CP Lavifood, Công ty TNHH TMDV&XNK Vina T&T, Công ty CP nông lâm nghiệp Cánh đồng vàng, Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao... Qua đó trao đổi, đề nghị hỗ trợ Sơn La trong việc giải quyết các vấn đề về thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nông sản; hỗ trợ Sơn La các thông tin về tiêu chuẩn, quy định của nước nhập khẩu đối với hàng hóa nông sản, quy định tiêu chuẩn hàng hóa vào các hệ thống siêu thị, các thị trường nội địa... để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, hợp tác xã biết để tổ chức sản xuất hàng hóa đảm bảo chất lượng.
Tổ chức các hội nghị triển khai công tác xúc tiến thương mại, công tác xuất khẩu; Hội nghị về thiết kế mẫu mã, bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để hỗ trợ và hướng dẫn cho DN trong công tác XTTM.
2.2.6. Chính sách thu hút đầu tư phát triển hạ tầng XTTM
Với chủ trương đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, phục vụ nhu cầu trực tiếp của người tiêu dùng và thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản
phẩm” (OCOP), sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh, tỉnh Sơn
La đã tập trung xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của Tỉnh tại thị trường trong tỉnh và một số tỉnh, thành trên cả nước. Các hoạt động đó đã góp phần tăng hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời, tạo động lực củng cố, phát triển sản phẩm của Tỉnh cả về mặt nhận diện và chất lượng. Qua đó, tạo môi trường thúc đẩy phát triển sản phẩm, quảng bá hình ảnh của địa phương cũng như hình ảnh quốc gia đối với các đối tác nước ngoài.
Bên cạnh đó, nhằm khắc phục những khó khăn trong công tác tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa nông sản của tỉnh Sơn La, đặc biệt là Mận, Xoài, Nhãn,…Sở Công Thương đã ban hành Quyết định số 669/SCT-
QLTM&HTQT về việc triển khai các điểm trưng bày, giới thiệu và bán các
sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh Sơn La với trọng tâm là vận động và hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX xây dựng các điểm trưng bày, quảng bá và bán sản phẩm nông sản, đàm phán và ký kết hợp đồng (Mỗi huyện xây dựng ít nhất 2 điểm trở lên).
Hạ tầng phân phối hàng hóa nội Tỉnh cũng được quan tâm phát triển. Đến nay, trên địa bàn Tỉnh có 01 Trung tâm thương mại, 06 siêu thị, 111 chợ truyền thống, cùng trên 16.000 các cửa hàng, cơ sở bán lẻ các loại; các điểm
bán hàng nông sản an toàn của Tỉnh được xây dựng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
2.2.7. Chính sách về hỗ trợ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu và hình thành chuỗi cung ứng cho sản phẩm chủ lực
Xác định việc quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của tỉnh được bền vững trên các thị trường, tỉnh Sơn La đã tập trung xây dựng thương hiệu, xây dựng chuỗi cung ứng cho sản phẩm chủ lực của tỉnh đảm bảo các tiêu chuẩn để tiêu thụ và xuất khẩu.
Theo báo cáo của Sở Khoa học Công nghệ, từ năm 2010 đến năm 2015 tỉnh Sơn La mới xây dựng được 03 sản phẩm, trong đó 02 sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý (Chè shan tuyết Mộc Châu, xoài tròn Yên Châu), 01 sản phẩm được cấp nhãn hiệu tập thể (Mật ong Sơn La).
Qua công tác xúc tiến thương mại và yêu cầu đòi hỏi của thị trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 04/01/2016 về kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Hàng năm, Sở Khoa học và công nghệ chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố rà soát, bổ sung danh mục các sản phẩm xây dựng thương hiệu. Đến hết năm 2019, tỉnh đã xây dựng được 18 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ, trong đó có:
- 03 chỉ dẫn địa lý (Chè shan tuyết Mộc Châu, xoài tròn Yên Châu, Cà Phê Sơn La; );
- 12 nhãn hiệu chứng nhận (Chè Olong Mộc Châu, Rau an toàn Mộc Châu, Nhãn Sông Mã, Cam Phù Yên, Na Mai Sơn, Bơ Mộc Châu, Táo Sơn Tra Sơn La, Chè Phỏng Lái Thuận Châu, nếp Mường Và Sốp Cộp, Cá Tầm
- 03 nhãn hiệu tập thể (Mật ong Sơn La, Chè Tà Xùa Bắc Yên, Khoai sọ Thuận Châu).
Tỉnh có 03 sản phẩm được cấp văn bàng bảo hộ tại nước ngoài. Sản phẩm chè Shan Tuyết Mộc Châu đã được Thái Lan cấp văn bằng bảo hộ năm 2017. Đến năm 2020 tỉnh đã xây dựng thêm 3 sản phẩm được cấp nhãn hiệu chứng nhận (Mận Sơn La, Chanh leo Sơn La, Rau an toàn Sơn La), năm 2020, tỉnh có thêm 02 sản phẩm “chè Shan Tuyết Mộc Châu” và “xoài tròn Yên Châu” được bảo hộ tại thị trường Châu Âu theo cam kết tại Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA). Tính đến năm 2020 Sơn La đã có 21 sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể.
- Tỉnh đã chỉ đạo xây dựng, triển khai quy hoạch vùng sản xuất lớn; đến năm 2019 toàn tỉnh có 161 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản an toàn (tăng 57 chuỗi so với năm 2015). Trong đó, 18 chuỗi rau với tổng diện tích sản xuất đạt 113,5 ha (Mộc Châu 11 chuỗi, Mai Sơn 04 chuỗi, TP. Sơn La 01 chuỗi, Vân Hồ 01 chuỗi, Yên Châu 01 chuỗi); 39 chuỗi quả, 807 ha (Sông Mã
12 chuỗi Nhãn an toàn; Yên Châu 06 chuỗi nhãn, mận, chuối an toàn; Mộc Châu 06 chuỗi mận, cam, quýt, chanh leo, hồng giòn an toàn; Mai Sơn 07 chuỗi nhãn, xoài, thanh long, na, cam, bưởi, chanh leo; Phù Yên 02 chuỗi cam, bưởi an toàn; Mường La 02 chuỗi xoài, táo, nhãn an toàn; Vân Hồ 01 chuỗi nhãn, cam, xoài an toàn; Thuận Châu 01 chuỗi chanh leo an toàn; Bắc Yên 01 chuỗi xoài, vải an toàn);03 chuỗi thịt lợn an toàn, sản lượng 4.950 tấn/năm; 04 chuỗi thủy sản nuôi lồng bè trên lòng hồ thủy điện Sơn La, sản lượng 431 tấn/năm; 02 chuỗi mật ong an toàn, sản lượng 392 tấn/năm; 01 chuỗi cà phê, sản lượng 200 tấn/năm; 01 chuỗi chè, sản lượng 10 tấn/năm; hỗ trợ 21 doanh nghiệp, HTX phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
- Phối hợp với Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, hỗ trợ 36 doanh nghiệp, HTX sản xuất sản phẩm nông sản theo chuỗi được dán tem điện tử thông minh nhận diện và truy xuất nguồn
gốc (Qr code), số tem đã hỗ trợ 806.868 cái; cấp 08 mã vùng trồng, trong đó 2 vùng trồng xoài và 6 vùng trồng nhãn; đã chủ động trong việc kết nối tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong chuỗi với các siêu th , các cửa hàng bán rau, quản an toàn trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu xoài, thanh long sang Úc, EU.
- Đến năm 2019, toàn tỉnh có 110 cơ sở áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP. Tính đến tháng 12 năm 2019 toàn tỉnh có 163 mã số vùng trồng cây ăn quả, bao gồm: 50 mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu sang thị trường (Mỹ, Úc...) được Trung tâm kiểm d ch sau nhập khẩu, trong đó: nhãn 62 mã; xoài 30 mã; thanh long 01 mã; bơ 01 mã; mận 07 mã; chanh leo 04 mã; chuối 04 mã; dâu tây 02 mã; cây có múi 02 mã.
2.3. Đánh giá chung thực trạng chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La